• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1 Ngày soạn: 04/09/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 07 tháng 09 năm 2020 Toán

Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Củng cố về:

- Viết các số từ 0 100; Thứ tự của các số.

- Nhận biết được số có 1, 2 chữ số, số lớn nhất, bé nhất có 1 chữ số, có 2 chữ số. Số liền trước, số liền sau của một số.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc viết các số từ 0 100 c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Một bảng ô vuông như bài 2 ( VBT).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài(1p):

Ở lớp 1 các em đã được học viết các số từ 1100. Hôm nay cô sẽ củng cố lại các số trong phạm vi 100.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Bài 1 (8p): Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Hs làm bài

- Hs nêu kết quả bài làm.

- Gọi hs nhận xét kq bài làm của bạn.

- Gv nhận xét, chốt nội dung bài

- Bài 2 (13p): Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Hs làm bài

- Hs nêu kết quả bài làm.

- Gọi hs nhận xét kq bài làm của bạn.

- Gv nhận xét, chốt nội dung bài

- Bài 3 (8p): Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Học sinh làm bài. Giáo viên chữa.

- Hs nghe

Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Điền các số có 1 chữ số từ 0, … 9 - Hs làm bài vào vở

- Hs nêu miệng các số có 1 chữ số.

- Có 10 số có 1 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

Số 0 là số bé nhất.

Số 9 là số lớn nhất.

Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Điền các số có 2 chữ số từ 10, … 99 - Hs làm bài vào vở

- Hs nêu miệng các số có 2 chữ số.

Có 90 số có 2 chữ số: 10, 11, 1299.

Số 10 là số bé nhất.

Số 99 là số bé nhất.

Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Tìm số liền trước, số liền sau - Hs làm bài vào vở

- Hs nêu miệng liền trước, số liền sau

(2)

*Trò chơi( 3p): Giáo viên nêu nhanh số liền trước và số liền sau của 1 số cho trước.

- Giáo viên và học sinh cùng đánh giá kết quả trò chơi.

- Tổ 1 nêu số liền trước.

- Tổ 2 nêu số liền sau.

3. Củng cố, dặn dò.(1p) - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Bài sau: Ôn tập tiếp.

______________________________________________

Tập đọc

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM (2 tiết) I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Đọc đúng, đọc to, rõ ràng, lưu loát toàn bài.

+ Đọc đúng các từ: nắn nót, quyển, nguệch ngoạc.

+ Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, phẩy và các cụm phân biệt được lời nhân vật (cậu bé, bà cụ).

- Rút ra được lời khuyên của câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

b)Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc to, rõ ràng, lưu loát.

c)Thái độ: Có thái độ kiên trì, nhẫn nại khi học tập.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Tự nhận thức về bản thân (hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự điều chỉnh).

- Lắng nghe tích cực.

- Kiên định. Đặt mục tiêu (biết đề ra mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện).

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ SGK IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài(2p):

2. Luyện đọc(20p)

a)Gv đọc mẫu bài. Hd hs cách đọc - Giáo viên hướng dẫn các em ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc:

+ Câu dài, cần biết nghỉ hơi đúng: (Nghỉ hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi giữa các cụm từ dù không có dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ được in đậm.

+ Câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm (câu cảm thán), cần thể hiện đúng tình cảm:

b) Gv hdẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (đoạn 1+2)

*Đọc từng câu trước lớp:

(3)

- Gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1 - Hd hs luyện đọc từ khó:

- Gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2

*Đọc từng đoạn trước lớp:

- Gv chia đoạn

- Hs đọc nối tiếp đoạn lần 1 (1 lượt) - Hd hs đọc câu dài:

- Hs đọc nối tiếp đoạn lần 2 (1 hoặc 2 lượt)

- Gv hd hs giải nghĩa từ khó (có thể cho hs đọc các từ trong phần chú giải, có thể gv nêu từ hs nêu nghĩa hoặc gv nêu nghĩa các từ hs nêu từ)

*Đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm bàn, nhóm 4)

- Gv yêu cầu hs đọc thầm trong nhóm.

- Gv theo dõi, hdẫn các nhóm đọc đúng.

*Thi đọc giữa các nhóm.

- Gv gọi đại diện 2- 3 nhóm thi đọc.

- Gọi hs nhận xét cho các nhóm thi.

- Gv nx và tuyên dương các nhóm.

- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1+2

- Hs đọc nối tiếp câu

- nắn nót, quyển, nguệch ngoạc.

- Hs đọc nối tiếp câu lần 2

- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- Mỗi khi cầm quyển sách,/cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài, / rồi bỏ dở.//

Bà ơi,/ bà làm gì thế?//. (Lời gọi với giọng lễ phép, phần sau thể hiện sự tò mò)

- Giải nghĩa từ: (các từ trong phần chú giải hoặc các từ hs hỏi)

- Học sinh lắng nghe và thực hiện.

- Hs đọc bài theo yêu cầu của Gv

- Đại diện các nhóm thi đọc - Học sinh nhận xét.

3. Tìm hiểu bài (đoạn 1+2)(8p) (KT hỏi - đáp) - Gv lớp đọc thầm đoạn 1+2, nêu câu

hỏi, gọi 1 - 2 hs trả lời.

? Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?

?Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?

?Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?

?Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được thành chiếc kim nhỏ không?

?Những câu văn nào cho thấy cậu bé không tin?

+ Gọi học sinh trả lời, nhận xét.

+ Giáo viên nhận xét, chốt câu đúng

- Học sinh đọc.

- Mỗi khi cầm quyển sách cậu chỉ đọc vài dòng là chán, bỏ đi chơi. Viết chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi nguệch ngoạc cho xong chuyện.

- Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.

- Để làm thành 1 cái kim khâu.

- Cậu bé không tin.

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?

(4)

Tiết 2

1. Gv hdẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ (đoạn 3+4) (18p)

*Đọc từng câu trước lớp:

- Gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1 - Hd hs luyện đọc từ khó:

- Gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2

*Đọc từng đoạn trước lớp:

- Gv chia đoạn

- Hs đọc nối tiếp đoạn lần 1 (1 lượt) - Hd hs đọc câu dài:

- Hs đọc nối tiếp đoạn lần 2 (1 hoặc 2 lượt)

- Gv hd hs giải nghĩa từ khó (có thể cho hs đọc các từ trong phần chú giải, có thể gv nêu từ hs nêu nghĩa hoặc gv nêu nghĩa các từ hs nêu từ)

*Đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm bàn, nhóm 4)

- Gv yêu cầu hs đọc thầm trong nhóm.

- Gv theo dõi, hdẫn các nhóm đọc đúng.

*Thi đọc giữa các nhóm.

- Gv gọi đại diện 2- 3 nhóm thi đọc.

- Gọi hs nhận xét cho các nhóm thi.

- Gv nx và tuyên dương các nhóm.

- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3+4 2.Tìm hiểu bài đoạn 3+ 4 (7p) (KT hỏi - đáp)

- Gv lớp đọc thầm đoạn 3+4, nêu câu hỏi, gọi 1 - 2 hs trả lời.

- Hs đọc nối tiếp câu - hiểu, quay, nó

- Hs đọc nối tiếp câu lần 2

- Thỏi sắt to như thế,/ làm sao bà mài thành kim đựơc?// (Giọng ngạc nhiên nhưng lễ phép)

- Mỗi ngày mài/ thỏi sắt nhỏ đi một tí,/

sẽ có ngày/ nó thành kim.//

- Giống như cháu đi học,/ mỗi ngày cháu học một ít,/ sẽ có ngày/ cháu thành tài.//

- Giải nghĩa từ: (các từ trong phần chú giải hoặc các từ hs hỏi)

- Học sinh lắng nghe và thực hiện.

- Hs đọc bài theo yêu cầu của Gv

- Đại diện các nhóm thi đọc - Học sinh nx.

?Bà cụ giảng giải như thế nào?

+ Gọi 1 học sinh trả lời.

?Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không? Chi tiết nào chứng tỏ điểu đó?

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi 1 tí sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học mỗi ngày cháu học 1 ít sẽ có ngày cháu thành tài.

- Cậu bé tin: Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.

(5)

?Câu chuyện này khuyên em điều gì?

+ 2 em một nhóm các em thảo luận và cho nhiều em trả lời.

*Hs NK: Con hiểu câu TN “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là thế nào?

- Câu chuyện khuyên em phải biết kiên trì, nhẫn nại, làm việc chăm chỉ, cần cù không ngại khó, ngại khổ...

- Ai chăm chỉ, chiụ khó thì làm việc gì cũng thành công...

4. Luyện đọc lại. (Trao đổi nhóm, trình bày 1phút)

- Gọi 1hs đọc lại toàn bài.

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện thi đọc phân vai.

- Gọi cả 4 nhóm thi đọc.

+ Gọi 4 học sinh của 4 nhóm nhận xét.

+ Giáo viên nhận xét và khen học sinh.

*) Em hãy nêu một ví dụ người thật, việc thật cho thấy lời khuyên của câu chuyện là đúng.

4. Củng cố, dặn dò. (KT hỏi - đáp) - Câu chuyện khuyên em cần có đức tính tốt gì trong htập hay làm việc nói chung?

?Trong câu chuyện em thích nhân vật nào, vì sao?

*)TH: Trẻ em đều có quyền được học tập, có bổn phận phải chăm chỉ học tập, tu dưỡng để trở thành người có ích.

- Giáo viên nhận xét tiết học, chuẩn bị bài ở nhà.

- 1Hs đọc, cả lớp nghe - Hs cử đại diện đọc theo vai - Hs đọc theo vai

- Đại diện các nhóm nêu (trình bày 1 phút)

- Chăm chỉ, chịu khó, kiên trì, nhẫn nại . . .

- Hs trả lời theo ý thích và giải thích.

+ Em thích bà cụ vì bà cụ đã dạy cậu bé tính nhẫn nại, kiên trì...

+ Em thích cậu bé vì cậu bé hiểu được điều hay….

____________________________________________

Chính tả (tập chép)

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Chép lại chính xác đoạn trích trong bài, qua bài tập chép học sinh hiểu cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1 ô.

- Củng cố quy tắc viết c / k.

- Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ.

- Thuộc lòng 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày bài viết.

(6)

c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. CHUẨN BỊ: Phiếu học tập viết BT3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Mở đầu( 3p):

- Giáo viên nêu yêu cầu về giờ chính tả:

+ Viết đúng, sạch, đẹp các bài chính tả;

Làm đúng các bài tập phân biệt những âm, vần dễ viết sai; Thuộc bảng chữ cái.

+ Chuẩn bị đồ dùng cho học chính tả:

Vở, bút, bảng, phấn, VBT...

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài(1p): Nêu mục tiêu, 2. Hướng dẫn tập chép( 22p):

*Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. (KT hỏi - đáp)

- Giáo viên đọc đoạn chép trên bảng.

- Gọi 3 – 4 hs đọc đoạn chép trên bảng.

- Giúp học sinh nắm nội dung đoạn chép:

+ Đoạn này chép từ bài nào?

+ Đoạn chép này là lời của ai nói với ai?

+ Bà cụ nói gì?

*Hướng dẫn học sinh nhận xét.

+ Đoạn chép có mấy câu?

+ Cuối mỗi câu có dấu gì?

+ Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?

+ Chữ đầu đoạn được viết như thế nào?

- Giáo viên cho học sinh tập viết vào bảng con những chữ khó: Ngày, mài, sắt, cháu.

+ Học sinh chép bài vào vở. Giáo viên theo dõi uốn nắn.

+ Chấm, chữa bài.

- Chữa bài: Học sinh tự chữa lỗi. Gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép.

- Giáo viên chấm khoảng 5, 7 bài, nhận xét từng bài về các mặt: chép nội dung (đúng/sai), chữ viết (sạch, đẹp/ xấu, bẩn), cách trình bày (đúng/sai).

- Hs nghe

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh đọc.

- Có công mài sắt, có ngày nên kim - Của bà cụ nói với cậu bé.

- Giảng giải cho cậu bé biết: kiên trì, nhẫn nại thì việc gì cũng làm được.

- 2 câu - Dấu chấm.

- Những chữ đầu câu, đầu đoạn được viết hoa: Mỗi, Giống.

- Viết hoa chữ cái đầu tiên, lùi vào 1 ô:

- Hs viết bảng con.

- Học sinh chép bài

- Hs chép bài vào vở dưới sự giám sát củ giáo viên.

- Hs tự chữa lỗi bằng bút chì và chép lại vào cuối bài viết.

- Hs thu bài nộp cho gv.

3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:(10p)

*Bài 2: Gv nêu yêu cầu của bài.

- Gọi 1 hs lên bảng làm mẫu (viết 1 từ)

*Bài 2. Điền vào chỗ trống c hay k.

- Hs lên bảng làm mẫu

(7)

- Gọi 2 hs lên bảng làm. Học sinh dưới lớp làm ra nháp.

- Cả lớp và gv nx, chốt lại lời giải đúng.

- Cả lớp viết lời giải đúng vào VBT.

*Bài 3: viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Giáo viên nhắc lại yêu cầu bài tập.

- Gọi 1 học sinh làm mẫu.

- Gọi học sinh lên bảng lần lượt viết từng chữ cái.

- Gọi học sinh đọc lại thứ tự đúng của 9 chữ cái.

- Cả lớp viết vào vở 9 chữ cái theo thứ tự

*Học thuộc lòng bảng chữ cái.

- Gv xoá những chữ đã viết ở cột 2, 2- 3 hs nói lại hoặc viết lại những chữ vừa xoá - Học sinh nhìn cột 3 đọc lại tên 9 chữ cái ở cột 3, yêu cầu học sinh nhìn chữ cái ở cột 2 nói hoặc víêt lại tên 9 chữ cái.

- Giáo viên xoá bảng, từng học sinh đọc thuộc lòng tên 9 chữ cái.

C. Củng cố, dặn dò.( 1p) - Gv nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh về nhà viết lại bài chính tả vào vở ô li ở nhà.

- 2Hs lên bảng làm bài, lớp làm VBT - Kim khâu - Cậu bé

- Kiên nhẫn - Bà cụ

*Bài 3: viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng

- Học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Hs nhắc lại yêu cầu bài tập.

- 1 học sinh làm mẫu.

- 3 học sinh lên bảng viết từng chữ cái.

- 2 học sinh đọc lại thứ tự đúng của 9 chữ cái.

- Hs làm bài vào vở

a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.

- Học sinh đọc.

- Học sinh làm bài.

- Hs đọc thuộc lòng tên 9 chữ cái.

____________________________________________

Đạo đức

BÀI 1: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ ( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Học sinh biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hiện học tập, sinh hoạt đúng giờ, đúng thời gian biểu..

3. Thái độ: Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.

*TH: Lúc sinh thời, Bác Hồ là người làm việc, sinh hoạt rất điều độ, có kế hoạch. Biết học tập sinh hoạt đúng giờ là noi theo gương Bác.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Hs có kĩ năng quản lý thời gian để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Kĩ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ.

(8)

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Dụng cụ phục vụ trò chơi sắm vai cho hoạt động 2 - tiết 1.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động Gv 1. Giới thiệu bài: (1’) - Hoạt động dạy học(33’)

- Hoạt động 1(10’): Bày tỏ ý kiến(

Kt Thảo luận nhóm)

- Giáo viên chia nhóm và giao cho mỗi nhóm bày tỏ ý kiến về việc làm trong một tình huống: Việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao đúng(

sai)?

- 4 nhóm thảo luận (3p’).

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Giáo viên cho các nhóm tranh luận, trao đổi, nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và kết luận:

+ Giờ học Toán mà Lan, Tùng ngồi làm việc khác, không chú ý nghe cô hướng dẫn sẽ không hiểu bài, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Như vậy, trong giờ học các em đó không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của các em và chính điều đó làm ảnh hưởng đến quyền được học tập của các em.

Lan và Tùng nên cùng làm bài tập Toán với các bạn.

+ Vừa ăn, vừa xem truyện có hại cho sức khoẻ. Dương nên ngừng xem truyện và cùng ăn với cả nhà.

“ Làm 2 việc cùng một lúc không phải là học tập, sinh hoạt đúng giờ.

*TH: Lúc sinh thời, Bác Hồ là người làm việc, sinh hoạt rất điều độ, có kế hoạch. Biết học tập sinh hoạt đúng giờ là noi theo gương Bác

+ Hoạt động 2( 13’): Xử lý tình huống.

- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai.

Hoạt động Hs

+ Tình huống 1: Trong giờ học Toán, cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập. Bạn Lan tranh thủ làm bài tập Tiếng việt, còn bạn Tùng vẽ máy bay trên vở nháp.

+ Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn cơm, vừa xem truyện.

- Các nhóm thảo luận.

- Các nhóm lên trình bày.

- Học sinh lắng nghe.

(9)

- Theo em Ngọc có thể ứng xử như thế nào? Em hãy lựa chọn giúp Ngọc cách ứng xử phù hợp trong tình huống đó. Vì sao cách ứng xử đó là phù hợp?

- Em hãy lựa chọn giúp Lai cách ứng xử phự hợp trong tình huống đó và giải thích lí do.

- Giáo viên cho các em thảo luận nhóm và chuẩn bị đóng vai.(4’)

- Từng nhóm lên đóng vai.

- Trao đổi, tranh luận giữa các nhóm.

- Giáo viên kết luận:

Kết luận: Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử. Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phự hợp nhất.

+ Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy ( 10’)( Hoàn tất 1nhiệm vụ)

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho 4 nhóm thảo luận.

- Thời gian cho hs thảo luận là 4phút.

- Giáo viên gọi các nhóm lên bảng trình bày.

- Giáo viên cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.

*TH: Cần sắp xếp thời gian hợp lý để thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi.Như vậy các con đó thực hiện tốt quyền học tập, quyền được dảm bảo sức khoẻ.

- Giáo viên cho học sinh đọc câu “ Giờ nào việc nấy”.

+ Tình huống 1: Ngọc đang ngồi xem một chương trình tivi rất hay, Mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ.

+ Tình huống 2: Đầu giờ học sinh xếp hàng vào lớp. Tịnh và Lai đi học muộn, khoác cặp đứng ở cổng trường. Tịnh rủ bạn: “Đằng nào cũng bị muộn rồi.

Chúng mình đi mua bi đi!”.

+ Tình huống 1: Ngọc nên tắt tivi và đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, không làm mẹ lo lắng.

+ Tình huống 2: Bạn Lai nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm việc khác.

- Nhóm 1: Buổi sáng em làm những việc gì?

- Nhóm 2: Buổi trưa em làm những việc gì?

- Nhóm 3: Buổi chiều em làm những việc gì?

- Nhóm 4: Buổi tối em làm những việc gì?

- Học sinh thảo luận

- Đại diện các nhóm lên trình bày.

- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.

- Học sinh đọc to.

____________________________________________

Bài 1: GẤP TÊN LỬA (Tiết 1) I.MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung

* Kiến thức : học sinh biết cách gấp tên lửa.

(10)

* Kĩ năng: Học sinh gấp được tên lửa, rèn luyện đôi tay khéo léo.

* Thái độ: HS nghiêm túc thực hiện thích thú khi gấp hình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tên lửa mẫu gấp bằng giấy.

- Giấy thủ công hoặc giấy màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu trực tiếp vào bài.

2.Quan sát và nhận xét - GV cho HS quan sát mẫu H: tên lửa được làm bằng gì ? H: Tên lửa có mấy bộ phận

- GVgỡ tên lửa trở về mảnh giấy ban đầu để học sinh quan sát cách gấp và nếp gấp 3.Hướng dẫn mẫu.

- GV làm mẫu

Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa - Đặt tờ giấy lên bàn, gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy đường dấu giữa. Mở tờ giấy ra, gấp theo đường dấu gấp vừa tạo sao cho hai mép giấy mới gấp nằm sát đường dấu giữa(lần 1).

- Gấp theo đường dấu gấp sao cho hai mép bên sát vào đường dấu giữa (lần 2)

- Gấp theo đường dấu gấp sao cho hai mép bên sát vào đường dấu giữa (lần 3)

Bước 2: Tạo tên lửa

Bẻ các nếp gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa, được tên lửa

Lưu ý: sau mỗi lần gấp, miết theo đường mới gấp cho thẳng và phẳng.

3.Học sinh tập gấp tên lửa.

Tổ chức cho học sinh gấp tên lửa bằng giấy nháp.

Giáo viên quan sát và hướng dẫn những em chưa thực hiện được

4. Củng cố dặn dò - Chuẩn bị giấy thủ công

- HS quan sát tên lửa mẫu.

- Tên lửa được làm bằng giấy

- Tên lửa gồm phần thân và phần mũi.

- HS quan sát GV thực hiện

- HS quan sát giáo viên thực hành.

Học sinh thực hành gấp tên lửa bằng giấy nháp.

- HS lắng nghe để chuẩn bị cho giờ sau

(11)

- Tập gấp nhiều lần và tập phóng tên lửa để học tiết 2

_____________________________________________

Ngày soạn: 05/09/ 2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 08 tháng 09 năm 2020 Toán

Tiết 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 ( tiếp theo) I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Biết viết các số có 2 chữ số thành tổng ccủa số chục và só đơn vị, thứ tự của các số.

- Biết so sánh các số trong phạm vi 100.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số từ 0 100 c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi nội dung BT4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ:(4p) - Gọi 2 hs lên bảng làm bài + Viết số liền trước số 59 + Viết số liến sau số 89.

- Gọi hs nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới

a, Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã được ôn tập các số đến 100. Tiết học hôm nay cô và các em tiếp tục ôn tiếp các số đến 100.

b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập(30p) Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV gửi tập tin cho HS làm và gửi bài cho GV nxet

- Gv nhận bài

- Củng cố đọc và phân tích số.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh điền viết số, đọc, phân tích số trên bảng phụ.

Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu Hs làm bài

- Gọi hs nhận xét kq bài làm của bạn.

- Gv nhận xét, chốt nội dung bài

- 2 hs lên bảng làm bài

- Hs nhận xét

Bài 1: Viết theo mẫu (UDPHTM)

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Học sinh làm bài tập 1 vào phiếu BT.

78 = 70 + 8, 95 = 90 + 5 61 = 60 + 1, 24 = 20 + 4

- Học sinh làm bài vào máy tính bảng.

- Hs gửi bài cho gv

Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Điền dấu <, > ,=

- 3 Hs làm bài trên bảng lớp - Hs nhận xét kq bài làm của bạn

52...56, 69...96. 70+4...74, 81..80,

(12)

Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu hs so sánh các số.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu cách làm, tự làm bài.

- Gọi hs nhận xét kq bài làm của bạn.

- Gv nhận xét, chốt nội dung bài

Bài 4 : Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

?Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Hd Hs làm bài.

- Gọi Hs nối kq. Gv nx.

c, Củng cố, dặn dò.

- Gv nhận xét giờ học.

- Nhắc nhở học sinh về nhà làm bài tập trong sách giáo khoa.

Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

Viết các số 42, 59, 38, 70 ....

- Hs so sánh

- Hs làm bài, 2 hs lên bảng điền kết quả 88...80+8 30+5...53.

38, 42, 59, 70.

70. 59, 42, 38.

Bài 4: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Nối các số … - Hs làm bài vào vở - Hs lên bảng nối

a) nối 10, b) nối với 80, 90

____________________________________________

Kể chuyện

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức:

- Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện.

- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

b)Kỹ năng: Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú, kiên trì trong học tập.

II. CHUẨN BỊ: Tranh minh họa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Mở đầu:

- Giáo viên giới thiệu: chương trình kể chuyện trong sách giáo khoa Tiếng việt L2:

Trong 2 học kỳ các em được học 31 tiết kể chuyện. Nội dung kể chuyện là những câu chuyện đã học trong những bài tập đọc 2 tiết.

Các câu chuyện đều được kể lại toàn bộ hoặc phân vai, dựng lại toàn bộ câu chuyện như một vở kịch.

B. Bài mới.

a, Giới thiệu bài(1p).

- Giáo viên hỏi: Truyện ngụ ngôn trong tiết Tập đọc các em vừa học có tên là gì?(TL: Có công mài sắt, có ngày nên kim). Em học

(13)

được lời khuyên gì qua câu chuyện đó?

- Giới thiệu

b, Hướng dẫn kể chuyện:

*)Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.

(15p)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.

- Kể chuyện theo nhóm:

+ Yêu cầu học sinh quan sát từng tranh trong SGK, đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi tranh.

+ Học sinh tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện trước nhóm. Hết một lượt, lại quay lại từ đoạn 1, nhưng thay đổi người kể.

- Gọi học sinh nhận xét: Về nội dung (kể đã đủ ý chưa? Kể có đúng trình tự không?). Về cách diễn đạt (nói đã thành câu chưa? dùng từ có hợp không? đã biết kể bằng lời của mình chưa).Về cách thể hiện (Kể có tự nhiên không? đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? giọng kể có thích hợp không?).

- Giáo viên nhận xét và khen các em.

c, Kể toàn bộ câu chuyện. (17p)

- Gọi 2- 3 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Gọi học sinh nhận xét bạn kể.

- Giáo viên nhận xét.

*)3 học sinh đóng vai, mỗi vai kể với một giọng riêng:

+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.

+ Giọng bà cụ: Ôn tồn, hiền hậu.

+ Gọng cậu bé: tò mò, ngạc nhiên.

(Có thể cầm sách, đi từ dễ đến khó).

- Cả lớp bình chọn những nhóm học sinh, học sinh kể chuyện hấp dẫn nhất.

3. Củng cố, dặn dò.

- Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những ưu điểm của lớp, nhóm, cá nhân. Nêu những điểm chưa tốt cần điều chỉnh.

- Khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân; Nhớ và làm theo lời khuyên bổ ích của câu chuyện.

- Học sinh đọc.

- Hs quan sát nội dung từng tranh, trả lời câu hỏi

- Học sinh kể.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh kể lại câu chuyện.

- Học sinh nhận xét.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nghe

- Hs ghi nhớ lời dặn

____________________________________________

Ngày soạn: 06/09/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 09 tháng 09 năm 2020

(14)

Toán

Tiết 3: SỐ HẠNG – TỔNG I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Bước đầu biết tên gọi thành phần và kết quả cảu phép cộng.

- Củng cố về pcộng (không nhớ) các số có hai chữ số và giải bài toán có lời văn b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập toán có lời văn.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi nội dung BT2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(15)

15 1. Giới thiệu số hạng và tổng:

- Gv viết bảng pcộng: 35+ 24 = 59 - Gọi học sinh đọc.

- Gv chỉ vào từng số trong pc nêu:

- Gọi học sinh khi giáo viên chỉ vào số 59 thì học sinh nói “ tổng”.

35 + 24 = 59

Số hạng Số hạng Tổng - Chú ý: 35+24 cũng gọi là tổng.

Giáo viên viết phép cộng theo cột dọc (như trong SGK)

- Gv ghi phép cộng: 63 + 15 = 78 rồi chỉ vào từng số của phép cộng và gọi học sinh nêu tên goị học sinh nêu tên gọi thích hợp của số đó

2. Thực hành:

Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập.

?Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

?Số cần điền trong các ô trống là gì?

?Muốn tìm tổng ta làm tn?

- Hs làm bài

- Hs nêu kết quả bài làm.

- Gọi hs nhận xét kq bài làm của bạn.

- Gv nhận xét, chốt nội dung bài

 Hdẫn hs cách làm: Muốn tìm tổng thì lấy số hạng cộng với số hạng.

Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu bài tập.

?Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gọi hs nêu cách đặt tính, cách tính - Gọi 4 học sinh lên bảng làm. Dưới lớp tự làm vào vở.

- Gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương Bài 3: Gọi hs bài đọc toán. Cho các em đọc thầm rồi tự tóm tắt bài toán.

?Đây là bài toán thuộc dạng toán nào đã học.

- Gọi 1 hs lên bảng làm bài. Dưới lớp làm VBT

- Gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét

? Có bạn nào có câu trả lời khác

- Ba mươi lăm cộng hai mươi bốn bằng năm trăm năm mươi chín.Học sinh chú ý.

- Trong phép cộng này 35 gọi là sh (viết lên bảng số hạng và kẻ mũi tên như bài học). Gv chỉ vào số 35, gọi học sinh nêu số hạng. Tương tự với số 24. Gv giới thiệu tiếp: Trong pc này 59 là kết quả của pc, 59 gọi là tổng (viết lên bảng tổng) - Hs nghe và nói theo sự hd của gv.

- Hs quan sát, lắng nghe

- Hs qs và nêu tên thành phần, kết quả của pc

Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập.

- Viết số thích hợp vào ô trống.

- Số hạng, số hạng, tổng

- Muốn tìm tổng thì lấy số hạng cộng với số hạng.

- 2 hs lên bảng điền số

- Hs nx kết quả bài làm.

Số ạng

14

31 44 3 68

Số hạng 2 7 25 52 0

Tổng 16 38 69 55 68

Bài 2: Hs đọc yêu cầu bài tập.

- Đặt tính rồi tính tổng.

- Hs nêu.

- Học sinh lên bảng làm.

72 + 11 40 + 37 5 + 71 - Học sinh nhận xét.

Bài 3: Học sinh đọc bài toán - Hs tự tóm tắt bài toán - Tìm tổng của 2 số - Học sinh lên bảng làm:

Bài giải:

Khu vườn đó có tất cả số cây là:

20 + 35 = 57 (cây)

(16)

_______________________________________

Tập đọc TỰ THUẬT I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

+ Đọc đúng các từ có vần khó( quê quán, quận, trường,...), các từ dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ: nam, nữ, nơi sinh, lớp...

+ Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, giữa dòng, giữa phần yêu cầu và trả lời ở mỗi dòng.

+ Biết đọc một văn bản tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch.

b)Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu:

+ Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở phần sau bài đọc, các từ chỉ đơn vị hành chính( Xã, phường, quận, huyện)

- Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong bài.

- Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. CHUẨN BỊ: Tranh minh họa trong Sgk

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU A. Kiểm tra bài cũ(4p)

- Gọi 2 học sinh, mỗi em đọc 2 đoạn của bài

“ Có công mài sắt, có ngày nên kim”, trả lời câu hỏi nội dung bài.

- Gọi học sinh khác nhận xét.

- Giáo viên nhận xét B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài(1p)

- G.viên chỉ cho học sinh xem bức ảnh bạn học sinh trong SKG, hỏi: Đây là ảnh ai?

+ Gọi 2- 3 học sinh trả lời.

? Dựa vào đâu con biết đây là bạn Hà?

?Vậy bản tự thuật có tác dụng gì? Chúng ta...+ Giáo viên chốt, giới thiệu

2. Luyện đọc(16p)

a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt:

giọng đọc rành mạch, nghỉ hơi rõ giữa phần yêu cầu và trả lời.

b. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

- Hs đọc bài

- Đây là bức ảnh chụp bạn Bùi Thanh Hà.

- Dựa vào bản tự thuật của bạn Hà.

*Đọc từng câu trước lớp:

- Gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 1 - Hd hs luyện đọc từ khó:

- Gọi học sinh đọc nối tiếp câu lần 2

*Đọc từng đoạn trước lớp:

- Hs đọc nối tiếp câu

- Nam, nữ, nơi sinh, hiện nay, lớp...

- Hs đọc nối tiếp câu lần 2

(17)

- Gv chia đoạn

- Hs đọc nối tiếp đoạn lần 1 (1 lượt) - Hd hs đọc câu dài:

- Hs đọc nối tiếp đoạn lần 2 (1 hoặc 2 lượt) - Gv hd hs giải nghĩa từ khó (có thể cho hs đọc các từ trong phần chú giải, có thể gv nêu từ hs nêu nghĩa hoặc gv nêu nghĩa các từ hs nêu từ)

*Đọc từng đoạn trong nhóm (KT nhóm bàn, nhóm 4)

- Gv yêu cầu hs đọc thầm trong nhóm.

- Gv theo dõi, hdẫn các nhóm đọc đúng.

*Thi đọc giữa các nhóm.

- Gv gọi đại diện 2- 3 nhóm thi đọc.

- Gọi hs nhận xét cho các nhóm thi.

- Gv nx và tuyên dương các nhóm.

- Cả lớp đọc đồng thanh .

- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

Họ tên: // Bùi Thanh Hà Nam, nữ: // Nữ

Ngày sinh: // 23- 4- 1996

- Tự thuật, quê quán, nơi ở hiện nay.

- Học sinh lắng nghe và thực hiện.

- Hs đọc bài theo yêu cầu của Gv

- Đại diện các nhóm thi đọc - Học sinh nhận xét.

3. Tìm hiểu bài( 10p) (KT hỏi - đáp)

- Giáo viên cho học sinh đọc thầm để trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.

? Em biết những gì về bạn Thanh Hà?

? Nhờ đâu mà em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy?

? Hãy cho biết họ và tên em...

*)TH: Mỗi chung ta ai cũng có quyền có họ tên và tự hào về tên của mình,

+ Gọi 2- 3 học sinh NK giới thiệu về tên củ mình, ý nghĩa tên. Giáo viên nhận xét.

+ Gọi nhiều học sinh nối tiếp nhau về bản thân.

- Yêu cầu hs nêu tên địa phương em ở.

? Con học lớp mấy, trường nào?

*)TH: Các con có quyền được học tập trong nhà trường.

+ Gọi nhiều học sinh nối tiếp nhau trả lời.

4. Luyện đọc lại. (Trao đổi nhóm, trình bày 1 phút)

- Gọi 1hs đọc lại toàn bài. (Có thể cho hs đọc thầm toàn bài)

- Học sinh đọc thầm.

- Tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi ở, ...

- Nhờ bản tự thuật của Thanh Hà mà chúng ta biết được các thông tin về bạn ấy.

- Hs trả lời

- Học sinh nêu. Học sinh nhận xét.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh trả lời

- Học sinh đọc.

(18)

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện thi - Gọi cả 4 nhóm thi đọc.

+ Gọi 4 học sinh của 4 nhóm nhận xét.

+ Giáo viên nhận xét và khen học sinh 5. Củng cố, dặn dò:

- Giáo viên yêu cầu học sinh ghi nhớ

+ Ai cũng cần viết bản tự thuật: Học sinh viết cho nhà trường, người đi làm thì viết cho cơ quan, xí nghiệp, công ty...

+ Viết tự thuật phải chính xác.

- Giáo viên nhận xét tiết học;

- VN đọc bài Phần thưởng

- Hs lắng nghe

____________________________________________

Tập viết CHỮ HOA A I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Biết viết chữ cái viết hoa A (theo cỡ chữ vừa và nhỏ)

- Biết viết ứng dụng câu “Anh em thuận hoà” theo cỡ chữ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu và quy trình viết chữ A.

c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. CHUẨN BỊ: Mẫu chữ hoa A đặt trong khung chữ (như SGK) - III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Mở đầu: Gv nêu 1 số yêu cầu tiết học tập viết lớp 2

+ Ở lớp 1 trong các tiết tập viết các em đã tập tô chữ hoa. Lên lớp 2 các em sẽ tập viết chữ hoa; Viết câu có chữ hoa.

+ Để học tốt tiết tập viết các em cần có bảng con, phấn, khăn lau, bút chì, bút mực, gọt bút chì, vở Tv...

+ Tập viết đòi hỏi các đức tính cẩn thận, kiên nhẫn.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài (1p): Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2. Hướng dẫn viết chữ hoa.

*Hd hs quan sát và nhận xét chữ A hoa.

- Giáo viên chỉ vào chữ mẫu trong khung, hỏi: Các em cho cô biết chữ này cao mấy li, gồm mấy đường kẻ ngang? Được viết bằng mấy nét?

- Giáo viên chỉ vào chữ mẫu, miêu tả:

- Cao 5 li – 6 đường kẻ ngang, viết bằng 3 nét.

- Nét 1 gần giống nét móc ngược( trái)

(19)

- Chỉ dẫn cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút ở đường kẻ ngang 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở đường kẻ 6.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút ở nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải, dừng bút ở đường kẻ 2.

+ Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải.

- Giáo viên viết mẫu chữ A cỡ vừa (5 dòng kẻ li) trên bảng lớp; Kết hợp nhắc lại cách viết để học sinh theo dõi.

*Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.

- Cho học sinh tập viết chữ A 2- 3 lượt.

Giáo viên nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại quy trình viết nói trên để học sinh viết đúng.

nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải; Nét 2 là nét móc phải; Nét 3 là nét lượn ngang.

3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

*Giới thiệu câu ứng dụng:

- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng Anh em thuận hoà

- Giúp học sinh hiểu nghĩa câu ứng dụng:

Đưa ra lời khuyên anh em trong nhà phải yêu thương nhau.

*Hdẫn học sinh quan sát và nhận xét.

?Độ cao của các chữ cái:

?Các chữ A (A hoa cỡ nhỏ) và h cao mấy li?

- Chữ t cao mấy li?

- Những chữ còn lại: n, m, o, a cao mấy li?

- Cách đặt dấu thanh ở các chữ?

?Các chữ (tiếng) viết cách nhau một khoảng bằng chừng nào?

- Giáo viên viết mẫu chữ Anh trên dòng kẻ (tiếp theo chữ mẫu), nhắc học sinh lưu ý:

điểm cuối của chữ A nối liền với điểm bắt đầu chữ n.

*Hdẫn hs viết chữ Anh vào bản con.

- 2,5 li.

- 1,5 li.

- 1 li.

- Dấu nặng đặt dưới â, dấu huyền đặt trên a.

- Bằng khoảng cách viết chữ cái o.

(20)

- Hs tập viết chữ Anh vào bcon 2- 3 lần.

- Giáo viên nhận xét, uốn nắn.

4. Hướng dẫn học sinh viết vào vở TV - Giáo viên nêu yêu cầu viết

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh viết đúng quy trình, hình dáng và nội dung.

5. Chấm,chữa bài.

- Giáo viên chấm nhanh khoảng 5, 7 bài.

- Sau đó, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

6. Củng cố, dặn dò.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Khen những em viết đúng, đẹp, nhanh.

- Nhắc các em chưa hoàn thành về nhà hoàn thành tốt

- Hs viết bảng con

- Hs viết bảng con

- Hs nộp vở, nghe nx.

- Hs nghe

_______________________________________________

Phòng học trải nghiệm

Tiết 1. GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG HỌC ĐA NĂNG, NỘI QUY CỦA PHÒNG HỌC ĐA NĂNG (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- Hs nắm được tổng quan các thiết bị của phòng học, chức năng của các thiết bị, vị trí đặt các thiết bị. Nội quy của phòng học.

- GD tính cẩn thận, sự đam mê tìm tòi khám phá khoa học.

II. CHUẨN BỊ

- Các bộ thiết bị của phòng học đa năng, tên 6 nhóm, phiếu HĐ nhóm PHIẾU HĐ NHÓM

STT TÊN THIẾT BỊ CÔNG DỤNG (CHỨC NĂNG)

III. TIẾN TRÌNH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Ổn định (3’)

- GV chia lớp thành 6 nhóm theo KT đếm số thứ tự từ 1-6, y/c các nhóm về vị trí của nhóm mình.

2. Giới thiệu tổng quan phòng học (20’)

- Gv giới thiệu bảng tương tác (Smart board), webcam, máy tính bảng, tủ sạc máy tính bảng, ổn áp, bộ định tuyến không dây (wifi), các giá để học liệu, các tủ để học liệu, bàn học nhóm, bàn thi đấu, các bảng từ lớn - nhỏ, ghế dành cho GV về vị trí, công dụng của chúng.

- Y/c HS sau khi nghe xong thảo luận nhóm, ghi lại tên các thiết bị sau đó đại diện các nhóm trình bày lại.

- Hs thực hiện

- Các nhóm Hs lắng nghe, quan sát, ghi nhớ vào phiếu học tập

- Hs thực hiện - Nhóm khác nhận xét, BS

(21)

- GV nhận xét, tuyên dương

3. Giới thiệu nội quy của phòng học (10’)

- GV phát ND các nội quy cho các nhóm gọi 1-2 Hs đọc nội quy phòng học trước lớp:

NỘI QUY PHÒNG HỌC

1. Ra, vào phòng học theo HD của GV 2. Ngồi học đúng vị trí GV phân công

3. Luôn luôn lắng nghe, làm theo sự hướng dẫn, và hiệu lệnh của Thầy/cô.

4. Trong giờ học tích cực hoạt động, hợp tác tốt với các thành viên của nhóm, mạnh dạn chia sẻ, nêu ý kiến với bạn, với GV, không được thụ động.

5. Giữ gìn bộ công cụ, không được làm rơi rớt, hay đem các chi tiết về nhà. Sau mỗi bài học, cùng các thành viên trong nhóm tháo dỡ các chi tiết, xếp ngăn nắp vào hộp thiết bị. Khi có dấu hiệu bị mất, báo ngay với giáo viên.

6. Học tập và làm việc có tổ chức, thân thiện, chan hòa và chia sẻ công việc với các bạn trong nhóm, lớp.

- T/c cho học sinh chia sẻ các nội quy với các thành viên trong nhóm.

- Gọi một số HS trình bày lại cá nhân trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Nhận xét tiết học – HD tiết sau (2’)

- Hs thực hiện – Lớp theo dõi

- Các nhóm thực hiện - 3-5 HS thực hiện

____________________________________________

Ngày soạn: 07/09/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 10 tháng 09 năm 2020 Toán

Tiết 4: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Củng cố về phép cộng không nhớ: Tính nhẩm và tính viết (đặt tính rồi tính); Tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.

b)Kỹ năng: Giải toán có lời văn.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi BT3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ:

2. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:

b.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu

?Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gọi hs nêu cách tính. Hs nx

Bài 1: học sinh đọc yêu cầu - Tính

- Hs nêu

(22)

- Gọi 5 em lên bảng làm. Yêu cầu học sinh ở dưới lớp tự làm rồi chữa.

- Trong khi chữa bài giáo viên chỉ vào phép tính bất kỳ hỏi học sinh đâu là số hạng, đâu là tổng.

- Gv nx, chốt ý, chuyển bài tập Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu

?Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gọi hs nêu cách nhẩm

- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài - Yêu cầu đọc kq, gọi hs nx.

- Gv chỉ 1 phép tính, hỏi: ? Con nhẩm ntn?

Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

? Bài tập có mấy yêu cầu

- Gọi 3 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm VBT

- Gọi học sinh nhận xét. Gv nhận xét.

Bài 4: Gọi học sinh đọc bài toán.

?Bài toán cho biết gì?

?Bài toán hỏi gì?

?Muốn biết mẹ nuôi tất cả bao nhiêu con ta làm tn?

- Gọi 1 hs lên bảng làm, lớp làm VBT - Gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét.

- Học sinh làm.

23 + 51

40 + 19

6 + 72

64 + 24

33 + 3 - Học sinh trả lời.

Bài 2: Hs đọc yêu cầu - Tính nhẩm

- Học sinh nêu cách nhẩm.

- Học sinh làm bài vào vở

- Hs đọc kq tính, hs theo dõi nx.

40 + 10 + 20 = 70 40 + 30 = 70 40 + 10 + 20 = 70 40 + 30 = 70 - Học sinh trả lời.

Bài 3: Hs đọc yêu cầu bài tập

- 2 yêu cầu Yêu cầu 1 là đặt tính Yêu cầu 2 là tính - Học sinh làm: 34 và 42; 8 và 31.

- Học sinh nhận xét.

Bài 4: Học sinh đọc bài toán

- Bài toán cho biết mẹ nuôi 22 con gà và 10 con vịt.

- Bài toán hỏi mẹ nuôi tất cả bao nhiêu con gà và con vịt

- Muốn biết mẹ nuôi tất cả bao nhiêu con ta lấy số con gà cộng với số con vịt

- Học sinh làm bài.

Bài giải

Mẹ nuôi tất cả số con gà và con vịt là 22 + 10 = 32 (con)

Đáp số: 32 con - Học sinh lên bảng làm.

- Học sinh nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò.

- Giáo viên hệ thống bài.

- Nhận xét tiết học.

(23)

_____________________________________________

Luyện từ và câu TỪ VÀ CÂU I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu.

- Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập.

b)Kỹ năng: Biết dùng từ đặt được những câu đơn giản.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ. Phiếu BT 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.Mở đầu( 1p): Giới thiệu môn học:

Trong cả năm học các em được học 31 tiết luyện từ và câu.

B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài(1p

2. Hướng dẫn làm bài tập.(33p)

Bài 1: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập (đọc cả mẫu).

- Gv hd hs nắm vững yêu cầu của bài tập + 8 bức tranh trong SGK vẽ người, vật, hoặc việc. Bên mỗi tranh có một số thứ tự.

Em hãy chỉ tay vào các số thứ tự ấy và đọc lên (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8)

+ 8 tranh vẽ có 8 tên gọi, mỗi tên gắn với một vật hoặc một việc được vẽ trong tranh. Em hãy đọc 8 tên gọi.

+ Em cần xem tên gọi nào là của người, vật hoặc việc nào.

- Giáo viên: Bây giờ cô đọc tên gọi của từng người, vật, hoặc việc. Các em chỉ tay vào tranh vẽ người, vật, việc ấy và đọc STT của tranh ấy lên.

- Học sinh từng bàn lần lượt tham gia làm miệng bài tập.

- Gv nhận xét, chốt ý cho hs biết: Mỗi người, vật, hoặc việc đều có tên gọi và tên gọi đó chính là các từ. Các từ đề có nghĩa, từ do 1 hoặc 2 tiếng tạo thành.

Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

?Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

Bài 1: Học sinh đọc: Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc được vẽ.

- Hs nghe gv hướng dẫn

1. Trường 2. Học sinh 3. Chạy 4. Cô giáo 5. Hoa hồng 6. Nhà 7. Xe đạp 8. Múa

- Hs chỉ ra tên gọi của người, tên gọi vật và tên hoạt động

- Nghe gv đọc tên, chỉ tay vào tranh +Người: Cô giáo, học sinh

+Sự vật: Trường, hoa hồng, nhà, xe đạp +Chỉ hoạt động: Chạy, múa

- Hs nhắc lại: từ do 1 hoặc 2 tiếng tạo thành

Bài 2: Hs đọc yêu cầu của bài tập.

- Viết vào chỗ chấm…

- Hs làm bài theo nhóm bàn

(24)

- Giáo viên phát phiếu bài tập cho học sinh, các nhóm thảo luận viết nhanh những từ tìm được vào phiếu.

- Đại diện các nhóm lên dán phiếu lên bảng và trình bày.

- Học sinh và giáo viên nhận xét.

- Gọi hs bổ sung thêm các từ khác mà các em biết.

- Gv nx, tuyên dương. Hs viết vào VBT Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả câu mẫu trong tranh 1.

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

?Yêu cầu hs qs tranh và cho biết tranh vẽ gì?

Quan sát kỹ 2 tranh, thể hiện nội dung mỗi tranh bằng một câu.

- Gọi hs trình bày trước lớp.

 Giáo viên nx, giúp hs biết ta dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc.

- Cho học sinh viết vào vở hai câu văn thể hiện 2 tranh.

- Học sinh trình bày:

+ Từ chỉ đồ dùng học tập: Bút chì, bút mực, bút bi, bút dạ, bút màu, bút vẽ, bút xoá, thước kẻ, tẩy, cặp, mực, bẳng, phấn, sách, vở…

+ Từ chỉ hoạt động của học sinh: Học, đọc, viêt, nghe, nói, đếm, tính toán, đi, đứng, chạy, nhảy, chơi…

+ Từ chỉ tính nết của học sinh: Chăm chỉ, cần cù, ngoan ngoãn, lễ phép, lễ độ, thật thà, thảng thắn…

- Học sinh bổ sung theo yêu cầu của gv.

Bài 3: Hs đọc yêu cầu, câu mẫu

- Viết một câu nói về người hoặc cảnh vật trong tranh.

- Hs qs tranh, trả lời câu hỏi.

- Học sinh tiếp nối nhau đặt câu:

+ Huệ cùng các bạn vào vườn hoa.

+ Vườn hoa thật đẹp.

- Học sinh viết vào vở.

3. Củng cố, dặn dò.

- Giáo viên giúp các em ghi nhớ kiến thức:

+ Tên gọi của các vật, việc được gọi là từ.

+ Ta dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc.

- Giáo viên nhận xét tiết học.

- Nhắc học sinh ôn lại bảng chữ cái gồm 9 chữ cái mới học.

____________________________________________

Thực hành Tiếng Việt TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Đọc trơn toàn bài: Thần đồng Lương Thế Vinh. Đọc đúng các từ ngữ: nổi tiếng, gánh bưởi, tung toé, hố sâu,…

- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

(25)

- Hiểu nội dung câu chuyện.

2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát.

3.Thái độ: Có thái độ trân trọng với thần đồng Lương Thế Vinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. Kiểm tra bài cũ:

B.Bài mới

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn ôn tập:

Bài 1: Đọc truyện(18’) - GV đọc mẫu

- Hs đọc nối tiếp câu

GV kết hợp giải nghĩa từ: nổi tiếng, tung toé, Trạng Lường( giỏi tính toán).

- Đọc đoạn

- Đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm

- Đọc đồng thanh( cá nhân, cả lớp) Bài 2: Chọn câu trả lời đúng (15’) GV hướng dẫn trả lời từng câu hỏi a. Lương Thế Vinh là ai ?

b. Trong câu chuyện có gì đặc biệt xảy ra ?

c.Cậu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào?

C.Củng cố, dặn dò: (2’)

- Cậu bé Lương Thế Vinh là người như thế nào?

- Con học được gì từ cậu bé Lương Thế Vinh?

- Gv kết luận:

Một con người có ích, có quyền và bổn phận như mọi người.

GV nhận xét tiết học.

Bài 1- Hs đọc yêu cầu.

- 2 hs đọc: Thần đồng Lương Thế Vinh - Hs đọc nối tiếp câu theo hàng ngang.

- Hs đọc.

- HS đọc yc bài tập 2.

- Cả lớp làm bài

a. Là Trạng nguyên ngày xưa, giỏi tính toán.

b, Cậu bé Vinh nghĩ ra cách lấy bưởi từ dưới hố lên.

c. Đổ nước vào hố để bưởi nổi lên.

- Hs suy nghĩ TL

- Nhắc lại nội dung của bài ____________________________________________

Hoạt động ngoài giờ

Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống BÀI 1. BÁC KIỂM TRA NỘI VỤ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu và cảm nhận được sự quan tâm sâu sát của Bác tới mọi người xung quanh, nhất là lối sống gọn gàng, ngăn nắp

(26)

2. Kĩ năng: Vận dụng bài học về sự gọn gàng, ngăn nắp từ câu chuyện vào cuộc sống của bản thân các em

3. Thái độ: Có thói quen gọn gàng ngăn nắp, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

II. CHUẨN BỊ: Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động ( 5’ ) - Cả lớp hát: Đêm qua em mơ gặp BHồ.

- Gv giới thiệu bài.

2. Hoạt động 2: Đọc hiểu ( 15’) - HS đọc mục tiêu

- HS nhắc lại mục tiêu trước lớp

* Hoạt động cá nhân:

- Đọc đoạn truyện trang 4 SGK.

-GV giải thích từ ( nếu có từ khó trong bài đọc ).

-GV hỏi:

+ Trong câu chuyện này, vì sao khi báo động hoặc buổi sáng thức dậy, mọi người thường hay bị lẫn giày, dép?

+ Buổi sáng thức dậy, mọi người ngạc nhiên vì điều gì?

+ Buổi tối hôm trước, ai là người đã sắp xếp lại những đôi dép?

+ Từ sau khi được Bác chỉnh sửa cách để giày dép, anh em nội vụ đã làm được điều gì?

- GV hỏi: Chúng ta đã học tập được điều gì từ Bác Hồ?

- Gv kết luận: Mỗi chúng ta hãy tự tạo cho bản thân mình một thói quen gọn gàng và ngăn nắp sẽ làm cho nơi ta sinh sống sạch sẽ và đẹp hơn.

* Hoạt động nhóm

+ Câu nào trong câu chuyện nhận xét chung về Bác Hồ?

+ Em hiểu từ “anh em” trong câu văn “ Bác quan tậm từ cái lớn, sâu sát từ cái nhỏ đời thường của anh em” như thế nào? Có phải anh em trong cùng 1 gia đình do bố mẹ sinh ra hay không?

+ Câu chuyện khuyên chúng ta bài học gì ?

3. Hđ 3: Thực hành - ứng dụng ( 15’)

- Cả lớp hát.

- HS nghe.

- 2 HS đọc mục tiêu

- 1 HS đọc to trước lớp.

- HS nghe.

- Vì tối an hem đi ngủ thường để dép lộn xộn.

- Dép được xếp gọn gàng đôi nào đôi nấy.

- Bác Hồ.

- Sắp xếp ngăn nắp từ đôi dép đến đồ dung cá nhân rồi mới đi ngủ.

- Tính gọn gàng ngăn nắp.

- HS nghe

- Bác Hồ quan tâm từ cái lớn, sâu sát từ cái nhỏ đời thường của an hem.

- Bác Hồ luôn coi tất cả mọi chiến sĩ như là an hem của mình mặc dù không phải là anh em cùng 1 gia đình.

- Câu chuyện khuyên chúng ta cần phải biết đoàn kết, yêu thương nhau và có một lối sống gọn gàng, ngăn nắp.

(27)

* Hoạt động cá nhân:

- Gv nêu câu hỏi và gọi HS trả lời câu hỏi:

+Em có thường sắp xếp lại góc học tập của mình?

+ Em đã giúp bố mẹ gấp quần áo cho vào tủ bao giờ chưa? Vì sao phải gấp quần áo gọn gàng?

+ Ở nhà, em có tham gia cùng bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, hoặc tự sắp xếp phòng ngủ của mình không? Kể một lần em tham gia cùng bố mẹ dọn nhà

- Gv nhận xét, khen ngợi HS .

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 trong 2 phút câu hỏi sau:

+ Gọn gàng, ngăn nắp giúp gì cho ta khi sử dụng đồ đạc?

+ Gọn gàng, ngăn nắp có làm cho căn nhà , căn phòng đẹp hơn không?

- Gv gọi các nhóm trình bày, nhận xét.

- Gv kết luận: Gọn gàng và ngăn nắp sẽ giúp ta tìm được nhanh và dễ dàng vật cần tìm đồng thời làm cho căn nhà của chúng ta sạch sẽ và đẹp, thoáng mát hơn.

4. Hoạt động 4. Tổng kết và đánh giá (5’)

- Ở trường, lớp chúng ta cần làm gì để gọn gàng, ngăn nắp?

+ Sống gọn gàng, ngăn nắp có những ích lợi gì?

Nhận xét tiết học

- HS trả lời câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm 2.

- Tìm được đồ vật dễ dàng.

- Hs trả lời/

- Hs nghe

- HS tả lời

- HS nghe

____________________________________________

Ngày soạn: 08/09/ 2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 11 tháng 09 năm 2020 Toán

Tiết 5: ĐỀ-XI-MÉT I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Hs bước đầu nắm được tên gọi, ký hiệu và độ lớn của đơn vị đo đề- xi- mét (dm).

- Nắm được quan hệ giữa dm và cm (1dm = 10cm).

- Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số đo có đơn vị đề- xi- mét.

- Bước đầu tập đo và ước lượng các độ dài theo đơn vị đề- xi- mét.

(28)

b)Kỹ năng: Làm các phép tính cộng, trừ với các số đo có đơn vị đề- xi- mét.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. CHUẨN BỊ: Băng giấy, thước thẳng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài(1p):

2. Giới thiệu đơn vị đo độ dài đêximet dm( 15p) - Yêu cầu học sinh đo độ dài băng giấy dài

10cm và hỏi: “Băng giấy dài mấy xăngtimet?”

- Giáo viên nói tiếp: 10 cm hay còn gọi là 1dm và viết dm.

- Giáo viên nói tiếp dm viết tắt là dm.

10 cm = 1 dm 1dm = 10cm - Gọi học sinh nêu lại.

- Hd hs nhận biết các đoạn thẳng có độ dài là 1dm, 2dm, 3dm trên một thước thẳng.

- Hs qs băng giấy - 10 cm

- Hs nghe và quan sát

- học sinh nhắc lại.

10cm = 1dm 1dm = 10cm

3. Thực hành( 13p)

Bài 1: (7p) Gọi hs đọc yêu cầu bài tập.

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gv hdẫn học sinh quam sát tranh trong SGK rồi tự trả lời từng câu hỏi.

- Gv quan sát, theo dõi hs làm bài, hỗ trợ hs học yếu.

- Gọi hs đọc bài làm của mình.

- Gọi Hs nhận xét, gv nx.

Bài 2: (6p) Gọi hs đọc yêu cầu bài tập.

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gv hướng dẫn học sinh quan sát mẫu.

- Gọi hs nêu cách tính của phép tính mẫu - Gọi 4 học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm ra nháp.

- Gọi học sinh nhận xét.

- Gv nhận xét rồi cho học sinh làm vào vở.

Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập - Xem hình vẽ.

- Hs quan sát tranh, tự làm bài.

- Hs đọc bài làm của mình.

- Hs nhận xét

Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu.

- Tính (theo mẫu ) - Hs qs mẫu

- Hs nêu

- Hs lên bảng làm bài

2dm + 3dm = 5dm 7dm + 3dm= 10dm 8dm + 10dm = 18dm

10dm – 5dm= 5dm 18dm – 6dm = 9dm 3. Củng cố, dặn dò. (1p )

- Giáo viên hệ thống bài.

- Nhận xét tiết học.

(29)

______________________________________________

Tập làm văn

TỰ GIỚI THIỆU – CÂU VÀ BÀI I/ MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Rèn kỹ năng biết nghe và trả lời đúng 1 số câu hỏi về bản thân mình.

- Biết nghe và nói lại được những điều em biết về một bạn trong lớp.

- Biết kể miệng 1 mẩu chuyện theo 4 tranh.

b)Kỹ năng: Rèn kn nghe và nói lại được những điều em biết về một bạn trong lớp.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

- Rèn ý thức bảo vệ của công.

*)TH: Mỗi hs đều được giới thiệu về minh và về người khác - Trẻ em có quyền được vui chơi trong môi trường lành mạnh.

- Trẻ em có bổn phận giữ gìn môi trường lành mạnh để thực hiện tốt quyền của mình.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Tự nhận thức về bản thân.

- Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác.

III. CHUẨN BỊ: Tranh SGK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Mở đầu: ( 1p )

- Giới thiệu chung môn TLV: Các em sẽ được học 31 tiết TLV trong cả năm học.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1p) Tiếp theo bài tập đọc

“Tự thuật” đã học, trong tiết TLV

này, các em sẽ luyện tập giới thiệu về mình và về bạn mình. Cũng trong tiết học này các em sẽ làm quen với một đơn vị mới là bài;

Học cách sắp xếp các câu thành một bài văn ngắn.

1. Hướng dẫn làm bài tập.

Bài 1: (6p) (kn chia sẻ thông tin) - Gọi hs đọc yêu cầu của bài

?Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

Giáo viên lần lượt hỏi từng câu về bản thân để các em trả lời.

- Gv chia nhóm bàn, hs chia sẻ với bạn cùng bàn (1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời và ngược lại)

Bài 1:

- Hs đọc yêu cầu

- Viết tiếp cho hoàn chỉnh các câu sau

- Học sinh trả lời.

- Hs chia sẻ theo nhóm bàn Em tên là: Nguyễn Thảo Chi Quê em ở: Hải Dương

Em học lớp 2A Trường Tiểu học Xuân Sơn.

Em thích môn TOÁN Em thích được đi du lịch

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

c)Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong rèn viết chữ đẹp và giữ vở sạch II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Luyện viết bảng con... - HS luyện viết chữ hoa T..

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán có phép chia c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.. b.Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng dạng 9 + 5 c.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bộ đồ dùng

c)Thái độ: Có thái độ dùng câu đúng khi nói và viết. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở bài tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A. Từ trái nghĩa..

3.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng gài, Que tính III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.. A..

c.Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Đọc yêu cầu bài tập.. a.. ĐẶT TÊN

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán có phép chia c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán và Tiếng Việt

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán với các số có kèm theo đơn vị là lít c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.. II. ĐỒ DÙNG