• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:

………

Giảng:………

Tiết 58 Văn bản:

ÁNH TRĂNG

- Nguyễn Duy - I . Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được vài nét về nhà thơ Nguyễn Duy.

- Nắm được tình cảm của con người với vầng trăng trong quá khứ, hiểu được ý nghĩa về hình ảnh vầng trăng từ đó thấm thía kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.

- Phân tích được những giá trị nghệ thuật thể hiện trong bài thơ

+ Sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam + Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang tính biểu tượng

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học

+ Đọc, hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.

+ Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

- Kĩ năng sống: kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng bộc lộ cảm xúc, kĩ năng lắng nghe tích cực.

3. Thái độ

- Biết trân trọng những tình cảm đẹp.

- GD tình cảm ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”

cho hs.

4. Năng lực hướng tới

- Năng tực tư duy sáng tạo.

- Năng lực phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học nghệ thuật.

- Năng lực hợp tác, tự quản bản thân II. Chuẩn bị của thầy và trò

- Thầy: sgk, đọc tư liệụ, soạn bài, máy chiếu, ảnh chân dung Nguyễn Duy (nguồn baigiang.violet.vn).

- Trò: sgk, soạn bài theo hướng dẫn.

III. Phương pháp kỹ thuật

- Đàm thoại, thuyết trình, thảo luận, phân tích, quy nạp, dạy học định hướng hành động, dạy học nhóm.

- Đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày một phút, đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy.

IV. Tiến trình hoạt động 1. Tổ chức : 1’

2. Kiểm tra bài cũ : 4’

? Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm. Em thích nhất những câu thơ nào ? Vì sao ?

3. Bài mới

Trăng là đề tài muôn thuở của thi nhân trong sáng tác, là nguồn cảm hứng bất tận của văn nghệ. Có lẽ ít ai có thể quên được một ánh trăng huyền ảo u uất trong thơ của Hàn Mặc Tử, một vầng trăng bí ẩn trong Nhớ rừng của Thế Lữ, một chị hằng xinh đẹp lãng mạn của thi

(2)

sĩ Tản Đà hoặc một ánh trăng tri âm tri kỉ của Bác Hồ ngay trong ngục tối. Nguyễn Duy cũng có bài thơ thật độc đáo viết về trăng đó là Ánh Trăng. Vậy nét độc đáo đó được thể hiện như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 8’

- Mục tiêu: hs biết được những nét cơ bản về nhà thơ Nguyễn Duy và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp

- KT trình bày một phút

- GV chiếu hình ảnh chân dung nhà thơ Nguyễn Duy cho các em quan sát.

? Dựa vào chú thích, trình bày vài nét chính về tác giả Nguyễn Duy?

GV bổ sung thêm một số thông tin.

? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?

- GV cung cấp thêm thông tin về thời điểm sáng tác bài thơ: Đó là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy trước những điều vô tình của con người với những gian nan, những kỉ niệm nghĩa tình của quá khứ.

……….

……….

……….

Hoạt động 2: 26’

- Mục tiêu:

+ Nắm được tình cảm của con người với vầng trăng trong quá khứ, hiểu được ý nghĩa về hình ảnh vầng trăng từ đó thấm thía kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.

+ Phân tích được những giá trị nghệ thuật thể hiện trong bài thơ

+ Sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam

+ Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang tính biểu tượng

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP vấn đáp, thuyết trình, phân tích, quy nạp - KT trình bày một phút, đặt câu hỏi

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả

- Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ

- Sinh năm 1948, quê ở Thanh Hoá.

- Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- Phong cách thơ độc đáo, nhất là ở thể thơ lục bát (có nhiều sáng tạo, uyển chuyển, mượt mà, hiện đại ở thi liệu, cấu tứ ) 2. Tác phẩm

- Bài thơ viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh.

II. Đọc, hiều văn bản

(3)

GV chiếu bài thơ lên màn hình

? Bài thơ nên đọc với giọng đọc ntn?

- 3 khổ đầu: giọng kể, nhịp thơ trôi chảy, bình thường.

- Khổ 4: nhấn giọng thể hiện sự bất ngờ, đột ngột.

- Khổ 5+6: giọng đọc thiết tha, chậm lại, thể hiện cảm xúc suy tư.

GV đọc một lần. Sau đó nhận xét phần đọc của HS.

GV kết hợp kiểm tra phần chú thích trong quá trình tìm hiểu VB.

? Xác định thể thơ của bài thơ? Tác dụng của thể thơ này?

- Ngũ ngôn

? Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm?

- Tự sự + biểu cảm + nghị luận.

? Em thấy cách trình bày ở vb này có gì đặc biệt? Tác dụng của cách trình bày đó?

- Những chữ đầu dòng không viết hoa.

- Nhằm tạo sự liền mạch về ý tưởng và hình ảnh trong bài thơ.

? Bài thơ có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung của từng phần ?

- 2 khổ đầu: Vầng trăng trong hoài niệm.

- 3 khổ tiếp: Vầng trăng trong hiện tại.

- Khổ cuối: Vầng trăng trong suy tưởng.

? Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ ?

- Bố cục theo trình tự thời gian như một câu chuyện nhỏ. Sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư chính là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm.

HS đọc 2 khổ đầu

? Quá khứ tuổi thơ của tác giả được gắn bó với hình ảnh nào thể hiện trong những câu thơ nào?

GV chiếu ngữ liệu lên màn hình.

- Với đồng, với sông, với bể.

? Em có nhận xét gì về cách gieo vần, nhịp thơ, cách sử dụng từ ngữ trong hai câu thơ trên?

- Gieo vần lưng (sông) - Nhịp: nhanh, linh hoạt - Điệp từ: với

=> Điệp từ với được nhắc lại 3 lần nhằm nhấn mạnh những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ được ngắm trăng trên đồng quê, trên dòng sông...

* Gv: Vầng trăng tuổi thơ trải rộng trên một không gian bao la: “Hồi nhỏ. . .với bể”. Hai câu thơ 10 tiếng, gieo vần lưng (đồng- sông), từ “với” đc lặp lại 3 lần

1. Đọc, chú thích

2. Bố cục: 3 phần.

3. Phân tích

3.1. Vầng trăng trong hoài niệm

- Hồi nhỏ: với đồng, sông, bể + Gieo vần lưng

+ Nhịp: nhanh, linh hoạt + Điệp từ: với

-> Điệp từ với được nhắc lại 3 lần nhằm nhấn mạnh những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ được ngắm trăng trên đồng quê, trên dòng sông...

(4)

diễn tả tuổi thơ đc đi nhiều, đc hp, cảm nhận những vẻ đẹp kì thú của thiên nhiên, từng đc ngắm trăng trên đồng quê, ngắm trăng trên dòng sông và ngắm trăng trên bãi bể. Tuổi thơ của chúng ta mấy ai đc may mắn như nhà thơ?

? Hình ảnh gắn bó với tác giả hồi chiến tranh là gì?

- Vầng trăng

? Khi nói về hình ảnh vầng trăng, tác giả đã dùng nghệ thuật gì đặc sắc? Tác dụng của nghệ thuật đó ?

- Nghệ thuật nhân hoá => khắc hoạ vẻ đẹp tình nghĩa thuỷ chung của trăng đối với người lính trong những năm kháng chiến.

- GV liên hệ tích hợp với hình ảnh vầng trăng trong khổ thơ cuối của bài thơ “Đồng chí ” - Chính Hữu.

? Trăng trong quá khứ mang một vẻ đẹp như thế nào ? Trần trụi với thiên nhiên

Hồn nhiên như cây cỏ

? Em hiểu ý nghĩa của hai câu thơ trên như thế nào?

- Sống hồn nhiên, chân thật, trải rộng lòng mình với thiên nhiên, sống vô tư, đúng mình như thiên nhiên, cây cỏ nguyên sơ. Ngỡ vầng trăng là tri âm, tri kỉ, là tình nghĩa, không bao giờ có thể quên được.

? Với vẻ đẹp như vậy, con người đã tự nhủ điều gì?

- Không quên – vầng trăng tình nghĩa?

? Trăng ở đây biểu tượng cho điêug gì?

- H/ả vầng trăng– h/ả thiên nhiên, đất nước bình dị, hồn hậu, gần gũi, theo sát từng bước đi của nhà thơ từ lúc còn nhỏ-> trưởng thành. Tuổi thơ được ngắm trăng trong một không gian trong lành rộng lớn. Khi trở thành chiến sĩ, giữa bao nhiêu khó khăn, gian khổ, những người chiến sĩ vẫn hồn nhiên, vô tư, mộc mạc sống chan hoà với thiên nhiên.

? Như vậy trong hai khổ thơ đầu, vầng trăng hiện lên trong hoài niệm của nhà thơ ntn ?

GV: Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng lại là sự rung động thật chân thành của một khoảnh khắc tâm tình, của một người lính từng trải đứng giữa hôm nay mà nhớ lại ngày xưa ấy. Cái ngày xửa, ngày xưa lăn lộn, gắn bó, hòa vào thiên nhiên. Vầng trăng là kỉ niệm đẹp, là đất trời quê hương, là tuổi thơ nghịch ngợm, là những năm tháng gian khổ ở rừng, bom đạn có thể phá hủy đi tất cả, nhưng vẻ đẹp của ánh trăng thì làm sao hủy diệt được. Trăng và người là đôi bạn tri kỉ. Ai lại nỡ quên vầng trăng tình nghĩa ấy.

……….

……….

- Hồi chiến tranh: vầng trăng

+ Nghệ thuật nhân hoá => khắc hoạ vẻ đẹp tình nghĩa thuỷ chung của trăng đối với người lính trong những năm kháng chiến.

Vẻ đẹp mộc mạc hoang sơ, trăng và người lính cùng gắn bó, chia sẻ như những người bạn tri âm, tri kỉ.

(5)

………..

………..

4. Củng cố : 1’

- Cảm nhận của em về tình cảm của con người với vầng trăng trong quá khứ?

5. HDVN: 3’

- Học thuộc lòng bài thơ.

- Nắm nội dung phần đã phần 1.

- Soạn tiếp phần còn lại của bài học.

+ Tìm hiểu hình ảnh vầng trăng trong hiện tại.

Tác giả khắc hoạ hình ảnh vầng trăng ở thời điểm nào ? Tại sao vầng trăng vốn nghĩa tình chung thuỷ nay

Tình huống bất ngờ nhưng cũng thường xảy ra trong cuộc sống hiện tại của tác giả là gì?

Em hãy đọc lại khổ thơ thứ tư và nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả?

Đối diện với trăng, con người cảm nhận được điều gì - Trăng cứ tròn vành vạnh Em hiểu ntn về ý thơ đó?

Cảm xúc rưng rưng: “ Như là đồng là bể. Như là sông là rừng” cho thấy tâm hồn con người đang hướng về những kỉ niệm nào ?

Như vậy trong khổ thơ giữa vầng trăng hiện lên ở thời điểm hiện tại như thế nào?

Hình ảnh vầng trăng“tròn vành vạnh” và “ánh trăng im phăng phắc” có những ý nghĩa gì?

Phân tích cái “giật mình” của nhà thơ khi nhìn thấy trăng ? Như vậy đặc sắc của khổ thơ cuối là gì ?

Tổng kết giá trị nghệ thuật của bài thơ và tác dụng của nghệ thuật ấy?

Nêu chủ đề của bài thơ và mạch cảm xúc liên quan đến đạo lí, lẽ sống của người Việt Nam?

+ Trả lời câu hỏi phần đọc, hiểu trong sgk.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học