• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 25: TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

(Thời gian thực hiện: 4 tuân.

Tên chủ đề nhánh: Luật lệ và PTGT đường sắt Thời gian thực hiện Từ ngày 05/02

TỔ CHỨC CÁC

ĐÓN TRẺ -THỂ DỤC SÁNG

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

1. Đón trẻ.

2.Trò chuyện :- Cho trẻ chơi theo ý thích, xem tranh ảnh về luật lệ và một số phương tiện giao thông đường sắt.

- Trò chuyện với trẻ về luật lệ và PTGT đường sắt

3.Thể dục sáng:

4. Điểm danh trẻ tới lớp

- Tạo cho trẻ thích đến lớp, đến trường.

- Giáo dục trẻ lễ phép trong chào hỏi.

- Trẻ chơi vui vẻ và biết quan sát tranh

- Trẻ hiểu biết về một số luật lệ và PTGT đường sắt

- Trẻ hứng thú tập theo cô các động tác nhịp nhàng các động tác thể dục, phát triển cơ bắp thể lực cho trẻ.

- Trẻ biết tên mình tên bạn.

- Biết dạ cô khi gọi đến tên.

- Phòng học sạch sẽ

- Đồ chơi - Tranh ảnh về phương tiện giao thông đường sắt

- Nhạc tập - Sân tập

- Sổ điểm danh

(2)

GIAO THÔNG

từ ngày 19/02 đến ngày 16/03/ 2018) Số tuần thực hiện 1 tuần

đến ngày 09/03/2018

HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Đón trẻ

- Cô đến sớm mở cửa, vệ sinh thông thoáng phòng học, quét dọn lớp sạch sẽ.

- Cô niềm nở với trẻ với phụ huynh trẻ đón trẻ vào lớp.

- Nhắc trẻ chào cô giáo bố mẹ các bạn, cô trao đổi với phụ huynh về trẻ

- Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

2. Trò chuyện

- Cho trẻ chơi theo ý thích và xem tranh về các PTGT đường sắt

* Trò chuyện:

- Cô treo tranh về Phương tiện giao thông đường sắt + Cô có bức tranh vẽ gì?

+ Đoàn tàu là phương tiện giao thông đường gì?

+Khi ngồi trên tàu hỏa các con không được làm gì?

-> À đúng rồi đó là PTGT đường sắt vậy khi tham gia giao thông các con nhớ chấp hành luật giao thông nhé.

3. Thể dục sáng: Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ

+ Khởi động: Trẻ ra sân khởi động - Cho trẻ Khởi động: “Đoàn tàu nhỏ xíu” theo đội hình vòng tròn đi các kiểu gót chân.

+ Trọng động:

+ ĐT Hô hấp: Hít vào thật sâu, thở ra từ từ.

+ ĐT Tay 1: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên

+ ĐT Bụng: Quay sang trái, sang phải.

+ ĐTChân: Ngồi xổm, đứng lên.

+ ĐT Bật: Bật tại chỗ

+ Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng 4. Điểm danh:

- Cô lấy sổ điểm danh trẻ tới lớp - Cô báo xuất ăn cho cô nuôi.

- Trẻ chào cô giáo. bố mẹ, các bạn.

- Trẻ cất đồ dùng - Trẻ chơi, xem tranh

- Trẻ quan sát - Đoàn tàu

- PTGT đường sắt ạ.

- Không thò đầu ra ngoài.

- Trẻ khởi động - Trẻ tập theo cô 4 lần x 4 nhịp 4 lần x 4 nhịp 4 lần x 4 nhịp 4 lần x 4 nhịp 4 lần x 4 nhịp

- Dạ cô

(3)

TỔ CHỨC CÁC

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

1. Hoạt động có chủ đích:

- Dạo chơi quan sát vườn rau xung quanh trường .

- Quan sát, trò chuyện xem tranh các loại phương tiện giao thông đường sắt, tìm hiểu luật lệ giao thông sắt.

2. Trò chơi vận động - TC: “Về bến ”, “Ô tô và chim sẻ”

3.Hoạt động tự do - Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời:Bập

bênh,đu quay,cầu trượt...

- Nhặt lá rụng .

- Trẻ biết các loại rau xung quanh trường.

- Biết được tên phương tiện giao thông đường sắt

- Trẻ biết đoàn kết khi chơi.

- Hứng thú tham gia hoạt động, biết chơi trò chơi vận động

- Trẻ thoải mái khi chơi - Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết.

- Vườn rau của trường

- Tàu hỏa

- Vòng thể dục

- Đồ chơi ngoài trời, sân trường lá rụng

HOẠT ĐỘNG

(4)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

* Ổn định: Cho trẻ xếp hàng đi đến địa điểm quan sát

*Giới thiệu bài: Hôm nay cô và các con cùng quan sát vườn rau và đi tìm hiểu về phương tiện giao thông đường sắt nhé!

* Hướng dẫn:

1. Hoạt động 1: Quan sát có chủ đích

* Dạo chơi quan sát vườn rau xung quanh trường.

- Các con quan sát xem vườn rau của trường thế nào?

- Các con kể tên xem vườn rau của trường có những loại rau nào?- Để vườn rau luôn đẹp thì các con cần phải làm gì?

-> Giáo dục trẻ ăn nhiều rau và biết chăm sóc bảo vệ.

* Quan sát phương tiện giao thông đường sắt.

Cô cho trẻ hát bài : Đoàn tàu nhỏ xíu.

- Các con ơi chúng mình vừa hát nói về PTGT gì?

- À đúng rồi và bây giờ các con quan sát xem đoàn tàu gồm bộ phận gì nhé?- Con nào có thể kể tên các bộ phận của tàu hỏa?- Tàu hỏa dùng dể làm gì?

- Khi đi trên tàu hỏa các con có thò đầu,thò cổ ra ngoài không?

- Các con ạ khi tham gia giao thông chúng mình phải chấp hành luật giao thông nhé!.

2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động:

* Trò chơi: Ô tô và chim sẻ.

- Cách chơi: Cô vẽ 2 vòng tròn làm vòm cây, 2 đường kẻ làm đường ô tô, cho 1 hoặc 2 trẻ làm ô tô và xoay tròn tay giả làm người lái ô tô, các trẻ còn lại làm chim sẻ xuống đường mổ thóc. Khi có tiếng “bim bim” thì chim sẻ phải chạy nhanh lên vỉa hè và chạy vào vòng tròn để trú

- Luật chơi: Khi nghe thấy tiếng còi kêu “bim bim” trẻ phải nhảy tránh sang 2 bên đường.- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần

* Trò chơi: Ô tô về bến

- Cách chơi Cô cho trẻ chơi lái ô tô chở hàng về bến đỗ - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần. Cô động viên khuyến khích trẻ chơi.

3. Hoạt động 3: Chơi tự do

- Cho trẻ nhặt lá rụng trên sân trường. Cô quan sát động viên trẻ

Ra sân

- Rất đẹp ạ

- Su hào, Bắp cải, súp lơ,...

- Chăm sóc...

- Hát.

- PTGT đường sắt ạ +Bánh xe, toa tàu +Chở người ,chở hàng

+Không - Vâng ạ

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi.

- Trẻ chơi - Trẻ chơi

- Trẻ nhặt lá rụng

TỔ CHỨC CÁC

(5)

HOẠT ĐỘNG GÓC

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

1.Góc đóng vai:

Đóng vai cảnh sát giao thông ,bác lái xe .,hành khách đi tàu.

2. Góc xây dựng : - Lắp ghép đường tàu

3. Góc nghệ thuật:

- Tô màu tranh về phương tiện giao thông đường sắt

4. Góc học tập:

- Xem sách, tranh

truyện về chủ đề một số phương tiện giao thông đường sắt .

5. Góc khoa học:

- Chơi ôtô và các phương tiện giao thông đường sắt.

- Biết thể hiện vai chơi, hành động của vai chơi

- Biết sử dụng các nguyên vật liệu để lắp ghép đường tàu

- Phát triển kỹ năng cầm bút tô màu cho trẻ

- Trẻ biết cách giở sách xem tranh ảnh

-Trẻ thích được khám phá các phương tiện giao thông đường sắt

- Đồ chơi

- Gạch đồ chơi xây dựng, lắp ghép.

- Tàu hỏa

- Tranh các PTGT đường sắt chưa tô màu, sáp màu

- Tranh ảnh về GT sắt

- Các loại phương tiện giao thông đường sắt, ô tô

HOẠT ĐỘNG

(6)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1.Ổn định, trò chuyện chủ đề

- Cô cho trẻ hát bài: Đoàn tàu nhỏ xíu

+Các con vừa hát bài hát nhắc đến phương tiện giao thông gì?

+Các con ạ có rất nhiều phương tiện giao thông đường sắt các con nhớ khi ngồi trên tàu hỏa không được quay ngang, quay ngửa đi lại và thò đầu ra ngoài nhé!

*Giới thiệu góc chơi

Cô giới thiệu các góc chơi phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc học tập, góc khoa học, cô đã chuẩn bị đồ dùng ở các góc chơi…

*Thỏa thuận trước khi chơi - Cho trẻ nhận góc chơi, vai chơi

- Con chơi ở góc nào? Con đóng vai gì?

- Cảnh sát giao thông, người lái xe và hành khách trên tàu?

- Còn con thích góc chơi nào?

- Góc xây dựng con làm gì?- Cần nguyên vật liệu gì để lắp ghép đường tàu?

- Còn con chơi ở góc chơi nào?- Góc nghệ thuật các con làm gì? Tô màu cái gì?

- Góc học tập xem tranh về gì? Xem sách tranh về các PTGT đường sắt

2. Qúa trình chơi- Cô bao quát trẻ chơi, nắm bắt khả năng chơi của trẻ.

- Góc nào trẻ chưa biết chơi hay còn lúng túng. Cô chơi cùng trẻ, giúp trẻ.

- Cô hướng dẫn trẻ gợi mở, hướng trẻ chơi ở các góc, bổ xung sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho trẻ

- Giúp trẻ liên kết các góc chơi, vai chơi.

+ Con đang làm gì vậy?

3. Kết thúc chơi

- Cô cho trẻ tự nhận xét mình và các bạn trong nhóm của mình.

- Cô nhận xét chung

- Cô cho trẻ cất đồ chơi vào nơi quy định

- Trẻ hát -Tàu hỏa

-Vâng ạ

- Góc phân vai, xây dựng...

- Góc chơi đóng vai ạ

- Góc xây dựng - Lắp ghép đường tàu - Góc nghệ thuật

- Trẻ trả lời

- Trẻ nhận xét

TỔ CHỨC CÁC

(7)

Hoạt

động Nội dung Mục đích - Yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ăn

1.Trước khi ăn

2.Trong khi ăn

- Trẻ biết rửa tay, rửa mặt sạch sẽ,đúng cách.

- Biết tiết kiệm nước khi rửa tay.Nhận đúng khăn mặt của mình.

-Ăn hết xuất của mình.không làm rơi vãi thức ăn.

- Không nói chuyện trong khi ăn.

- Trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ.

-Nước,xà phòng, khăn mặ

-Bát,thìa, đĩa đựng cơm.khăn lau tay

Hoạt động ngủ

1.Trước khi ngủ

2.Trong khi ngủ

3.Sau khi ngủ

-Trẻ có giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc.

- Rèn cho trẻ có thói quen đi vệ sinh trước khi đi ngủ.

- Nằm ngủ đúng tư thế, không nói chuyện trong giờ ngủ.

- Trẻ có tư thế ngủ thoải mái.

- Trẻ biết đi vệ sinh sạch sẽ sau khi ngủ dậy.

- Trẻ biết tập các động tác vận động chiều cùng cô.

- Trẻ biết để bát vào đúng nơi quy định.

- Trẻ biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi ăn

-Xà phòng, Nước, Khăn lau.

- Khăn rửa mặt - Sập ngủ, chăn - Nước, khăn lau tay, khăn lau miệng.

- Bàn ăn, thức ăn, khăn lau tay

HOẠT ĐỘNG

Hướng dân của giáo viên HĐ của trẻ

(8)

1.Trước khi ăn

- Cô giới thiệu các thao tác rửa tay , rửa mặt cho trẻ nghe.

- Cô cho trẻ thực hiện thao tác rửa tay, rửa mặt.

2.Trong khi ăn

- Cô giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng - Nhắc trẻ mời cô mời bạn trong khi ăn.

- Bao quát trẻ ăn, ăn hết xuất

- Cô động viên khích lệ trẻ ăn, cô bao quát giúp đỡ những trẻ chưa biết cầm thìa, những trẻ ăn chậm.

- Nhắc trẻ ăn gọn gàng sạch sẽ, không rơi vơi cơm ra bàn.

3.Sau khi ăn

- Trẻ ăn xong nhắc trẻ lau miệng.

- Cho trẻ đi vệ sinh, đi rửa tay

- Trẻ nghe - Trẻ thực hiện.

- Trẻ mời.

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ đivệ sinh

1.Trước khi ngủ

- Cô cho trẻ vào phòng ngủ. Cô kê phản trải chiếu, lấy gối cho trẻ.

- Cô điều chỉnh ánh sáng nhiệt độ phòng ngủ.

- Cho trẻ ngủ nằm đúng tư thế.

- Cho trẻ đọc bài thơ giờ đi ngủ.

2.Trong khi ngủ

- Cô bao quát trẻ ngủ chú ý những tình huống có thể xảy ra.

- Khi trẻ ngủ cô sửa tư thế ngủ cho trẻ.

3.Sau khi ngủ

- Sau khi trẻ ngủ dậy nhắc trẻ cất gối đi vệ sinh.

- Tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài: “Đu quay”.

- Tổ chức cho trẻ ăn quà chiều.

- Cô cho trẻ lấy ghế ngồi vào bàn ăn.

- Cô giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng trong món ăn

- Nhắc trẻ mời cô mời bạn trong khi ăn.

- Bao quát trẻ ăn, ăn hết xuất

- Cô động viên khích lệ trẻ ăn, cô bao quát giúp đỡ những trẻ chưa biết cầm thìa, những trẻ ăn chậm.

- Nhắc trẻ ăn gọn gàng sạch sẽ, không rơi vơi cơm ra bàn.Cô thu dọn vệ sinh sạch sẽ phòng ăn gọn gàng

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ đọc thơ.

- Trẻ ngủ

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ mời cô, mời bạn.

- Trẻ ăn

- Trẻ thực hiện.

- Trẻ thực hiện.

TỔ CHỨC CÁC

Hoạt

động Nội dung Mục đích - Yêu cầu Chuẩn bị

(9)

Chơi hoạt động theo ý thích

1. Ôn tập:

- Nghe, đọc thơ:

“Tiếng còi tàu”;

Ôn bài bài hát

“Em đi qua ngã tư đường phố”.

- Trò chuyện xem tranh ảnh về luật lệ và PTGT 2. Chơi theo ý thích ở các góc.

3.Nêu gương - Biểu diễn văn nghệ về chủ đề

“Luật lệ và PTGT đường sắt”.

- Nhận xét, nêu gương, thưởng cờ cuối ngày, bé ngoan cuối tuần

-Trẻ nhớ tên bài thơ, bài hát.

- Trẻ biết quan sát tranh - Biết về góc chơi trẻ thích

- Trẻ biết xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi

- Trẻ biết xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi

- Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ

- Biết nhận xét mình, nhận xét bạn

- Tranh thơ.

Nội dung bài hát

- Tranh PTGT - Đồ chơi ở các góc

- Các bài hát về chủ đề

-Bảng bé ngoan, cờ

Trả trẻ

4.Trả trẻ - Trẻ biết chào cô và các bạn khi về, và biết chào bông, bà, bố mẹ

- Đồ dùng cá nhân chủa trẻ

HOẠT ĐỘNG

Hướng dân của giáo viên Hoạt động của trẻ

(10)

1. Ôn lại các hoạt động buổi sáng

- Cho trẻ nghe và đọc thơ cùng cô “Tiếng còi tàu”

- Ôn lại bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”

- Cô động viên khuyến khích trẻ

- Giáo dục trẻ: Yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các loại hoa - Trò chuyện với trẻ về về luật lệ và PTGT

2.Chơi theo ý thích

+ Cô cho trẻ về góc chơi trẻ thích

+ Cô giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi, chơi đoàn kết với bạn bè

3. Nêu gương : - Biểu diễn văn nghệ:

+ Cô cho trẻ hát, biểu diễn các bài hát về chủ đề : “ Luật lệ và PTGT đường bộ ”.

+ Cô động viên khuyến khích trẻ - Cho trẻ nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan

- Nhận xét - nêu gương cuối ngày- cuối tuần +Cô cho trẻ nhận xét về mình, về bạn

+ Cô nhận xét trẻ

+ Tổ chức cho trẻ cắm cờ cuối ngày + Phát bé ngoan cuối tuần

-Trẻ nghe và đọc - Trẻ hát

- Lắng nghe

- Trẻ chơi

-Trẻ biểu diễn văn nghệ

-Trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan

- Trẻ nhận xét - Lắng nghe - Trẻ cắm cờ

4.Trả trẻ

+ Vệ sinh cá nhân trẻ

- Trẻ lấy đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Trả trẻ đúng phụ hunh

- Cô giáo dục trẻ biết chào cô, chào bố mẹ khi ra về. - Trẻ chào cô

B. HOẠT ĐỘNG HỌC

Thứ 2, ngày 05 tháng 03 năm 2018 Tên hoạt động: THỂ DỤC

(11)

- VĐCB: Đi khuỵu gối

- TCVĐ: Thi ai nhanh.

Hoạt động bổ trợ:

Hát: “Đoàn tàu nhỏ xíu”

I.Mục đích- yêu cầu 1. Kiến thức

- Trẻ biết đi khuỵu gối

- Trẻ biết thực hiện theo yêu cầu của cô - Trẻ biết chơi trò chơi

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn hoạt bát khi chơi trò chơi - Rèn kỹ năng phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân.

- Phát triển vận động cho trẻ 3. Giáo dục thái độ

- Trẻ có ý thức trong học tập và yêu thích vận động

II. Chuẩn bị

1.Đồ dùng cho giáo viên và trẻ

- Nhạc bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”, “Em tập lái ô tô” bài tập - Vạch xuất phát, Vòng thể dục.

- Giáo án, xắc xô 2. Địa điểm tổ chức - Trong lớp học

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức

- Cho trẻ hát bài: Đoàn tàu nhỏ xíu + Bài hát nói về PTGT nào?

+ Tàu hỏa là phương tiện giao thông đường gì?

+ Giáo dục trẻ luật lệ GT đường sắt khi đi trên tàu xe không thò đầu tay ra ngoài rất nguy hiểm, không chơi gần đường sắt không ném đất đá lên tàu khi tàu đang chạy 2.Giới thiệu bài

- Muốn có sức khỏe tốt để đến trường học tập cùng cô chúng mình phải làm gì?

-Chúng mình phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và thường xuyên tập thể dục cho cơ thể phát triển khỏe mạnh nhé!

3.Hướng dẫn: Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ a. Hoạt động1: Khởi động

-Trẻ hát -Tàu hỏa.

-Đường sắt -Vâng ạ

-Trẻ kể

-Trẻ lắng nghe

(12)

- Cô cho trẻ khởi động theo bài hát “Đoàn tàu nhỏ xíu”

kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi bằng gót bàn chân, mũi bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm.

b.Hoạt động 2: Trọng động

*Bài tập phát triển chung: Tập theo nhạc bài “Em tập lái ô tô”

+ ĐT Tay 1: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang hai bên + ĐT Bụng: Quay sang trái, sang phải.

+ ĐTChân: Ngồi xổm, đứng lên.

+ ĐT Bật: Bật tại chỗ

* Vận động cơ bản: Đi khuỵu gối

Chúng mình đã học rất nhiều vận động đòi hỏi sự khéo léo hôm nay cô dạy các con bài vận động: “Đi khuỵu gối”

Cô thực hiện mẫu:

- Lần 1: Cô làm mẫu không phân tích động tác - Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác

+ TTCB: Cô đứng trước vạch xuất phát hai tay chống hông. Khi có hiệu lệnh cô khụy gối đi thẳng về phía trước đến đích sau đó cô đi về cuối hàng cô đứng

- Lần 3: Mời 3- 4 trẻ lên thực hiện vận động mẫu.

- Cô quan sát sửa sai cho trẻ (nếu có) các con có nhận xét gì về vận động

-Cho trẻ thực hiện 2-3 lần

-Hỏi trẻ vừa thực hiện vận động gì?

* Trò chơi vận động: Thi ai nhanh

Cô thấy lớp mình vừa thực hiện rất tốt vận động cơ bản “Đi khuỵu gối” rồi. Bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình 1 trò chơi, đó là trò chơi “Thi ai nhanh”

- Cách chơi: Cô cho cả lớp đứng thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” khi có hiệu lệnh của cô, trẻ giả làm đoàn tàu về ga thì các bạn sẽ nhanh chạy về ga tàu là chiếc vòng cô đã chuẩn bị sẵn mỗi ga tàu chỉ được 1 bạn vào.

- Luật chơi: Bạn nào chậm hơn không tìm được ga tàu cho mình sẽ phạt nhảy lò cò.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần . Bao quát nhận xét trẻ sau mỗi lượt chơi

c.Hồi tĩnh.

-Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh lớp

-Đi cùng cô

- Tập theo cô nhịp 3 lần x 4 nhịp

2 lần x 4 nhịp 2 lần x 4 nhịp 2 lần x 4 nhịp

-Trẻ quan sát

-Quan sát lắng nghe -Trẻ thực hiện -Trẻ nhận xét -Trẻ thực hiện - Đi khuỵu gối

-Trẻ nghe

-Trẻ chơi

-Trẻ đi nhẹ nhàng

(13)

4. Củng cố - giáo dục

- Các con vừa học bài học gì?

=> Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập và yêu thích vận động

5.kết thúc:

-Nhận xét –Tuyên dương,cho trẻ ra chơi

quanh lớp - Đi khuỵu gối

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc; thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

Thứ 3 ngày 06 tháng 6 năm 2018 Tên hoạt động: KPKH

Tìm hiểu về một số luật lệ và PTGT đường sắt Hoạt động bổ trợ

Đọc thơ : Tàu hỏa I. Mục đích- yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của phương tiện giao thông đường sắt gồm nhiều toa, nhiều bánh xe dùng để chở hàng, chở người; xe chỉ chạy được trên đường ray. Trẻ biết được xe lửa còn được gọi là tàu hỏa. Người điều khiển tàu gọi là lái tàu.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi 2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng trả lời câu hỏi và nhận ra được những dấu hiệu chung của giao thông đường sắt.

- Phát triển vốn từ, rèn phát âm, phát triển giác quan 3. Giáo dục

- Trẻ không đi vượt qua, chơi gần đường sắt, đi xe không thò đầu ra ngoài, khi xe dừng hẳn mới xuống.

- Trẻ biết công dụng của các phương tiện giao thông đường sắt - Trẻ biết luật lệ giao thông đường sắt.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô và trẻ:

* Đồ dùng của cô:

- Bài giảng điện tử. Máy chiếu, máy tính.

- Đoạn clip vể xe lửa đang chạy trên đường sắt.

* Đồ dùng của trẻ

- Tranh đầu tàu và thẻ hình các toa tàu có chữ số - Bài thơ “Tàu hỏa”

(14)

- Xắc xô, que chỉ, giáo án - Trò chơi

2. Địa điểm - Tại lớp học

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức

- Cho trẻ đọc thơ “Tàu hỏa”

- Trò chuyện về bài thơ

+ Chúng mình vừa đọc bài thơ gì?

+Tàu hỏa chạy ở đâu?

+ Tàu hỏa có những gì nối với nhau?

+ Khi ngồi trên tàu hỏa phải làm sao?

=> Giáo dục trẻ khi tham gia giao thông sắt 2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về một số luật lệ và PTGT đường sắt nhé

3. Hướng dẫn.

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số luật lệ và PTGT đường sắt

- Cho trẻ chơi “trời tối, trời sáng”.

* Cho trẻ xem hình xe lửa

- Các bạn nhìn xem cô có hình gì đây?

- Xe lửa còn được gọi là gì?

- Cho trẻ quan sát tranh về phần đầu của xe lửa.

- Phần này được gọi là gì của xe lửa?

- Các bạn thấy xe lửa có ít hay nhiều bánh xe?

- Xe lửa chạy được ở đâu?

- Khi xe lửa chạy, tiếng còi của xe lửa như thế nào?

- Người điều khiển tàu được gọi là gì?

* Cho trẻ quan sát tranh các toa tàu

- Những phần thân xe lửa được nối lại với nhau được gọi là gì?

- Toa tàu dùng để làm gì?

- Trong tranh có bao nhiêu toa tàu?

* Cho trẻ quan sát tranh nhà ga - Nơi đỗ tàu được gọi là gì?

- Nhà ga dùng để làm gì?

- Cô đố các bạn, nếu như đem xe lửa chạy trên đường

- Trẻ đọc - Tàu hỏa - Đường ray - Toa tàu

- Ngồi yên, không đi lại, thò đầu ra ngoài

- Lắng nghe

- Trẻ chơi - Trẻ quan sát - Hình xe lửa - Tàu hỏa.

- Quan sát - Đầu tàu.

- Nhiều bánh xe.

- Chạy được trên đường sắt.

- Tu tu…

- Lái tàu.

- Quan sát - Toa tàu.

- Toa tàu dùng để chở

người, chở hàng.

- 5 toa tàu.

- Nhà ga

- Nhà ga dùng để cho hành khách đón xe và xuống xe.

- Trẻ trả lời theo hiểu

(15)

như xe ô tô có xe lửa có chạy được không?

- Để biết xe lửa chạy được ở đâu, cô mời các bạn cùng xem đoạn video clip nha.

=>Cô chốt lại: Xe lửa còn được gọi là tàu hỏa. Xe lửa chỉ chạy được trên đường sắt, dùng để chở người, chở

hàng. Nơi xe đỗ được gọi là nhà ga. Vì xe lửa chỉ dừng lại được ở những chỗ nhất định, không dừng ngay được như xe ô tô, xe máy mà khi phanh phải cần một đoạn đường rất dài mới dừng lại được. Vì vậy các bạn không nên chơi gần đường sắt, không tự ý vượt qua đường sắt. Khi đi xe, không chỉ là xe lửa mà cả xe ô tô, xe máy, các bạn không được đưa tay, đầu ra ngoài cửa xe, khi nào xe ngừng hẳn các bạn mới xuống xe.

b. Hoạt động 3 : Luyện tập

* Trò chơi “Xem đội nào nhanh”

- Luật chơi: Ghép tranh nhanh và đúng

- Cách chơi: Chia lớp thành nhóm có 5 bạn, các nhóm sẽ thi nhau dán hình toa tau vào tranh có hình đầu, sao cho các toa tàu phải theo số thứ tự từ 1 đến 5.

Nhóm nào thực hiện nhanh và đúng sẽ là nhóm chiến thắng

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Nhận xét, khen trẻ

* Trò chơi “Tàu hỏa lên dốc, xuống dốc”

- Luật chơi: Đi đúng theo hiệu lệnh

- Cách chơi: Trẻ đi thành vòng tròn, cô giả làm lái tàu, khi cô hô “tàu lên dốc”, trẻ chạy chầm chậm, bàn chân nhón lên, chạy bằng mũi bàn chân. Khi cô hô

“tàu xuống dốc”, trẻ chạy chầm chậm bằng gót bàn chân.

- Cho trẻ chơi 2-3 lần - Nhận xét, tuyên dương.

4. Củng cố - giáo dục - Hỏi trẻ vừa tìm hiểu về gì?

=> Giáo dục trẻ biết chấp hành luật giao thông và biết bảo vệ môi trường sạch sẽ

5. Kết thúc

- Nhận xét, tuyên dương

- Cho trẻ hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”

biết.

-Trẻ quan sát -Lắng nghe

- Lắng nghe

-Trẻ chơi -Lắng nghe

- Lắng nghe

- Trẻ chơi

-Luật lệ và phương tiện giao thông đường sắt -Lắng nghe

- Trẻ hát

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc; thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

(16)

...

...

...

...

...

...

...

...

Thứ 4 ngày 07 tháng 3 năm 2018 Tên hoạt động: Văn Học

Thơ: Tiếng còi tàu Hoạt động bổ trợ:

Hát bài: Đi xe lửa I.Mục đích- yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc thuộc bài thơ - Hiểu nội dung bài thơ 2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng đọc và nghe cho trẻ

- Phát triển ngôn ngữ và khả năng diễn đạt mạnh dạn cho trẻ 3. Giáo dục

- Biết chấp hành luật giao thông khi tham gia phương tiện giao thông II. Chuẩn bị

1.Đồ dùng của cô và trẻ

- Tranh thơ, hình ảnh powerpoit - Que chỉ, xắc xô, giáo án

2. Địa điểm - Tại lớp học.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức

- Cho trẻ hát bài “Đi xe lửa” và giả làm đoàn tàu xe lửa.

- Cô vừa cho các bạn hát bài hát gì?

- Bài hát nhắc đến phương tiện giao thông nào?

- Trẻ hát

- Bài hát “Đi xe lửa”

- Phương tiện giao

(17)

- Xe lửa là một loại phương tiện giao thông chạy ở đâu?

=> Giáo dục trẻ: Biết chấp hành luật giao thông khi tham gia phương tiện giao thông

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô có một bài thơ rất hay nói về tiếng kêu của 1 loại PTGT đường sắt muốn dạy cho lớp mình đấy, các con có muốn học không?

- Đó là bài thơ “Tiếng còi tàu”

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ + Cô đọc diễn cảm lần 1

- Cô giới thiệu tên bài thơ “Tiếng còi tàu” do tác giả Hồng Vy sáng tác

+ Cô đọc lần 2: Cô cho trẻ xem tranh minh hoạ

Cô nói nội dung bài thơ: Bài thơ nói về nói về cách giữ an toàn cho mọi người ở gần đường ray và cách mọi người khi vượt qua ray tàu

+ Cô đọc lần 3: Kết hợp hình ảnh powerpoit

b. Hoạt động 2: Giảng giải trích dẫn và đọc từ khó.

- Nhắc nhở mọi người khi nghe tiếng còi tàu thì nên nhắc nhở nhau không nên đi ra ngoài rào chắn sẽ làm cho ta gặp nguy hiểm

" Xình xịch xình xịch Nghe tiếng còi tàu Hãy nhắc nhở nhau Đừng ra cổng chắn"

- Chúng ta không nên liều lĩnh khi mà nghe tiếng còi tàu mà vẫn vượt thì lúc đó sẽ không còn chỗ nào để ta chạy

" Chớ có liều lĩnh Vượt qua đường tàu

Khi tàu xịch đến Biết tránh vào đâu? "

- Giảng từ khó: + Xình xịch: Tiếng còi tàu hỏa

+ Cổng chắn: là cổng bằng sắt chắn cho mọi người không vào đường ray

+ Liều lĩnh: là bất chấp nguy hiểm

thông đường sắt.

- Chạy trên đường ray.

- Lắng nghe

- Có ạ

-Lắng nghe

-Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe

(18)

c. Hoạt động3: Đàm thoại về nội dung bài thơ

+ Bài thơ mình vừa học có tên là gì? Của ai?

+ Bài thơ nói về điều gì?

+ Tiếng còi tàu như thế nào?

+ Khi ở gần đường ray thì nghe tiếng còi tàu các con phải làm sao?

- Giáo dục trẻ: Biết tàu hỏa là PTGT đường sắt. Khi các con nghe tiếng còi tàu thì các con cũng không được vượt qua đường ray và qua rào chắc vì nó sẽ gây nguy hiểm tới mình các con biết chưa

c. Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ - Cả lớp đọc thơ theo cô 2-3 lần - Cô cho trẻ đọc thi đua theo tổ, nhóm - Mời cá nhân trẻ lên đọc thơ

- Cô quan sát sửa sai cho trẻ

- Động viên khuyến khích trẻ đọc - Cả lớp đọc lại 1 lần

4. Củng cố - giáo dục:

- Cô vừa dạy các con bài thơ gì?

=> Giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông khi tham gia các phương tiện giao thông

5. Kết thúc

- Nhận xét, tuyên dương trẻ

- Tiếng còi tàu; Tác giả Hồng Vy

- Về tiếng còi tàu hỏa - Xình xịch

- Không được vượt qua đường

- Lắng nghe

- Vâng ạ - Trẻ đọc thơ - Trẻ đọc

- Tiếng còi tàu - Lắng nghe

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc; thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

Thứ 5, ngày 08 tháng 3 năm 2018 Tên hoạt động: TOÁN

So sánh số lượng trong phạm vi 5 Hoạt động bổ trợ: - Đọc thơ “Tiếng còi tàu”

I. Mục đích- yêu cầu 1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết được số lượng các PTGT trong phạm vi 5 - Trẻ biết phân biệt PTGT

(19)

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, khả năng ghi nhớ có chủ định.

- Trẻ gọi đúng tên hình theo yêu cầu của cô 3. Giáo dục thái độ

- Giáo dục trẻ luật PTGT đường sắt - Giữ gìn trường lớp xanh-sạch-đẹp

- Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi tích cực tham gia các hoạt động II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô và trẻ:

- Mô hình các PTGT, thẻ số 2,3,4,5

- Cô và mỗi trẻ 1 rổ đựng 5 lô tô tàu hỏa, 5 người lái tàu.

- Bảng

- Chấm tròn, 5 đoàn tàu - Giáo án, que chỉ 2. Địa điểm -Trong lớp

III.Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức:

- Cô cho trẻ đọc thơ “Tiếng còi tàu”

- Trong bài hát nói đến phương tiện gì?

- Tàu hỏa là phương tiện giao thông đường gì?

- Các con ạ khi ngồi trên tàu hỏa không đùa nghịch, thò đầu ra ngoài cửa các con nhớ chưa và không được chơi gần đường tàu!

2.Giới thiệu bài:

-Hôm nay chúng mình cùng cô so sánh số lượng trong phạm vi 5 nhé!

3.Hướng dẫn:

a. Hoạt động 1: Ôn đếm đến 5

- Cho trẻ tham quan mô hình các PTGT, đếm nhóm tàu, xe có số lượng 2, 3, 4, 5. Đặt thẻ số tương ứng.

b. Hoạt động 2: Dạy trẻ so sánh số lượng trong phạm vi 5

- Cho trẻ xếp lần lượt 5 chiếc tàu ra bảng, chọn thẻ số 5 gắn vào

- Xếp 4 chú lái tàu. Cho trẻ tìm thẻ số gắn vào.

- Đếm số lượng ở hai nhóm.

+ Các con thấy số chú lái tàu và số tàu có bằng nhau không?

-Trẻ hát - Tàu hỏa - Đường sắt -Vâng ạ

-Vâng ạ

-Trẻ quan sát và trả lời

- Trẻ thực hiện

-Không ạ

- Số tàu nhiều hơn số

(20)

+ Số nào nhiều hơn số nào ít hơn?

+ Nhiều hơn là mấy, ít hơn là mấy?

+ Muốn cho chú lái tàu bằng với số tàu ta phải làm gì?

+ Tạo sự bằng nhau thêm 1 lái chú lái tàu.

- Cho trẻ đếm hai nhóm và nhận xét.

+ Số tàu và chú lái tàu như thế nào với nhau?

+ Bằng nhau là mấy?

* Cho trẻ thêm, bớt trong phạm vi 5

- Một chú lái tàu đã về nghỉ, vậy số chú lái tàu bây giờ là mấy? (Cho trẻ đếm)

+ 5 bớt 1 còn mấy?

- Thêm 1 chú lái tàu, đếm tất cả chú lái tàu.

+ 4 thêm một bằng mấy?

- Bớt 2 chú lái tàu. Thêm 2 lái tàu, đếm.

- Bớt 3 lái tàu. Thêm 3 lái tàu, đếm - Bớt 4 lái tàu, thêm 4 lái tàu và đếm.

( Cất nhóm chú lái tàu trước, nhóm tàu sau, từ phải sang trái)

c.Hoạt động 3: Luyện tập

*Trò chơi 1: Ô cửa bí mật

- Cách chơi: Trẻ xếp 5 đoàn tàu ra bảng. Cô mở từng ô cửa, trong mỗi ô cửa có chứa số lượng chấm tròn khác nhau, trẻ sẽ thêm bớt số lượng đoàn tàu để tương ứng với số lượng chấm tròn trong mỗi ô cửa.

- Luật chơi: Trẻ phải chọn đúng số chấm tròn tương ứng

- Tổ chức cho trẻ chơi - Nhận xét, khen trẻ

*Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh

- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội. Trên mỗi bảng của mỗi đội cô đã gắn sẵn một số đoàn tàu và thẻ chấm tròn. Trẻ sẽ bật vào vòng và bật ra để thêm hoặc bớt số đoàn tàu trên bảng sao cho số đoàn tàu tương ứng với số thẻ chấm tròn mà cô đã quy định. Thời gian là 1 hoặc 2 lẩn bài hát “đoàn tàu nhỏ xíu”. Đội nào thêm bớt được nhiều đoàn tàu và đúng nhất đội đó sẽ thắng.

- Luật chơi: Phải thêm hoặc bớt đúng theo yêu cầu của cô

-Cho trẻ chơi, cô quan sát theo dõi trẻ -Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.

4.Củng cố - giáo dục:

- Hôm nay chúng mình học bài gì?

người lái tàu - Là 1

-Thêm vào - Trẻ đếm - Bằng nhau - Bằng 5 -Trẻ trả lời - Còn 4 -Bằng 5 - Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ cất

-Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ chơi

- So sánh trong phạm vi 5

- Lắng nghe

(21)

=>Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học và yêu thích môn học.

5.kết thúc:

-Nhận xét tuyên dương

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc; thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

Thứ 6, ngày 09 tháng 3 năm 2018 Tên hoạt động: ÂM NHẠC

Dạy hát: Em đi qua ngã tư đường phố Nghe hát: Cô dạy em bài học giao thông Trò chơi: Ai đoán giỏi

Hoạt động bổ trợ:

- Trò chơi: Bắt chước tiếng kêu các PTGT I. Mục đích- yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng lời, đúng giai điệu.

- Trẻ chú ý nghe hát.

- Trẻ biết chơi trò chơi 2. Kĩ năng

- Rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin.

- Phát triển thẩm mỹ và khả năng yêu thích ca hát cho trẻ.

- Rèn tai nghe âm nhạc cho trẻ 3. Giáo dục

- Trẻ yêu thích âm nhạc, yêu quý gia đình, bạn bè và chấp hành luật giao thông.

II . Chuẩn bị 1. Đồ dùng đồ chơi

- Nhạc bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”; “Cô dạy em bài học giao thông”

- Xắc xô, giáo án

- Trò chơi “Ai đoán giỏi”

2. Địa điểm tổ chức - Trong lớp học

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức.

- Cho trẻ chơi : Bắt chước tiếng kêu các PTGT.

- Cách chơi : Cô sẽ nói tên phương tiện giao thông trẻ sẽ giả làm tiếng kêu của các PTGT đó. Ví dụ : Cô

- Lắng nghe

(22)

nói : Ô tô, trẻ sẽ kêu bip bip ; xe đạp- kính koong ; tàu hỏa- tu tu xình xịch...

- Luật chơi : Bắt chước đúng tiếng còi của các PTGT - Tổ chức trẻ chơi

=> Giáo dục trẻ biết chấp hành luật giao thông khi tham gia trên các PTGT

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô có một bài hát rất là hay đấy, các con có muốn hát cho bố mẹ nghe không? Bây giờ cô sẽ dạy cho cả lớp mình nhé.

Đó là bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố 3.Hướng dẫn:

a. Hoạt động 1: Dạy hát “Em đi qua ngã tư đường phố”

- Cô hát lần 1: Thể hiện tình cảm, điệu bộ

- Cô giới thiệu tên bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” của nhạc sỹ Hoàng Văn Yến sáng tác

- Cô hát lần 2: Kết hợp với nhạc

- Cô hát nhẹ nhàng tình cảm, giảng giải nội dung: Bài hát nói về các bạn nhỏ chơi trò chơi tham gia giao thông ở ngã tư đương phố và các bạn đã nhớ luật lệ giao thông và tham gia rất giỏi đấy các con ạ . Khi tín hiệu các bạn đi rất đúng tín hiệu đèn giao thông không có bạn nào bị vi phạm luật lệ giao thông .

- Vậy khi các con tham gia giao thông gặp đèn đỏ chúng mình sẽ làm gì? Còn đèn xanh thì làm sao?

- Vậy các con có muốn hát bài hát này không?

- Cô hát lần 3:

* Dạy trẻ hát:

- Cô dạy trẻ hát 2-3 lần - Cô quan sát sửa sai cho trẻ.

- Cô mời tổ, nhóm lên hát thi đua nhau - Cô mời 2-3 bạn lên hát cá nhân - Cô bật nhạc cho trẻ hát theo 2-3 lần - Cô khuyến khích, động viên khen trẻ

b. Hoạt động 2: Nghe hát “Cô dạy em bài học giao thông”

- Hôm nay cô thấy lớp mình hát rất là hay

- Vì vậy cô sẽ hát tặng lớp mình một bài hát nói về mọi người tham gia giao thông. Cả lớp hãy lắng nghe cô hát nhé.

- Đó là bài hát: “Cô dạy em bài học giao thông” nhạc và lời của Lâm Trọng Tường

+ Cô hát lần 1:

- Trẻ chơi -Lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ nghe

- Lắng nghe

- Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi

- Có ạ

- Trẻ hát

- Trẻ hát - Trẻ hát

- Trẻ lắng nghe

(23)

Các con ơi trong bài hát cô vừa hát có bạn nhỏ luôn nhớ lời cô dạy khi tham gia giao thông đường bộ đấy. Khi đi thì phải đi bên phải đường không được đi bên trái đường, không được đùa giỡn khi tham gia giao thông trên đường và không được sang đường khi không có vạch sơn.

- Vậy các con có muốn hát cùng cô bài hát này không?

- Cô bật nhạc cho trẻ hát cùng cô 1-2 lần - Cô động viên khuyến khích trẻ

c. Hoạt động 3: TCAN “Ai đoán giỏi”

- Cô giới thiệu tên trò chơi: Ai đoán giỏi

- Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 đội và mở đoạn nhạc bài hát cho trẻ đoán tên bài hát, đội nào đoán được nhiều bài là đội thắng cuộc.

- Luật chơi: Trẻ phải đoán đúng tên bài hát được nghe nhạc

- Tổ chức cho trẻ chơi

- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi 4. Củng cố - giáo dục:

- Các con vừa học bài hát gì?

=> Giáo dục trẻ yêu thích âm nhạc. yêu quý gia đình, bạn bè và chấp hành luật giao thông.

5. Kết thúc:

- Nhận xét tuyên dương

- Có ạ

-Trẻ cùng cô hát

- Trẻ nghe

- Trẻ chơi

- Em đi qua ngã tư đường phố

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc; thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

Hồng Thái Đông, ngày ...tháng...năm20 Người duyệt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cô giới thiệu tên bài hát “Đường em đi” của nhạc sỹ Ngô Quốc Tính và lời của Tường vân sáng tác - Nội dung: Bài hát nói về đường bộ và bạn nhỏ chấp hành luật lệ

- Giáo dục trẻ: Biết ngoan ngoãn nghe lời ông bà, bố mẹ, biết tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông, và nhớ, khi đi ra đường phải có người lớn dắt các con

- Giáo dục trẻ tham gia giao thông đúng luật, khi đi xe máy cần đội mũ bảo hiểm, và phải đi bên phải đường. Khi thấy tàu hỏa phải dừng lại trước vật chắn 2.Trẻ chơi

- Giáo dục trẻ tham gia giao thông đúng luật, khi đi xe máy cần đội mũ bảo hiểm, và phải đi bên phải đường. Khi thấy tàu hỏa phải dừng lại trước vật chắn 2.Trẻ chơi

- hs trả lời: Ngoài đèn tín hiệu giao thông, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.. - hs trả lời: Tất cả những

- Nêu được hậu quả của tại nạn giao thông, nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông và các việc cần làm để tham gia giao thông an toàn.. - Phân biệt được hành vi tôn

- GV treo số bức ảnh về hành động của người tham gia giao thông; yêu cầu hs Quan sát bức ảnh và cho biết hành động của người trong ảnh sẽ gây nguy hiểm gì khi tham gia

- Học sinh biết nhắc nhở người thân chấp hành tín hiệu đèn giao thông khi tham gia giao thông..