• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 5

Ngày soạn: 28/09/2020

Ngày giảng: Thứ hai 05/10/2020 Toán

TIẾT 21: 38 + 25 I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Học sinh biết cách thực hiện phép cộng dạng 38 + 25 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết).

- Củng cố phép tính cộng đã học dạng 8 + 5 và 28 + 5.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính cộng có nhớ và giải toán.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ thực hành Toán 2 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 3 SGK trang 20.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

- Học sinh thực hiện.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’)

2. Giới thiệu p.cộng 38 + 25: (12’) - Giáo viên nêu bài toán dẫn đến phép tính (rồi lấy ra 3 bó 1 chục que tính và 8 que tính, lấy tiếp 2 bó 1 chục que tính và 5 que tính, rồi tìm cách tính tổng số que tính đó).

- Giáo viên hướng dẫn: gộp 8 que tính với 2 que tính (ở 5 que tính ) thành 1 bó 1 chục, 5 bó 1 chục thêm 1 bó 1 chục là 6 bó 1 chục, 6 bó 1 chục với 3 que tính rời là 63 que tính. Vậy 38 + 25 = 63.

- Từ đó dẫn ra cách thực hiện phép tính dọc (theo 2 bước ) :

+ Đặt tính ( thẳng cột ).

+ Tính từ phải sang trái.

* Lưu ý: có nhớ 1 vào tổng các chục.

- Học sinh thực hiện lần lượt các yêu cầu của giáo viên.

3. Thực hành: (18’)

Bài 1: Gọi Hs đọc yêu cầu BT - Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Cho học sinh tự làm vào VBT.

Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT.

- Gọi học sinh tóm tắt.

- Hỏi:+ Bài toán cho biết những gì?

- Học sinh đọc yêu cầu BT.

28 + 45 48 + 36 68 + 13 28 + 7 88 + 4 78 + 12 - Học sinh đọc yêu cầu BT.

- Học sinh tóm tắt.

Bài giải

(2)

+ Bài toán hỏi gì?

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT.

Bài 3: <, >, = ?

- Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Gọi học sinh lên bảng làm vào bảng phụ, dưới lớp làm vào VBT.

- Giáo viên và học sinh nhận xét Bài 4: Gọi Hs đọc yêu cầu BT - Gọi học sinh lên bảng làm vào bảng phụ, dưới lớp làm vào VBT.

Con kiến phải đi đoạn đường dài số dm là:

18 + 25 = 43 (dm) Đáp số: 43 dm - Đọc yêu cầu BT.

- Học sinh làm.

- Nêu cách làm - Đọc yêu cầu BT.

- Học sinh làm.

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Giáo viên nhắc học sinh về nhà làm bài tập trong SGK trang 21.

- Nhận xét tiết học.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập đọc CHIẾC BÚT MỰC I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: hồi hộp, nức nở, ngạc nhiên, loay hoay...

- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật (cô giáo, Lan, Mai).

- Hiểu nghĩa của các từ mới.

- Hiểu nội dung bài: khen ngợi Mai là cô bé ngoan, biết giúp bạn.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to, rõ ràng, lưu loát.

c)Thái độ: Có thái độ trân trọng việc làm tốt của bạn.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Thể hiện sự cảm thông, hợp tác

- Ra quyết định, giải quyết vấn đề.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa trong SGK IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài "Trên chiếc bè" và trả lời các câu hỏi nội dung bài.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:((1’)

- Học sinh quan sát tranh trong bài, giáo viên hỏi: bức tranh vẽ cảnh gì?

Để hiểu chuyện gì xảy ra trong lớp học và câu chuyện muốn nói với các em điều gì các em hãy đọc bài "Chiếc bút mực".

- Các bạn đang ngồi tập viết trong lớp, viết bằng bút mực, trước mỗi bạn có một lọ mực.

2. Luyện đọc: (30’)

(3)

2.1. Giáo viên đọc mẫu toàn bài 2.2. Hdẫn hs l.đọc kết hợp giải nghĩa từ a. Đọc từng câu

- Gv nêu chú ý phát âm chuẩn ở một số từ có phụ âm đầu là l/n, s/x, ch/tr

- Gv ghi một số từ cần lưu ý lên bảng:

- Học sinh đọc nối tiếp câu.

b. Đọc từng đoạn trước lớp:

- Chú ý cho hs đọc một số câu sau:

- Hs nối tiếp đọc từng đoạn trong bài.

- Gv gọi hs đọc từ khó trong bài, chú thích (giáo viên có thể hỏi rồi gọi học sinh nêu cách hiểu của mình hay giáo viên có thể hỏi học sinh những từ nào con chưa hiểu? (hồi hộp, loay hoay, ngạc nhiên)

c. Đọc từng đoạn trong nhóm.

d. Thi đọc giữa các nhóm.

- Học sinh đọc nối tiếp câu.

VD: nức nở, ngạc nhiên, loay hoay.

- 2 học sinh đọc.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

+ Thế là trong lớp / chỉ còn mình em / viết bút chì. //

+ Nhưng hôm nay/cô cũng định cho em viết bút mực/vì em viết khá hơn rồi.//

- Hs đánh dấu cách ngắt nghỉ vào SGK.

- Học sinh đọc.

3. Hdẫn tìm hiểu bài: (15’) (trình bày ý kiến cá nhân)

?Những từ nào cho biết bạn Mai mong được viết bút mực?

?Chuyện gì đã xảy ra với Lan?

?Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút?

?Cuối cùng Mai quyết định ra sao?

?Khi biết mình cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào?

?Vì sao cô giáo khen Mai?

*)TH: Được học tập, được các thầy cô giáo và các bạn khen ngợi, quan tâm

- Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai hồi hộp nhìn cô. Mai buồn lắm vì trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì.

- Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút. Lan buồn, gục đầu xuống bàn khóc nức nở.

- Vì nửa muốn cho bạn mượn bút, nửa lại tiếc.

- Mai lấy bút đưa cho Lan mượn.

- Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói:

cứ để bạn ấy viết trước.

- Cô giáo khen Mai vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn bè. / Mai đáng khen vì em biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn. / Mai đáng khen vì mặc dù em chưa được viết bút mực nhưng khi thấy bạn khóc vì quên bút, em đã lấy bút của mình đưa cho bạn.

(4)

giúp đỡ đó là quyền của hs chúng ta.

Gv nói: Mai là cô bé tốt bụng, chân thật. Em cũng tiếc khi phải đưa bút cho bạn mượn, tiếc khi biết cô giáo cũng cho mình viết bút mực mà mình đã cho bạn mượn bút mất rồi nhưng em luôn hành động đúng vì em biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn.

4. Luyện đọc lại: (15’)

- Mỗi nhóm 4 học sinh tự phân vai (người dẫn chuyện, cô giáo, Lan, Mai), thi đọc toàn truyện.

- Giáo viên và học sinh nhận xét, bình chọn những nhóm đọc tốt nhất.

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

+ Câu chuyện này nói về điều gì? (trải nghiệm)

HSNK: Em thích nhân vật nào trong truyện? vì sao?

- Yêu cầu hs c.bị cho tiết kể chuyện

"Chiếc bút mực "bằng cách quan sát trước các tranh minh hoạ trong SGK và về nhà đọc lại bài.

- Nói về chuyện bạn bè thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.

- Hs nói theo ý thích và giải thích vì sao

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

HĐNG (Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống) BÀI 2: LUÔN GIỮ THÓI QUEN ĐÚNG GIỜ I. MỤC TIÊU

a. Kiến thức: Hiểu được một nét tính cách, lối sống văn minh của Bác Hồ là luôn giữ thói quen đúng giờ mọi lúc, mọi nơi.

b. Kĩ năng:Thấy được lợi ích của việc đúng giờ, tác hại của việc chậm trễ, sai hẹn.

c. Thái độ: Thực hành bài học đúng giờ trong cuộc sống của bản thân

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tài liệu BH và những bài học về đạo đức, lối sống L2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A.Kiểm tra bài cũ (5’) - Gv gọi 2 HS trả lời câu hỏi

+ Gọn gàng, ngăn nắp giúp gì cho ta khi sử dụng đồ đạc?

+ Gọn gàng, ngăn nắp có làm cho căn nhà , căn phòng đẹp hơn không?

- GV nhận xét, khen ngợi

* GV giới thiệu bài: Luôn giữ thói quen đúng giờ

- 2 HS trả lời

- HS nghe -HS nghe

(5)

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Các hoạt động

a. Hoạt động 1: Đọc hiểu (15’) - HS đọc mục tiêu

- HS nhắc lại mục tiêu trước lớp

* Hoạt động cá nhân:

- Gv đọc đoạn truyện trang 7 SGK.

- GV giải thích từ (nếu có từ khó trong bài đọc).

-GV hỏi

+ Trong câu chuyện này vì sao anh em phục vụ lại gọi Bác là “cái đồng hồ chính xác”?

+ Có lần đi họp gặp bão, cây đổ ngổn ngang trên đường, Bác có tìm cách đến cuộc họp đúng giờ không?

+ Trong thời kì kháng chiến khi không tiện đi ô-tô, Bác đã dùng các phương tiện gì để tìm cách đi lại được chủ động hơn?

- Gv gọi HS trả lời và nhận xét.

- GV hỏi: Chúng ta đã học tập được điều gì từ Bác Hồ?

* Hoạt động nhóm

- Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trong 2 phút câu hỏi sau

+ Bài học cuộc sống được gửi gắm qua câu chuyện này là gì? Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?

-Gv kết luận: Mỗi chúng ta hãy tự tạo cho bản thân mình một thói quen đúng giờ để tiết kiệm thời gian, của mình và của mọi người đông thời đạt được hiệu quả công việc hơn.

b. Hđ2: Thực hành, ứng dụng (15’)

* Hoạt động cá nhân

- Gv nêu câu hỏi, gọi HS trả lời câu hỏi:

+Có bao giờ em đến lớp muộn không?

- HS đọc.

- 2HS nhắc lại - HS lắng nghe

- Vì bác luôn giữ thói quen làm việc đúng giờ dù ở bất cứ đâu, lúc nào.

- Bác vẫn tìm cách đi để đến đúng giờ.

- Bác đi xe đạp, đi ngựa để đi lại cho chủ động.

- HS nghe

- Luôn có thói quen đúng giờ mọi lúc mọi nơi

- HS trả lời: Cần tạo thói quen đúng giờ cho bản thân ….

- Hs nghe

- HS suy nghĩ trả lời.

(6)

Trong trường hợp em đến lớp muộn, cô giáo và các bạn thường nói gì với em?

+ Em kể câu chuyện về một lần mình từng bị trễ giờ.

+ Em hãy kể ích lợi của việc đúng giờ trong khi: Đi học, đi chơi cùng bạn, đi ngủ, thức dậy

+ Em hãy kể những tác hại nếu chúng ta không đúng giờ trong việc: Đi học, đi chơi cùng bạn, đi ra sân bay, đi tàu?

- Gv nhận xét và khen ngợi HS.

* Hoạt động nhóm

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 trong 3 phút: Em hãy lập 1 thời gian biểu cho mình trong 1 ngày vào 1 tờ giấy sau đó chia sẻ thời gian biểu đó với các bạn trong nhóm.

- Gv gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- Gv nhận xét và kết luận: Để tiết kiệm thời gian của mình và của người khác thì mỗi chúng ta hãy tự tạo cho mình một thói quen đúng giờ và hãy sắp xếp cho mình một thời gian biểu thật hợp lý.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

+ Bài học cuộc sống này chúng ta học tập được ở Bác Hồ điều gì?

- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Dặn HS học bài cũ và xem trước bài 3 cho tuần tiếp theo.

- Hs trả lời

- Hs kể trước lớp.

- HS kể.

- HS kể.

- HS nghe

- HS thảo luận nhóm và trình bày, nhận xét.

- Hs nghe.

- Thói quen đúng giờ giấc mọi lúc mọi nơi.

- Hs nghe.

Kể chuyện CHIẾC BÚT MỰC I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.

- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp kế với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng kể và nhận xét bạn kể.

c)Thái độ: Có thái độ trân trọng việc làm tốt của bạn.

(7)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh sách giáo khoa, dụng cụ đóng vai.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- 2 học sinh nối tiếp nhau kể chuyện

"Bím tóc đuôi sam".

- Nhận xét B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài: (1’)

2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:

a. Kể từng đoạn theo tranh (18’) - Giáo viên nêu yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát tranh và nói tóm tắt nội dung?

- Học sinh kể trong nhóm.

- Đại diện các nhóm kể trước lớp.

HSNK: Kể theo hình thức phân vai, dựng lại câu chuyện.

- Gv nx, tuyên dương.

b. Kể toàn bộ câu chuyện (13’)

- Khuyến khích kể bằng lời của mình.

- Hs theo dõi, nx.

- T1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô giáo lấy mực.

T2: Lan khóc vì quên bút ở nhà.

T3: Mai đưa bút cho Lan mượn.

T4: Cô giáo cho Mai viết bút mực, cô đưa bút của mình cho Mai viết.

- Kể nối tiếp đến hết nhóm.

- Học sinh xung phong dựng lại câu chuyện.

Sau mỗi em kể có nhận xét.

- 2 học sinh kể toàn bộ câu chuyện.

C. Củng cố, dặn dò (2’)

- Gv hệ thống bài, nhận xét giờ học.

––––––––––––––––––––––––––––––––

Thực hành Tiếng việt

LUYỆN ĐỌC BÀI TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN KỲ (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

a. Kiến thức: Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: dân làng, nằm mơ, nuôi dạy…

- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung câu chuyện.

b.Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát.

c.Thái độ: Có thái độ tính tích cực, say mê học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gọi học sinh đọc bài tuần trước - Gv nhận xét

B. Bài mới

-2-3 học sinh đọc

(8)

1.Giới thiệu bài (1’) 2. Hướng dẫn ôn tập(27’) Bài 1: Hs đọc yêu cầu - GV đọc mẫu

- Hs đọc nối tiếp câu

GV kết hợp giải nghĩa từ: nuôi dạy.

- Đọc đoạn: đọc trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - Đọc đồng thanh

Bài 2: Đọc yc bài tập 2.

GV hướng dẫn câu a.

a. Cậu bé 4 tuổi Nguyễn Thời Lượng thông minh như thế nào?

b. Thời Lượng từ nhỏ đã chuyên cần học tập ntn?

c. Vì sao sư thầy đổi tên NTL thành Nguyễn Kỳ?

d. Ngày rước trạng, vì sao NK muốn được đón tại chùa?

đ. Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ sự vật?

- Gọi hs trả lời, hs chữa bài.

- GV chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò:(2’) GV nhận xét tiết học.

Bài 1- Hs đọc yêu cầu.

- 2 hs đọc: Trạng nguyên Nguyễn Kỳ

- Hs đọc nối tiếp câu theo hàng ngang.

- Hs đọc.

Bài 2. 2-3 Chọn câu trả lời đúng a. Chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà thuộc lòng.

b. Đêm nào cũng học bài dưới ánh nến ở chân tượng.

c. Vì mơ thấy có người tên là Nguyễn Kỳ đỗ Trạng nguyên.

d. Vì muốn cảm tạ phật và sư thầy.

đ. Nguyễn Kỳ, tượng, nến.

- Hs: Chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà thuộc lòng.

- Cả lớp làm bài

Ngày soạn: 29/10/2020 Ngày giảng: Thứ ba 06/10/2020 Toán

TIẾT 22: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a.Kiến thức: Củng cố và rèn luyện kĩ năng thực hiện phép cộng dạng 8 + 5; 28 + 25 (cộng có nhớ qua 10).

- Củng cố giải toán có lời văn và làm quen với loại toán trắc nghiệm.

b.Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính cộng có nhớ và giải toán.

c.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ(5’)

(9)

- Gọi học sinh đọc lại bảng 8 cộng với 1 số

- Gv nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Luyện tập:

Bài 1: Nhẩm (3’) - Củng cố bảng cộng 8.

Bài 2: Đặt tính rồi tính ( 10’) - Củng cố về đặt tính và thực hiện phép tính.

Bài 3: Giải toán (10’)

- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

-2 học sinh đọc -Lắng nghe

- Học sinh đọc yêu cầu, làm bài tập.

8 + 2 = 8 + 3 = 8 + 4 = 8 + 5 =. 8 + 6 = 8 + 7 = 8 + 8 = 8 + 9 = 8 + 10 = 8 + 0 = - Học sinh đọc yêu cầu BT.

- 5 học sinh lên bảng.

18 + 35 38 + 14 78 + 9 28 + 17 68 + 16

- Học sinh đọc yêu cầu BT.

- 1 học sinh tóm tắt, 1hs làm bài Bài giải

Cả hai tấm vải dài số dm là:

48 + 35 = 83 (dm) Đáp số: 83 dm C. Củng cố, dặn dò: (1’)

- Gv hệ thống bài và nhắc học sinh chuẩn bị bài sau.

Chính tả CHIẾC BÚT MỰC I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài chiếc bút mực.

- Viết đúng 1 số tiếng có âm giữa vần ia/ ya. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu l/n.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng có âm đầu l/n.

c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp chép bài chính tả. Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Gọi 2 học sinh lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con những từ ngữ sau: dỗ em, ăn giỗ, dòng sông, ròng rã...

- Giáo viên nhận xét

- Học sinh thực hiện.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’)

Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

(10)

2. Hướng dẫn tập chép

2.1. Hdẫn học sinh chuẩn bị. (8’)

- Gv hd hs qs đoạn tóm tắt đã chép trong bảng phụ.

- Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị:

+ Hs tập viết tên riêng trong bài; Viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai:

bút mực, lớp, quên, lấy, mượn…

+ Tìm những chỗ có dấu phẩy trong đoạn văn.

- 3 học sinh đọc đoạn chép.

- 1 học sinh đọc lại đoạn văn (chú ý nghỉ hơi đúng chỗ có dấu phẩy ).

2.2. Học sinh chép bài vào vở: (10’) - Học sinh chép bài.

2.3. Giáo viên chấm chữa bài. (5’)

- Giáo viên chấm 6 bài, nêu nhận xét. - Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.

3. Hdẫn làm bài tập chính tả: (8’) Bài 1: Điền ia/ ya vào chỗ trống:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm.

- Cho 2 học sinh làm trên bảng - Giáo viên và học sinh nhận xét.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

Bài 2: Ghi vào chỗ trống từ chứa tiếng có âm đầu l/ n.

- Gv cho hs làm/a. Hdẫn hs cách làm.

- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm một ý.

- Nhóm trưởng lên trình bày, học sinh các nhóm nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

- Đọc yêu cầu bài.

- Các nhóm thảo luận và làm vào bảng phụ, mỗi nhóm làm 1 ý rồi lên trình bày.

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những em viết bài sạch sẽ, chữ đúng kích cỡ.

––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 30/09/2020 Ngày giảng: Thứ tư 07/10/2020

Toán

TIẾT 23: HÌNH CHỮ NHẬT. HÌNH TỨ GIÁC I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Học sinh nhận dạng được các hình chữ nhật, hình tứ giác qua hình dạng tổng thể chưa đi vào yếu tố của các hình.

- Bước đầu vẽ được hình tứ giác, hình chữ nhật (nối tiếp các điểm cho sẵn).

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết hình chữ nhật và hình tứ giác.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ que hình học, bộ 2D, 3D. Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài:(1’)

(11)

Hôm nay cô và các con cùng nhau học bài " hình chữ nhật, hình tứ giác".

2. Giới thiệu hình chữ nhật (6’)

- Gv cho hs qs mô hình 2D, 3D, lấy hình chữ nhật và hỏi: Các con cho cô biết "Đây là hình gì?"

- Hãy đọc tên hình đó cho cô?

- Các con quan sát hình chữ nhật và cho cô biết hình có mấy cạnh? Các con quan sát xem các cạnh của hình thế nào? (4 cạnh: 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau).

- Hình có mấy đỉnh?

- Con hãy đọc tên các hình chữ nhật treo trên bảng phụ cho cô.

- Hình chữ nhật gần giống hình nào các con đã học ở lớp 1?

- Đây là hình chữ nhật.

- Hình chữ nhật ABCD.

- Hình có 4 cạnh.

- Có 4 đỉnh.

- Hình vuông.

3. Giới thiệu hình tứ giác (6’)

- Gv lấy hình tứ giác cho hs qs rồi giới thiệu đây là hình tứ giác.

- Hình có mấy cạnh?

- Hình có mấy đỉnh?

- Các hình có 4 cạnh, 4 đỉnh được gọi là hình tứ giác.

- Hình như thế nào thì được gọi là tứ giác?

- Giáo viên chỉ bảng hình đã vẽ ở bên và nói: Con hãy đọc tên các hình tứ giác có trong bài học.

? Hình chữ nhật cũng chính là hình tứ giác đúng hay sai? Vì sao?

- Các con đã được biết hình chữ nhật chính là hình tứ giác đặc biệt vậy bây giờ các con hãy nêu tên các hình tứ giác có trong bảng phụ cho cô?

*) Lưu ý:

- Vậy các con đã được biết hình chữ nhật, hình tứ giác rồi bây giờ các con hãy tự liên hệ xem những đồ vật xung quanh chúng ta như bảng, mặt bàn, quyển sách, thước kẻ…có hình gì?

- Học sinh chú ý và tự ghi tên vào hình.

- Có 4 cạnh.

- Có 4 đỉnh.

- Có 4 cạnh, 4 đỉnh.

- Học sinh đọc.

- Đúng. Vì hình chữ nhật là hình tứ giác đặc biệt. Cũng có 4 cạnh, 4 đỉnh nhưng có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.

- ABCD, MNPQ, EGHI, CDEG, PQRS, HKMN.

- Hs nêu 4. Thực hành (19’)

Bài 1: Dùng thước và bút nối các - Học sinh đọc yêu cầu.

(12)

điểm để được: hình chữ nhật, hình tứ giác.

- Hãy đọc tên HCN con nối được?

- Hãy đọc tên HTG con nối được?

- Giáo viên và hs nx, chốt lại kq đúng.

Bài 2: Tô màu vào hình tứ giác có trong mỗi hình vẽ

- Hướng dẫn học sinh cách tô màu.

- Vậy các hình còn lại các con không tô màu con có biết đó là những hình gì không?

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

- Học sinh làm vào VBT.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh làm vào VBT, 3 học sinh tô màu vào bảng phụ rồi treo lên bảng.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

- Hình tròn, hình tam giác.

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Hs thực hành lắp ghép hcn, htg theo ý thích

- Giáo viên hệ thống bài.

- Giao BT về nhà cho học sinh.

- Hs sử dụng bộ que hình học và lắp ghép hgn, htg.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập đọc MỤC LỤC SÁCH I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

+ Đọc đúng 1 văn bản có tính liệt kê, biết ngắt nghỉ và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục.

+ Nắm được nghĩa các từ ngữ mới.

+ Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to, rõ ràng, lưu loát.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một số quyển sách có Mục lục. Bp.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- 3 học sinh đọc nối tiếp bài "chiếc bút mực" và trả lời câu hỏi1, 2 SGK.

- Giáo viên và học sinh nhận xét

- Học sinh thực hiện.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Luyện đọc: (12’)

2.1. Giáo viên đọc mẫu toàn bộ mục lục:

giọng đọc rõ ràng, rành mạch.

2.2. Hdẫn hs lđ kết hợp giải nghĩa từ.

a. Đọc từng mục

- Chú ý: các từ dễ phát âm sai: quả cọ, cỏ nội, Quang Dũng, Phùng Quán, vương

- Học sinh nghe.

- Học sinh thực hiện.

(13)

quốc, nụ cười, cổ tích…

- Hướng dẫn học sinh đọc 1, 2 dòng trong mục lục (đã ghi sẵn trên bảng phụ), đọc theo thứ tự từ trái sang phải (ngắt nghỉ hơi rõ ràng)

b. Đọc từng mục trong nhóm

- Lần lượt học sinh trong nhóm đọc, các khác lắng nghe, góp ý. Giáo viên theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.

c.Thi đọc giữa các nhóm (từng mục,cả bài)

+ Một. // Quang Dũng.// Mùa quả cọ.//

Trang 7.//

+ Hai.// Phạm Đức.// Hương đồng cỏ nội.// Trang 28.//

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10’)

3.1. Gv hdẫn hs đọc thành tiếng, đọc thầm từng mục, TLCH 1,2,3,4 trong SGK ? Tuyển tập này có những truyện nào?

? Truyện "người học trò cũ" ở trang nào?

? Truyện "mùa quả cọ" của nhà văn nào?

? Mục lục sách dùng để làm gì?

*)TH: Trẻ em có quyền được đọc sách, truyện

3.2. Gv hdẫn hs đọc, tập tra mục lục sách

"

TV2", tập một, tìm tuần 5 theo các bước sau

- Học sinh mở mục lục tuần 5.

- Hs đọc mục lục tuần 5 theo hàng ngang.

- Hs thi hỏi đáp nhanh về nội dung trong mục lục.

- Học sinh tìm trong bài và trả lời các câu hỏi.

4. Luyện đọc lại: (10’)

- Hs thi đọc lại toàn văn bài mục lục sách.

- Bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch.

- Hs tìm tên bài trong sách đã chuẩn bị

- Học sinh thực hiện.

- Hs nêu C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Giáo viên hệ thống bài.

- Nhận xét tiết học.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập viết CHỮ HOA D I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Viết chữ hoa D theo cỡ chữ vừa và nhỏ.

- Viết câu ứng dụng (Dân giàu nước mạnh) cỡ nhỏ, đúng mẫu, đều nét, nối nét đúng quy định.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu và quy trình viết chữ D.

c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu chữ D viết hoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(14)

A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Gọi hs lên bảng viết C, Chia; Dưới lớp viết bảng con. Giáo viên nhận xét

- Học sinh thực hiện.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

2. Hướng dẫn viết chữ hoa D: (7’) 2.1. Hdẫn hs quan sát và nx chữ D.

- Chữ D cao mấy li?

- Viết bằng mấy nét?

- Cách viết: ĐB trên ĐK6, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, DB ở ĐK5.

- Giáo viên viết chữ mẫu lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

2.2. Giáo viên viết mẫu trên khung chữ, trên dòng kẻ chữ D.

2.3. Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ D.

- 5 li.

- Gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản - nét lượn hai đầu và nét cong phải nối liền nhau, tạo một vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.

- Học sinh viết vào bảng con.

3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng: 7p 3.1. Giới thiệu câu ứng dụng

- Giúp học sinh hiểu nghĩa câu ứng dụng: nhân dân giàu có, đất nước hùng mạnh. Đây là một ước mơ, cũng có thể hiểu là một kinh nghiệm (Dân có giàu thì nước mới mạnh).

3.2. Giáo viên viết mẫu câu ứng dụng.

3.3. Hdẫn hs quan sát và nhận xét.

- Độ cao của các chữ cái?

`- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng)?

3.4. Hdẫn hs viết chữ Dân vào b.con

- Học sinh đọc câu ứng dụng.

- Chữ D, h cao 2,5 li; Chữ g cũng cao 2,5 li nhưng 1,5 li nằm dưới dòng kẻ;

Các chữ cái còn lại cao 1 li.

- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) cách nhau bằng khoảng cách viết một chữ cái o.

- Học sinh viết bài.

4. Hdẫn hs viết vào vở tập viết.

- Hs luyện viết theo yêu cầu trên. Gv theo dõi, giúp đỡ các em chậm viết đúng quy trình, hình dáng, nội dung.

5. Chấm, chữa bài: 2p

- Gv chấm 5-7 bài, nx rút kinh nghiệm. - Học sinh nghe giáo viên nhận xét.

6. Củng cố, dặn dò: 2p

(15)

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Vê nhà luyện viết thêm trong vở

- Về nhà thực hiện theo lời gv dặn dò.

Thực hành Tiếng việt

LUYỆN TẬP VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT- CÂU KIỂU AI - LÀ GÌ?

I. MỤC TIÊU a.Kiến thức

- Củng cố kiến thức về từ chỉ sự vật

- Biết dùng từ chỉ sự vật tìm được để đặt câu theo mẫu: Ai là gì?

b.Kỹ năng: Rèn kĩ năng tìm từ chỉ sự vật và đặt câu theo mẫu Ai là gì? . c.Thái độ: Có thái độ tính tích cực, say mê học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Nội dung bài tập luyện - Thẻ từ cho bài tập 2

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Học sinh tìm từ chỉ sự vật - HS, Gv nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Luyện tập(30’)

Bài 1: Tìm từ chỉ sự vật theo yêu cầu sau:

a, Chỉ người b, Chỉ đồ vật c, Chỉ con vật d, Chỉ cây cối

GV nhận xét chốt kết quả đúng

- Khen HS tìm được nhiều từ đúng yêu cầu

Bài 2: Hãy xếp các từ sau vào các cột thích hợp

Chỉ người

Chỉ đồ vật

Chỉ con vật

Chỉ cây cối

- Học sinh, công nhân, cây cam, cây mít, cái bàn, hộp bút, viên phấn, cây khế, cây bàng, con gà, con sáo, con gấu, con cá, dòng sông, con ong, bạn bè, nhà cửa, ca sĩ, cây hoa, bộ đội.

Bài 1- Hs đọc yêu cầu.

- HS nêu miệng từ chỉ sự vật

Bài 2.

- HS nêu yêu cầu của bài - Hs làm bài trong nhóm

- 2 nhóm lên thi gắn nhanh các thẻ từ vào cột tương ứng

Chỉ người

Chỉ đồ vật

Chỉ con vật

Chỉ cây cối - Học

sinh,

cái bàn, hộp

con gà, con sáo

cây cam,

(16)

- Dưới lớp theo dõi nhận xét - GV chốt kết quả đúng

- HS đọc lại kết quả đúng vừa làm

Bài 3: Chọn từ ở bài 1 hoặc bài 2 đặt câu theo mẫu Ai( cái gì, con gì) là gì?

- Giáo viên giải thích yêu cầu của bài - 1HS đặt câu mẫu

- GV nhận xét, học sinh làm bài vào vở - Lớp. GV nhận xét

C. Củng cố, dặn dò(2’) GV nhận xét tiết học.

công nhân, bạn bè, ca sĩ, bộ đội.

bút, viên phấn, dòng sông, nhà cửa

con gấu con cá con ong

cây mít cây khế, cây bàng, cây hoa - HS đọc yêu cầu của bài

- HS nêu câu mình đặt được

Chính tả

CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM I. MỤC TIÊU

a.Kiến thức: Chép lại chính xác hai khổ thơ đầu bài Cái trống trường em, biết trình bày bài thơ 4 tiếng

- Làm đúng các bài tập phân biệt l/n.

b.Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng có âm đầu l/n.

c.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG: Băng giấy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- GV đọc - 2 HS viết bảng lớp - Lớp viết bảng con – NX - GV NX

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’) 2. Hướng dẫn nghe viết

a.Hướng dẫn HS chuẩn bị: (8’) - GV đọc bài, 2 HS đọc lại

? Hai khổ thơ này nói gì?

? Có những dấu câu gì?

?Chữ đầu câu và đầu dòng phải viết như thế nào?

- HS luyện viết bảng con b. HS viêt bài vào vở: (15’) - GV đọc – HS viết bài c. Chấm chữa bài: (5’) - GV đọc – HS soát lỗi

- HS tự soát, sửa lỗi bằng bút chì - GV chấm NX 6 bài

chia quà - đêm khuya – tia nắng

- Nói về cái trống trường lúc các bạn nghỉ hè

- dấu chấm và dấu chấm hỏi - Viết hoa chữ cái đầu

- trống, nghỉ, ngẫm nghĩ, buồn

(17)

3. Hdẫn làm bài tập chính tả: (7’) Bài 1: HS nêu yêu cầu

- 2 Hs làm trên bảng- Lớp làm vở - HS NX – GVNX, 1HS đọc lại bài GV: Lưu ý cách phát âm l/n

Bài 2: Hs nêu yêu cầu, nhận các bgiấy, ghi từ tìm được vào bgiấy.

- HS chơi trò chơi tìm từ tiếp sức - Lớp NX – GV NX

C. Củng cố dặn dò: (1’)

- GV NX chung toàn bộ bài viết - GV NX giờ học

Bài 1. Điền l hay n

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khối biếc non phơi bóng vàng

Bài 2. Tìm và ghi vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l hoặc n

- l: linh, lan, lá, lề, lẹ, lạnh. . .

- n: no, nong , nòng, nóng, nu, na,. . .

Bồi dưỡng Toán

LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG DẠNG: 38 + 25 I. MỤC TIÊU

a.Kiến thức

- Ôn tập phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25, giải bài toán bằng một phép cộng các số đo có đơn vị dề- xi mét, thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.

- Củng cố phép tính cộng đã học dạng 8 + 5 và 28 + 5.

b.Kỹ năng

- Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25 c.Thái độ: Phát huy tính tích cực, say mê học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng con, vở li III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động Gv Hoạt động Hs

A. Kiểm tra bài cũ(5’) - Đọc bảng cộng 9, 8 - HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc đúng, đọc thuộc

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Luyện tập(30’) Bài 1: Tính

- Yêu cầu làm bảng con

Giúp đỡ thêm 1 số em chậm. Lưu ý cách ghi các chữ số, thuật tính.

- Nhận xét, chữa Bài 3: Giải toán

- HS đọc cá nhân - Quan sát, ghi nhớ

- 1 em lên làm. Lớp bảng con

- 1 em đọc yêu cầu

- Lớp làm bảng con. 3 em lên bảng làm nêu lại cách tính

- 1em đọc

(18)

- Gọi hs đọc bài toán

- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, tự nêu cách giải và giải vào vở

- Chấm bài, chữa Bài 4: Điền dấu >, <, =

? Muốn điền đúng kết quả ta làm thế nào?

- Yêu cầu hs làm bài - Nhận xét, chữa

C. Củng cố, dặn dò(2’) - Nhận xét giờ học

- Học thuộc công thức 8 + 5 - Xem lại các BT

- Tính tổng rồi so sánh kết quả - Làm bài, nêu kết quả

- Lắng nghe, ghi nhớ

Phòng học trải nghiệm Bài 2: ỐC PHÁT SÁNG (TIẾT 2) I.MỤC TIÊU

a. Kiến thức: Tìm hiểu về loài ốc phát sáng.

- Cách kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm.

- Tạo chương trình và điều khiển Robot phát sáng.

b. Kĩ năng: Hs có kĩ năng lắp ráp mô hình theo đúng hướng dẫn và có sự sáng tạo.

- Học sinh sử dụng được phần mềm lập trình, kết nối điều khiển robot.

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe.

c. Thái độ: Học sinh nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã có tinh thần trách nhiệm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình lắp ráp robot.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Robot Wedo. Máy tính bảng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. A.Kiểm tra bài cũ (3’)

- Nêu lại các bước lắp ghép mô hình ốc phát sáng.

- Nhận xét tuyên dương HS trả lời đúng.

B. Bài mới (30’) 1. Giới thiệu bài (1’)

Giới thiệu: Trong giờ học trước các con đã được học cách lắp ghép ốc phát sáng". Vậy để các con lắp sáng tạo như thế nào thì cô và các con sẽ học bài học ngày hôm nay: Lắp sáng tạo ốc phát sáng". Yêu cầu hs nhắc lại các bài học . 2. Hướng dẫn học sinh lắp ghép (30’)

* Gv chia nhóm học sinh và phát máy tính bảng cho các nhóm.

- HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

(19)

- G.thiệu về ốc phát sáng: Cho hs qs ốc phát sáng có sẵn trong phần mềm wedo ở máy tính bảng.

* Hoạt động 1: Hướng dẫn hs lắp ghép.

Bước 1: Gv chia nhóm và yêu cầu hs thảo luận nhóm để xem cần những chi tiết nào có thể lắp sáng tạo và robot hoạt động được.

Bước 2: Hs TL nhóm và đưa ra ý kiến.

Bước 3: Gv có thể gợi ý cho học sinh có thể lắp thêm cánh hoặc chân cho ốc phát sáng.

Bước 4: Học sinh chọn các chi tiết để hoàn thành sản phẩm.

*Gv cho các nhóm lắp ghép hoàn thiện robot “ ốc phát sáng có sự sáng tạo”

3.Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá - Các nhóm trưng bày sp đã lắp ghép.

- Gv đgiá phần trình bày của các nhóm.

- Gv nhắc lại kiến thức ở bài học.

Hoạt động 3: Sắp xếp, dọn dẹp:

- Giáo viên hdẫn các nhóm cất robot đã lắp ghép vào vị trí của mình để buổi sau chúng ta sẽ học cách lập trình robot nhé!

C. Tổng kết( 2')

- Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức vừa học.

- Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh thực hiện đúng nội quy ở phòng học.

- HS quan sát

- Lắng nghe

- Hs thực hiện theo yêu cầu của gv.

- Nhóm trưởng lấy đồ dùng rồi phân công các thành viên trong nhóm thực hiện: 1 bạn lấy chi tiết, 1 bạn báo cáo gv - Các nhóm làm theo hướng dẫn. Lắng nghe, ghi nhớ và làm theo hướng dẫn của giáo viên.

- Lắng nghe.

- Hs trưng bày sản phẩm - Lắng nghe.

- Các nhóm làm theo hướng dẫn. Lắng nghe, ghi nhớ và làm theo hướng dẫn của giáo viên.

- Nhắc lại các kiến thức vừa học.

Ngày soạn: 01/10/2020

Ngày giảng: Thứ năm 08/10/2020 Toán

TIẾT 24: BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Củng cố khái niệm "nhiều hơn", biết cách giải toán và trình bày bài toán về nhiều hơn (dạng đơn giản).

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán về nhiều hơn (toán đơn có 1 phép tính).

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình vẽ trong SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(20)

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Gọi hs lên bảng làm bài tập 3 SGK.

- Giáo viên và học sinh nhận xét

- Học sinh thực hiện.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: 1p

- Gv nêu mục đích, yêu cầu bài tập.

2. G.thiệu bài toán về nhiều hơn: 12p - Hd hs qs tranh trong SGK, chẳng hạn:

+ Hàng trên có 5 quả cam ( gài 5 quả cam vào bảng gài).

+ Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả. Giáo viên giải thích: tức là đã có như hàng trên (ứng 5 quả trên, trống hình), rồi thêm 2 quả nữa (gài tiếp 2 quả cam vào bên phải).

- Giáo viên nhắc lại bài toán: hàng trên có 5 quả cam (giáo viên chỉ hình 5 quả cam), hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả (giáo viên chỉ 2 quả bên phải theo hình vẽ). Hỏi hàng dưới có mấy quả cam?

(giáo viên viết dấu? vào bảng dưới).

- Giáo viên gợi ý để học sinh nêu phép tính và câu trả lời rồi hướng dẫn học sinh trình bày bài giải.

3. Thực hành: 18p

Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh.

- Đọc đề toán, tìm hiểu đề - Tìm cách giải (làm tính cộng).

- Trình bày bài giải.

Bài 3: Gv hdẫn học sinh theo 3 bước:

- Đọc đề toán, tập ghi tóm tắt (bài toán cho gì? Hỏi gì?)

- Tìm cách giải (làm tính cộng).

- Trình bày bài giải.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh tự nêu phép tính.

- VD:

Bài giải

Số quả cam ở hàng dưới là:

5 + 2 = 7 (quả)

Đáp số: 7 quả cam.

- Học sinh đọc yêu cầu.

Bài giải:

Hòa có số bút chì màu là:

6 + 2 = 8 (bút chì) Đáp số: 8 bút chì 3. Tóm tắt

Dũng : 95cm

Hồng : cao hơn Dũng 4cm.

Hồng : ... cm?

Bài giải

Hồng cao số xăng - ti - mét là:

95 + 4 = 99 (cm)

Đáp số: 99 xăng - ti - mét C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Giáo viên chốt lại kiến thức.

- Nhận xét tiết học

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

(21)

Luyện từ cà câu

TÊN RIÊNG. CÂU KIỂU AI - LÀ GÌ?

I. MỤC TIÊU

a.Kiến thức: Phân biệt các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật. Biết viết hoa tên riêng.

b.Kỹ năng: Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai (cái gì,con gì) là gì?

c.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, máy chiếu, phông chiếu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Con hãy đặt cho cô câu hỏi và trả lời về ngày tháng?

- Giáo viên và học sinh nhận xét

- Học sinh thực hiện.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’)

Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

2. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: Cách viết các nhóm (1) và nhóm (2) khác nhau như thế nào? Vì sao? (12’)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu bài tập: các con phải so sánh cách viết các từ ở nhóm (1) với các từ nằm ngoài ngoặc đơn ở nhóm (2).

- Vậy 1 con hãy đọc cho cô nội dung cần ghi nhớ trong SGK. Sau đó gọi tiếp 3 em nữa đọc.

Bài 2: (8’) Hãy viết:

a) Tên hai bạn trong lớp.

b) Tên một dòng sông… (UDPHTM) - Hdẫn hs nắm yêu cầu của bài: Mỗi con chọn tên hai bạn trong lớp, viết chính xác, đầy đủ họ tên hai bạn đó;

Sau đó, viết tên một dòng sông ở địa phương mình đang sống. Chú ý viết đúng chính tả, viết hoa chữ cái đầu của mỗi tên riêng.

- GV gửi tập tin cho HS làm và nhận bài hs gửi. GV nxet

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

- Yêu cầu hs làm bài vào VBT.

Bài 3: Đặt câu theo mẫu rồi ghi vào

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh phát biểu ý kiến:

+ Các từ ở cột 1 là tên chung, không viết hoa ( sông, núi, thành phố, học sinh).

+ Các từ ở cột 2 là tên riêng của một dòng sông, một ngọn núi, một thành phố hay một người ( Cửu Long, Ba Vì, Huế, Trần Phú Bình). Những tên riêng đó phải viết hoa.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Tên sông: Hồng, Cửu Long,…; Tên hồ:

Ba Bể, Hoàn Kiếm, Tây,...; Tên núi:

Hoàng Liên Sơn, Ngự Bình, Bà Đen...

- Hs nhận bài, làm bài - Hs gửi bài cho gv Ví dụ: Sông Cầm

- Học sinh làm bài vào VBT.

+ Trường em là trường tiểu học Xuân

(22)

chỗ trống. (12’)

- Hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu bài tập: đặt câu theo mẫu Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì? Để giới thiệu trường con, môn học con yêu thích và làng (xóm) của con.

*)TH: Trẻ em có quyền được tham gia, được giới thiệu về trường, về môn học yêu thích, về nơi sinh sống.

Sơn.

+ Trường em là ngôi trường nhỏ nằm bên cánh đồng lúa bát ngát.

+ Làng em là làng văn hóa Xuân Cầm + Tổ em là tổ đoạt giải nhất trong phong trào học tập.

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- 2 hs nhắc lại cách viết tên riêng.

- Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh học tốt, có cố gắng.

- Học sinh thực hiện.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Bồi dưỡng học sinh

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Đọc trơn toàn bài Bím tóc đuôi sam, trên chiếc bè, Mít làm thơ. Đọc đúng các từ ngữ có chứa âm l/n

- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung câu chuyện.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát.

3.Thái độ: Có thái độ trân trọng và đối xử đúng mực với người bạn.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi Hs nhắc lại tên bài tđọc đã học trong tuần - Gv nx, tuyên dương.

2. Bài mới

a. Gv Giới thiệu bài b. Luyện đọc

* Luyện đọc lại bài Chiếc bút mực (10’) - Gọi học sinh đọc đoạn bài Chiếc bút mực - GV nhận xét, tuyên dương

- Gọi học sinh đọc toàn bài, đọc đồng thanh

* Luyện đọc lại bài Mục lục sách (8’) - Gọi học sinh đọc bài Mục lục sách - GV nhận xét, tuyên dương

- Gọi học sinh đọc toàn bài, đọc đồng thanh

- Hs nêu

- Học sinh đọc nối tiếp mỗi hs 1 đoạn

- 2 học sinh đọc toàn bài

- Học sinh đọc nối tiếp mỗi hs 1 khổ thơ

- 2 học sinh đọc toàn bài

(23)

* L.đọc lại bài Cái trống trường em (13’) - Gọi học sinh đọc bài Cái trống trường em - GV nhận xét, tuyên dương

- Gọi học sinh đọc toàn bài, đọc đồng thanh 3. Củng cố, dặn dò (1’)

- GV nhận xét tiết học.

- Học sinh đọc nối tiếp mỗi hs 1 câu, 1 đoạn

- 2 học sinh đọc toàn bài - Nhắc lại nội dung của bài Ngày soạn: 02/10/2020

Ngày giảng: Thứ sáu 09/10/2020 Toán

TIẾT 25: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a.Kiến thức:Giúp học sinh củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn (chủ yếu là phương pháp giải).

b.Kỹ năng: Kĩ năng giải toán về nhiều hơn (toán đơn có 1 phép tính).

c.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập 1, 2, 3 SGK trang 24.

- Giáo viên và học sinh nhận xét

- Học sinh thực hiện.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’) - Học sinh lắng nghe.

2. Luyện tập: (30’)

Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập - Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập - Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài 4: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập - Hướng dẫn học sinh cách làm.

- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.

- Gv và hs nxét, chốt lại kết quả đúng.

1. Đọc yêu cầu bài tập.

Hộp của Bình có số bút chì màu là:

8 + 4 = 12 (bút chì màu) Đáp số: 12 bút chì màu 2. Đọc yêu cầu bài tập.

Bài giải

Đội 2 có số người là:

18 + 2 = 20 (người) Đáp số: 20 người 4. Đọc yêu cầu bài tập.

a. Độ dài đoạn thẳng CD là:

8 + 3 = 11(cm) Đáp số: 11cm b. Hs vẽ

C. Củng cố, dặn dò:(1’) - Nhận xét tiết học.

- Giao bài tập về nhà cho học sinh: 1, 2,

(24)

3, 4 trang 25 SGK.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập làm văn

TRẢ LỜI CÂU HỎI. ĐẶT TÊN CHO BÀI.

LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH I. MỤC TIÊU

a.Kiến thức

- Rèn kĩ năng nghe và nói: dựa vào tranh vẽ và câu hỏi, kể lại được từng việc thành câu, bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài.

- Rèn kĩ năng viết: biết soạn một mục lục đơn giản.

b.Kỹ năng: Rèn kĩ năng nghe, nói và viết.

c.Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, đúng mực khi nói lời cảm ơn, xin lỗi.

*)TH: Hs biết trẻ em có quyền được trao đổi ý kiến giữa các bạn nam với các bạn nữ, có quyền được tham gia.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Hs có kĩ năng giao tiếp, hợp tác

- Biết tư duy sáng tạo, độc lập suy nghĩ, và b iết tìm kiếm thông tin.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ BT1 trong SGK.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: (3’) (kt đóng vai) Gv mời từng cặp 2 học sinh lên bảng:

- 2 em đóng vai Tuấn và Hà (truyện

"bím tóc đuôi sam"); Tuấn nói một vài câu xin lỗi Hà.

- 2 em đóng vai Lan và Mai (truyện

"chiếc bút mực"); Lan nói một vài câu cảm ơn Mai.

- Giáo viên và học sinh nhận xét

- Học sinh thực hiện.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’)

Gv nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

2. Hướng dẫn làm bài tập: 30p

Bài 1 (miệng): Dựa vào các tranh sau, trả lời câu hỏi.

- Hdẫn hs thực hiện từng bước yêu cầu của bài: Các em phải quan sát kĩ từng tranh, đọc lời nhân vật trong tranh. Sau đó, đọc các câu hỏi dưới mỗi tranh, thầm trả lời từng câu hỏi. Cuối cùng xem xét lại 4 tranh và 4 câu trả lời.

+ Bạn trai đang vẽ ở đâu?

+ Bạn trai nói gì với bạn gái?

(làm việc nhóm - kn chia sẻ thông tin) - Học sinh thực hiện.

- Học sinh phát biểu ý kiến:

+ Bạn trai đang vẽ lên bức tường của trường học.

+ Mình vẽ co đẹp không?/ Bạn xem mình vẽ có đẹp không?

(25)

+ Bạn gái nhận xét như thế nào?

+ Hai bạn đang làm gì?

- Gv và hs nhận xét, chốt lại ý đúng.

*)TH: Trẻ em có quyền được trao đổi ý kiến giữa các bạn nam với các bạn nữ, có quyền được tham gia.

Bài 2(miệng): Đặt tên cho câu chuyện ở bài tập 1.

- Nhiều hs nối tiếp nhau trả lời ý kiến.

- Gv n.xét, kết luận những tên hợp lí.

Bài 3: (viết) Yêu cầu hs mở mục lục SGK TV tập một trang 155 tìm tuần 6.

- 4 học sinh đọc toàn bộ nội dung ghi tuần 6 theo hàng ngang.

- Gv nx bài viết của một số em.

+ Vẽ lên tường làm xấu trường lớp.

+ Hai bạn quét vôi lại bức tường cho sạch.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Không vẽ lên tường/ Bức vẽ/ Bức vẽ làm hỏng tường/ đẹp mà không đẹp/ Bảo vệ của công…

3. Củng cố, dặn dò: 1p - Giáo viên nhận xét tiết học.

- Nhắc học sinh thực hành tra mục lục sách khi đọc truyện, xem sách.

- Học sinh thực hiện theo lời dặn dò của giáo viên.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Thực hànhTiếng việt ÔN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN I. MỤC TIÊU

a. Kiến thức

- Biết viết một đoạn văn ngắn theo gợi ý.

- Biết nhìn tranh để có lời thuyết minh hoàn chỉnh.

b. Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả theo đoạn văn.

c.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong rèn chữ viết đúng và đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động Gv

A. Kiểm tra bài cũ:(5’) - Gọi học sinh đọc bài Trạng nguyên Nguyễn Kỳ

- Gv nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Luyện tập(15’)

Bài 1: : Dựa theo mẫu ở bài tập

Hoạt động hs -2,3 học sinh đọc

Bài 1: Hs đọc yêu cầu

(26)

4(tiết2), em hãy viết một đoạn văn gồm 3 câu giới thiệu

- Gọi hs đọc yêu cầu

- GV yc hs dựa vào gợi ý làm bài.

- GV gọi 3-4 hs đọc bài làm . - GV nhận xét và sửa sai cho hs.

Bài 2: (15’) - Gọi hs đọc yc

- GV hướng dẫn hs làm

- GV yêu cầu hs đọc bài vừa viết.

+ Tên trường em.

+ Tên người ban em thân nhất.

+ Tên trò chơi em yêu thích nhất.

- Hs làm bài.

VD: Trường em là Trường Tiểu học Xuân Sơn. Bạn thân nhất của em là bạn Nguyễn Thị Thảo My. Em thích nhất trò chơi ‘Mèo đuổi chuột”.

- HS đọc: Dưới đây là 4 bức tranh kể về cuộc “du lịch đường phố” của hai cậu bé Bi và Tôm. Em hãy hoàn chỉnh lời

thuyết minh cho các tranh.

- Hs viết

VD: Bi và Tôm rủ nhau đi chơi, thấy quán kem hai bạn rủ nhau vào quán mua kem. Sau đó hai bạn đến siêu thị gặp chú bảo vệ hai bạn xin phép được vào siêu thị chơi. Hai bạn rủ nhau đi chơi trong đó rất lâu.Ở quầy đồ chơi trong siêu thị hai bạn mải mê với những món đồ chơi hấp dẫn. Đến lúc phải về hai cậu lại quên đường về. Hai cậu đến gặp một cụ già để hỏi đường và được cụ chỉ đường hai cậu nhanh chóng ra về.

- 3- 4 hs đọc C. Củng cố, dặn dò(5’)

GV nhận xét tiết học.

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ

Bài 7: NGỔI AN TOÀN TRONG XE Ô TÔ VÀ TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY

I. MỤC TIÊU

- HS ý thức được những nguy hiểm khi đi xe đạp qua đường và nắm được các bước đi xe đạp qua đường an toàn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh to in các tình huống

- Sưu tầm một số tranh ảnh chụp các em HS ngồi trên ô tô và trên thuyền không an toàn và an toàn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(27)

A.Kiểm tra bài cũ (2’)

- Gọi 2 HS nhắc lại tư thế ngồi trên xe máy, xe đạp an toàn.

? Khi chúng ta đi chơi xa ngồi trên xe ô tô thì chúng ta nên làm gì và không nên làm gì ?

? Lớp mìnhđã bạn nào đượcđi thuyền, phà chưa ? Khi ngồi trên thuyền phà chúng ta phải ngồi như thế nào ? - GV nhận xét, bổ sung, kết luận.

B. Bài mới

1.Giới thiệu bài(1’)

Các em đã được đi xe ô tô, ngồi trên thuyền hoặc đi phà. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các con kiểm tra lại xem mình đã thực hiện đúng khi ngồi trong xe ô tô, trên thuyền chưa?

2 Các hoạt động

* Hoạt động 1: Xem tranh và trả lời câu hỏi(5’)

- B1: Cho HS xem từ tranh 1- 5 - B2: Thảo luận nhóm

. Chia lớp thành 4 nhóm y/c thảo luận theo câu hỏi:

? Các bạn trong tranh đang làm gì trong xe ô tô, thuyền? Theo em bạn nào ngồi an toàn ?

- B3: GV nhận xét.

* Hoạt động 2: Hỏi đáp (7’) GV hỏi HS

2 HS nhắc lại

Trả lời câu hỏi, lớp lắng nghe, nhận xét.

-Học sinh chú ý lắng nghe

-Học sinh quan sát tranh

Thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi - Tranh 1: Em bé đứng trên ghế sau, quay mặt về phía sau ô tô, rất dễ bịngã.

- Tranh 2: Em bé đứng lên ghế, đập tay vào vai bốđang lái xe, khiến bố giật mình, ảnh hưởng đến vc lái xe.

- Tranh 3: Bạn nhỏ thò tay ra ngoài của sổô tô, dễ bịô tô bên ngoài va vào.

- Tranh 4: Bạn trai ngồi ngay

ngắn,nghiêm túc trên ghế xe và thắt dây an toàn.

- Tranh 5: Ba bạn nhỏ ngồi trên thuyền một bạn mặcáo phao ngồi ngay ngắn, một bạn thò tay xuống nước nghịch và không mặcáo phao , một bạn đứng dậy chèo thuyềnnhư thế rất nguy hiểm có thể bị ngã xuống nước, bịđuối nước.

(28)

? Qua các bức tranh chúng ta vừa tìm hiểu các em có biết chúng ta nên làm gì khi ngồi trên xe ô tô và trên thuyền không ?

? Vậy còn những việc gì chúng ta không nên làm khi ngồi trên xe ô tô và trên thuyền ?

- GV nhận xét bổ sung , nhấn mạnh những việc nên làm và không nên làm khi ngồi trên xe ô tô và ngồi trên thuyền.

* Hoạt động 3: (7’) Tìm hiểu nhữngviệc các em nên và không nên làm khi ngồi trên thuyền

- Qua tranh số 5 các em có biết chúng ta nên làm gì khi ngồi trên thuyền không?

- Những việc gì chúng ta không nên làm khi ngồi trên thuyền?

- HS trả lời, Gv ghi tóm tắt lên bảng Kết luận:

1. Những việc các em nên làm khi ngồi trên thuyền là:

- Mặcáo phao: áo phao sẽ giúp các em có thể nổi trên mặt nước, nếu chẳng may các em bị ngã xướng nước.

- Ngồiổnđịnh ngay ngắn.

- Lên, xuống thuyền vàđược chèo thuyền bởi người lớn

2. Những việc các em không nên làm khi ngồi trên thuyền là:

- Đứng lên hoặc nhoài tay/ người ra ngoài thuyền: các em có thể bị ngã xuống nước rất nguy hiểm.

- Đùa nghịch trên thuyền: có thể làm thuyền mất thăng bằng, tròng trành và

- HS lắng nghe câu hỏi và trả lời:

. Khi ngồi trên xe ô tô chúng ta nên ngồi yên trong xe, thắt dây an toàn, lên xuống xe theo chỉ dẫn của người lớn.

. Khi ngồi trên thuyền phải mặcáo phao, ngồi ngay ngắn và ngồi an toàn trên thuyền.

- Những việc không nên làm khi ngồi trên xe ô tô là: Chơiđùa trên xe, thò đầu hoạc tay ra ngoài của sổ, đùa nghịch, tựý lên xuống xe. Ngồi lên hộp đựngđồ…

Những việc không nên làm khi ngồi trên thuyền là : Đứng lên chèo thuyền, ngồi thò tay nhoài người nghịch nước.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- Mặc áo phao, ngồiổnđịnh ngay

ngắn…

- Đùa nghịch…

- Học sinh lắng nghe.

(29)

các em sẽ ngã nhào xuống nước

- Tự chèo thuyền: các em còn bé, chưa đủ sức đểđiều khiển thuyền nên việc này rất nguy hiểm, nhất là khi có sóng to gió lớn.

*Hoạt động 4: (5’) Góc vui học Bước 1: Xem tranh tìm hiểu

-Mô tả tranh: 1 gia đìnhđang đi xe ô tô.

bạn nhỏ ngồi hàng ghế sau không thắt dây an toàn vàđang nhoài người lên vỗ vào vai bố.

-Bạn nhỏ trong tranh đã ngồi an toàn trong xe ô tô chưa? Vì sao bạn phải ngồi như thế nào mới an toàn?

Bước 2: hs xem tranh và thảo luận Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giảithích các câu trả lời của học sinh.

Kết luận: Bạn nhỏ chưa ngồi an toàn trong xe ô tô. Bạn đứng lên trên ghế nên sẽ dễ bị lao về phía trước khi xe phanh gấp, đồng thời lạiđùa nghịch làm bốđang lái xe mất tập trung. Bạn nên ngồi yên trên xe và thắt dây an toàn.

C. Ghi nhớ, dặn dò (2’) - Cho học sinh đọc ghi nhớ

- Kết luận: Đểđảm bảo an toàn khi đi ô tô, các em luôn nhớ thắt dây an toàn, ngồi đúng tư thế và lên, xuống xe theo sự hướng dẫn của ngừoi lớn. Khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy phải mặcáo phao hoặc dụng cụ nổi và ngồiổnđịnh, tuyệtđối không đùa nghịch hay tự ý trèo thuyền.

- Luôn ghi nhớ thực hiện và nhắc nhở mọi người trong gia đình và bạn bè cùng thực hiện với em.

C.Bài tập về nhà:

- Mô tả tư thế ngồi an toàn trong xe ô tô và trên thuyền.Vẽ 1 bức tranh mô tả tư thế ngồi an toàn trong xe và trên xe ô tô, trên thuyền

-Học sinh quan sát tranh

-Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi và báo cáo kết quả:

- Bạn nhỏ chưa ngồi an toàn trong xe ô tô. Bạn đứng lên trên ghế dễ bị ngã.

-3 học sinh đọc ghi nhớ.

SINH HOẠT TUẦN 5

(30)

Phần 2: Sinh hoạt lớp I. MỤC TIÊU

- Đánh giá ưu điểm và tồn tại các hoạt động tuần. Đề ra phương hướng tuần 6 II. TIẾN HÀNH

A. Ôn định tổ chức (1’) B. Các bước tiến hành (18’)

*) Giáo viên nhận xét các hoạt động trong tuần

* Ưu điểm

...

...

...

* Nhược điểm

...

...

...

Tuyên dương: ...

Phê bình: ...

C. Phương hướng tuần 6

- Tiếp tục duy trì sĩ số, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.

- Học thuộc lòng các cộng, bảng trừ, bảng nhân, chia đã học.

- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB, bổ sung đầy đủ nội dung tích hợp.

- Thực hiện vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ

- Tích cực tham gia các hoạt động giữa giờ, xếp hàng nhanh.

- Thực hiện tốt ngày thứ sáu xanh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

c)Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong rèn viết chữ đẹp và giữ vở sạch II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Luyện viết bảng con... - HS luyện viết chữ hoa T..

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán có phép chia c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.. b.Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng dạng 9 + 5 c.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng

3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng gài, Que tính III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. A..

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán có phép chia c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán và Tiếng Việt

c)Thái độ: Có thái độ dùng câu đúng khi nói và viết. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. Từ trái nghĩa.. ĐỌC SỔ LIÊN

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán với các số có kèm theo đơn vị là lít c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.. II. ĐỒ DÙNG

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú, kiên trì trong học tập. CHUẨN BỊ: Tranh minh họa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Nội dung kể chuyện là những câu chuyện đã