• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
48
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ÔN TẬP

NS: 21/03/2022

NG:28/03/2022 Thứ hai ngày 28 tháng 03 năm 2022

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố cho học sinh nắm chắc những kiến thức về từ loại.

- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết các từ loại vận dụng vào đặt câu viết đoạn văn.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Vở ô ly.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ  

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5p

- Thế nào là danh từ, động từ, tính từ? Cho VD?

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài – Ghi tên bài.

2. Hoạt động luyện tập: 30p

Bài tập 1: Tìm các danh từ trong đoạn văn sau:

Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển.

Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau : Ba Lầm, Bể Lòng, Bể Lù.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bảng phụ.

- GV theo dõi hướng dẫn thêm.

- Gọi HS đọc bài - GV nhận xét chốt lại.

-2 em trả lời.

+ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

+ Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động hoặc trạng thái ...

+ Danh từ : là từ chỉ người , vật.

-HS nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu bài

-HS tự hoàn thành bài tập để nắm vững hơn về danh từ.

- 2 HS đọc bài, lớp nhận xét chữa bài Đáp án :

Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước

(2)

? Hãy phân loại các danh từ đó thành 2 loại: danh từ chung, danh từ riêng?

- GV nhận xét, chốt lại.

Bài tập 2: Tìm danh từ, tính từ, động từ trong đoạn văn sau:

Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, Những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói…nở nụ cười tươi đỏ.

-Đặt câu với một trong các danh từ vừa tìm được.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bảng phụ.

- GV theo dõi hướng dẫn thêm.

- Gọi HS đọc bài

- GV nhận xét chốt lại, củng cố về danh từ động từ tính từ

Bài tập 3:

a, Tìm một số danh từ, động từ, tính từ mà em biết.

b, Đặt khoảng 3 đến 5 câu với các từ vừ tìm được

c, Viết một đoạn văn về chủ đề : Bảo vệ môi trường.Chỉ rõ một danh từ , động từ, tính từ có sử dụng

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở

-GV đọc một 1-2 động từ cho HSHN viết vào vở.

- GV theo dõi hướng dẫn thêm.

- Gọi HS đọc bài

biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau : Ba Lầm, Bể Lòng, Bể Lù.

+ Danh từ chung: vách đá, hồ thuyền ngọn núi

+ Danh từ riêng: Hồ Ba Bể, Ba Lầm, Bể Lòng, Bể Lù.

- 1HS đọc yêu cầu bài

- HS chép bài vào vở và làm bài.

- 1 HS đọc bài

- Lớp nhận xét chữa bài

- Danh từ: Nắng, nông trường, màu, lúa, màu, mực, cói, nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy, cói, nụ cười.

- Động từ: Nghiền, nở.

- Tính từ: Xanh, mơn mởn, óng, xanh, cao, tươi đỏ.

*Đặt câu: VD

+ Nắng càng về trưa càng trở lên gắt + Bông hoa đang nở rộ.

+Những hàng rau xanh mơn mởn.

- 1 HS đọc yêu cầu bài - HS viết bài vào vở

- HS nối tiếp nhau đọc bài.

a, Danh từ: Ngày, rừng, Chim, chúng

(3)

- GV nhận xét chốt lại, đánh giá HS.

3. Hoạt động vận dụng:5p

-GV cho HS viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu có các danh từ , động từ, tính từ và gạch chân dưới các danh từ động từ và tính từ.

-Gọi HS đọc bài làm.

-Gọi HS nhận xét.

- GVKL: Hệ thống nội dung bài

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn dò HS.

ta, ...

Động từ: Chạy, đi, nhảy, múa,...

Tính từ: Đẹp, ồn ào, tấp nập....

b, Đặt câu:

Ngày mới đã bắt đầu ở quê em.

Cô ấy múa rất đẹp.

Phiên chợ hôm nay thật tấp nập.

c, VD: Vào đầu năm học mới, chúng em đi trồng cây. Gió xuân dìu dịu. Bạn Thắng là lớp trưởng. Bạn rất gương mẫu trong lao động. Lúc bạn đào hố, lúc bạn vác cây giống. Trồng xong cây nào, các bạn lại cùng nhau tưới cho cây. Vừa lao động, chúng em vừa trò chuyện rất vui vẻ.

*Danh từ: Chúng em, gió, bạn Thắng, Bạn, các bạn...

* Động từ: Đi, trồng, đào, vác, tưới, trò chuyện,...

* Tính từ: dìu dịu, gương mẫu, vui vẻ,..

- HS viết bài vào vở ô li.

- HS đọc bài làm. Nhận xét - Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố cho học sinh nắm chắc những kiến thức về từ loại.

- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết các từ loại.Vận dụng để viết một đoạn văn ngắn.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ

(4)

2. Học sinh: Vở ô ly

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ  

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động Mở đầu: 5p

- Thế nào là danh từ, động từ, tính từ ? Cho VD.

- GV nhận xét đánh giá

-GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2.Hoạt động luyện tập: 30p

Bài tập 1 : Tìm các danh từ trong đoạn văn sau:

Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau : Ba Lầm, Bể Lòng, Bể Lù.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bảng phụ.

- GV theo dõi hướng dẫn thêm.

- Gọi HS đọc bài - GV nhận xét chốt lại.

Bài tập 2: Tìm DT, ĐT, TT trong đoạn văn sau:

Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, Những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói…nở nụ cười tươi đỏ.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài

-2 em trả lời.

+ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

+ Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động hoặc trạng thái ...

+ Danh từ : là từ chỉ người, vật.

- 1 HS đọc yêu cầu bài

-HS tự hoàn thành bài tập để nắm vững hơn về danh từ.

- 2 HS đọc bài, lớp nhận xét chữa bài Đáp án :

Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển.

Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau : Ba Lầm, Bể Lòng, Bể Lù.

- 1HS đọc yêu cầu bài

- HS chép bài vào vở và làm bài.

- 1 HS đọc bài

- Lớp nhận xét chữa bài Lời giải:

- Danh từ: Nắng, nông trường, màu, lúa,

(5)

- GV nhận xét chốt lại, củng cố về danh từ động từ tính từ

Bài tập 3: a,Viết một đoạn văn về chủ đề : “Bảo vệ môi trường”.

b, Chỉ rõ một danh từ , động từ, tính từ đã sử dụng trong đoạn văn.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở - GV theo dõi hướng dẫn thêm.

- Gọi HS đọc bài

- GV nhận xét chốt lại, đánh giá HS.

3. Hoạt động vận dụng:5p

- Tổ chức cho HS thi tìm các danh từ, động từ tính từ.

-Gọi HS đọc bài làm

-GV nhận xét: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động hoặc trạng thái ... Danh từ : là từ chỉ người, vật.

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn dò HS.

màu, mực, cói, nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy, cói, nụ cười.

- Động từ: Nghiền, nở.

- Tính từ: Xanh, mơn mởn, óng, xanh, cao, tươi đỏ.

- 1 HS đọc yêu cầu bài

- HS viết bài vào vở, nối tiếp nhau đọc bài.

VD: Vào đầu năm mới, chúng em đi trồng cây. Gió xuân dìu dịu. Bạn Thắng là lớp trưởng. Bạn rất gương mẫu trong lao động. Lúc bạn đào hố, lúc bạn vác cây giống. Trồng xong cây nào, các bạn lại cùng nhau tưới cho cây. Vừa lao động, chúng em vừa trò chuyện rất vui vẻ.

*Danh từ: Chúng em, gió, bạn Tài,bạn, các bạn...

* Động từ: Đi, trồng, đào, vác, tưới, trò chuyện,...

* Tính từ: dìu dịu, gương mẫu, vui vẻ,..

- HS cử đại diện các dãy lên tìm các danh từ, động từ tính từ.

- Lớp nhận xét.

-HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TOÁN

ÔN TẬP VỀ TÍNH DTXQ VÀ DTTP CỦA HHCN VÀ HLP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

(6)

- Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: SGK.

- Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U.Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Ổn định tổ chức

- HS nhắc lại các quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- Hát

- HS nêu cách tính - HS nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

Bài 1( Bài 1/ 111) HĐ cá nhân - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, chữa bài.

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương.

Bài 2: ( Bài1.Trang 113) HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu

-Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và làm bài

- GV nhận xét chữa bài

- HS đọc yêu cầu - Cả lớp làm vở

Bài giải:

Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:

(1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2) Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:

(1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2) Đáp số: 9(m2) 13,5 m2 - HS đọc

- HS tự làm - HS chia sẻ

Giải

a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:

(2,5 + 1,1) x 2 x 0,5 = 3,6(m2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:

3,6 + 2,5 x 1,1 x 2 = 9,1(m2)

b) Diên tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:

(3 + 1,5) x 2 x 0,9 = 8,1(m2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ

(7)

Bài 3( Trang 114): HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc đề bài

- HS thảo luận theo cặp và làm bài - GV nhận xét chữa bài

Bài 2(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài và tự làm bài

nhật đó là:

8,1 + 3 x 1,5 x 2 = 17,1(m2) Đáp số: a) Sxq = 3,6m2

Stp = 9,1m2 b) Sxq = 8,1 m2 Stp = 17,1 m2 - HS đọc

- HS làm bài - HS chia sẻ

Giải

Cạnh của hình lập phương mới dài 4 x 3 = 12 (cm)

Diện tích một mặt của hình lập phương mới là

12 x 12 = 144 (cm2)

Diện tích một mặt của hình lập phương lúc đầu là

4 x 4 = 16 (cm2)

Diện tích một mặt của hình lập phương mới so với diện tích một mặt của hình lập phương lúc đầu thì gấp:

144 : 16 = 9 (lần)

Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương mới so với diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương lúc đầu thì gấp 9 lần

Đáp số: 9 lần

* Vậy: Nếu gấp được hình lập phương lên 3 lần thì cả diện tích xung quanh và diện tích toàn phần đều tăng lên 9 lần, vì khi đó diện tich của một mặt tăng lên 9 lần.

- HS củng cố kiến thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

3. Hoạt động vận dụng : (5 phút) - Chia sẻ cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập phương, hình hộp chữ nhật với bạn bè.

- HS nghe và thực hiện

* Củng cố - dặn dò:

- Áp dụng tốt cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập

- HS nghe và thực hiện

(8)

phương, hình hộp chữ nhật trong cuộc sống.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

KHOA HỌC

ÔN TÂP: CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố mọi hoạt động biến đổi đều cần năng lượng

- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất và đời sống : chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Kể tên được một số phương tiện máy móc sử dụng năng lượng mặt trời.

+ Giáo dục HS sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng mặt trời trong cuộc sống, yêu khoa học. Giáo dục HS biết tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK

- HS : VBT, SGK

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế  :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động Mở dầu ( 5 phút)

+ Hãy lấy ví dụ về nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, máy móc.

- GV nhận xét.

2. Hoạt động Luyện tập: 30p

Hoạt động 1: Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên:

- Yêu cầu HS: Em hãy vẽ lại sơ đồ chuỗi thức ăn theo hình minh hoạ 1 và cho biết Mặt trời có vài trò gì trong mỗi khâu của chuỗi thức ăn.

- GV nêu các câu hỏi.

1. Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái đất ở những dạng nào?

2. Năng lượng Mặt trời có vai trò gì đối với con người?

3. Năng lượng Mặt trời có vai trò gì đối với thời tiết và khí hậu?

-Nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật:

Thức ăn

-Nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động máy móc: Xăng

-Cỏ-> bò->người

Mặt trời có vai trò chiếu sáng, sưởi ấm....

1. Mặt trời cung cấp cho Trái đất ở dạng ánh sáng và nguồn nhiệt.

2. Con người sử dụng năng lượng Mặt trời để học tập, vui chơi, lao động. Năng lượng Mặt trời giúp cho con người khoẻ mạnh. … sưởi ấm, làm khô, đun nấu, làm điện.

3. Nếu không có năng lượng Mặt trời, thời tiết và khí hậu sẽ có

(9)

4. Năng lượng Mặt trời vó vài trò gì đối với thực vật?

5. Năng lương Mặt trời có vai trò gì đối với động vật.

+ Tại sao nói Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất?

HD HS đọc KL:

Hoạt động 2: Sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống

- Tổ chức cho HS:Quan sát các hình minh hoạ trong SGK trang 84 và85.

+ Nội dung từng tranh là gì?

+ Con người đã sử dụng năng lượng Mặt trời như thế nào?

- Cho HS quan sát máy tính sử dụng năng lượng Mặt trời và giảng: Năng lượng Mặt trời dùng để chiếu sáng, sưởi ấm… chiếc máy tính không cần pin, chỉ cần có ánh sáng Mặt trời là nó hoạt động bình thường.

+ Gia đình hay mọi người ở địa phương em đã sử dụng năng lượng Mặt trời vào những việc gì?

những thay đổi rất xấu...

4. Thực vật cần năng lượng Mặt trời để sống và phát triển bình thường. Năng lượng Mặt trời giúp cho thực vật quan hợp, thực hiện các qua trình tổng hợp chất hữu cơ, quá trình trao đổi chất và trao đổi khí.

5. Động vật cần năng lượng Mặt trời để khoẻ mạnh, thích nghi với môi trường. năng lượng Mặt trời là thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp của động vật.

- Vì Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm muôn loài, giúp cho cây xanh tươi tố, người và động vật khoẻ mạnh.Cây xanh hấp thụ năng lượng Mặt trời và là thức ăn trực tiếp hay gián tiếp của động vật.

- Kết luận: Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất. Nếu không có năng lượng Mặt trời, Trái Đất chỉ là một hành tinh chết…mới có khả năng thích nghi với môi trường sống.

- HS Quan sát các hình minh hoạ trong SGK trang 84 và85.

- HS phát biểu.

+ Mọi người đang tắm biển. Con người sử dụng năng lượng Mặt trời để chiếu sáng/ Con người đang phơi cà phê. Năng lượng Mặt trời được dùg để làm khô, sấy kho cà phê.

+ ảnh chụp các tấm pin Mặt trời của tàu vũ trụ. Năng lượng Mặt trời được dùng để phát điện/ Cánh đồng muối, năng lượng Mặt trời làm nước bay hơi, con người thu được muối.

- Quan sát, lắng nghe.

-HS trả lời: làm khô, đun nấu....

(10)

HĐ 3: Vai trò của năng lượng Mặt trời:

GV tổ chức cho HS nêu lại kiến thức về vai trò của Mặt trời

GVHD HS đọc KL:

Hoạt động 4: Tìm hiểu về năng lượng gió:

-GVHD HS đọc Yc và QS hình 1,23 SGK - 90

+ Vì sao có gió? Nêu ví dụ về tác dụng của gió trong tự nhiên:

+ Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? liên hệ thực tế trong địa phương?

-YC HS kể được 1 số thành tựu trong việc khai thác để sử năng lượng gió.

HD HS đọc KL:

Hoạt động 5: Tìm hiểu về năng lượng nước chảy :

-GV HD HS đọc Yc và QS hình 5,6,7 SGK -91

+ Nêu 1 số ví dụ về tác dụng của nước chảy trong tự nhiên

+ Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương?

+ Em có biết những nhà máy thủy điện nào ở nước ta?

HD HS đọc KL:

3. Hoạt động Vận dụng: 5p

+ Tại sao nói Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất?

+ Con người sử dụng năng lượng Mặt trời vào những việc gì?

+ Cần làm gì để sử dụng tiết kiệm và

- HS trả lời: vai trò của Mặt trời:

chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô, đun nấu, phát điện...

*Kết luận: năng lượng mặt trời được dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô, đun nấu, phát điện...

- HS đọc, quan sát hình 1,23 SGK - 90 trả lời câu hỏi

-Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo ra gió -Tác dụng của gió: quạt thóc, quạt mát,

….

-Chạy thuyền buồm,làm quay tua- bin của máy phát điện.

- Liên hệ: quạt thóc…

- Gió làm quay tua bin….

- Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo ra gió. Năng lượng gió có tác dụng rất lớn trong đời sống…

- Khi nước chảy làm quay tua-bin.

Khi tua-bin quay sẽ làm rô-to quay và tạo ra dòng điện.

-Chở hàng hóa xuôi dòng nước, ….

-Nhà máy thuỷ điện Hòa Bình, Y-a- ly, Trị An…

- Kết luận: Năng lượng nước chảy trong tự nhiên có nhiều tác dụng. Lợi dụng năng lượng nước chảy người ta đã xây dựng những nhà máy thủy điện…

-Mặt trời chiếu sáng để sưởi ấm muôn loài, người và động vật khỏ

(11)

hiệu quả năng lượng trong cuộc sống hàng ngày?

? Kể tên một số tài nguyên biển mà em biết.

mạnh..

-Mặt trời có vai trò chiếu sáng, sưởi ấm....

- Tiết kiệm điện dùng xong phải tắt ngay

+ Tài nguyên biển: cảnh đẹp (với mặt trời) vùng biển; tài nguyên muối

NS: 21/03/2022

NG:29/03/2022 Thứ ba ngày 29 tháng 03 năm 2022

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố cho học sinh những kiến thức về quan hệ từ, danh từ, động từ, tính từ mà các em đã được học.

- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: vở ôly

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ  

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5p

- Thế nào là danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ ?

- Nhận xét, đánh giá.

-Giới thiệu - Ghi đầu bài.

2. Hoạt động luyện tập: 30p

Bài tập 1: Tìm quan hệ từ trong các câu sau:

a) Giữa vườn lá um tùm, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa nở rực rỡ.

b) Cánh hoa mịn mành úp sát vào nhau như còn đang e lệ.

c) Tuy Lê không đẹp nhưng Lê trông rất ưa nhìn.

- GV gọi HS đọc đề bài.

- Cho HS làm bài tập.

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài

- HS trình bày.

-HS lắng nghe.

- 1HS đọc đề bài.

- HS làm bài tập.

- HS lần lượt lên chữa bài .

(12)

Bài tập 2: Các từ được gạch chân trong các câu sau, từ nào là từ nhiều nghĩa, từ nào là từ đồng nghĩa, từ nào là từ đồng âm?

a) Trời trong gió mát.

Buồm căng trong gió.

b) Bố đang đọc báo.

Hai cha con đi xem phim.

c) Con bò đang kéo xe.

Em bé bò dưới sân.

-Gọi HS nêu yêu cầu bài.

-Cho HS làm bài theo cặp..

-Nhận xét, chữa bài.

Bài 3 : Viết 1 đoạn văn ( chủ đề tự chọn ) trong đó có sử dụng động từ, tính từ, quan hệ từ và gạch chân dưới các từ loại đó.

-Cho HS làm bài cá nhân.

-Gọi HS đọc bài làm trước lớp.

3.Hoạt động vận dụng:5p

-GV yêu cầu HS thi lấy ví dụ về 1 danh từ, một động từ, một tính từ.

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.

Đáp án:

a) Giữa vườn lá um tùm, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa nở rực rỡ.

b) Cánh hoa mịn mành úp sát vào nhau như còn đang e lệ.

c) Tuy Lê không đẹp nhưng Lê trông rất ưa nhìn.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài theo cặp.

-Nhận xét, chữa bài.

Đáp án:

a)Từ “trong” là từ đồng âm.

b) Từ “cha”, “bố” là từ đồng nghĩa.

c) Từ “bò” là từ nhiều nghĩa.

-HS đọc đề bài xác định yêu cầu -HS viết bài vào vở.

- Đọc bài làm trước lớp.

-Lớp nhận xét .

-HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TIẾNG VIỆT

(13)

ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và nâng cao cho các em những kiến thức về văn kể chuyện..

- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: vở ôly

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ  

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu: 5p + Thế nào là văn kể chuyện?

- Nhận xét, đánh giá

2. Hoạt động Luyện tập: 10p - GV đưa đề bài

Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện nói về sự giúp đỡ của em đối với người khác và bộc lộ cảm nghĩ của mình.

- GV gợi ý học sinh: ( Treo bảng phụ ghi gợi ý) a. Mở bài: Giới thiệu được câu chuyện mình sẽ kể ?( Đó là chuyện gì? Em đã giúp đỡ ai? Trong trường hợp nào?)

b.Thân bài:

- Nêu rõ được sự việc – em đã giúp ai?

- Vì sao em giúp đỡ họ?

- Em đã làm gì, giúp bằng cách nào?

- Kể theo trình tự, chi tiết sự việc một cách sinh động và diển biến hợp lí?

Ví dụ: Chuyện xảy ra đã lâu nhưng em vẫn còn nhớ. Đó là vào một buổi sáng chủ nhật, khi sang đường, em cũng muốn lách qua số đông người để về nhà cho nhanh. Nhưng kìa, bên đường có một cụ già, tay chống cậy như muốn qua đường nhưng xe cộ tấp nập quá, cụ không thể nào qua đường được. Thấy vậy, em liền đén bên cụ, em hỏi:

- Cụ ơi! cụ muốn qua đường ạ……

- Bộc lộ được suy nghĩ của mình khi đã làm được một việc tốt.

c, Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của mình về câu chuyện đã kể.

3.Hoạt động vận dụng:25p

- 2 HS nêu

- 1 HS đọc

- 1 HS đọc

(14)

* HS thực hành viết bài vào vở - Quan sát giúp đỡ HS lúng túng.

- Nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh.

- Chấm bài một số HS

*. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị cho giờ sau.

- Lớp làm bài

- 2- 4 em đọc bài làm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TOÁN

ÔN TẬP VỀ TÍNH THỂ TÍCH CỦA HHCN VÀ HLP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương để giải một bài tập liên quan.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Yêu thích môn học, có thái độ nghiêm túc trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Bảng nhóm - Học sinh: Vở; nháp

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U.Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi với các câu hỏi sau:

+ Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật ?

+ Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nêu

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút)

Bài 1:( Bài 1/123) HĐ cá nhân - HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV kết luận

- HS đọc - HS nêu

- Cả lớp làm bài

- HS lên chữa bài rồi chia sẻ Bài giải:

Diện tích một mặt hình lập phương là:

2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2)

(15)

Bài 2: ( Bài 1/128) HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- GV cho HS thảo luận để tìm ra cách giải

- Yêu cầu các nhóm làm bài

- GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài

Diện tích toàn phần hình lập phương là:

6,25 x 6 = 37,5(cm2) Thể tích hình lập phương là:

6,25 x 2,5 = 15,625(cm2)

Đáp số: S 1 mặt: 6,25 cm2 Stp: 37,5 cm2

V : 15,625 cm3 - HS đọc yêu cầu của bài

- HS thảo luận nhóm - Các nhóm làm bài

- Đại diện HS lên làm bài, chia sẻ trước lớp

Bài giải

1m = 10dm ; 50cm = 5dm;

60cm = 6dm

Diện tích kính xung quanh bể cá là:

(10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm2) Diện tích kính mặt đáy bể cá là:

10 x 5 = 50 (dm2) Diện tích kính để làm bể cá là:

180 + 50 = 230 (dm2) Thể tích của bể cá là:

50 x 6 = 300 (dm3) 300 dm3 = 300 lít Đáp số: a: 230 dm2 b: 300 dm3 3. Hoạt động vận dụng : (5 phút)

- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.

- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.

- HS nêu

* Củng cố - dặn dò:

- Tìm cách tính thể tích của một số đồ vật không có hình dạng như các hình đã học.

- HS nghe và thực hiện

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

ĐẠO ĐỨC

ÔN TẬP EM YÊU QUÊ HƯƠNG ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM

(16)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố lại cách làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần xây dựng quê hương.

- Củng cố Uỷ ban nhân dân (UBND ) xã, phường là cơ quan hành chính nhà nước.

Luôn chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Vì vậy, mọi người đều phải tôn trọng và giúp đỡ UBND làm việc.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp, hợp tác. Nhận thức chuẩn mực hành vi, đánh giá hành vi của bản thân và người khác, điều chỉnh hành vi.

+ Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và góp phần tham gia xây dựng quê hương.

Nội dung tích hợp:

*Giáo dục bảo vệ môi trường: * Giáo dục học tập tấm gương đạo đức HCM:

* Giáo dục ý thức bào vệ biển, hải đảo:

*GDKNS:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: sgk.

2. Học sinh: VBT, SGK.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế  :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở dầu ( 5 phút)

- Cho HS hát

- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài Em yêu quê hương.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS nêu - HS ghi vở 2. Hoạt động Luyện tập: 30p

Bài: Em yêu quê hương.

Hoạt động 1: Triển lãm nhỏ (bài tập 4, SGK)

- GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình đã sưu tầm được.

- Các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.

- Cả lớp xem tranh và trao đổi, bình luận.

- GV kết luận: Nhận xét về tranh, ảnh

Bài tập 4 : Em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?

- Nội dung các tranh: thể hiện tình yêu quê hương VD: Tham gia dọn vệ sinh tại địa phương; Trồng cây xanh; Tham gia văn nghệ với các bài hát, bài thơ câu chuyện thể hiện tình yêu quê hương, về thăm quê, mong ước quê hương giàu đẹp, bảo vệ, giữ gìn tài nguyên môi trường biển đảo là góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương biển đảo.

- Các nhóm trưng bày sản phẩm theo tổ.

- HS xem tranh và trao đổi, bình luận.

(17)

của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương.

* GD HS kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.

Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)

- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.

- GV lần lượt nêu từng ý kiến.

- Mời một số HS giải thích lí do.

- GV kết luận:

+ Tán thành với các ý kiến: a, d

+ Không tán thành với các ý kiến: b, c Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 3, SGK)

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để xử lí các tình huống của bài tập 3.

- Mời đại diện các nhóm HS trình bày.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận:

+ Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách,...

+ Tình huống b: Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm.

* BVMT biển đảo:Yêu quê hương cũng là yêu vùng biển, hải đảo của tổ quốc. Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên môi trường biển đảo là thể hiện lòng yêu nước, yêu tổ quốc Việt Nam

Bài tập 2: Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây:

- Tán thành: a, d.

a. Tham gia xây dựng quê hương là biểu hiện của tình yêu quê hương.

d. Cần phải giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của quê hương.

- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.

- HS giải thích lí do.

Bài tập 3 : Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để xử lí tình huống sau:

- Tình huống a: Tuấn có thể góp sách báo của mình vận động các bạn cùng tham gia đóng góp, nhắc nhở bạn giữ gìn sách.

- Tình huống b: Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội vì đó là 1 việc làm góp phần làm sạch đẹp làng xóm

- 1- 2 HS đọc phần ghi nhớ.

- HS thảo luận và trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình.

(18)

Hoạt động 4: Trình bày kết quả sưu tầm.

- Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát,…

- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.

Bài: UBND xã, phường em:

1. Hoạt động 1:

- Yêu cầu HS báo cáo kết quả tìm hiểu, thực hành ở nhà.

- GV ghi lại kết quả lên bảng. Với những ý còn sai, tổ chức cho HS phát biểu ý kiến góp ý, sửa chữa.

- Yêu cầu HS nhắc lại các công việc đến UBND phường, xã để thực hiện, giải quyết.

Kết luận: UBND xã( phường) luôn chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân. Vậy khi UBND xã phường tổ chức các hoạt động các em cần làm gì? Chúng ta cùng chuyển sang hoạt động 2.

Hoạt động 2

- GV gọi HS đọc các tình huống trong bài tập 2.

- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để thảo luận tìm cách giải quyết các tình huống đó.

- GV phát phiếu học tập

- GV hướng dẫn: Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận.

Thời gian thảo luận là 8 phút - Gọi đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

? Phường Hoành Bồ của chúng ta đã tổ chức các hoạt động nào mà em đã tham gia?

- HS trình bày các bài thơ, bài hát sưu tầm được.

Hoạt động 1: Thế nào là tôn trọng UBND phường, xã.

- HS đưa ra kết quả đã tìm hiểu ở nhà:

mỗi HS nêu ý kiến, với những ý còn sai, các HS khác phát biểu nhận xét góp ý.

+ UBND phường xã có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các công việc như làm giấy khai sinh, xác nhận hộ khẩu để đi học đi làm, công chứng các giấy tờ tùy thân....

- HS nhắc lại các ý đúng trên bảng.

2. Xử lí tình huống (Bài tập 2/SGK):

Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:

a. Ủy ban nhân dân xã 9 phường) tổ chức lấy chữ kí ủng hộ các nạn nhân chất đọc da cam.

b. Đài phát thanh của Ủy ban nhân dân xã ( phường) thông báo lịch để học sinh tham gia sinh hoạt hè tại nhà văn hóa của phường.

c. Phường phát động phong trào quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo,

…ủng hộ trẻ em vùng lũ lụt.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2 SGK - 33 - 3 HS 3 tổ đọc 3 phiếu học tập

- HS trao đổi, thống nhất ý kiến.

(19)

? Đối với những công việc chung mang lại lợi ích cho cộng đồng do UBND phường, xã tổ chức, em phải có thái độ như thế nào?

? Để công việc của UBND đạt kết quả tốt, mọi người phải làm gì?

- GV kết luận: UBND xã là cơ quan lãnh đạo cao nhất ở địa phương. UBND phải giải quyết rất nhiều công việc để đảm bảo quyền lợi của mọi người dân, chăm sóc và giúp đỡ họ có cuộc sống tốt nhất. Trẻ em là đối tượng được quan tâm chăm sóc đặc biệt.Thể hiện sự tôn trọng với UBND phường, xã, em phải tích cực tham gia và ủng hộ các hoạt động chung của UBND để hoạt động đạt kết quả tốt nhất.

- Em có đề nghị gì với UBDN xã ( phường) về các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em tại địa phương ( xây dựng trường học, trạm y tế, sân chơi;

tổ chức ngày tết thiếu nhi, ngày rằm trung thu,...)?

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

+ Nhóm 1( tổ 1- tình huống a) trình bày kết quả bằng tiểu phẩm

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Nhóm 2: 2 trình bày kết quả thảo luận dưới dạng tiểu phẩm.

- Các nhóm khác nhận xét.

+ Nhóm 3: Trình bày dưới dạng tiểu phẩm ( nếu còn thời gian, nếu không còn cho trình bày bằng bảng nhóm) - Các nhóm khác nhận xét, cách xử lí cảu nhóm bạn

- Nhận xét, bổ sung.

- VD: hoạt động dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ của phường.

- Tham gia sinh hoạt hè tại phường.

- Ủng hộ các bạn học sinh nghèo ăn Tết của phường.

- Em tích cực tham gia: hỏi ý kiến bố mẹ để quyên góp những thứ phù hợp như: sách báo, quần áo , đồ dùng học tập, ủng hộ trẻ em vùng bị lũ.

- Mọi người đều phải tôn trọng UBND, tuân theo các quy định của UBND, giúp đỡ UBND hoàn thành công việc - HS lắng nghe.

- Hs trả lời.

3. Hoạt động Vận dụng: 5p

- HS trình bày kết quả sưu tầm về các cảnh đẹp của quê hương, các phong tục tập quán danh nhân...đã chuẩn bị

- HS trình bày.

- Gọi HS trình bày kết quả sưu tầm về

(20)

các cảnh đẹp của quê hương, các phong tục tập quán danh nhân...đã chuẩn bị.

- Nhận xét, tuyên dương.

* Sách Bác Hồ: Kể câu chuyện “Câu hát ví dặm”

* GD HS kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng, về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương.

GV: Bác Hồ, vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của chúng ta là một tấm gương tiêu biểu cho tình cảm đối với quê hương đất nước. Vì yêu quê hương đất nước tha thiết nên Người đã luôn đặt lợi ích của quê hương đất nước lên trên lợi ích của riêng mình.

? Em học tập được ở Bác Hồ điều gì?

* GD biển đảo: GV kể về những tấm gương bảo vệ chủ quyền biển đảo.

- HS trình bày cá nhân.

- Học tập ở Bác lòng yêu quê hương, đất nước

- Chăm chỉ học tập, thực hiện tốt 5 điều Bác dạy góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

- Lắng nghe.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

KĨ THUẬT

ÔN TẬP: SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố cách trình bày được tác dụng của điện thoại; nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại; nhận biết các biểu tượng thể hiện trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại.

- Ghi nhớ được các số điện thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp khi cần thiết.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mô hình điện thoại. Danh mục số điện thoại của phụ huynh học sinh.

- HS: Quan sát tìm hiểu trước tính năng và công dụng của điện thoại ở nhà.

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu : 5p

(21)

- GV nêu tình huống: Ba mẹ đi làm ăn ở xa. HKI vừa qua Nam đạt kết quả tốt, em muốn khoe với ba mẹ. Theo em, Nam có cách nào để kể cho ba mẹ nghe kết quả học tập của mình?

- HS lắng nghe tình huống, vận dụng hiểu biết bản thân để đưa ra các giải pháp cho tình huống.

- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi và gợi ý để HS trao đổi.

- HS đưa ra các cách liên lạc có thể thực hiện được và tìm ra cách hiệu quả nhất đó là sử dụng điện thoại.

+ Em có biết các tính năng của điện thoại, cách sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả?

- GV dẫn dắt vào bài : Sử dụng điện thoại.

- HS trả lời tự do.

2.Hoạt động luyện tập : 30p

. Hoạt động 1: Tác dụng và các bộ phận cơ bản của điện thoại - Mục tiêu:

+ Trình bày được tác dụng của điện thoại.

+ Nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại.

- Nội dung: Quan sát hình ảnh và nhận xét tác dụng của điện thoại,

các bộ phận cơ bản của điện thoại.

(22)

- Sản phẩm: Bản ghi chép của từng cá nhân và bản báo cáo kết quả làm việc và thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật : Khăn trải bàn

- GV cho HS thảo luận nhóm 4:

+ NV 1: Liệt kê tất cả những tác dụng của điện thoại mà em biết.

- Nhóm thảo luận.

- GV: Chốt lại một số tác dụng chính của điện thoại (lưu ý điện thoại cố định và di động), ngoài ra các tác dụng khác phụ trợ theo như: nghe nhạc, lướt wed, quay phim,..

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả và nhận xét.

Thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về các bộ phận cơ bản của điện thoại.

- GV treo ở bảng lớp ảnh của một chiếc điện thoại và tên của các bộ phận tương ứng, yêu cầu các em phát biểu nối tên với các bộ phận tương ứng. (Có thể chọn điện thoại đơn giản tùy điều kiện)

- HS thực hiện nhiệm vụ và phát biểu.

- 1 HS lên bảng thực hiện dán kết

quả.

(23)

- GV nhận xét chốt lại và mở rộng thêm các tính năng và sự đa dạng về cấu tạo, hình dáng của điện thoại.

- HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.

Hoạt động 2: Một số biểu tượng và các chức năng hoạt động của điện thoại

- Mục tiêu: Nhận biết được những biểu tượng và các chức năng hoạt động của điện thoại.

- Nội dung: Hoàn thiện phiếu học tập về các biểu tượng và tính năng.

(24)

- Sản phẩm: Câu trả lời trong phiếu học tập.

(25)

Một số biểu tượng cơ bản trên điện thoại - Cho HS làm việc theo nhóm 4 với

phiếu học tập.

- Đại diện HS báo cáo kết quả.Lớp nhận xét.

- GV chốt lại và nhận xét.

+ Tìm số điện thoại trong danh bạ thì ấn vào biểu tượng nào?

+ Muốn nhắn tin thì vào biểu tượng nào?

Hoạt động 3: Tìm hiểu số điện thoại người thân và số khẩn cấp - Ghi nhớ được các số điện thoại người thân và số điện thoại khẩn cấp - Danh sách ghi số điện thoại mà HS nhớ.

- Yêu cầu HS ghi nhanh các số điện thoại người thân mà các em nhớ được vào giấy

- HS ghi nhanh.

- GV kiểm tra xem HS nào nhớ được nhiều số, HS nào ko nhớ 1 số nào.

+ Tại sao chúng ta cần nhớ được ít nhất 1 số điện thoại của người thân trong gia đình?

- HS suy nghĩ và trả lời.

- GV nhấn mạnh vai trò của số điện - HS ghi nhớ số ĐT và

(26)

thoại người thân và cung cấp vài số điện thoại khẩn cấp:

+ 111: Tổng đài điện thoại bảo vệ trẻ em.

+ 112: Trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn trên VN.

+ 113: Cảnh sát an ninh trật tự.

+ 114: Chữa cháy.

+ 115: Cấp cứu.

+ Đường dây nóng ngành Y tế: 1900- 9095

+ Đường dây nóng phòng chống Covid 19: 1900-3228.

(Lưu ý HS về từng trường hợp cần thiết)

trường hợp sử dụng chúng.

Hoạt động 4: Thực hành

- Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, - Thực hành đóng vai thực hiện tình huống.

- Cách giao tiếp điện thoại theo tình huống.

- GV chia lớp thành các nhóm (tùy

lớp) - HS chia nhóm.

- Cho nhóm HS bốc thăm 1 trong 2 tình huống:

1. Em thấy 1 nhà dân bị cháy.

2. Em nhìn thấy 1 người bị thương nặng.

- Thảo luận và sắm vai theo tình huống

- Cho HS thực hiện. - Lớp nhận xét.

3. Hoạt động Vận dụng: 5p - GV đưa ra 2 tình huống:

TH1: Khi có 1 số ĐT lạ gọi đến, em cần trả lời thế nào cho phù hợp?

TH2: Khi nhìn thấy em của mình vừa chơi game vừa sạc pin, em sẽ làm gì?

- GV chốt lại, giáo dục HS .

- HS lắng nghe và phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

NS: 21/03/2022

NG:30/03/2022 Thứ tư ngày30 tháng 03 năm 2022

TIẾNG VIỆT

(27)

ÔN TẬP: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố lại câu ghép thể hiện nguyên nhân- kết quả, điều kiện, giả thiết kết quả.

- Biết cách điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống , thêm vế câu thích hợp, thay đổi vị trí các vế câu để tạo những câu ghép có quan hệ nguyên nhân- kết quả, điều kiện, giả thiết kết quả.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+Chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: Vở ô ly

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H CẠ Ọ  

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5p

? Để biểu thị quan hệ nguyên nhân kết quả, điều kiện giả thiết kết quả ta làm như thế nào? Cho ví dụ?

-GV nhận xét đánh giá

-GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học

2. Hoạt động luyện tập: 30p

Bài tập 1: Tìm các vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu này trong các VD sau.

a, Vì mưa to nên đồng ngập nước.

b, Tớ không hiểu bài đó vì tớ nghỉ học.

c, Tại anh vắng mặt nên cuộc họp bị hoãn.

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yều cầu HS làm bài.

- Gọi HS đọc bài.

- GV nhận xét chốt lại.

- 2 HS tra lời, lớp nhận xét.

+ Để biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết kết quả giữa hai vế câu ghép ta có thể nối chúng bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ: Nếu, hễ, Nếu... thì..., hễ ...thì...,....

VD: Nếu em được điểm cao thì em sẽ được thưởng.

+ Để biểu thị quan hệ nguyên nhân kết quả giữa hai vế câu ghép ta có thể nối chúng bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ: vì, bởi vì, vì .. nên.., do... mà..., ...

VD: Vì trời mưa nên đường trơn.

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS làm bài + 1 HS làm bảng phụ.

- HS đọc bài và tự làm bài.

(28)

- GV củng cố lại cách sử dụng các quan hệ từ và cặp QHT trong câu ghép.

Bài tập 2: Điền vào chỗ trống quan hệ từ hoặc quan hệ từ trong các câu sau:

a) ...Hà kiên trì luyện tập ...cậu đã trở thành một vận động viên giỏi.

b) ...trời nắng quá...em ở lại đừng về.

c) ...hôm nay bạn cũng đến dự ...chắc chắn cuộc họp mặt càng vui hơn.

d)...hươu đến uống nước...rùa lại nổi lên

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yều cầu HS làm bài theo cặp.

- Gọi HS đọc bài.

- GV nhận xét chốt lại.

Bài tập 3: Đặt câu có sử dụng các cặp quan hệ từ sau:

a, Vì… nên … b, Nhờ … mà….

c, Giá …thì…

d, Nếu … thì…..

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yều cầu HS tự đặt câu.

- Gọi HS đọc bài.

- GV nhận xét chốt lại chỉnh sửa lỗi đặt câu cho HS.

Bài tập 4: Viết một đoạn văn từ 5 đến 10 câu nói về một mùa mà em yêu thích, trong đó có sử dụng các cặp QHT chỉ điều kiện, giả thiết kết quả

- Gv yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS đọc bài làm.

Vế chỉ nguyên nhân

Vế chỉ kết qủa

Quan hệ từ

a, mưa to đồng ngập nước.

Vì ...nên b, tớ nghỉ

học.

Tớ không hiểu bài đó

Vì ...

c, Tại anh vắng mặt

cuộc họp bị hoãn.

nên

-1 HS đọc yêu cầu

-HS trao đổi với bạn rồi làm bài vào vở, 1 cặp làm bảng phụ

a) Nếu ....thì...

b) Nếu ....thì...; Giá mà...thì...

c) Nếu ....thì...

d) Khi ....thì....; Hễ ...thì....

- 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài

- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.

VD:

a, Vì trời rét đậm nên em phải mặc nhiều áo ấm.

b, Nhờ có cố gắng trong học tập mà bạn Hiền có nhiều tiến bộ rõ rệt.

c, Giá mà Hồng không chủ quan thì kết quả thi của bạn sẽ cao hơn.

d, Nếu ngày mai trời nắng thì em sẽ đi công viên chơi

(29)

4. Hoạt động vận dụng: 5p

- Các tổ cử đại diện lên thi tìm các câu ghép chỉ nguyên nhân –kết quả, điều kiện kết quả, giả thiết kết quả.

- GV nhận xét.

-HS thi đặt các câu ghép.

-Đọc câu, -Lớp nhận xét.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP VẾ CÂU GHÉP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn tập lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.

- HS vận dụng các kiến thức đã học làm các bài tập thành thạo.

- Góp phần phát triển Năng lực và phẩm chất:

+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+Chăm chỉ, ham học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng nhóm - HS: Vở ô ly

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5p

? Để thể hiện mối quan hệ tăng tiến giữa các vế trong câu ghép ta nối chúng bằng các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nào? Cho ví dụ?

- GV nhận xét.

- GV giới thiệu bài, ghi bài.

2. Hoạt động luyện tập:30p Bài tập 1 :

a/ Đặt câu trong đó có cặp quan hệ từ: không những…..mà

còn….chẳng những…..mà còn….

- Gọi HS đọc yêu cầu

- 2 em trả lời, lớp nhận xét.

Để thể hiện mối quan hệ tăng tiến giữa các vế trong câu ghép ta nối chúng bằng các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ : chẳng những … mà …, không chỉ … mà. … VD: Chẳng những trời mưa mà gió cũng rất to.

-Lớp nhận xét.

-1 HS đọc yêu cầu

(30)

- Yều cầu HS tự đặt câu . - Gọi HS đọc bài.

- GV nhận xét chốt lại chỉnh sửa lỗi đặt câu cho HS .

Bài tập 2: Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến.

a, Nam không chỉ học giỏi……

b,không chỉ trời mưa to……..

c,Trời đã mưa to………

d, Đứa bé chẳng những không nín khóc…

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yều cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc bài.

- GV nhận xét chốt kết quả đúng.

Bài tập 3: Phân tích cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong các ví dụ sau :

a/ Bạn Lan không chỉ học giỏi tiếng Việt mà bạn còn học giỏi cả toán nữa.

b/ Chẳng những cây tre được dùng làm đồ dùng mà cây tre còn tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yều cầu HS làm bài.

- GV củng cố lại cách phân tích các vế trong câu ghép.

-HS làm bài

- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.

*Đáp án:

a) Không những bạn Hoa giỏi toán mà bạn Hoa còn giỏi cả tiếng Việt.

b, Chẳng những Dũng thích đá bóng mà Dũng còn rất thích bơi lội.

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS làm bài , 1 HS làm bảng phụ

- HS đọc bài và tự làm bài, đại diện chữa bài.

*Đáp án:

a, Nam không chỉ học giỏi m à Nam còn hát rất hay.

b,Không chỉ trời mưa to mà giócòn thổi rất mạnh.

c,Trời đã mưa to lại còn gió rét nữa.

d, Đứa bé chẳng những không nín khóc mà nó lại còn khóc to hơn.

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS làm bài ,1 HS làm bảng phụ

- HS đọc bài và tự làm bài, đại diện chữa bài.

*Đáp án:

a) Chủ ngữ ở vế 1 : Bạn Lan ;

Vị ngữ ở vế 1 : học giỏi tiếng Việt.

- Chủ ngữ ở vế 2 : bạn ;

-Vị ngữ ở vế 2 : giỏi cả toán nữa.

(31)

Bài tập 4: Viết một đoạn văn, trong đó có một câu em đã đặt ở bài tập 1.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yều cầu HS tự viết bài.

- Gọi HS đọc bài.

- GV nhận xét chốt lại chỉnh sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS .

3. Hoạt động vận dụng:5p

- Hãy đặt 1 câu ghép quan hệ tăng tiến giữa hai vế câu trong câu ghép - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tập tốt.

- Dặn HS.

b) Chủ ngữ ở vế 1 : Cây tre ;

Vị ngữ ở vế 1 : được dùng làm đồ dùng.

- Chủ ngữ ở vế 2 : cây tre;

Vị ngữ ở vế 2 : tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.

-1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài.

- HS nối tiếp nhau đọc bài.

Ví dụ: Trong lớp em, ban Lan là một học sinh ngoan, gương mẫu. Bạn rất lễ phép với thấy cô và người lớn tuổi. Bạn học rất giỏi.

Không những bạn Lan học giỏi Toán mà bạn Lan còn học giỏi tiếng Việt.

- HS nối tiếp đặt câu -HS thi đặt câu ghép.

VD: Bạn Tam không chỉ học giỏi mà bạn còn hát rất hay.

+ Chẳng những bạn Mai học giỏi mà bạn cò rất linh hoạt trong công việc.

-Lớp nhận xét

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

TOÁN

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

- Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Bảng nhóm - Học sinh: Vở; nháp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát.

(32)

GV mở nhạc.

- Giới thiệu bài.

- HS đứng tại chỗ nhún nhẩy theo nhạc và hát.

- HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - GV nêu bài tập

a) (2 giờ 10 phút + 1 giờ 35 phút) x 3 b) (7 giờ - 3 giờ 30 phút) : 2

c) 4 giờ 30 phút x 3 – 2 giờ 35 phút x 3 - Yêu cầu HS tự làm bài và chia sẻ

- GV nhận xét và kết luận, củng cố về cách cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

Bài 2: HĐ cá nhân - Cho HS làm bài sau:

Bác thợ mộc làm một bộ bàn ghế gồm 1 cái bàn và 4 cái ghế hết 16 giờ 30 phút.

Hỏi trung bình làm một cái ghế mất bao nhiêu thời gian?( Biết rằng thời gian làm một cái bàn bằng thời gian làm 2 cái ghế)

- HS đọc yêu cầu bài

- Cho HS tìm cách làm sau đó chia sẻ - GV nhận xét và chốt kết quả đúng

Bài 3( Trang 138): HĐ cá nhân - Yêu cầu HS đọc đề bài

- Cho HS nêu cách làm. Khuyến khích HS tìm nhiều cách giải khác nhau.

- 1 HS đọc to trước lớp, lớp đọc thầm - HS nêu lại thứ tự thực hiện các phép tính trong mỗi biểu thức.

- HS làm bài vào vở, sau đó HS lên bảng làm bài, chia sẻ

a) (2 giờ 10 phút + 1 giờ 35 phút) x 3 = 3 giờ 45 phút x 3

= 9 giờ 135 phút = 11 giờ 15 phút b) (7 giờ - 3 giờ 30 phút) : 2

= 3 giờ 30 phút : 2 = 1 giờ 45 phút

c) 4 giờ 30 phút x 3 – 2 giờ 35 phút x 3

= 12 giờ 90 phút – 6 giờ 105 phút = 12 giờ 90 phút – 7 giờ 45 phút = 5 giờ 45 phút

- 1 HS đọc

- HS làm bài vào vở, chia sẻ cách làm Giải

Theo đề bài thời gian làm 4 cái ghế gấp 2 lần thời gian làm 1 cái bàn. Ta có sơ đồ:

Tổng số phần bằng nhau là:

1 + 2 = 3( phần)

Thời gian làm một cái bàn là:

16 giờ 30 phút : 3 = 5 giờ 30 phút Thời gian trung bình để làm một cái ghế là: 5 giờ 30 phút : 2 = 2 giờ 45 phút

Đáp số : 2 giờ 45 phút - Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

- HS làm bài, trình bày kết quả.

Hẹn : 10 giờ 40 phút Hương đến : 10 giờ 20 phút

(33)

- GV nhận xét chữa bài Hồng đến : muộn 15 phút Hương chờ Hồng: …? phút A. 20 phút B. 35phút C. 55 phút D. 1giờ 20 phút

Đáp án B: 35 phút 3. Hoạt động vận dụng : (7 phút)

- Cho HS làm bài sau:

Chú Tư làm chi tiết máy thứ nhất làm hết 1 giờ 45 phút, chi tiết máy thứ hai làm hết 1 giờ 35 phút, chi tiết máy thứ ba làm hết 2 giờ 7 phút. Hỏi chú Tư làm cả ba chi tiết máy hết bao nhiêu thời gian?

- HS nghe

Giải

Hai chi tiết đầu chú Tư làm hết là:

1 giờ 45 phút + 1 giờ 35phút = 3 giờ 20 phút

Cả ba chi tiết chú Tư làm hết thời gian là:

3 giờ 20 phút + 2 giờ 7 phút = 5 giờ 27 phút

Đáp số: 5 giờ 27 phút

* Củng cố - dặn dò:

- Vận dụng các phép tính với số đo thời gian trong thực tế.

- HS nghe và thực hiện

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

LỊCH SỬ

ÔN TẬP LICH SỬ NƯỚC TA TỪ 1858 -1954.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Ví dụ: Phong trào chống Pháp của Trương Định; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nộ; chiến dịch Việt Bắc; chiến thắng Biên giới.

- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, hệ thống háo kiến thức lịch sử.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.

+ Tự hào về tinh thần bất khuất, quyết bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: SKG - HS: SGK, vở BT

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U.Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

(34)

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?

- Nhận xét, bổ sung.

- Giới thiệu bài

- HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30phút)

Hoạt động 1: Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945- 1954

- Gọi HS đã lập bảng thống kê vào vbt

- Yêu cầu HS theo dõi nhận xét - GV nhận xét

- HĐ cá nhân

- HS lập bảng thống kê

- HS đ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Trong buổi lễ hội mùa xuân các bác cần làm những dụng cụ gì để chơi những trò chơi dân gian đó.. - Cô động viên gợi mở

- Tranh 5: Ba bạn nhỏ ngồi trên thuyền một bạn mặcáo phao ngồi ngay ngắn, một bạn thò tay xuống nước nghịch và không mặcáo phao , một bạn đứng dậy chèo

- Tranh 5: Ba bạn nhỏ ngồi trên thuyền một bạn mặcáo phao ngồi ngay ngắn, một bạn thò tay xuống nước nghịch và không mặcáo phao , một bạn đứng dậy chèo

a.Hoạt động 1:Quan sát nhận xét tên gọi, đặc điểm của một số loài hoa?. - Mùa xuân lại đến làm cho mọi cảnh vật trở lên dịu dàng,

Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,. Câu hát căng buồm cùng

Năm 938, ông đã đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời kì độc lập tự chủ của nước ta.. Học tập và noi gương

Mặc dù vây, phong trào đã tạo một dấu ấn to lớn trong lịch sử Việt Nam và có ý nghĩa hết sức to lớn... Gió thu dịu nhẹ làm mặt sông lăn tăn

hiền, đứng hát.. Buổi sáng mùa xuân. Chị Mây áo xanh thong thả đi dạo trên bầu trời. Bác Mặt Trời thức dậy ban phát những tia nắng xuống trần gian. Trăm