• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18 Ngày soạn 2/1/2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2021 Toán

Tiết 93: CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0)

- Học sinh nắm được cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số (gồm các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị)

- viết và đọc được các số có bốn chữ số, nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ ra không có đơn vị ở hàng nào đó của số có bốn chữ số.

- Tiếp tục nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có bốn chữ số.

* Năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV-HS: Máy tính, điện thoại thông minh - Học sinh: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5phút)

- Trò chơi “Đọc đúng – viết nhanh”

- GV đọc, viết các số có 4 chữ số:

+ 2135; 6205; 3571; 4504 -> đọc + 8014; 5193; 1059; 4562; 3721 ->

viết.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (12 phút)

- GV đưa bảng phụ, chỉ vào dòng của số 2000 và hỏi:

+ Số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?

+ Vậy ta viết số này như thế nào? Vì sao?

+ Nhận xét, chốt: Số có 2 nghìn nên viết 2 ở hàng nghìn, có 0 trăm nên viết 0 ở hàng trăm, có 0 chục nên viết 0 ở hàng chục, có 0 đơn vị nên viết 0 ở hàng đơn vị. Vậy số này viết là 2000.

+ Số này đọc như thế nào?

- Tổ chức cho Hs hoạt động nhóm

- Học sinh tham gia chơi.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

- Hs quan sát, trả lời:

+ Số gồm 2 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.

+ Lớp viết nháp. 1 Hs lên bảng viết, nêu cách viết.

+ Đọc là: Hai nghìn - Hs trao đổi nhóm đôi

(2)

đôi, nêu cách đọc, viết các số 2700;

2750; 2020; 2402; 2005 và hoàn thành bảng.

- Gọi đại diện các nhóm báo cáo.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

Hỏi: để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số ta dùng chữ số nào?

- Kết luận cách đọc, viết số có bốn chữ số, lưu ý: để chỉ không có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số ta dùng chữ số 0.

- Viết lên bảng số 5247.

+ Gọi học sinh đọc số.

+ Hỏi: Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

+ Hãy viết số 5427 thành tổng các nghìn, các trăm, các chục, các đơn vị.

+ Nhận xét, chốt cách viết đúng - Tổ chức cho hs hoạt động nhóm đôi, viết các số còn lại.

- Gọi đại diện báo cáo, nhận xét, chốt bài làm đúng.

Lưu ý: Nếu tổng có số hạng bằng 0 thì có thể bỏ số hạng đó đi. Chẳng hạn:

7070 = 7000 +0 + 70 + 0 = 7000 + 70

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (5 phút)

Bài 1/T 95: Đọc các số sau (Trò chơi “Xì điện”)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi Xì điện để hoàn thành bài tập.

- Giáo viên củng cố cách đọc, viết số có bốn chữ số.

Bài 2/T 95: Số?

- GV gọi Hs nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu Hs làm bài theo cặp.

- Các nhóm báo cáo, bổ sung.

- Dùng chữ số 0 - Lắng nghe.

- Đọc số: Năm nghìn hai trăm bốn mươi bảy.

- Số 5247 có 5 nghìn, 2 trăm ,4 chục, 7 đơn vị.

- Hs viết: 5247=5000+200+40+7

- Hs trao đổi nhóm đôi.

- Đại diện báo cáo. Lớp nhận xét, bổ sung.

9683 = 9000+600+80+3 3095 = 3000+90+3 7070 = 7000 +70 ...

- Học sinh tham gia chơi.

7800: đọc là bảy nghìn tám trăm 3690: đọc là ba nghìn sáu trăm chín mươi

6504: đọc là sáu nghìn năm trăm linh bốn.

4081: đọc là bốn nghìn không trăm tám mươi mốt.

....

- Hs đọc: Số?

- Từng cặp trao đổi, hoàn thành bài tập. 1 cặp làm bài trên bảng phụ - Hs trình bày bài làm. Lớp nhận xét.

- Hs đọc.

(3)

- Chữa bài trên bảng phụ.

Hỏi: Vì sao con điền số...?

- Chốt kết quả đúng, gọi Hs đọc lại các dãy số.

Bài 1/T 96: Viết các số (theo mẫu) - GV gọi Hs nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu hs làm bài

- Hướng dẫn Hs đổi vở kiểm tra bài và báo cáo.

- Chốt kết quả đúng, nhận xét, tuyên dương HS.

Bài 2/T 96: Viết các tổng (theo mẫu)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài tập.

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

- Gọi Hs chia sẻ bài làm.

Chốt cách viết đúng.

4. Hoạt động vận dụng (10 phút) - Vận dụng: " Số nhà của Hà là số lớp nhất có bốn chữ số. Vậy nhà Hà ở có số bao nhiêu?"

Nhắc Hs về suy nghĩ và trao đổi ở tiết học sau.

a/ 5618; 5619; 5620; 5621 b/ 8012; 8013; 8014

c/ 6003; 6004; 6005

Hs làm bài cá nhân - Hs đọc: Viết các số (theo mẫu) - Hs làm bài cá nhân, 1 Hs làm trên bảng phụ

- Từng cặp trao đổi, kiểm tra bài cho nhau, báo cáo kết quả.

Nhận xét, chữa bài trên bảng lớp.

VD: 9731 = 9000 +700 + 30 + 1 6006 = 6000 + 6

4700 = 4000 + 700 (...) Học sinh làm bài cá nhân.

- Hs làm bài.

- Hs chia sẻ kết quả trước lớp, giải thích cách viết.

a) 4000 + 500 + 60 + 7 = 4567 b) 9000 + 10 + 5 = 9015 (…)

- Lớp lắng nghe

Tập đọc

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA

“NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.

- Hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ, lớp.

- Hs có kĩ năng báo cáo, tự tin trước đám đông.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

*ANQP: Kể các việc làm trong ngày các chú bộ đội, công an thực hiện.

II. GD KĨ NĂNG SỐNG:

(4)

- Thu thập xử lý thông tin. Thể hiện sự tự tin.

- Lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV-HS: Máy tính, điện thoại thông minh

- Giáo viên: Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5p)

- Hát: “Tiếng hát bạn bè mình”.

+ Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?

+ Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà trưng?

- Giáo viên kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 15p)

a. Luyện đọc:

* Gv đọc mẫu:

Giọng đọc rõ ràng mạch lạc.

* Hướng dẫn HS luyện đọc:

* Luyện đọc câu:

- yêu cầu hs đọc nối tiếp câu, chỉnh sửa lỗi phát âm

*Luyện đọc đoạn trước lớp - Hướng dẫn học sinh chia đoạn.

- Đoạn1: 3 dòng đầu

- Đoạn 2: Nhận xét các mặt - Đoạn 3: Đề nghị khen thưởng - Hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng các dấu câu

* Luyện đọc đoạn trong nhóm.

* Đọc toàn bài:

b.Tìm hiểu bài:

- Yêu cầu HS đọc toàn bài

+ Theo em báo cáo trên là của ai?

+ Bạn đó báo cáo với ai?

- GV: (GDANQP) Các chú bộ đội có chế độ sinh hoạt và học tập rất điều độ, nghiêm khắc, dù mùa nào thi cũng thực hiện 11 chế độ trong ngày: Treo quốc kỳ hàng ngày; Báo thức; Thể dục sáng; Kiểm tra sáng; Học tập; Ăn uống; Bảo quản vũ khí, trang bị; Thể thao, tăng gia sản xuất; Đọc báo, nghe

- Học sinh hát.

- Học sinh trả lời.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

- HS theo dõi.

- HS đọc nối tiếp câu.

- HS nối tiếp nhau đọc đoạn - HS luyện đọc theo cặp - 6 hs thi đọc

- 1 hs đọc cả bài

- HS đọc thầm toàn văn bản.

+… Của bạn lớp trưởng.

+ …Với tất cả cá bạn trong lớp về kết quả thi đua của lớp trong tháng thi đua "Noi gương chú bộ đội ".

(5)

tin; Điểm danh, điểm quân số; Ngủ nghỉ. Chúng ta cùng tìm hiểu xem bản báo cáo của lớp trưởng nhận xét về các hoạt động nào của lớp

+ Bản báo cáo gồm những nội dung nào?

+ Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:

(10p)

c. Luyện đọc lại:

- GV hướng dẫn cách đọc văn bản báo cáo

- Yêu cầu HS đọc rõ ràng rành mạch, dứt khoát

- Nhận xét

4. Hoạt động vận dụng:(5p) - Gọi 1 HS đọc toàn bài.

+ Bài đọc nói về nội dung gì?

- Hướng dẫn học sinh về nhà.

- Nhận xét giờ học.

+ Nêu Nhận xét về các mặt hoạt động của lớp: học tập, lao động, các công tác khác.

Cuối cùng là đề nghị khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tốt.

+ Để thấy lớp thực hiện thi đua ntn?

+ Biểu dương tập thể cá nhân trước lớp.

+Tổng kết thành tích của lớp, của tổ, cá nhân, nêu rõ khuyết điểm để sửa chữa.

+ Để mọi người thấy tự hào về lớp, về tổ, bản thân.

- HS luyện đọc trong nhóm, 4 HS 1 nhóm.

- 3, 4 học sinh thi đọc.

- Nhận xét.

- 1 HS đọc lại bài.

- 2 HS trả lời.

- Nhớ lại những gì tổ mình, lớp mình đã làm trong tháng 12 để chuẩn bị cho tiết tập làm văn.

Ngày soạn 2/1/2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2022 Toán

SỐ 10 000 - LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh nhận biết cấu tạo của số 10 000.

- Học sinh đọc, viết được số 10 000.

- Viết được các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục.

- Vận dụng thứ tự các số có bốn chữ số để xác định liền trước, liền sau, biểu diễn được các số có 4 chữ số trên tia số.

(6)

- Phát triển cho HS NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học...

- HSNK: Làm thêm được Bài 6 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV-HS: Máy tính, điện thoại thông minh HS: SGK, vở ô li, bộ đồ dùng học Toán 3 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút

- Tổ chức cho Hs chia sẻ ý kiến về nội dung vận dụng: "Số nhà của Hà là số lớp nhất có bốn chữ số. Vậy nhà Hà ở có số bao nhiêu?"

- GV chốt đáp án đúng.

- Kết nối kiến thức: Liền sau của số 9999 là số nào? - Giới thiệu bài mới Số 10 000 - Luyện tập.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

(10 phút)

- Hướng dẫn Hs lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như SGK. Hỏi:

+ Mỗi tấm bìa có số bao nhiêu?

+ 8 tấm bìa có tất cả bao nhiêu?

- Cho học sinh lấy thêm 1 tấm xếp thêm vào nhóm 8 tấm.

+ Tám nghìn, thêm một nghìn là mấy nghìn.

- Cho học sinh thêm một tấm vào nhóm 9 tấm.

+ 9 nghìn thêm 1 nghìn là mấy nghìn?

- Ghi số 10 000 lên bảng, giới thiệu: Số 10 000 đọc là: “Mười nghìn” hay

“"Một vạn”.

- Gọi vài em chỉ vào số 10 000 và đọc lại.

+ Số 10 000 là số có mấy chữ số? Gồm những số nào?

- GVKL: Số 10 000 là số có 5 chữ số, gồm một chữ số 1 và bốn chữ số 0.

3. Hoạt động Luyện tập (10 phút) Bài 1/T 97: Viết các số tròn nghìn từ 1000 đến 10 000

- GV gọi Hs nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu hs làm bài

- Hướng dẫn Hs đổi vở kiểm tra bài và

- Nhiều Hs phát biểu ý kiến.

Số 9999

- Lắng nghe, ghi bài.

- Học sinh lấy các tấm bìa theo yêu cầu của giáo viên.

- Có 1 nghìn.

- Có 8 nghìn, viết 8000.

- 9 nghìn.

- 10 nghìn.

- Nhắc lại cách viết và cách đọc số 10 000.

- Một số học sinh đọc.

- Số 10 000 là số có 5 chữ số, gồm một chữ số 1 và bốn chữ số 0.

- Hs làm bài cá nhân - Hs nêu yêu cầu

- Hs làm bài cá nhân, 1 Hs làm trên bảng phụ

- Từng cặp trao đổi, kiểm tra bài

(7)

báo cáo.

- Chốt kết quả đúng, nhận xét, tuyên dương HS.

- Hỏi: Em hiểu thế nào là những số tròn nghìn?

Bài 2/T97: Viết các số tròn trăm từ 9300 đến 9900

- Cho Hs nêu yêu cầu học sinh làm bài tập theo cặp.

- Gọi các nhóm chia sẻ bài làm.

Chốt cách viết đúng.

- Gọi Hs lấy thêm ví dụ về số tròn trăm.

Bài 3/T97: Viết các số tròn chục từ 9940 đến 9990

- GV gọi HS nêu đề bài

- Tổ chức cho Hs làm bài theo nhóm 4.

- Tổ chức cho hs thi Tiếp sức.

+ Hướng dẫn luật chơi.

+ Cho hs tham gia chơi.

+ Chốt kết quả đúng. Nhận xét, tuyên dương.

4. Hoạt động vận dụng (10 phút) Bài 5/T 97: Viết số liền trước, liền sau của mỗi số...

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xì điện” để hoàn thành bài tập.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

Bài 6/T 97: Viết tiếp số thích hợp vào

cho nhau, báo cáo kết quả.

Nhận xét, chữa bài trên bảng lớp.

Kết quả: 1000; 2000; 3000; 4000;

5000; 6000; 7000; 8000; 9000;

10000

- Là các số có 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị. (Có tận cùng là 3 chữ số 0)

Học sinh làm cặp đôi.

- Hs làm bài theo cặp.

- Các cặp chia sẻ kết quả bài làm trước lớp, giải thích cách viết.

Kết quả: 9300; 9400; 9500; 9600;

9700; 9800; 9900 - Hs nêu ví dụ.

Trò chơi Tiếp sức - HS: Số?

- Hs làm bài.

- Cử đại diện tham gia thi.

+ Lắng nghe luật chơi.

+ Các tổ cử 4 HS đại diện tham gia thi. Giải thích cách làm.

+ Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thi tốt.

Kết quả: 9940; 9950; 9960; 9970;

9980; 9990

- Học sinh tham gia chơi.

+ 2665: Số liền trước là: 2664.

Số liền sau là: 2666.

+ 2002: Số liền trước là: 2001.

Số liền sau là: 2003.

+ 1999: Số liền trước là: 1998.

Số liền sau là: 2000.

+ 9999: Số liền trước là: 9998.

Số liền sau là: 10000.

+ 6890: Số liền trước là: 6889.

Số liền sau là: 6891.

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành. 9990; 9991;

(8)

dưới mỗi vạch.

- GV cho Hs nêu yêu cầu và làm bài

- Chữa bài:

+ Tia số bắt đầu từ đâu đến đâu?

+ Các số được biểu diễn trong tia số là những số như thế nào?

+ Đọc lại các số trên tia số - Nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn Hs về xem lại bài, tìm thêm ví dụ về số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn.

9992; 9993; 9994; 9995; 9996;

9997; 9998; 9999; 10000.

- Hs nêu:

+ Tia số bắt đầu từ 9990 đến 10000.

+ Là các số tròn chục.

+ Đọc

- Lớp lắng nghe

Tập đọc – Kể chuyện HAI BÀ TRƯNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phù hợp với diễn biến của truyện

- Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Biết tập trung theo dõi lời kể và nhận xét được lời kể của bạn.

- GDHS Tinh thần dũng cảm trước mọi khó khăn .

* ANQP: Nêu gương những người Mẹ Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

II. GD KĨ NĂNG SỐNG:

- Đặt mục tiêu

- Đảm nhận trách nhiệm.

- Kiên định. Giải quyết vấn đề. Lắng nghe tích cực, và tư duy sáng tạo

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV-HS: Máy tính, điện thoại thông minh - HS: SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5p)

1. - Học sinh hát: Quốc ca Việt Nam.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

2. Hoạt động khám phá(40- 45 phút):

a. Luyện đọc:

* Đọc mẫu toàn bài (giọng to, rõ

- Lớp hát.

- Theo dõi GV đọc bài mẫu.

(9)

ràng)

* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.GV theo dõi HS đọc và sửa lỗi phát âm cho HS.

- GV ghi từ khó lên bảng, gọi HS đọc + Bài chia làm mấy đoạn ?

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn.

* Đ1. Giảng từ: Giặc ngoại xâm, đô hộ.

+ GV giảng: ngọc trai, thuồng luồng.

* Đ2. Giảng từ: nuôi chí.

* Đ3. Hướng dẫn đọc câu khó.

- GV nhận xét, sửa sai.

+ Gọi HS đọc chú giải từ: Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích.

+ GV giảng: đồ tang, cuồn cuộn

* Đọc theo nhóm.

- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm 4.

- Gọi đại diện nhóm thi đọc. GV nhận xét.

* Đọc toàn bài.

b. Tìm hiểu bài:

- Yêu cầu HS đọc lại cả bài.

+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân tộc ta?

+ Câu văn nào trong đoạn 1 cho thấy nhân dân ta rất căm thù giặc?

+ Em hiểu thế nào là oán hận ngút trời.

- GV: Giặc ngoại xâm đô hộ nước ta, đàn áp nhân dân...lúc đó Hai Bà Trưng đứng lên lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa chống giặc...

- Gọi HS đọc đoạn 2:

+ Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?

- Gọi HS đọc đoạn 3:

+ Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?

(Yêu cầu HS thảo luận theo cặp).

+ Chuyện gì xảy ra trước lúc trẩy quân?

- HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu cho đến hết bài.

- Luyện đọc đúng từ khó: dân lành, ruộng nương, săn thú lạ, xâm lược...

+ Bài chia 4 đoạn...

- HS đọc nối tiếp, mỗi HS 1 đoạn.

- 1 HS đọc chú giải.

- Đọc đúng câu: “Không!// Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp/ để dân chúng thấy thêm phấn khích,/ còn giặc trông thấy thì kinh hồn.//”

- HS luyện đọc nhóm (4').

- Đại diện nhóm thi đọc.

- 1HS đọc cả bài.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

+ Chúng chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, , …

+ Câu “Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược”.

+ Là lòng oán hận rất nhiều, chồng chất cao đến tận trời xanh.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

+ Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông.

- 1 HS đọc đoạn 3, lớp đọc thầm

+ HS thảo luận theo cặp và trả lời: Vì Hai Bà Trưng yêu nước, thương dân, căm thù giặc giết hại dân và giết cả ông Thi Sách là chồng bà Trưng Trắc.

+ Có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang.

+ Nữ tướng nói: “Không! ta sẽ mặc

(10)

+Lúc ấy nữ tướng Trưng Trắc đã nói gì?

+ Theo em vì sao việc nữ tướng ra trận mặc áo giáp phục thật đẹp lại có thể làm cho dân chúng phấn khích còn quân giặc thì kinh hồn?

+ Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa?

(Yêu cầu HS thảo luận theo cặp) - GV: Đoàn quân của Hai Bà Trưng đã lên đường đánh giặc với khí thế thật lớn, thật hào hùng, cuộc khởi nghĩa đã đạt kết quả ra sao...

- 1 HS đọc đoạn 4.

+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đạt kết quả như thế nào?

+ Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng?

+ Câu chuyện ca ngợi điều gì ?

- GV: Hai Bà Trưng là hai vị nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm. Tiếp nối truyền thống yêu nước ấy còn có những người phụ nữ dũng cảm vượt qua bom đạn đưa bộ đội qua sông như mẹ Nguyễn Thị Suốt quê ở Quảng Bình ...

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (22- 25 phút):

a. Luyện đọc lại:

- GV đọc mẫu đoạn 3.

- Yêu cầu HS tự chọn và luyện đọc 1 đoạn mà em thích trong bài.

- Yêu cầu 3,4 HS đọc đoạn mình thích và trả lời vì sao thích đoạn đó?

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.

4. Kể chuyện 1. Giới thiệu:

- Treo tranh minh họa và gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.

2. Hướng dẫn HS kể chuyện:

giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn”.

+ Vì áo giáp phục sẽ làm cho viên tướng thêm oai phong, lẫm liệt, làm cho người dân cảm thấy vui vẻ, phấn chấn tin vào chủ tướng còn giặc thì sợ hãi.

+ Thảo luận theo cặp và trả lời: Hai Bà trưng mặc áo giáp phục thật đẹp bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo ... theo suốt đường hành quân.

+ Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ.

Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.

+Vì Hai Bà Trưng là người lãnh đạo nhân dân ta giải phóng đất nước, là hai vị nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước ta.

+ Câu chuyện ca ngợi tinh thần anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.

- HS theo dõi.

- HS tự luyện đọc.

- 3, 4 HS đọc đoạn mình thích, lớp theo dõi nhận xét.

(11)

- Hướng dẫn kể đoạn 1.

- Yêu cầu HS quan sát kĩ tranh 1.

+ Bức tranh 1 vẽ những gì?

- Dựa vào nội dung tranh minh họa, yêu cầu HS kể lại nội dung tranh 1.

- Yêu cầu HS tiếp tục quan sát các tranh còn lại và tự tập kể 1 đoạn trong truyện.

- Gọi 3 HS nối tiếp kể các đoạn 2,3,4 của truyện

- Nhận xét phần kể chuyện của HS.

- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GV nhận xét, tuyên dương.

5. Hoạt động vận dụng (2’)

- GV cho HS chơi trò chơi xì điện:

+ Kể tên những truyện viết về tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Tổng kết bài, dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS quan sát tranh và đọc yêu cầu:

Dựa vào các tranh sau kể lại ...

+ Vẽ 1 đoàn người, đàn ông cởi trần đóng khố, đàn bà quấn áo và đang phải khuân vác rất nặng nhọc, 1 số tên lính tay lăm lăm gươm, giáo, roi đang giám sát đoàn người làm việc, có tên vung roi đánh người.

- 1 HS kể trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.

- Tự kể chuyện.

- 3 HS lần lượt kể, lớp theo dõi nhận xét.

- 1 HS kể chuyện, lớp theo dõi.

- HS chơi

Luyện từ và câu

Tiết 19: NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:

“KHI NÀO?”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá ,các cách nhân hoá ( BT1, BT2).

- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Tìm được bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? Trả lời được bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào?( BT 3, BT4)

- HS yêu quý cảm nhận được vẻ đẹp cảnh vật thiên nhiên xung quanh mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV-HS: Máy tính, điện thoại thông minh - Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (3 phút) - Cho cả lớp hát bài :“Chị ong nâu và em bé”.

+ Bài hát nhắc tới những con vật nào

?

- Lớp hát.

- Con ong, con gà

(12)

+ Trong bài hát, con ong, con gà được gọi là gì ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (10- 12 phút)

Bài tập 1: - Gọi 1HS đọc đầu bài.

- Cho học sinh làm bài cá nhân (phiếu học tập).

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

a) Con Đom Đóm trong bài thơ được gọi bằng gì?

b) Tính nết và hoạt động của Đom Đóm được tả bằng từ ngữ nào?

+ Con có thích cách gọi , tả con đom đóm như vậy không? Vì sao?

- Gọi HS nhận xét, bổ sung.

*GV kết luận: chuyên cần; lên đèn, đi gác,…là từ tả tính nết, hoạt động của con người được đem tả con đom đóm.

đó là một cách nhân hóa.

-> Qua bài tập 1, các con được làm quen với hai cách nhân hóa.

+ Cách 1: Dùng từ chỉ người để gọi con vật.( Gọi bằng anh)

+ Cách 2: Dùng từ chỉ tính nết, hoạt động của người để tả tính nết, hoạt động của con vật.

(chuyên cần; lên đèn, đi gác,…)

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (12- 15 phút):

Bài tập 2: ( 8 phút) - Gọi 1 em đọc đầu bài.

- Gọi HS đọc bài thơ

-Yêu cầu HS đọc câu hỏi và thảo luận nhóm 4.

- Yêu cầu đại diện nhóm lên trả lời + Trong bài thơ những con vật nào được gọi và tả như người?

+ Các con Cò, Vạc được gọi bằng gì?

+ Hoạt động của chị Cò Bợ được miêu tả như thế nào?

+ Thím Vạc đang làm gì?

+ Vì sao có thể nói hình ảnh của Cò Bợ và Vạc là những hình ảnh nhân

- “ Chị ong , chú gà ”

- 1 học sinh đọc.

- Thực hành làm vào phiếu bài tập - 3 học sinh lên chia sẻ trước lớp.

- Gọi bằng anh.

- Đom Đóm được tả bằng những từ ngữ chuyên cần; lên đèn, đi gác,…

- HS nêu: Có, vì nó gần gũi với con người.

- Lớp nhận xét thống nhất kết quả:

- 1 HS đọc.

- 1 em đọc bài tập, lớp đọc thầm.

- HS chia nhóm, thảo luận câu hỏi.

- 4 HS đại diện cho 4 nhóm lên trả lời - Cò Bợ, Vạc

- Chị Cò, Thím Vạc,...

- Chị Cò Bợ đang ru con Ru hỡi! Ru hời! Hỡi bé tôi ơi,/ Ngủ cho ngon giấc.

- Thím Vạc đang lặng lẽ mò tôm.

- Vì Cò Bợ và Vạc được gọi như con người là chị Cò Bợ, thím Vạc và được tả như con người là đang ru con, lặng

(13)

hóa?

- Gọi HS nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, chữa bài.

+ Nhà con có nuôi con vật nào không ? Con thường gọi con vật đó như thế nào ? Vì sao con lại gọi như vậy ?

-> Bài tập 2 giúp các con củng cố về hình ảnh nhân hoá, các cách nhân hoá.

* GV: Khi ta gọi con vật bằng từ gọi người hoặc tả con vật có tính nết, hoạt động tình cảm như con người. Cách làm như vậy ta gọi là nhân hóa.

Bài tập 3: ( 7 phút )

- Gọi học sinh đọc đầu bài.

+ Tìm và gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?”.

- Yêu cầu học sinh làm bài vào phiếu theo cặp -> chia sẻ trước lớp.

- Đại diện 2 cặp lên trả lời

- Cho các cặp khác nhận xét - Giáo viên nhận xét chữa bài

-> Bài tập củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi “Khi nào?”.

4. Hoạt động vận dụng (7 phút) Bài tập 4:

- Gọi 1 em đọc đầu bài.

- GV hỏi:

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? + Các câu hỏi được viết theo mẫu nào

?

+ Đó là mẫu câu hỏi về thời gian hay địa điểm ?

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. Một HS hỏi, một HS trả lời, sau đó đổi vị trí

lẽ mò tôm.

- HS nhận xét.

- HS trả lời: chú mèo,...

- 2 học sinh đọc.

- Học sinh làm vào phiếu học tập.

- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.

a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.

b) Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.

c) Chúng em học bài thơ anh Đom Đóm trong học kì I.

- Các cặp nhận xét.

- 1 HS đọc

+ Trả lời câu hỏi

+ Viết theo mẫu “ Khi nào ?”

+ Là mẫu câu hỏi về thời gian.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.

a) Lớp chúng em bắt đầu học kì II từ ngày 08 /01/2018.

b) Học kì II kết thúc vào ngày 31 tháng 5.(Vào khoảng cuối tháng 5.) c) Đầu tháng 6 chúng em được nghỉ hè.

(14)

- Giáo viên đánh giá, chốt đáp án đúng và củng cố lại cách trả lời câu hỏi.

+ Khi con vật được gọi được tả như người cách làm như vậy gọi là gì?

+ Hôm nay con được học mấy cách nhân hóa ?

- Tìm trong các bài đã học những bài thơ, câu văn có sử dụng cách nhân hóa như bài học hôm nay.

- Nhân hóa

- 2 cách nhân hóa

Âm nhạc

HỌC HÁT BÀI : EM YÊU TRƯỜNG EM. ( LỜI 1)

Nhạc và lời: Hoàng Vân I. MỤC TIÊU

- Hs hát đúng giai điệu và lời 1 bài hát. Biết hát và kết hợp gõ đệm theo bài hát.

- Học sinh biết cảm thụ bài hát

- Hs biết kỹ năng tư thế khi hát Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ (thanh phách) - Giáo dục học sinh yêu thích học âm nhạc. Giáo dục yêu trường yêu lớp, yêu bạn bè thầy cô. Giúp đỡ học sinh mạnh dạn đứng cùng bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên

- Đàn phím điện tử.

- Nhạc cụ gõ đệm.

- Bảng phụ lời ca bài hát.

- Đài, băng nhạc.

2. Học sinh

- SGK, thanh phách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: (3’)

? Em hãy trình bày hát bài hát Ngày mùa vui.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Hoạt động khám phá: Dạy hát Bài hát Em yêu trường em (lời 1) (15’) a. Mục tiêu:

- Học sinh biết hát theo giai điệu, đúng lời ca. Biết tác giả bài hát là nhạc sỹ Hoàng Vân.

- Hs: 5 hs lên bảng thực hiện - Hs nhận xét bạn

(15)

b. Cách tiến hành:

* Giới thiệu bài:

? Bức tranh vẽ những gì ?

- Gv giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ ?

- Giới thiệu bài: Bài hát Em yêu trường em do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác. Bài hát thể hiện tình cảm của các bạn nhỏ với mái trường thân yêu của mình. Nơi đó có bạn bè và thầy cô yêu quý cùng sách vở, bàn ghế, bảng, phấn thân quen, tiếng chim ca, những bông hoa phượng … tất cả đều yêu

* Hát mẫu:

- Gv mở băng mẫu

- Bài hát Em yêu có 2 lời ca, nhưng hôm nay các các em học lời 1 bài hát

?Cảm nhận của em khi nghe bài hát này?

* Đọc lời ca theo tiết tấu:

- Gv chia câu và đọc mẫu ( 4 câu).

- Gv yêu cầu 1 hs đọc lời ca

- Gv yêu cầu hs đọc lời ca theo tiết tấu.

- Gv gợi ý hướng dẫn hs đọc 1 đến 2 câu.

- Gv sửa sai( nếu có)

* Khởi động giọng:

- Gv đàn thang âm đi lên, xuống

- Hướng dẫn hs tư thế đứng

* Dạy hát từng câu:

- Gv đàn từng câu, lưu ý cho học sinh lấy hơi ở cuối câu hát và thể hiện sắc thái tình cảm…

Câu 1: Em yêu trường em … giáo hiền.

+ Gv đàn giai điệu + Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) - Gv gợi ý hướng dẫn hs hát

Câu 2: Như yêu quê hương … thương + Gv đàn giai điệu

+ Gv đàn cho hs hát

- HS : Các bạn đang cùng nhau cắp sách đến trường

- Hs lắng nghe - Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe - Hs lắng nghe - Hs: Bài hát rất hay

- Hs: 1 hs đọc - Cả lớp thực hiện - Tổ, cá nhân đọc - Hs đọc 1 đến 2 câu

- Hs khởi động giọng đi lên, đi xuống theo mẫu âm La

- Hs đứng tại chỗ lắng nghe - Hs lắng nghe

- Hs nghe

- Hs hát theo hướng dẫn của Gv - Tổ, cá nhân thực hiện

- Hs nghe và hát theo bạn - Hs nghe

- Hs hát theo hướng dẫn của Gv - Cả lớp, cá nhân thực hiện

(16)

- Gv cho hs hát ghép câu 1 và câu 2 + Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) Câu 3: Nào...vở

+ Gv đàn giai điệu + Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) Câu 4: Cả...chúng em + Gv đàn giai điệu

+ Gv đàn cho hs hát

- Gv cho hs hát ghép câu 3 và câu 4

* Hát cả bài( lời 1)

- Gv yêu cầu cả lớp, tổ, cá nhân hát toàn bài

- Gv gợi ý hướng dẫn hs hát 1 đến 1 đến 2 câu

* Gv Kết luận:

- Học sinh biết hát theo giai điệu, đúng lời ca. Biết tác giả là nhạc sĩ Hoàng Vân 3. Hoạt động luyện tập: Kết hợp gõ đệm; vận động cơ thể. (10’)

a. Mục tiêu:

- Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát

- Biết vận động cơ thể với 4 động tác dậm chân, vỗ vai, vỗ tay, búng

b. Cách tiến hành:

* Gv hướng dẫn hs hát và kết hợp gõ đệm theo phách

Em yêu trường em với bao bạn thân....

x x xx x x x

?Em nào có thể hát và gõ đệm theo phách

- Gv yêu cầu hs thực hiện

* Gv cho hs hát và gõ đệm theo tiết tấu Em yêu trường em với bao bạn thân....

x x x x x x x x - Gv gợi ý hướng dẫn hs hát và kết hợp gõ 1 câu hát

* Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vận động cơ thể ( với 4 động tác)

+ Giậm chân + Vỗ vai + Vỗ tay

- Hs nghe

- Hs hát theo hướng dẫn

- Hs nghe

- Hs hát theo hướng dẫn - Hs hát ghép

- Thực hiện

- Hs hát theo các bạn 1 đến 2 câu

- Hs nghe, quan sát thực hiện theo hướng dẫn của gv

- Hs: 1 hs thực hiện

- Nhóm, cá nhân thực hiện

- Hs nghe, quan sát thực hiện theo hướng dẫn của gv

- Hát và kết hợp gõ 1 câu trong bài hát

- Thực hiện hát kết hợp theo hướng dẫn của gv

- Nhóm, cá nhân thực hiện

(17)

+ Búng

- Gv nhận xét sửa sai (nếu có)

* Kết luận: Học sinh kết hợp tốt trong việc kết hợp gõ đệm và vận động cơ thể 4. Hoạt động vận dụng (3‘)

a. Mục tiêu:

- Giúp học sinh nhớ lại bài hát và tên tác giả

b. Cách tiến hành.

? Em học bài hát gì?

?Ai là tác giả của bài hát Em yêu trường em

? Nội dung bài hát nói lên điều gì?

- Giáo dục yêu trường yêu lớp, yêu bạn bè thầy cô

- Gv đàn cho hs hát lại bài hát

- Gv giúp hs nhớ lại 1 đến 2 câu hát.

- Nhắc học sinh về tập biểu diễn cho bố mẹ, anh chị, bạn bè....

- Sáng tạo một số động tác phụ họa đơn giản phù hợp với bài hát

- Chuẩn bị cho giờ học sau

* Kết luận: Học sinh đã biết hát đúng lời ca, giai điệu biết kết hợp tốt trong việc kết hợp gõ đệm và vận động cơ thể

- Hs: Bài hát Em yêu trường em - Nhạc sỹ Hoàng Vân

- Hs trả lời

- Hs hát

- Hát theo các bạn - Hs nghe và lĩnh hội.

Ngày soạn 2/1/2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 6 tháng 1 năm 2022 Toán

Tiết 96: ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết được thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước. Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.

- Xác định được ba điểm thẳng hàng, nêu dược điểm nằm giữa đoạn thẳng.

- Dùng thước thẳng vẽ được đoạn thẳng và xác định trung điểm

- Phát triển Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV-HS Máy tính, điện thoại thông minh - ƯDPHTN. Bộ que lắp ghép hình học phẳng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(18)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Hoạt động mở đầu (5 phút)

- GV tổ chức trò chơi: “Thi xếp hàng ba”

- Mỗi tổ cử ba bạn thi xếp hàng, đội nào xếp nhanh đúng theo hiệu lệnh của GV , đội đó thắng cuộc.

- Hàng nào xếp nhanh, xếp thẳng?

- Ai là người ở giữa của mỗi hàng ? - GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết nối vào bài: Để biết được thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước, thế nào là trung điểm của đoạn thẳng chúng ta cùng học bài hôm nay.

2.Hình thành kiến thức mới (12 phút)

* Mục tiêu:

- Biết được thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước. Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.

* Cách tiến hành:

- Giới thiệu điểm ở giữa + GV vẽ hình lên bảng,

+ Trên đường thẳng AB có mấy điểm?

+ Ba điểm A, O, B như thế nào?

+ Điểm nào là điểm ở giữa hai điểm A và B?

+ GV: A, O, B là ba điểm thẳng hàng, O là điểm ở giữa hai điểm A và B.

+ Lưu ý: Nếu điểm A, O , B không thẳng hàng thì điểm O không được gọi là điểm ở giữa.

- GV thêm vài ví dụ sau:

+ Trên đoạn thẳng MN có mấy điểm?

+ Có những điểm nào thẳng hàng với nhau?

+ Điểm nào là điểm ở giữa hai điểm MN?

* GV: M, E, N là ba điểm thẳng hàng, E là điểm ở giữa hai điểm M và N

Lưu ý: Nếu điểm A, O , B không thẳng hàng thì điểm O không được gọi là điểm ở giữa.

 GV đặt câu hỏi để chốt bài:

+ Vậy điểm như thế nào thì được gọi là

- Học sinh tham gia chơi.

- HS phát biêu ý kiến - Lắng nghe.

- Ghi bài.

- HS quan sát

- HS : có 3 điểm A, O, B - 3 điểm A, O, B thẳng hàng - Điểm O ở giữa hai điểm A và B - 2 HS nhắc lại

- HS lắng nghe

-HS quan sát

- Có 3 điểm M, E, N

- M, E, N thẳng hàng với nhau - Điểm E là điểm ở giữa điểm M và N

- HS nhắc lại

- Điểm ở giữa là điểm nằm giữa

A O B

M E N

(19)

điểm ở giữa?

- Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng - GV vẽ hình lên bảng.

3cm 3 cm + Ba điểm A,M,B là ba điểm như thế nào với nhau?

+ Điểm nào là điểm nằm ở chính giữa hai điểm A và B?

+ Điểm M chia đoạn AB thành mấy đoạn bằng nhau?

KL: M là điểm chính giữa đoạn thẳng AB, điểm M chia độ dài đoạn thẳng AB thành hai phần bằng nhau . AM = AB , và ba điểm A, M , B thẳng hàng nên M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.

+ Lưu ý: M là trung điểm khi M của A và M khi 3 điểm đó phải thẳng hàng.

3. HĐ Luyện tập, thực hành (10 phút):

* Mục tiêu:

Xác định ba điểm thẳng hàng, Nêu được điểm nằm giữa đoạn thẳng. (Bài 1,2)

* Cách tiến hành:

Bài 1:

- Giáo viên chiếu hình vẽ.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

-Yêu cầu HS làm bài,

- Gọi HS báo cáo kết quả trước lớp

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét chung

- Vậy điểm như thế nào thì được gọi là điểm ở giữa?

hai điểm còn lại và các điểm đó phải thẳng hàng với nhau.

- HS quan sát

- Ba điểm A, M , B thẳng hàng với nhau

- Điểm M nằm chính giữa A và B - Chia thành hai đoạn bằng nhau AM = AB.

- 2 HS nhắc lại

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- Học sinh quan sát

- HS đọc yêu cầu

-1 HS làm bảng, lớp làm vở

-1 HS lên bảng , vừa chỉ hình vẽ vừa trả lời.

a) 3 điểm thẳng hàng: A, M, B;

M, O, N và C, N, D.

b) +) M là điểm giữa hai điểm A và B.

+) N là điểm giữa hai điểm C và D.

+) O là điểm giữa hai điểm M và N.

- HS nhận xét bạn

A M B

C N D

O

A M B

(20)

Bài 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu

- Cho HS làm bài nhóm đôi - Gọi đại diện các cặp báo cáo.

+ O là trung điểm của đoạn thẳng AB, đúng hay sai? Vì sao?

+ M không là trung điểm của đoạn thẳng CD đúng hay sai? Vì sao?

- Nhận xét, chữa bài.

- Tuyên dương cặp có kết quả tốt.

Bài 1: ( T 99)

a, Mẫu: Xác định trung điểm của đoạn thẳng AB:

- Vẽ lên bảng đoạn thẳng AB, hỏi:

+ Nêu cách xách định trung điểm của đoạn thẳng AB?

- Gọi HS nhắc lại -Yêu cầu HS đo

+ Đo độ dài đoạn thẳng AB?

+ Chia đôi độ dài đoạn thẳng AB?

+Khi đo độ dài đoạn thằng thì chúng ta phải lưu ý điều gì?

+ Sau khi đo độ dài và chia cho 2 thì trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm nào?

* GV Nhận xét: Độ dài đoạn thẳng

AM = 1/2 độ dài đoạn thẳng AB. Viết là:

AM = 1/2 AB.

b. Xác định trung điểm của đoạn thẳng CD:

-Yêu cầu HS tự làm phần b - Gọi HS báo cáo

+ Muốn xác định trung điểm của đoạn thẳng CD em làm như thế nào?

- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét

GV: Củng cố cho HS cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng.

4. Hoạt động vận dụng ( 10 phút) Bài 3:

- Gọi HS nêu yêu cầu - Cho HS làm bài và chữa:

+Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng

- HS lắng nghe

- Điểm ở giữa là điểm nằm giữa hai điểm còn lại và các điểm đó phải thẳng hàng với nhau.

- 1, 2 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài nhóm đôi.

- Đại diện nhóm nối tiếp nêu kết quả và giải thích vì sao đúng? Vì sao sai?

- Đúng vì OA = OB và 3 điểm A, O, B thẳng hàng.

- Đúng Vì 3 điểm M, C, N không thảng hàng.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

- Lắng nghe.

- 1, 2 HS đọc yêu cầu

- HS quan sát, suy nghĩ và trả lời.

- 1 HS nêu, HS khác nhận xét.

HS nêu: Đo độ dài đoạn thẳng AB.

+ Chia đôi độ dài đoạn thẳng AB.

+ Đặt thước sao cho vạch O cm trùng với điểm A. Đánh dấu điểm M trên AB ứng với vạch 2cm của thước.

- 1, 2 HS nhắc lại.

- HS đo

- HS nêu AB = 4cm

- 4 : 2 = 2 (cm) , AM =MB =2 cm - HS theo dõi.

- Đặt thước sao cho vạch O cm trùng với điểm A. Đánh dấu điểm M trên AB ứng với vạch 2cm của thước

- M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

- HS lắng nghe

(21)

BC, GE, AD, IK.

+ I là trung điểm của đoạn thẳng BC vì B, I, C thẳng hàng và IB = IC

- Tương tự với các đoạn thẳng còn lại.

- M trung điểm phải thỏa mãn mấy điều kiện? Đó là điều kiện gì?

- Nhận xét, chữa bài

+ Hôm nay con được học bài gì?

+ điểm như thế nào thì được gọi là điểm ở giữa?

- Nhận xét tiết học.

- 1, 2 HS nêu yêu cầu.

- HS quan sát hình vẽ SGK, làm bài.

HS đứng tại chỗ lần lượt nêu và giải thích.

- Nhận xét, chữa bài.

- Thỏa mãn 2 điều kiện: 3 điểm đó phải thẳng hàng, M chia đoạn thảng đó thành hai phần bằng nhau.

- 2 HS nêu.

Tập viết

ÔN CHỮ HOA N (Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N ( 1 dòng chữ Nh) R , L ( 1 dòng ) viết đúng tên riêng ( 1 dòng) và câu ứng dụng : Nhớ sông lô ... Nhớ sang Nhị Hà ( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng giữa các chữ. Nối nét giữa các chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng thành thạo.

- Giáo dục HS có ý thức rèn thói quen luyện viết trình bày đẹp, rõ ràng, đúng độ cao, tương đối đều và đúng khoảng cách; Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp; Có thêm hiểu biết về các địa danh lịch sử trên đất nước VIệt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV-HS: Máy tính, điện thoại thông minh

- Giáo viên: Mẫu chữ hoa Nh, R, L, C, H viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

- Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Cho lớp hát.

+Trong tuần qua em đã làm gì để chữ viết của em đẹp hơn?

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: Chữ đẹp nết càng ngoan.

- Học sinh nêu.

- Lắng nghe.

(22)

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 10p)

a. Hướng dẫn viết chữ hoa + Tìm các chữ hoa có trong bài.

 Luyện viết chữ N, L, R - GV viết mẫu.

– GV quan sát, giúp đỡ.

- GV nhận xét.

b. Luyện viết từ ứng dụng: Nhà Rồng.

- GV giới thiệu : Nhà Rồng là một bến cảng ở thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1911, chính từ bến cảng này, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước.

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Viết bảng con.

 Luyện viết.

- GV quan sát, giúp đỡ.

- GV nhận xét.

c. Luyện viết câu ứng dụng

* Tìm hiểu ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.

=> Đó là các địa danh lịch sử gắn với những chiến công của nhân dân ta trong thời kì khãng chiến chống thực dân Pháp. Từ đó hiểu nội dung câu thơ : ca ngợi những địa danh lịch sử, những chiến công của nhân dân ta.

* Luyện viết các chữ : Ràng, Nhị Hà.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (15p)

a. Hướng dẫn viết vào vở:

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ Viết 1 dòng chữ hoa Nh.

+ 1 dòng chữa R, L.

+ 1 dòng tên riêng Nhà Rồng.

+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ.

+ HS tìm trong bài chữ: N, R, L, C, H.

- HS nêu cách viết từng chữ.

- HS viết trên bảng, nháp.

- HS nhận xét bài bạn.

+ 2 chữ: Nhà Rồng.

+ Chữ Nh, R, g cao 2 li rưỡi, chữ a, ô, n cao 1 li.

- HS viết vào bảng con chữ Nh, R, Nhà Rồng.

- HS đọc câu ứng dụng.

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà.

- HS lắng nghe.

- HS viết bảng con: Ràng, Nhị Hà.

- HS nêu yêu cầu viết trong vở BT.

- Quan sát, lắng nghe.

(23)

- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

b. Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Chấm nhận xét một số bài viết của học sinh.

- Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh.

4. Hoạt động vận dụng (5p)

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học

+ Chữ N hoa viết như thế nào?

+ Cách viết chữ Nh ra sao?

+ Hãy nêu độ cao của các con chữ trong từ: Nhà Rồng?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò.

- Lắng nghe và thực hiện.

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.

- HS lần lượt trả lời cá nhân từng câu hỏi

Tự nhiên – Xã họi ÔN TẬP : XÃ HỘI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết kể tên một số kiến thức đã học về xã hội.

- Kể được với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.

- Yêu quý gia đình, tỉnh, , thành phố trường học của mình - Yêu thiên nhiên; có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh;

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV-HS: Máy tính, điện thoại thông minh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. HĐ mở đầu (5 phút)

- Cho HS hát và vận động bài “Quê hương tươi đẹp”

+Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người?

+Theo bạn các loại nước thải của gia đình,

- 1 HS trả lời.

- 1HS trả lời.

- Lớp theo dõi nhận xét.

(24)

bệnh viện, nhà máy,… cần cho chảy ra đâu?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới- Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động luyện tập , thực hành ( 30 phút)

*Mục tiêu: - Kể tên các kiến thức xã hội đã học về xã hội.

*Cách tiến hành

- Phát phiêu học tập ghi các câu hỏi sau:

- Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh (phạm vi tỉnh).

Giáo viên đưa ra một số câu hỏi liên quan đến chủ đề xã hội, mỗi câu hỏi được viết vào một tờ giấy nhỏ.

-Một số câu hỏi gợi ý :

+ Theo bạn trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ?

+ Những người thuộc họ nội gồm những ai?

Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?

+ Kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ramà chính các em đã chứng kiến hoặc biết được qua thông tin đại chúng?

+ Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà của mình?

+ Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa … nên được cất giữ ở đâu trong nhà? Bạn sẽ nói thế nào với bố, mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình?

+ Kể tên các môn học màbạn được học ở trường?

+ Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập?

+ Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ?

+ Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, … cấp tỉnh?

+ Kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh?

+ Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình?

+ Kể về hoạt động nông nghiệp ở nơi em đang sống?

+ Kể về hoạt động công nghiệp ở nơi em

- 1 hay nhiều thế hệ

-Thảo luận cặp đôi thực hiện hỏi- đáp các nội dung ghi trong phiếu.

(25)

đang sống?

+ Nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị

+ Kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm

+Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào?

+Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?

+ Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?

+ Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?

+ Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em?

+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?

+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường?

+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người?

+ Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy, … cần cho chảy ra đâu?

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm( 5-7 phút)

* Mục tiêu: HS vẽ tranh về điều kiện ăn ở của người dân địa phương..

* Cách tiến hành:

- Sưu tầm những thông tin (mẩu chuyện, bài báo, tranh ảnh… ) về điều kiện ăn ở, vệ sinh của gia đình, trường học cộng đồng trước kia và hiện nay.

- GV cho HS trưng bày các tranh ảnh sưu tầm được trên tờ giấy AO và ghi chú thích nội dung tranh.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận, mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh quê hương.

- GV nhận xét, khen ngợi.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- Thảo luận nhóm 6, vẽ tranh cổ động “Bảo vệ môi trường”

- Các nhóm vẽ tranh

- Các nhóm trưng bày tranh, đại diện nhóm trình bày nội dung cổ động của bức tranh - Các nhóm lắng nghe, bổ sung, đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời.

Chính tả

Tiết 37: HAI BÀ TRƯNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe và viết lại chính xác đoạn cuối bài bài ”Hai Bà Trưng” . - Trình bày đúng hình thức văn xuôi.

(26)

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu l/n;

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt. Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Máy tính

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở chính tả

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (10p)

a, Hướng dẫn viết chính tả:

*Tìm hiểu nội dung đoạn viết:

- GV đọc đoạn 4 của bài tập đọc + Nội dung bài viết nói về ai?

* Hướng dẫn cách trình bày.

+ Các chữ: Hai Bà Trưng được viết như thế nào?

+ Tìm các tên riêng trong bài chính tả.

+ Các tên riêng đó được viết như thế nào?

- Hướng dẫn hs viết chữ khó?

lần lượt

sụp đổ khởi nghĩa - Gv chỉnh sửa.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (15p)

b, GV đọc cho học sinh viết bài:

- GV đọc từng câu, từng cụm từ.

- Yêu cầu tư thế hs ngồi viết ngay ngắn, viết đúng cỡ chữ.

* Soát lỗi: GV đọc bài lại thật chậm cho học sinh soát lỗi.

c, Chấm chữa bài - Gv đọc lại bài.

- Thu 3 bài chấm, nhận xét.

d. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:

Bài 2:

(a): Điền vào chỗ trống

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng Bài 3:

(a): Tìm các từ

- Chứa tiếng bắt đầu bằng: l - Chứa tiếng bắt đầu bằng: n

- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc lại.

+ Hai Bà Trưng.

+ Viết hoa chữ cái đầu.

+ Tô Định, Hai Bà Trưng.

+ Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng.

- HS viết bảng con.

- HS nghe - viết bài vào vở.

- HS soát lỗi.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- HS làm bài theo cặp.

- Chữa bài.

a, Lành lặn, nao núng, lanh lảnh.

- Thi giữa hai nhóm.

1 2

(27)

- GV tổ chức cho HS thi.

- Nhận xét, tuyên dương.

4. Hoạt động vận dụng (5p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức. Thi tìm tiếng , từ có âm đầu là l/n.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà xem lại bài - sửa lỗi (nếu có).

- Chẩn bị bài sau.

lao động nón liên lạc nóng nực - HS tham gia chơi.

Thủ công

ĐAN NONG MỐT (Tiếp)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đan nong mốt.

- Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.

- Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.

- Cắt dán sản phẩm đẹp.

- Tạo hứng thú và yêu thích đan hình.

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu thích các sản phẩm đan nan. Có ý thức giữ vệ sinh lớp học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Máy tính

Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa có kích thước đủ lớn để HS quan sát được, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. Tranh quy trình đan nong mốt. Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau. Bìa màu hoặc giấy thủ công (hoặc vật liệu khác) bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán

- Học sinh: Giấy nháp, giấy thủ công, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của Gv Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3 phút):

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.

- Giới thiệu bài mới

2. Hoạt động hình thành kiến thức thực hành ( 7, 10 phút)

1. Nhắc lại cách đan nong mốt.

*Mục tiêu: Học sinh nhắc lại các bước kẻ cắt nan

*Cách tiến hành:

Bước 1: Kẻ cắt các nan đan.

+ Nan dọc: Cắt 1 hình vuông có 9 ô, sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy đến hết ô

- HS kiểm tra chéo trong cặp đôi, báo cáo GV

- Một số học sinh nhắc lại quy trình đan nong mốt.

Bước 1: Kẻ, cắt các nan

(28)

thứ 8.

+ Nan ngang: 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp có kích thước rộng 1 ô dài 9 ô (khác mầu)

Bước 2: Đan nong mốt bằng bìa.

+ Nan 1: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới.Nhấc nan dọc 2, 4, 6, 8 lên và luồn nan ngang T1.

+ Nan 2: Nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 và luồn nan ngang T2.

+ Nan ba: Như nan 2.

Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.

3. Hoạt động luyện tập,thực hành (20 25phút)

- Hệ thống các bước đan nong mốt.

*Yêu cầu học sinh thực hành.

- Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên nhắc học sinh dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng.

4. Hoạt động vận dung trải nghiệm( 5, 7 phút)

- Trưng bày sản phẩm

- Cho học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm của từng cá nhân.

- Giáo viên đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh và khen ngợi để khuyến khích các em làm được sản phẩm đẹp.

- Bình chọn học sinh có sản phẩm đẹp, sáng tạo,...

- Nhận xét tiết học

- Cắt các nan dọc.

- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh.

Bước 2: Đan nong mốt - Đan nan ngang thứ nhất.

- Đan nan ngang thứ hai.

- Đan nan ngang thứ ba.

- Đan nan ngang thứ tư.

* Học sinh thực hành cá nhân.

- Đánh giá sản phẩm.

+ Hoàn thành tốt: Những em đã hoàn thành có sản phẩm đẹp, trình bày trang trí sáng tạo.

+ Hoàn thành: Thực hiện đúng các bước sản phẩm cân đối đúng kích thước, phẳng, đẹp.

+ Chưa hoàn thành: Không kẻ, cắt, đan được....

Ngày soạn 2/1/2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2022 Toán

TIẾT 98: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết được các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10.000.

- So sánh được các số trong phạm vi 10.000

- Vận dụng được cách so sánh các số trong phạm vi 10.000 để so sánh các đại lượng cùng loại và xác định số lớn nhất, số bé nhất trong dãy số.

(29)

- Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán.

- Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5 phút)

- GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”.

a. Số gồm Tám nghìn, năm trăm b. Số gồm Tám nghìn, năm chục - Để biết được số nào lớn hơn hoặc bé hơn em cần làm gì ?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới Tiết 98 So sánh các số trong phạm vi 10.000

2. HĐ hình thành kiến thức mới (12 phút)

* Mục tiêu: HS nhận biết được các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10.000.

* Cách tiến hành:

- 3 học sinh lên bảng

- 1 học sinh thực hiện phần a : 8.500 - 1 học sinh thực hiện phần b : 8.050 - Em sẽ so sánh 2 số đó

- Học sinh ghi bài

Hướng dẫn học sinh nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 10 000.

Trường hợp 1: So sánh 2 số có số chữ số khác nhau:

- Giáo viên ghi bảng:

999 … 10 000 10 000 .... 9999

- Yêu cầu học sinh điền dấu (<, = , >) - Yêu cầu HS nêu cách làm

- Gọi HS nhận xét bạn

+ Muốn so sánh 2 số có số chữ số khác nhau ta làm thế nào?

- GV chốt cách làm trường hợp 1:

Muốn so sánh 2 số có số chữ số khác nhau ta đếm số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn và ngược lại.

Trường hợp 2: So sánh 2 số có

- Học sinh quan sát.

- 2 học sinh lên bảng điền dấu

-HS1: 999 < 1000, vì số 999 có ít chữ số hơn 1000 (3 chữ số ít hơn 4 chữ số ).

-HS2: 10.000 > 9999 , vì số10.000 có nhiều chữ số hơn 9999 (5 chữ số nhiều hơn 4 chữ số ).

- 2 HS nhận xét bài - 2 HS nêu lại cách làm

+ Đếm: số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn và ngược lại.

- HS lắng nghe

(30)

cùng chữ số :

- Yêu cầu HS so sánh 2 số sau : 9000 và 8999

- Yêu cầu HS nêu cách làm - Gọi HS nhận xét bạn

- Yêu cầu HS so sánh tiếp 2 số sau:

6579 …….6580.

- Yêu cầu HS nêu cách làm

- Gọi HS nhận xét bạn

+ Muốn so sánh 2 số có cùng chữ số ta làm thế nào?

- GV chốt cách làm trường hợp 2:

Muốn so sánh hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải.

Trường hợp 3: So sánh 2 số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau.

- Giáo viên ghi bảng: 6591...6591 - Gọi HS điền dấu

- Vì sao em biết 2 số bằng nhau ?

- Giáo viên chốt kiến thức khi so sánh các số trong phạm vi 10 000:

+ Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn (ngược lại).

+ Nếu hai số có cùng chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải.

+ Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau.

- 1học sinh lên bảng điền dấu

- 1HS nêu : 9000 > 8999 vì hàng nghìn có 9 > 8

- 2 HS nhận xét bài - Học sinh làm nháp

- 1HS nêu : 6579 < 6580 vì các chữ số hàng nghìn đều là 6, các chữ số hàng trăm đều là 5 , nhưng ở hàng chục lại có 7< 8 - 1 HS nhận xét bài

-3 HS nêu : nếu 2

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo dục hs yêu thích môn tập viết, thấy được vẻ đẹp của chữ viết.. Từ đó hs có ý thức rèn chữ đẹp và giữ được sách vở

Rèn kĩ năng viết đều nét, dãn đúng khoảng cách giữa các chữ, viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập hai.. GDHS có ý

- Kỹ năng: Viết đúng chính tả,viết đep, phân biệt đúng tiếng có vần ưi/ươi - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong việc rèn luyện chữ

- Kỹ năng: Viết đúng chính tả,viết đep, phân biệt đúng tiếng có vần ưi/ươi - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong việc rèn luyện chữ

-Kỹ năng: Viết đúng chính tả,viết đep,phân biệt đúng tiếng có vần ưi/ươi -Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong việc rèn luyện chữ viết,

(Giống nhau: Âm cuối vần là t. Khác nhau âm đầu vần là iê và i).. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi. Kĩ năng: Rèn đọc to, rõ ràng, chữ viết đúng mẫu.

- Kỹ năng: Viết đúng chính tả,viết đep,phân biệt đúng tiếng có vần ưi/ươi -Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong việc rèn luyện chữ viết,

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. c) Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức viết chữ đẹp, II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Mẫu chữ, bảng con.2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY