• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
50
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 8

NS: 18/10/2021

NG: 25/10/2021 Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2021

TOÁN

TIẾT 42: LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh thực hiện được cách viết số đo độ dài, khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.

- Sử dụng kiến thức đã học vào để giải bài toán có liên quan đến số đo độ dài và diện tích của một hình.

- Góp phần phát triển năng lực phẩm chất:

+Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn về toán học, năng lực giao tiếp toán học.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, bút dạ.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- GV tổ chức phần thi “Ai nhanh, ai đúng”.

- GV đưa ra các phép tính, gọi đại diện 2 HS lên tham gia thi điền nhanh kết quả. Yêu cầu HS giải thích vì sao điền được kết quả như vậy.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV giới thiệu: Với trò chơi ‘Ai nhanh, ai đúng?” chúng ta đã được nhớ lại cách thực hiện đổi đơn vị đo diện tích dưới dạng số thập phân. Để chúng ta thực hiện thành thạo cách viết số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân với các đơn vị khác nhau và sử dụng kiến thức đã học vào để giải bài toán có liên quan. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.

-HS lắng nghe.

- Đại diện HS tham gia.

55dm2 = …….m2 (0,55m2) 16dm223cm2=……….dm2 (16,23dm2)

15,6m2 =…m2 …dm2 (15m260dm2)

(2)

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25 phút)

Bài 1 (47): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Gọi HS nêu cách làm.

- Yêu cầu HS tự làm bài

+ Hãy nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài mà em đã học?

- GV nhận xét, chôt kiến thức.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- 1 HS nêu

- HS tự làm bài. 2 HS lên bảng làm.

- Cả lớp nhận xét, bổ sung.

*Kết quả:

a) 42m 34cm = 42,34m b) 56m 29cm = 562,9dm c) 6m 2cm = 6,02m d) 4352m = 4,352km

+ HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.

Bài 2 (47): Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là kg.

- GV gọi HS đọc yêu cầu và tự làm bài - GV yêu cầu hs làm bài theo nhóm khăn trải bàn.

+ Hãy nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng mà em đã học?

- GV nhận xét, chốt kiến thức đúng.

- HS nêu yêu cầu bài tập

- Các nhóm làm bài trong phiếu - trình bày.

- HS dưới lớp nhận xét, chữa bài.

*Kết quả:

a) 500g = 0,5 kg b) 347g = 0,347 kg c) 1,5 tấn = 1500kg

-Hai đơn vị đo khối lượng liên tiếp nhau hơn kém nhau 10 lần

Bài 3 (47): Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

+ HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo ki-lô-mét vuông, héc ta, đề-xi-mét vuông với mét vuông.

- GV theo dõi hướng dẫn HS chưa hoàn thành làm bài.

- Yêu cầu HS chữa bài.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

+ HS nêu:

1km2 = 1 00 0000m2 1ha = 10 000m2 1m2 = 100dm2

1dm2 = m2 (hay 0,01m2) - HS tự làm vở. 2 HS lên bảng làm.

- HS tự làm vở

- Nhận xét, chữa bài.

* Kết quả:

a) 7km2 = 7 00 0000m2

(3)

- GV chốt kiến thức.

3. Hoạt động vận dụng, (8 phút) Bài 4 (47): Giải toán

- Gọi HS đọc bài toán - Yêu cầu HS tóm tắt

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Cần làm gì để tính được diện tích sân trường?

+ Nửa chu vi sân trường là gì?

+ Có thể dựa vào đâu để tình được chiều dài và chiều rộng của sân trường?

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

*Củng cố-dặn dò: 2’

+ Qua tiết học ngày hôm nay đã giúp em ôn lại những kiến thức gì?

- GV dặn dò HS sau tiết học.

4ha = 40 000m2 8,5ha = 85 000m2 b) 30dm2 = 0,3m2 300dm2 = 3m2 515dm2 = 5,15m2

- 1 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt bài toán theo yêu cầu.

- Làm việc theo nhóm 4 - trình bày - nhận xét.

- HS áp dụng dạng bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 2 số để làm bài.

Bài giải

Chiều dài của sân trường là:

150 : (3+ 2) x 3 = 90 (m) Chiều rộng sân trường là:

150-90 =60 (m) Diện tích sân trường là:

90 x 60 = 5400 (m2)= 0,54 ha Đáp số: 5400 (m2); 0,54 ha - HS trả lời

viết số đo độ dài, khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 18: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).

(4)

- Mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).

- Góp phần phát triển các năng lực phẩm chất:

. + Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm + Có trách nhiệm và tự tin khi tranh luận.

* GD BVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài: liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người.

*VHƯX: Trong khi tranh luận chúng ta cần có lời nói, thái độ phù hợp, thể hiện sự tôn trọng người khác, tránh nóng nảy

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Thể hiện sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh tự tin).

- Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).

- Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Kẻ bảng hướng dẫn HS thực hiện BT1 - HS: SGK, vở

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Cho HS tổ chức thi đóng vai 1 trong 3 bạn để tranh luận cái gì quý nhất ?

- Nhận xét, đưa ra giải pháp hỗ trợ.

- GV nhận xét.

- GV giới thiệu bài: Ở tiết học trước các con đã biết những điều kiện quan trọng và căn bản nhất khi tham gia thuyết trình, tranh luận và để tăng sức thuyết phục để đảm bảo phép lịch sự khi tham gia thuyết trình, tranh luận rồi. Vậy bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con luyện tập về vấn đề cho sẵn.

- 3 HS đóng vai, tranh luận, lớp nhận xét.

- HS nghe - HS ghi vở

2. Hoạt động thực hành (33 phút) Bài 1: HĐ nhóm

- Cho HS thảo luận nhóm theo gợi ý:

- Các nhân vật trong tuyện tranh luận về vấn đề gì?

- Ý kiến của từng nhân vật như thế nào?

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động

+ Cái gì cần nhất đối với cây xanh

+ Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh

- Đất nói: tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi cây không sống được - Nước nói: nếu chất màu không có nước

(5)

- HS ghi các ý sau lên bảng nhóm + Đất: có chất màu nuôi cây

+ Nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây

+ Không khí: cây cần khí trời để sống + Ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh

- Ý kiến của bạn về vấn đề này như thế nào?

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trao đổi về lí lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật ghi vào bảng nhóm.

- Gọi 1 nhóm lên đóng vai - Nhận xét khen ngợi

*BVMT: Qua bài tập em thấy, môi trường thiên thiên gần gũi với cuộc sống của chúng ta như thế nào?

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Kết luận: Trong thuyết trình, tranh luận chúng ta cần nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trình, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ và dẫn chứng bảo vệ ý kiến cho phù hợp. Qua ý kiến của mỗi nhân vật các em kết luận được điều gì để cả 4 nhân vật: đất,nước, không khí, ánh sáng đều thấy được tầm quan trọng của mình?

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Bài 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận?

- Bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề gì?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân - HS trình bày lên bảng

- HS dưới lớp đọc bài của mình - GV cùng cả lớp nhận xét

*Củng cố dăn dò (2 phút)

thì vận chuyển thì cây có lớn lên được không...

+ HS nêu theo suy nghĩ của mình

- 4 HS 1 nhóm thảo luận đưa ra ý kiến của mình và ghi vào bảng nhóm.

- 1 nhóm đóng vai tranh luận, lớp theo dõi nhận xét bổ sung

- 2 HS phát biểu

- HS lắng nghe

- HS đọc

- Bài 2 yêu cầu thuyết trình

- Về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao

- HS suy nghĩ và làm vào vở

- 1 Nhóm HS viết vào bảng nhóm gắn lên bảng trình bày

- HS dưới lớp đọc bài của mình

(6)

- Qua bài học này em học được điều gì khi thuyết trình, tranh luận ?

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở HS.

-Trong khi tranh luận chúng ta cần có lời nói, thái độ phù hợp, thể hiện sự tôn trọng người khác, tránh nóng nảy

- HS nhận xét.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

TẬP ĐỌC

TIẾT 19: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 1)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.Nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

- Góp phần phát triển các năng lực phẩm chất:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm

+ Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân ,có tinh thần tự giác, hợp tác hoàn thành bài học.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Hợp tác, tìm kiếm và xử lí thông tin (lập và hoàn thành bảng thống kê).

- Thể hiện sự tự tin (thuyết trình kết quả tự tin).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở vở bài tập trang 65. Phiếu bốc thăm.

HS: SGK, VBT

IV. CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Tổ chức trò chơi: Gió thổi

- Cách chơi: Gió thổi về tên bạn nào thì bạn đó nói tên 1 bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9. Những bạn sau không nói trùng tên bài.

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (32 phút)

Hoạt động 1: Kiểm tra bài tập đọc

- Yêu cầu HS lên bảng bốc thăm đọc và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Cả lớp chơi

+ Quản trò: Gió thổi, gió thổi + HS: Về đâu, về đâu

+ Quản trò: Bạn Hải

+ HS Hải: bài tập đọc Thư gửi các học sinh

...

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị.

(7)

- Yêu cầu HS NK đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.

- Nhận xét từng học sinh.

Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ Em đã được học những chủ điểm nào ?

+ Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của bài thơ ấy.

- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS có thể mở vở ghi ra để ghi nội dung chính của từng bài.

- Yêu cầu HS lên dán bài làm ở giấy khổ to lên bảng. Báo cáo kết quả.

Chủ điểm

Tên bài Tác giả ND chính

- Nhận xét, sửa chữa.

- GV kết luận lời giải đúng.

* Củng cố dặn dò (3 phút)

- Nêu cảm nhận của em về một bài thơ đã học.

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.

- HS lần lượt thực hiện.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc

+ Các chủ điểm: Việt Nam Tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên.

+ Sắc màu em yêu (Phạm Đình Ân) + Bài ca về Trái đất (Định Hải) + Ê - mi - li, con ( Tố Hữu )

+ Tiếng đàn ba - la - lai- ca trên sông Đà ( Quang Huy )

+ Trước cổng trời (Nguyễn Đình Ánh )

- 2 HS làm bài vào giấy khổ to, HS dưới lớp làm vào vở.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe.

- 3 HS nêu cảm nhận - HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

TOÁN

TIẾT 43: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HKI ---

KĨ THUẬT

NẤU CƠM (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Biết cách nấu cơm.

(8)

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình GDTKNL: Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng.

- Góp phần phát triển năng lực phẩm chất:

+ Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

+ Giáo dục tính cẩn thận, có ý thức giúp bố mẹ nấu cơm. Chăm chỉ làm việcnhà

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên:

- Gạo tẻ.

- Nồi nấu cơm thường và nồi cơm điện.

- Bếp ga du lịch.

- Dụng cụ đong gạo - Rá, chậu để vo gạo.

- Đũa dùng để nấu cơm.

- Xô chứa nước sạch.

- Phiếu học tập:

1.Kể tên các dụng cụ,nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng...:...

2.Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng...và cách thực hiện:...

3.Trình bày cách nấu cơm bằng...:...

4.Theo em,muốn nấu cơm bằng...đạt yêu cầu(chín đều,dẻo), cần chú ý nhất khâu nào?...

5.Nêu ưu,nhược điểm của cách nấu cơm bằng...:...

- Học sinh: SGK, vở thực hành

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - - Cho HS hát bài : Bàn tay mẹ Hỏi: Bàn tay mẹ làm những việc gì?

- Bàn tay mẹ làm rất nhiều việc trong đó có công việc nấu cơm.

Kết nối bài học ghi bảng

Cả lớp hát

- Bàn tay mẹ : nấu cơm, nấu nước uống bế con, quạt khi trời nóng, ủ ấm con khi mùa đông..

- HS nghe 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28 phút) Hoạt động 1 : Tìm hiểu các cách nấu cơm

trong gia đình .

- Nêu các cách nấu cơm ở gia đình .

- Tóm tắt các ý trả lời của HS : Có 2 cách nấu cơm là nấu bằng xoong hoặc nồi và nấu bằng nồi cơm điện .

- Nêu vấn đề : Nấu cơm bằng xoong và nồi cơm điện như thế nào để cơm chín đều , dẻo - Hai cách nấu cơm này có những ưu , nhược điểm gì ; giống và khác nhau ra sao ? Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách nấu cơm bằng xoong , nồi trên bếp .

- Có hai cách nấu cơm trong gia đình

(9)

- Giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách tìm thông tin để hoàn thành nhiệm vụ trên phiếu .

- Quan sát , uốn nắn .

- Nhận xét , hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun .

- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm .

- Các nhóm thảo luận về cách nấu cơm bằng bếp đun theo nội dung phiếu học tập .

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .

- Vài em lên thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun .

- Nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun . 3. Hoạt động vận dụng:(5 phút)

- Ở nhà con thường nấu cơm bằng bếp nào?

nêu cách con nấu cơm?

GD TKNL: Khi nấu cơm bằng bếp đun con cần đun lửa như thế nào?

* Củng cố dặn dò: 2’

Để nấu được cơm bằng bếp đun cần chuẩn bị dụng cụ,nguyên liệu nào?

- GD học sinh nấu cơm đúng cách để tiết kiệm năng lượng

- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm:

- 2 HS nêu

-Khi nấu cơm, cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng.

- Nồi nấu, gạo, giá vo, củi

NS: 18/10/2021

NG: 26/10/2021 Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2021 TOÁN

TIẾT 44: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hiện được cộng hai số thập phân. Giải được bài toán với phép cộng các số thập phân.

- Vận dụng giải bài toán có lời văn với phép cộng các số thập phân.

- Góp phần phát huy năng lực phẩm chất:

+Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học.

+HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sgk. Bảng nhóm, bút dạ.

- HS: Sgk, vở ô li,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- GV tổ chức phần thi: Ai nhanh-Ai đúng - GV đưa ra một số phép tính cộng. Gọi đại diện HS lên tham gia thi điền nhanh Đ, S

- Đại diện 2HS tham gia thi

46718 5346 52064

46718

5346 52044

234578

21230 255708

234578

21230 2557808

(10)

- Yêu cầu HS giải thích vì sao điền Đ/S.

Nhận xét, tuyên dương HS

+ Hãy nhận xét về cách đặt tính và thực hiện tính trong các phép tính trên?

+ Phép cộng STP với một số thập phân thực hiện có giống như cộng hai số tự nhiên không? Cách thực hiện như thế nào, đó là nội dung bài học hôm nay: Cộng hai số thập phân.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (12 phút)

a. Ví dụ 1

- GV đưa bài toán: Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m, đoạn thẳng BC dài 2,45m. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét ?

- Yêu cầu học sinh tóm tắt ví dụ + GV vẽ đường gấp khúc ABC .

+ Muốn tính độ dài của đường gấp khúc ta làm như thế nào ?

+ Hãy nêu rõ tổng độ dài AB và BC.

- GV nêu: Vậy để tính độ dài của đường gấp khúc ABC ta phải tính tổng 1,84 + 2,45. Đây là một tổng của hai số thập phân.

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách giải. ( GV gợi ý: có thể đổi ra đơn vị xăng -ti mét)

- GV yêu cầu học sinh trình bày kết quả tính của mình trước lớp.

- GV hỏi lại: vậy 1,84 +2,45 bằng bao nhiêu?

- GV nêu: Trong bài toán trên để tính tổng 1,84 + 2,45 các em sẽ phải đổi từ đơn vị mét sang đơn vị xăng- ti -mét rồi tính, sau

Đ S S Đ + Khi cộng hai số tự nhiên ta đặt tính thẳng cột, thực hiện tính cộng lần lượt từ phải sang trái.

Lắng nghe.

- 1 HS đọc

- HS thực hiện tóm tắt.

+ Ta tính tổng độ dài của hai đoạn thẳng AB và BC.

+ Tổng 1,84 + 2,45 = ? (m).

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện đổi 1,84m và 2,45m thành số đo có đơn vị là xăng -ti-mét và tính tổng:

1,84m = 184cm 2,45m = 245cm

Độ dài đường gấp khúcABC là:

184 + 245 = 429(cm) 429cm = 4,29m

- 1 HS trình bày, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS nêu: 1,84 + 2,45 = 4,29

- HS lắng nghe.

(11)

khi có được kết quả lại đổi về đơn vị mét.

Làm như vậy rất mất thời gian, vì vậy thông thường người ta sử dụng cách đặt tính.

- GV hướng dẫn học sinh cách đặt tính như trong sách giáo khoa (vừa thực hiện thao tác trên bảng vừa giải thích):

Đặt tính: Viết 1,84 rồi viết 2,45 dưới 1,84 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột với nhau (đơn vị thẳng đơn vị, phần mười thẳng phần mười, phần trăm thẳng phần trăm).

Tính: Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên.

Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

- GV khẳng định: cách đặt tính thuận tiện và cũng cho kết quả là 4,29.

- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 1,84 + 2,54.

- GV yêu cầu HS so sánh để tìm điểm giống và khác nhau giữa hai phép tính các em vừa thực hiện.

+ Em có nhận xét gì về các dấu phẩy của các số hạng và dấu phẩy trong phép tính cộng hai số thập phân ?

b. Ví dụ 2

- GV nêu ví dụ: Đặt rồi tính: 15,9 + 8,75 - GV yêu cầu học sinh vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình.

- 1HS lên bảng đặt tính và tính, HS cả lớp làm ra giấy nháp.

+ 1,84 2,45 4,29 (cm)

- HS so sánh hai phép tính:

+ Giống nhau về cách đặt tính và cách thực hiện cộng.

+ Khác nhau ở chỗ 1 phép tính có dấu phẩy, một phép tính không có dấu phẩy.

+ Trong phép tính cộng hai số thập phân (viết theo cột dọc), dấu phẩy ở các số hạng và dấu phẩy ở kết quả thẳng cột với nhau.

- HS theo dõi

- 1HS lên bảng đặt tính và tính, HS cả lớp làm ra giấy nháp.

65 , 24

75 , 8

9 ,

 15

- HS nêu, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất:

+ Đặt tính: viết 15,9 rồi viết 8,75 dưới

(12)

GV: Nhận xét, khen HS thực hiện tốt.

c. Ghi nhớ

- GV hỏi: Qua hai ví dụ, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép cộng hai số thập phân?

- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ và yêu cầu học thuộc lòng ở lớp.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập (15 phút)

Bài 1: Tính:

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV yêu cầu học sinh chữa bài của bạn trên bảng.

- GV yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép tính của mình.

15,9 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.

+ Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên.

+ Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng với các dấu phẩy của các số hạng.

- Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS tự học thuộc lòng ghi nhớ về cách cộng hai số thập phân.

- HS nêu: tính

- HS làm BT, 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

5 , 82

3 , 24

2 ,

58

23,44

08 , 4

36 ,

19

99 , 324

19 , 249

8 ,

 75

863 , 1

868 , 0

995 ,

 0

- HS nhận xét bài của bạn đúng hay sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- 4 HS vừa lên bảng lần lượt nêu, mỗi học sinh nêu cách thực hiện1 phép tính.

Ví dụ phép tính đầu tiên:

Đặt tính: Viết 58,2 sau đó viết 24,3 dưới 58,2 sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, hàng phần mười thẳng hàng phần mười, đơn vị thẳng đơn vị, chục thẳng chục.

Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên:

. 2 cộng 3 bằng 5 , viết 5.

. 8 cộng 4 bằng 12 viết 2 nhớ 1.

. 5 cộng 2 là 7, 7thêm1 bằng 8, viết 8.

+ Viết dấu phẩy vào tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

+ HS : Dấu phẩy ở tổng viết thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

(13)

+ Dấu phẩy ở tổng của hai số thập phân được viết như thế nào?

- GV nhận xét và tuyên dương học sinh.

Bài 2: Đặt tính rồi tính:

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi:

Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- GV yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính tổng hai số thập phân.

- GV yêu cầu HS làm bài 3 HS làm bảng phụ. GV chấm bài một số học sinh.

- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV có thể yêu cầu HS nêu rõ cách tính của phép tính cụ thể (nếu cần)

- GV nhận xét và tuyên dương học sinh.

4. Hoạt động vận dụng (5 phút) Bài 3: Bài toán:

- GV yêu cầu 1 HS đọc đề trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm bài nhóm đôi, một nhóm làm vào bảng phụ.

- GV chữa bài, sau đó yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính :

32,6 + 4,8 = 37,4

- GV nhận xét và tuyên dương HS.

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng cho HS.

* Củng cố dặn dò: 3’

+ Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào?

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm đề bài và nêu: Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính rồi tính tổng hai số thập phân.

- 1 HS nêu như phần Ghi nhớ, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- 3 HS làm bảng phụ, mỗi HS thực hiện 1 con tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

a,

4 , 17

6 , 9

8 ,

7

57 , 44

75 , 9

82 ,

34

018 , 93

37 , 35

648 , 57

- HS nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính.

- 3 HS nêu - HS lắng nghe

- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- 1nhóm HS lên bảng phụ làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

Cân nặng của Tiến là:

32,6 + 4,8 = 37,4 (kg) Đáp số: 37,4 kg

- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và kiểm tra.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- 2HS nêu

+ Muốn cộng hai số thập phân ta thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên. Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng

(14)

- GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu HS áp dụng cộng một số thập phân với một số thập phân trong các bài học và thực tế.

cột với các dấu phẩy của các số hạng.

-Lắng nghe.

CHÍNH TẢ

TIẾT 10: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Viết được đoạn văn nỗi niềm giữ nước giữ rừng đúng yêu cầu - Góp phần phát triển các năng lực phẩm chất:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm

+ Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân. Có ý thức bảo vệ rừng và giữ gìn thiên nhiên, môi trường.

*GDBVMT: GD ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên đất nước.

*CV 3969: HS tự viết đoạn chính tả ở nhà

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học.

HS: SGK, VBT

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút) - Tổ chức trò chơi: Bắn tên

- Hướng dẫn chơi: HS được gọi tên nói tên 1 câu chuyện đã được nghe, đọc từ tuần 1 đến tuần 10. HS không đước nói trùng tên câu chuyện.

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (32 phút)

Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc - học thuộc lòng: (1/4 số HS trong lớp)

- GV yêu cầu HS lên bốc thăm để chọn bài đọc.

- GV cho HS lên đọc.

- GV nêu câu hỏi về đoạn, bài đã đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt, nhắc nhở HS đọc chưa tốt.

Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung đoạn viết chính tả

- Gọi HS đọc bài viết.

- Giải thích từ: cầm trịch, cơ man, canh

- Cả lớp chơi

+ Quản trò: Bắn tên, bắn tên + HS: Tên gì, tên gì

+ Quản trò: Bạn Hải

+ HS Hải: Câu chuyện Lý Tự Trọng ...

- Lần lượt HS lên bốc thăm, chuẩn bị 2’.

- HS đọc theo yêu cầu và trả lời câu hỏi.

- 1 HS đọc

- HS giải thích từ.

(15)

cánh.

+ Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách ?

+ Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng?

* GDBVMT: Bài văn cho em biết điều gì ?

+ Chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ rùng - nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước ?

GV:Để giữ nước giữ rừng mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức bảo vệ rừng và lên án mọi hành vi phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước.

- Hướng dẫn viết từ khó: Bột nứa,ngược, nỗi niềm, cầm trịch, đỏ lừ, canh cánh.

+ Có những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ? - GV nhắc nhở HS về nhà viết đoạn chính tả vào vở ghi chính tả

3. Hoạt động vận dụng

- Yêu cầu HS trao đổi câu hỏi:

+ Bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ rừng?

* Củng cố dặn dò: 3’

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV nhận xét giờ học, dặn dò.

+ Vì sách làm bằng bột lứa, bột của gỗ rừng

+ Vì rừng cầm chịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà.

+ Bài văn thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.

- Trồng rừng, bảo vệ, giữ gìn rừng...

- 1 HS viết bảng phụ, lớp viết nháp.

+ Những từ đầu câu và tên riêng Đà, Hồng.

- HS ghi nhớ thực hiện.

- Trao đổi cặp đôi 1 phút chia sẻ

+ Tuyên truyền mọi người giữ gìn, bảo vệ rừng.

+ Không đốt phá rừng

+ Không vứt rác bừa bãi ở rừng - Lớp theo dõi, ghi bài

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 19: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 ( Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2).

(16)

-Góp phần phát triển các năng lực phẩm chất:

+Năng lực giao tiếp, hợp tác , năng lực ngôn ngữ.

+Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân .Yêu thiên nhiên, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV:Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học từ tuần 1 – 9.

HS: SGK,VBT

III. CÁC HO T Đ NG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Tổ chức trò chơi: Trời mưa, trời mưa - Hướng dẫn HS chơi

- Giới thiệu bài

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (32 phút)

Hoạt động 1: Kiểm tra bài tập đọc

- Yêu cầu HS lên bảng bốc thăm đọc và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Nhận xét trực tiếp từng HS.

Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 :

+ Trong các bài tập đọc đã học, bài nào là văn miêu tả ?

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn làm bài:

+ Chọn một bài văn miêu tả mà em thích.

+ Đọc kĩ bài văn đã chọn.

+ Chọn chi tiết mà mình thích.

+ Giải thích lí do vì sao em thích chi tiết

- Cả lớp chơi

Quản trò: Trời mưa, trời mưa

Cả lớp: Che ô, đội mũ (hai tay vòng lên phía trên đầu)

Quản trò: Mưa nhỏ

Cả lớp: Tí tách, tí tách (Vỗ nhẹ hai tay vào nhau)

Quản trò: Trời chuyển mưa rào Cả lớp: Lộp độp, lộp độp (Vỗ tay to hơn)

Quản trò: Sấm nổ

Cả lớp: Đì đoàng, đì đoàng (nắm bàn tay phải, giờ lên cao hai lần)

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị. Yêu cầu HS lần lượt thực hiện.

- HS lắng nghe

- HS nối tiếp nhau trả lời.

+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa.

+ Một chuyên gia máy xúc.

+ Kì diệu rừng xanh.

+ Đất Cà Mau.

- HS đọc

- HS lắng nghe.

(17)

ấy.

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 trong 4 phút

- Yêu cầu HS HS trình bày

- Nhận xét, sửa lỗi diễn đạt dùng từ cho từng HS.

- Nhận xét, khen ngợi những nhóm phát hiện được những chi tiết hay trong bài văn và giải thích được lí do.

3. Hoạt động vận dụng (3phút) - Yêu cầu HS trình 1 phút câu hỏi:

+ Em học được tác giả trong các bài văn miêu tả điều gì?

* Củng cố dặn dò

- Gv nhận xét, đánh giá, tiết học.

- Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.

- HS thảo luận nhóm 4, những HS cùng thích bài giống nhau về 1 nhóm - Đại diện nhóm trình bày bài làm - HS lắng nghe.

- 3 HS trình bày

+ Học được cách dùng từ, các biện pháp nghệ thuật, sự quan sát tỉ mỉ...

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

ĐỊA LÍ

TIẾT 6: ĐẤT VÀ RỪNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được đặc điểm sự phân bố đất và rừng ở nước ta.

- Kể tên các loại đất chính ở nước ta: Đất phù sa và đất phe-ra-lít. Trình bày được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít.

Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn:

Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): Đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.

Hiểu tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: Điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ.

- Góp phần phát triển năng lực phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.

+ Có ý thức bảo vệ rừng .Không chặt phá, đốt rừng, …

*CV3799: Lồng ghép nội dung Xây dựng thế giới Xanh – sạch – đẹp vào phần khám phá và vận dụng

*GDBVMT: Biết được một số đặc điểm về môi trường đất, rừng và sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.

* SDNLTK&HQ: Rừng cho ta nhiều gỗ, không chặt phá rừng, đốt rừng, ....

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(18)

GV: + Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.

+ Lược đồ phân bố rừng Việt Nam, các hình minh hoạ SGK.

+ Sưu tầm thông tin về rừng Việt Nam.

+ Máy tính bảng HS: SGK, vở

III.CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: (5p)

- Cho học sinh tổ chức trò chơi "Gọi thuyền" với các câu hỏi sau:

+ Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta?

+ Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất của con người?

+ Kể tên và chỉ trên bản đồ một số bãi tắm khu du lịch biển nổi tiếng nước ta?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: (25p)

a) Hoạt động 1: Các loại đất chính ở nước ta(ƯDPHTM)

- Yêu cầu HS đọc nội dung 1 SGK.

- GV gửi phiếu học tập có câu hỏi 1 SGK.

- GV nhận bài, chiếu nội dung phiếu thảo luận

- Gọi đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả - nhận xét.

- GV nhận xét, thống nhất nội dung

* Kết luận: Nước ta có nhiều loại đất nhưng chiếm phần lớn là đất phe- ra- lít có màu đỏ (đỏ vàng) tập trung ở vùng đồi núi. Đất phù sa do các con sông bồi đắp rất màu mỡ, tập trung ở đồng bằng.

b) Hoạt động 2: Sử dụng đất một cách hợp lí:

- Yêu cầu HS đọc thầm SGK kết hợp hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi:

+ Đất có phải là tài nguyên vô hạn không? Từ đây em rút ra điều gì về việc

- Học sinh chơi trò chơi

- HS nghe

Hoạt động nhóm 4 - 2 HS đọc

-HS nhận bài qua máy tính bảng

-Thảo luận nhóm 4 và hoàn thành nội dung câu hỏi yêu cầu

- Gửi bài cho GV

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Nhóm khác nhận xét.

Hoạt động cá nhân.

- HS thực hiện yêu cầu

(19)

sử dụng và khai thác đất?

+ Tại sao phải giữ gìn môi trường đất và sử dụng đất hợp lí?

+ Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo, tu bổ thì sẽ gây cho đất tác hại gì?

+ Nêu một số cách cải tạo đất mà em biết?

- GV nhận xét

* GV KL: Đất là nguồn tài nguyên quý nhưng chỉ có hạn; việc sử dụng đất phải đi đôi với bảo vệ cải tạo... góp phần tạo nên môi trường thế giới xanh, sạch, đẹp.

c) Hoạt động 3: Các loại rừng ở nước ta

- Cho HS quan sát hình 1,2,3 SGK, hoàn thành sơ đồ về các loại rừng chính ở nước ta.

- Cho HS báo cáo kết quả - nhận xét.

- GV nhận xét.

-Yêu cầu HS lên bảng chỉ trên lược đồ và giới thiệu về rừng Việt Nam.

- GV nhận xét

* GV KL: Nước ta có hai loại rừng chính là rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi và rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển...

d) Hoạt động 4: Vai trò của rừng - Yêu cầu HS trao đổi trả lời câu hỏi:

- Đất không phải là tài nguyên vô tận mà là tài nguyên có hạn. Vì vậy phải sử dụng đất hợp lí và giữ gìn môi trường đất.

+ ...để đất không bị bạc màu, không bị ô nhiễm.

+ Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo đất sẽ bạc màu, xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn...

+ Bón phân hữu cơ, phân vi sinh trong trồng trọt

+ Làm ruộng bậc thang ở các vùng đồi, núi để tránh bị xói mòn

+ Thau chua, rửa mặn ở các vùng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

+ Đóng cọc, đắp đê,... để giữ đất không bị sạt lở, xói mòn...

- HS theo dõi và bổ sung ý kiến.

- HS lắng nghe. Ghi nhớ

Hoạt động nhóm 4

- HS quan sát hình vẽ SGK, đọc SGK, thảo luận nhóm, hoàn thành sơ đồ:

- HS báo cáo kết quả, nhận xét.

-1-2 HS lên bảng.

Hoạt động cặp đôi.

- 2 HS/nhóm trao đổi trả lời.

+ Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ, rừng điều hoà khí hậu, giữ cho đất không bị xói mòn, rừng đầu nguồn giúp

(20)

+ Nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người?

+ Tại sao ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí?

+ Em biết gì về thực trạng rừng nước ta hiện nay?

+ Để bảo vệ rừng nhà nước và nhân dân cần làm gì?

* GVKL: Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu, giữ đất không bị xói mòn, rừng đầu nguồn hạn chế lũ lụt, chống bão...Tài nguyên rừng có hạn; vì thế không khai thác bừa bãi làm cạn kiệt tài nguyên;

ảnh hưởng đến môi trường

3. Hoạt động Luyện tập, thức hành:

(5p) (ƯDPHTM)

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV gửi phiếu học tập bài 1,3/VBT- 11+12 từ phòng học.

- GV nhận bài, chiếu nội dung phiếu thảo luận

- Gọi đại diện 3 nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét thống nhất kết quả

- Đất phe-ra-lit: Miền núi. Đặc điểm:

Màu đỏ hoặc màu vàng.

- Đất phe-ra-lit: Đồng bằng. Đặc điểm:

Màu nâu đen.

Bài 3: Đáp án e. Tất cả các ý trên .4. Hoạt động Vận dụng: (3p)

+Nêu thực trạng của đất và rừng nước ta hiện nay?

*GDMT:

+ Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân cần làm gì?

+Nêu việc cần làm để tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp

hạn chế lũ lụt, rừng ven biển chống bão biển, bão cát,...

+ Vì nếu khai thác rừng bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến môi trường, tăng lũ lụt, bão,....

- HS trình bày thông tin sưu tầm.

+ ...nhà nước ban hành luật bảo vệ rừng, có chính sách phát triển kinh tế...nhân dân tự giác bảo vệ rừng, từ bỏ phá rừng làm nương...

Bài 1:

- 2 HS đọc

-HS nhận bài qua máy tính bảng

-Thảo luận nhóm 4 và hoàn thành nội dung bài tập.

- Gửi bài cho GV

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Nhóm khác nhận xét.

+HS phát biểu ý kiến: đất được quy hoạch và rừng được trồng nhiều ..

+ Trồng rừng, không chặt phá, đốt rừng,...

Mọi người cùng chung tay trồng rừng và bảo vệ rừng,...

(21)

* Củng cố dặn dò: 2’

- GV liên hệ giáo dục HS ý thức trồng và bảo vệ cây xanh, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.- Liên hệ về việc sử dụng đất trồng trọt và đất ở hiện nay ở địa bàn nơi em ở.

- GV nhận xét giờ học.

+ HS phát biểu ý kiến

-HS lắng nghe, ghi nhớ thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

NS: 18/10/2021

NG: 27/10/2021 Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2021

KỂ CHUYỆN

TIẾT 10:ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1).

- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2.

Thấy được vai trò và tác dụng của các từ loại và các thành ngữ tục ngữ được vận dụng trong cuộc sống.

- Góp phần phát triển các năng lực phẩm chất:

+Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm

+Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân ,có tinh thần tự giác, hợp tác hoàn thành bài học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở bài tập 1, bài tập 2 (2 tờ) HS: SGK, VBT

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút) - Tổ chức trò chơi: Ca bơi cá nhảy

- Hướng dẫn chơi: Cho cả lớp đứng dậy nói và làm động tác theo hướng dẫn.

+ GV nói: "Mặt nước", tay thì đua ngang làm mặt nước, HS làm theo và nói to theo.

+ GV hô: "Cá nhảy", làm động tác cá nhảy, tay đưa lên cao, HS làm theo và hô "chíu"

+ GV hô: "Cá lặn", làm động tác đưa tay xuống, HS làm theo và hô "chủm"

- GV giới thiệu bài học

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30 phút) Bài 1:Trao đổi trong nhóm để lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học theo mẫu sau:

- Cả lớp tham gia trò chơi

- Theo dõi.

(22)

Việt Nam Tổ quốc

em

Cánh chim hoà

bình

Con người với th.nhiên Danh

từ Động

từ Tính từ

Thành ngữ Tục ngữ

- Yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 kĩ thuật khăn trải bàn

- Yêu cầu 2 nhóm dán phiếu và trình bày.

- Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, KL lời giải đúng.

Bài 2:Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau:

Bảo vệ

Bình yên

đoàn kết

Bạn bè

Mênh mông Từ

đồng nghĩa

Từ trái nghĩa

- Yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp đôi trong 44 phút, GV phát phiếu lớn cho các nhóm.

- Yêu cầu 1 cặp dán phiếu và trình bày.

- Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Thế nào là từ đồng nghĩa ? Lấy ví dụ ? + Thế nào là từ trái nghĩa ? lấy ví dụ ? - GV nhận xét, KL lời giải đúng.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút)

- Yêu cầu HS đặt câu hoặc tìm thành ngữ, tục ngữ có các từ đồng nghĩa ( trái nghĩa ) ở BT2 - GV nhận xét, đánh giá

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi thống nhất kết quả

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài theo cặp đôi, 1 cặp làm phiếu lớn.

- Nhóm làm phiếu lớn dán phiếu và trình bày.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- 2 học sinh trả lời.

- Lớp theo dõi.

- 4 HS trả lời

(23)

* Củng cố dặn dò: 2’

- GV tổng kết tiết học.

- Nhận xét giờ học và dặn dò.

- Học sinh lắng nghe.

IVĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

TẬP ĐỌC

TIẾT 20: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 (Tiết 5)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp. Học tập được chị Năm sự bình tĩnh, thông minh, mưu trí.

- Góp phần phát triển các năng lực phẩm chất:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác , năng lực ngôn ngữ + Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV:Phiếu bốc thăm, 1 Số trang phục để diễn kịch HS: Dụng cụ hóa trang

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút) - Tổ chức trò chơi: Đi tìm lời thơ

- Hướng dẫn chơi: Cho HS điền từ còn thiếu vào các câu sau:

1. Vàng cơn ..., trắng cơn ...

2. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ ....

3. Gần mực thì ...., gần đèn thì ...

4. Lá rụng về ...

5. Uống ... nhớ nguồn.

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi - Giới thiệu bài

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30 phút)

Hoạt động 1: Kiểm tra bài tập đọc

- Yêu cầu học sinh lên bảng bốc thăm đọc và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Nhận xét từng HS.

- HS tham gia chơi

- 2 đội tham gia chơi, mỗi đội 5 người nối tiếp điền từ vào mỗi câu.

- Học sinh lắng nghe và bốc thăm.

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị; Yêu cầu học sinh lần lượt thực hiện.

(24)

Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 : Nêu t/c của một số nhân vật trong vở kịch lòng dân.

- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của bài tập . - Yêu cầu HS đọc lại vở kịch. Cả lớp theo dõi, xác định tính cách của từng nhân vật.

- Yêu cầu HS phát biểu.

- Yêu cầu HS diễn kịch theo nhóm n6 trong 5 phút

- Tổ chức cho HS diễn kịch.

- GV cùng cả lớp tham gia bình chọn : + Nhóm diễn kịch giỏi nhất.

+ Diễn viên đóng kịch giỏi nhất.

- Khen ngợi HS vừa đoạt giải.

3. Hoạt động vận dụng (3 phút)

+ Vở kịch Lòng dân cho em biết điều gì ? + Em học được điều gì qua vở kịch này?

*Củng cố dặn dò : 2’

- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị tiết sau.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- 2 HS đọc nối tiếp.

- 5 HS phát biểu.

+ Dì Năm: khôn khéo, bình tĩnh, nhanh trí,...

+ An: thông minh, nhanh trí...

- HS hoạt động trong nhóm 6 - 4 nhóm thi diễn kịch.

- HS bình chọn - HS lắng nghe.

+ Cho thấy sự thông minh mưu trí của mẹ con dì Năm ………….

+ Phải bình tĩnh trươc mọi việc để tìm cách giải quyết tốt nhất....

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

TOÁN

TIẾT45: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố cộng các số thập phân.

- Áp dụng được tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

Vận dụng giải các bài toán có nội dung hình học.

- Góp phần phát huy năng lực phẩm chất

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

+HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, Bảng phụ kẻ sẵn nội dung của bài tập 1.

- HS : SGK, bảng con, vở...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

(25)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (5p):

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Nối nhanh, nối đúng"

+ Cho 2 đội chơi, mỗi đội 4 em. Sau khi có hiệu lệnh các đội nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nối nhanh và đúng thì đội đó thắng.

37,5 + 56,2 1,822

19,48+26,15 45,63

45,7+129,46 93,7

0,762 +1,06 175,16

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động thực hành, luyện tập (30 phút)

Bài 1:Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b +a.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.

+ Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?

- GV kẻ khung bảng (Như SGK) nói đến đâu viết đến đó

- Cho các giá trị của a và b; Yêu cầu HS tính giá trị số của a + b; b + a.

+ Em có nhận xét gì kết quả của a + b và b + a ?

+ Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì được tổng nào ? Tổng này có giá trị như thế nào so với tổng a +b ?

- GV khẳng định: Đó chính là tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân. Khi đổi chỗ hai số hạng trong cùng một tổng thì tổng không thay đổi.

- HS chơi trò chơi - Tự cử các đội chơi.

- HS nghe - HS ghi bài

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

+ Bài cho các cặp số yêu cầu ta tính giá trị của hai biểu thức a + b và b+ a.

- 1 HS làm bài trên bảng phụ.

- L p làm bài trong v .

a 5,7 14,9 0,53

b 6,24 4,36 3,09

a + b

5,7+6,24

= 11,94

14,9+4,36

= 19,26

0,53+3,09

= 3,62 b

+ a

6,24+5,7

= 11,94

4,36+14,9

=

19,26 3,09+0,53

= 3,62 - Hai tổng này có giá trị bằng nhau . + Khi ta đổi chỗ các số hạng trong tổng a + b thì được tổng b + a có giá trị bằng tổng ban đầu. Khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng 5,7 + 6,24 thì được tổng 6,24 + 5,7 .

- HS nhắc lại kết luận về tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

(26)

+ Em hãy so sánh tính chất giao hoán của phép cộng các số tự nhiên, tính chất giao hoán của phép cộng phân số và tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

- GV chốt lại kết luận:

+ Khi đổi chỗ các số hạng của một tổng thì tổng đó không thay đổi.

+ Đây chính là tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

Bài 2:Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại.

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài toán.

+ Em hiểu yêu cầu của bài" dùng tính chất giao hoán để thử lại" như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm bàn.

3 HS làm bảng phụ

- GV yêu cầu HS nhận xét bài là của bạn trên bảng.

- GV nhận xét và tuyên dương HS.

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3phút)

Bài 3 (trang 51):

- GV gọi HS đọc đề toán.

+ Bài toán cho ta biết gì?

+ Khi đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng đó không thay đổi.

+ HS nêu lại tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

- Học sinh đọc đề bài trong SGK.

- HS nêu: Thực hiện tính cộng sau đó đổi chỗ các số hạng để tính tiếp. Nếu hai phép cộng có kết quả bằng nhau tức là đã tính đúng, nếu hai phép cộng cho hai kết quả khác nhau tức là đã tính sai.

- 3 HS làm bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở.

a.

26 , 13

8 , 3

46 .

 9

thử lại

26 , 13

46 , 9

8 , 3

 b.

05 , 70

97 , 24

08 ,

45 thử lại

05 , 70

08 , 45

97 ,

24

c.

16 , 0

09 , 0

07 ,

0

thử lại

16 , 0

07 , 0

09 ,

0

- HS nhận xét bạn làm bài đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài toán.

+ Chiều rộng của hình chữ nhật là :

(27)

+ Bài yêu cầu chúng ta tìm gì?

+ Muốn tính chu vi của hình chữ nhật ta phải làm như tế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Quan sát và giúp đỡ HS làm bài.

- GV nhận xét và đánh giá bài làm của HS

*Củng cố dặn dò: 2’

- GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu HS về hoàn thành bài tập,vận dụng tốt vào các dạng bài và thực tế.

Chuẩn bị bài Tổng nhiều số thập phân.

16,34 và chiều rộng kém chiều dài 8,32 m .

+ Tính chu vi của hình chữ nhật đó . + Hs nêu lại câch tính chu vi HCN.

- HS làm bài trong vở - 1 HS làm bài trên bảng.

Bài giải:

Chiều dài của hình chữ nhật là : 16,34 + 8,32 = 24,66 (m) Chu vi của hình chữ nhật là : (16,34 + 24,66)× 2 = 82 ( m) Đáp số : 82 m - Lớp nhận xét và bổ sung.

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 19: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1(Tiết 6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1, BT2 (chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e).

- Đặt được câu để phân biệt từ đồng âm (BT4).

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác , năng lực ngôn ngữ

+ Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân , yêu thích từ ngữ tiếng việt, yêu thích môn học.

*CV3969 : Không làm BT3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV : - Bảng phụ, một số từ: chăm chỉ, thương mến, nhân ái, thấp, đen, tốt ghi vào các hình tròn, vuông, tam giác, hình chữ nhật.

HS : SGK, VBT

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút) - Tổ chức trò chơi: Đập vào bảng

- Hướng dẫn chơi: Giáo viên sẽ đọc câu

- HS tham gia chơi

- 2 đội tham gia chơi, mỗi đội cử 6

(28)

hỏi.Học sinh đứng trước bảng, nghe giáo viên đọc và đập nhanh vào câu trả lời đúng.

Đội nào đập đúng và nhanh được 1 điểm.

Kết thức trò chơi đội nào nhiều điểm thắng.

- Câu hỏi:

+ Từ đồng nghĩa với nhân hậu? với yêu quý? Với cần cù?

+ Từ trái nghĩa với cao? Với trắng? Với xấu?

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi - Giới thiệu bài

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30 phút)

Bài 1:Thay từ in đậm bằng từ đồng nghĩa.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

+ Hãy đọc những từ in đậm trong đoạn văn.

+ Vì sao cần thay những từ in đậm đó bằng những từ đồng nghĩa khác ?

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp trong 2 phút

- Yêu cầu HS phát biểu, GV ghi bảng những từ đưa ra để thay thế.

- GV nhận xét, rút ra kết luận yêu cầu học sinh đọc lại.

- GV: Lưu ý học sinh khi dùng từ đồng nghĩa.

Bài 2 : Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống.

- Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.

- Tổ chức cho HS thi tiếp sức

người chơi theo từng cặp

VD : đôn hậu/nhân hậu quý mến/yêu quý cần cù/ siêng năng

- 1 HS đọc.

+ Các từ:bê, bảo, vò, thực hành.

+ Vì những từ đó dùng chưa chính xác trong tình huống.

- HS trao đổi, thảo luận, trả lời.

- Thay các từ trên lần lượt bằng từ:bưng, mời , xoa, làm.

- HS đọc lại bài đã hoàn thành - HS lắng nghe.

- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.

- 2 đội thi tiếp sức, mỗi đội 5 người nối tiếp điền từ vào chỗ chấm

a. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

b. Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

c.Thắng không kiêu, bại không nản.

d….

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay e……

(29)

- Nhận xét, tổng kết đội làm đúng, nhanh.

- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trên.

Bài 4 : Đặt câu với mỗi nghĩa của từ đánh

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân, HS làm bảng phụ

- Nhận xét bài làm trên bảng.

- Cho HS đổi chéo kiểm tra cặp đôi 3. Hoạt động vận dụng (3 phút)

- Yêu cầu HS tìm câu thành ngữ, tục ngữ có cặp từ trái nghĩa khác mà em biết.

- GV nhận xét, mở rộng

* Củng cố dặn dò : 2’

- GV nhận xét tiết học.

- Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau.

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.

- Nhẩm, đọc thuộc lòng.

- HS đọc

- 2 HS làm bảng phụ Ví dụ về đáp án:

+ Đánh bạn là không tốt.

+ Mọi người đổ xô đi đánh kẻ trộm.

+ Mẹ em không đánh em bao giờ.

- HS lắng nghe.

- HS đổi chéo kiểm tra

- 4 HS đọc các câu tìm được + Lên voi xuống chó

+ Chết vinh còn hơn sống nhục

+ Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.

+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng - HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

TOÁN

TIẾT 46: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính tổng nhiều số thập phân.

HS dựa vào phép cộng các số thập phân để nêu được tính chất kết hợp và thực hiện phép tính.

- Vận dụng phép cộng các số thập phân để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.

- Góp phần phát triển năng lực phẩm chất

+Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học,

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Viết các số đo độ dài. dưới dạng số

Muốn chuyển đổi hai đơn vị đo diện tích về một đơn vị đo diện tích viết dưới dạng số thập phân, ta chuyển đổi như?.

Kiến thức: Củng cố về viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân, mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và khối lượng thông dụng. Thái độ:

Kiến thức: Giúp HS củng cố về: cách viết các số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.. Kĩ năng:

Kiến thức: Giúp HS củng cố về: cách viết các số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau3. Kĩ năng:

Kiến thức: Giúp HS củng cố về: cách viết các số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.. Kĩ năng:

CÙNG NHAUKHÁM PHÁ CÁC

Ôn tập về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đơn vị đo khối lượng và cách viết số đo độ dài, cách viết số đo khối lượng.. dưới dạng