• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

THÁNG 9/2020

TUẦN 3: Thứ 3 ngày 22/9/2020 tại lớp MG 4 tuổi B1 I. TÊN HOẠT ĐỘNG:

KPKH: “Tìm hiểu về một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp”

Hoạt động bổ trợ: Bài hát: Vui đến trường I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết gọi tên và đặc điểm của một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp.

- Trẻ biết lợi ích, công dụng của chúng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3. Thái độ.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

- Trẻ tích cực trong giờ học.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Bút chì, đất nặn, quả bóng, đồ chơi xây dựng.

- Nhạc bài hát

- Một số đồ dùng đồ chơi khác: vở, bút sáp màu, đồ chơi nấu ăn, đồ chơi lắp ghép, xây dưng, …

2. Địa điểm tổ chức:

- Trong lớp học

III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú.

- Cô và trẻ cùng hát bài: Vui đến trường - Trò chuyện về nội dung bài hát:

+ Bài hát nói về điều gì?

- Trẻ hát

- Nói về bạn nhỏ đi học rất vui.

(2)

+ Đến trường các con được làm những việc gì?

+ Các con được dùng những đồ dùng đồ chơi nào?

2. Hướng dẫn

2.1. Hoạt động 1: Quan sát đàm thoại - Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ: “bàn ghế ” Bàn ghế ta ngồi Kê dọn hẳn hoi Chớ bôi bẩn lên Đừng kéo đừng lôi Giữ gìn cẩn thận Kẻo mà nó gãy.

- Bài thơ nói về điều gì?

- Các con hãy quan sát xem bàn ghế của lớp mình như thế nào? Để làm gì? Làm bằng nguyên liệu gì?

- Bàn và ghế có gì giống và khác nhau?

- Ngoài bàn, ghế ra thì lớp mình còn những đồ dùng gì khác nữa?

- Cô có 1 chiếc hộp kỳ diệu các con hãy đoán xem trong hộp quà là gì?

- Mời 1 trẻ lên bóc hộp quà.

- Tặng mỗi trẻ 1 đồ dùng hoặc 1 đồ chơi để trẻ tự đi lấy

- Bạn nào có đồ chơi là búp bê?

Búp bê dùng để làm gì? Đồ chơi này chơi ở góc nào? Khi chơi các con phải chơi như thế nào?

Tương tự cô hỏi trẻ:

- Ai có đồ chơi là đồ chơi lắp ghép?

- Đồ chơi lắp ghép được làm bằng nguyên liệu gì? Lắp ghép có ở góc nào của lớp mình?

- Ai có nhận xét gì về búp bê và lắp ghép (có gì giống và khác nhau?).

- Ai có đồ dùng học tập?

+ Con có đồ dùng gì?

+ Con có nhận xét gì về đồ dùng đó?

+ Đồ dùng đó được làm bằng gì? Dùng để làm gì?

- Cho trẻ so sánh nhận xét đồ dùng đó.

- Ngoài những đồ dùng, đồ chơi đó ra trong lớp còn có đồ dùng đồ chơi gì khác?

- Được học, được vui chơi.

- Vở, bút, đồ chơi…

Một trẻ lên bóc quà.

- Trẻ nhận.

- Trẻ giơ búp bê.

- Trẻ trả lời góc phân vai.

- Trẻ giơ lắp ghép.

- Trẻ nêu.

- Trẻ nêu nhận xét

- Trẻ trả lời

- Trẻ nêu nhận xét - Trẻ trả lời

(3)

- Mỗi khi chơi hoặc khi sử dụng phải như thế nào?

* Giáo dục: Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trong lớp vừa được quan sát đều giúp các con học tập và vui chơi tốt hơn. Vì vậy khi dùng các con phải biết gữi gìn và cất đúng nơi quy định

2.2. Hoạt động 2: Luyện tập *Trò chơi: “Thi xem ai nhanh”.

- Cách chơi: Cô nói tên đồ chơi nào, trẻ giơ lên nói nhanh tên đồ chơi đó hoặc cô tả hình dạng, công dụng trẻ nói tên.

* Trò chơi: “Về đúng vị trí”.

- Cách chơi: Trẻ thi đua giữa 2 đội cầm đồ chơi và đặt đúng góc.

* Trò chơi: Chơi với đồ dùng đồ chơi.

Cô chia lớp thành 5 nhóm nhỏ cho trẻ chơi với các đồ dùng đồ chơi:

+ Nhóm 1: chơi đồ chơi lắp ghép + Nhóm 2: chơi nặn với đất nặn

+ Nhóm 3: Trang trí quả bóng với giấy màu.

3. Kết thúc

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ

- Trẻ so sánh.

- Trẻ kể

- Trẻ trả lời

- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô.

- Trẻ cầm và đặt đúng góc.

- Trẻ chơi trò chơi.

II. TÊN HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát có mục đích: Thí nghiệm: “Hoa nở”

Trò chơi vận động: Trò chơi: “Kéo co”

Chơi tự do: “Chơi tự do”

I. MỤC ĐÍCH YÊU CÂU:

1. Kiến thức:

- Trẻ được ra sân, hít thở không khí trong lành từ thiên nhiên, được thỏa mãn nhu cầu vui chơi.

- Trẻ biết làm những bông hoa bằng giấy thả vào nước để nở. Qua đó trẻ biết giải thích hiện tượng hoa giấy nở trên mặt nước.

(4)

- Trẻ biết chơi các trò chơi.

2. Kĩ năng:

- Trẻ có kỹ năng quan sát, tư duy, nhận xét, ghi nhớ có chủ đích, kĩ năng nhanh nhẹn khéo léo.

- Củng cố kỹ năng tạo hình.

- Trẻ biết phối hợp với nhau trong trò chơi, tuân thủ luật chơi, rèn tính đoàn kết.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ ý thức kỷ luật khi tham gia hoạt động, vui vẻ khi chơi, không tranh giành xô đẩy.

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 4. Nội dung tích hợp:

- Tạo hình.

II. CHUẨN BỊ:

1.Địa điểm:

- Sân trường sạch sẽ.

2. Đồ dùng của cô :

- Giáo án đầy đủ và chi tiết.

- Giấy màu, kéo thủ công, màu nước, bát thủy tinh đựng nước, đồ dùng đồ chơi chơi với nước.

- Sỏi, bi, lá khoai , chai nước sạch, thổi bong bóng, bong hoa, con dấu bằng củ quả.

3. Đồ dùng của trẻ :

- Giấy màu, kéo thủ công, màu nước, chai nước trắng, bát thủy tinh đựng nước.

- Trang phục gọn gàng, tâm sinh lí thoải mái.

III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú:

- Cô giới thiệu buổi chơi:

+ Đã đến giờ chơi ngoài trời rồi. Hôm nay các - Trẻ trò chuyện cùng cô

(5)

bạn thích chơi gì nào?

- Cô kiểm tra trang phục, sức khỏe của trẻ.

2. Hoạt động 2: Bài mới :

a. Làm thí nghiệm hoa giấy nở trên nước - Trò chuyện về thời tiết

+ Hôm nay cô có một hoạt động rất hay muốn dành tặng cho lớp mình đấy đó là hoạt động làm thí nghiệm “ Hoa giấy nỏ trên nước”

chúng mình có muốn tham gia cùng cô không?

+ Các bạn nhìn xem hôm nay cô có những gì nào?

- Cô mang rổ đựng đồ dùng, vật ra cho trẻ xem + Ở đây cô có rất nhiều đồ dùng đó là giấy, kéo… và bây giờ chúng mình hãy cũng quan sát xem cô mang đến điều kí diệu gì nhé.

+ Đầu tiên cô sẽ dùng kéo cắt một bông hoa, cô cắt đúng mép của nét vẽ, cắt cẩn thận không để chệch ra khỏi nét vẽ, cắt sâu vào tận trong của nét vẽ. Sau đó cô gấp các cánh hoa lại, gấp nhẹn nhàng gấp sâu vào nếp cắt và cuối cùng cô thả bông hoa vào chậu nước. Chúng mình cùng đoán xem sẽ có điều kì diệu gì xảy ra nhé?

+ Điều gì đã xảy ra vậy các bạn?

+ À đúng rồi các bông hoa gấp cánh đã nở ra thành một bông hoa trên mặt nước đấy.

+ Vậy chúng mình có biết tại sao những bông hoa giấy đã gấp cánh khi thả xuống chậu nước lại nở thành bông hoa như vậy không?

-> Cô KL: Giấy nhẹ nên khi thả vào nước sẽ nổi. Khi để 1 lúc giấy ngấm nước nên sẽ chìm xuống và kéo dãn các cánh hoa ra

- Các bạn có muốn cùng tạo ra nhưng bông nở trên mặt nước như vậy không

- Cô chia lớp thành 4 nhóm:

b.TCVĐ: Kéo co

- Trẻ cùng cô trò chuyện về thời tiết

- Cô có giấy màu, kéo, bát nước

- Trẻ chú ý lắng nghe cô.

- Trẻ quan sát cô làm và dự đoán điều sẽ xảy ra

- Các bông hoa gấp cánh đã nở ra thành bông hoa trên mặt nước

- Trẻ trả lời: Vì giấy nhẹ nên khi thả vào nước sẽ nổi. Khi để 1 lúc giấy ngấm nước nên sẽ chìm xuống và kéo dãn các cánh hoa ra

- Trẻ trả lời

- Trẻ về nhóm và dùng những vật dụng cô đã chuẩn bị để cắt bông hoa tạo thành những bông hoa nở trên mặt nước

(6)

- Cô nêu cách chơi và luật chơi:

- Cách chơi:

Cô chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau, mỗi thành viên tham gia kéo co nắm chặt sợi dây thừng của bên mình. Khi cô đếm ngược và “Bắt đầu” thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sợi dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào dẫm vạch trước thì đồng nghĩ với việc là đội đó thua cuộc.

Luật chơi:

Khi trọng cô bắt đầu cả 2 đội sẽ cố gắng kéo sợi dây thừng về bên phía mình, bên nào bị kéo về vạch ranh giới trước sẽ bị thua

c. Chơi tự do:

- Cô chuẩn bị đồ dùng đồ chơi ở các nhóm - Cô cho trẻ lựa chọn bạn chơi, trò chơi

- Cô bao quát các nhóm gợi mở giúp trẻ chơi.

- Cho trẻ đổi nhóm chơi.

3. HĐ 3: Kết thúc :

- Cô nhận xét, tuyên dương.

- Cho trẻ đi rửa tay.

- Trẻ tham gia chơi đoàn kết cùng các bạn

III. TÊN HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG GÓC

* Góc xây dựng: Xây trường mầm non, khu vui chơi của bé * Góc học tập: Xem tranh theo chủ đề,

* Góc thiên nhiên: Chơi với cát nước.

1. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ bước đầu biết nhập vai chơi và thể hiện vai chơi của mình - Trẻ biết chơi đoàn kết với bạn và biết nhường nhịn trong khi chơi

- Trẻ biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong, biết bảo vệ và giữ gìn đồ chơi - Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp trong khi chơi

(7)

- Rèn cho trẻ khả năng sáng tạo, phát huy tính tích cực sáng tạo trong khi chơi 2. Chuẩn bị:

- Đồ chơi xây dựng, lắp ghép.

- Tranh, ảnh theo chủ đề - Dụng cụ chơi cát, nước 3. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Trò chuyện với trẻ:

- Cô cùng trẻ hát, vận động theo giai điệu bài hát của chủ đề

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề.

2. Giới thiệu góc chơi:

- Cô giới thiệu nguyên liệu mới ở góc chơi

- Cô gần gũi trẻ trò chuyện về các góc chơi. Giới thiệu nội dung chơi trong các góc chơi.

3. Thỏa thuận chơi:

- Hỏi trẻ thích ý tưởng chơi như thế nào? Vì sao?

Trẻ chơi cùng ai? Cho trẻ về góc chơi.

- Cuối tuần cô có thể hỏi trẻ tên góc chơi, nội dung chơi trong các góc, đồ dùng đồ chơi.

4. Phân vai chơi:

- Cô phân vai chơi cùng trẻ

- Khi chơi con sẽ đóng vai nào? Khi chơi xong con sẽ phải làm gì?

- Cho trẻ nhẹ nhàng đi về góc

5. Quan sát hướng dẫn trẻ chơi, chơi cùng trẻ:

- Cô nhẹ nhàng đến từng góc và hướng dẫn trẻ cách chơi, nhập vai chơi cùng trẻ.

- Tạo tình huống để trẻ thể hiện tốt vai trò chơi của mình và giao lưu với các góc chơi khác

- Khuyến khích sự sáng tạo của trẻ

Trẻ trò chuyện cùng cô

Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời

Thoả thuận chơi cùng cô

Trẻ trả lời

Trẻ giải quyết các tình huống cô đưa ra.

(8)

6. Nhận xét góc chơi:

- Sau buổi chơi, cô tập trung tất cả trẻ lại:

+ Hỏi trẻ về quá trình chơi.

+ Cho trẻ nhận xét về các bạn cùng chơi, các đồ chơi trong các góc chơi.

+ Hỏi ý trưởng của trẻ trong các buổi chơi sau.

- Cuối cùng cô nhận xét tổng hợp - Cho trẻ cất đồ chơi vào góc.

7. Củng cố tuyên dương:

- Động viên cả lớp và mở rộng nội dung chơi buổi sau.

Trẻ quan sát và lắng nghe

IV. TÊN HOẠT ĐỘNG: NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY

I.Mục đích, yêu cầu:

1.Kiến thức:

-Trẻ biết nhận xét những việc làm tốt, chưa tốt của mình, của bạn trong ngày -Trẻ hiểu các tiêu chuẩn bé ngoan

2.Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ có chủ định

- Phát triển ngôn ngữ, trả lời câu hỏi to, rõ ràng, cung cấp vốn từ cho trẻ 3.Thái độ:

- Gíao dục trẻ biết yêu thương, đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ bạn bè - Giáo dục trẻ biết vâng lời cô và mọi người

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:

- Bảng bé ngoan, cờ - Máy vi tính, tivi, loa

- Trang phục gọn gàng, lịch sự 2. Đồ dùng của trẻ:

(9)

- Ghế ngồi

- Trang phục gọn gàng, tâm lý thoải mái.

III. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. HĐ1: Ổn định tổ chức

- Cô tập trung trẻ, hát bài “Cái mũi”

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Bạn nào muốn lên hát tặng cô nữa không?

- Cô mời 3 bạn lên hát bài “Hoa bé ngoan”

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Khi nào thì các con được nhận hoa bé ngoan?

- Cô dẫn dắt vào nội dung hoạt động

*HĐ2: Nội dung

- Các con biết bây giờ là buổi nào trong ngày?

- Buổi chiều thường có hoạt động gì?

- Cô mời cả lớp nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần này

“Đi học đúng giờ Biết vâng lời cô

Ăn cơm không làm rơi vãi”

- Như vậy, muốn nhận được cờ của cô ngày hôm nay thì các con phải thực hiện được những tiêu chuẩn này

- Vậy trong ngày hôm nay,các con đã thực hiện được những tiêu chuẩn bé ngoan này chưa?

- Có nhiều bạn đã thực hiện được và đã được camera giấu kín của cô ghi lại đấy,các con cùng xem đó là ai nhé!

- Cô cho trẻ xem hình ảnh một số bạn có việc làm tốt

-Trẻ hát.

-Bài hát “Cái mũi” ạ -Có ạ

-3 trẻ lên hát

-Bài hát “Hoa bé ngoan” ạ -Khi nào ngoan ạ

-Buổi chiều ạ

-Hoạt động nêu gương ạ

-Trẻ nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan

-Trẻ nghe cô nói -Rồi ạ

-Trẻ nghe cô nói

-Trẻ xem và nhận xét việc làm của bạn

(10)

- Còn rất nhiều bạn có việc làm tốt nữa, nhưng camera của cô không thể ghi lại hết được, bây giờ cô mời lần lượt từng tổ đứng lên, tự mình nhận xét và nghe bạn nhận xét xem hôm nay mình đã ngoan chưa nhé!

- Cô mời lần lượt tổ 1, các bạn tổ 2, tổ 3 nhận xét

- Mời những bạn ngoan của tổ 1 lên nhận cờ và cắm cờ

- Cô mời tổ 2, mời các bạn tổ 3, tổ 1 nhận xét - Mời những bạn ngoan của tổ 2 lên nhận cờ và cắm cờ

- Cô mời tổ 3, mời các bạn tổ 2, tổ 1 nhận xét - Mời những bạn ngoan của tổ 3 lên nhận cờ và cắm cờ

- Cô nhận xét, tuyên dương chung

- Vậy hằng ngày muốn được nhận cờ và cuối tuần muốn nhận phiếu bé ngoan thì các con phải làm gì?

- Giáo dục trẻ ngoan, nghe lời cô và thực hiện tốt các tiêu chuẩn bé ngoan của cô thì mới được cắm cờ và cuối tuần mới nhận được phiếu bé ngoan

*HĐ3: Kết thúc

- Cô và trẻ hát bài “Cả tuần đều ngoan”

- Kết thúc.

-Trẻ tổ 1 đứng lên, trẻ tổ 2, 3 nhận xét

-Trẻ tổ 1 lên nhận cờ và cắm cờ -Trẻ tổ 2 đứng lên, trẻ tổ 1, 3 nhận xét

-Trẻ tổ 2 lên nhận cờ và cắm cờ -Trẻ tổ 3 đứng lên, trẻ tổ 2, 1 nhận xét

-Trẻ tổ 3 lên nhận cờ và cắm cờ -Trẻ lắng nghe cô nhận xét chung -Dạ, phải ngoan ạ

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ hát

(11)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của

-> Tàu thủy được làm bằng sắt, dùng để chở người và chở hàng đấy, tàu thủy chạy được nhờ có động cơ và chạy trên mặt nước và là phương tiện giao thông đường

Cô giới thiệu tiếp nội dung chơi ở các góc còn lại, đàm thoại tương tự với trẻ về cách dán đèn, cánh buồm cho các PTGT đường thủy, cách chăm sóc

- Cho trẻ xem tranh và trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường thuỷ.. - Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật lệ giao

Cô giới thiệu tiếp nội dung chơi ở các góc còn lại, đàm thoại tương tự với trẻ về cách dán đèn, cánh buồm cho các PTGT đường thủy, ………..

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1.. thănng bằng trong khi đi.. Trò chuyện về đất nước Việt Nam Hoạt động bổ trợ: Hát “ Quốc

- Trẻ biết tập các động tác thể dục đúng nhịp theo hướng dẫn của cô, hứng thú tập các động tác thể dục.. - Phát triển thể lực

- Cô nhận xét từng nhóm sau đó nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tiêu biểu tạo