• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 5

NS : 2/10/2020 NG: 5/10/2020

Thứ 2 ngày 5 tháng 10 năm 2020 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

TIẾT 9: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I. MỤC TIÊU

A. Tập đọc

1. Kiến thức: Đọc- hiểu nội dung bài 2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các từ dễ phát âm sai do phương ngữ: loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên - Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật (chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo)

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài (nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết)

- Hiểu cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói với em: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm

3. Thái độ: Biết nhận lỗi và sửa lỗi nếu mình mắc phải B. Kể chuyện

+ Rèn kĩ năng nói: dựa vào trí nhớ và các tranh minh hoạ trong SGK, kể lại được câu chuyện

+ Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể, nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân - Ra quyết định

- Đảm nhận trách nhiệm

* GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Kết hợp khai thác ý BVMT qua chi tiết: Việc leo rào của các bạn làm giập cả những cây hoa trong vườn trường. Từ đó, giáo dục HS ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.

(Khai thác gián tiếp nội dung bài)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ truyện

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Đọc bài: Ông ngoại

- GV hỏi câu hỏi trong nội dung bài - Đánh giá

B. Bài mới

1. Giới thiệu chủ điểm và bài học (3’)

2 HS tiếp nối nhau đọc bài - HS trả lời

- Nhận xét bạn

(2)

- UDCNTT: GV cho HS QS tranh chủ điểm: Tới trường; bài đọc và giới thiệu bài

* Tập đọc

2. Luyện đọc (22’) a. GV đọc toàn bài

- GV HD giọng đọc, cách đọc

b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- Đọc nối tiếp từng câu (lượt 1)

- HD phát âm từ khó: lạnh buốt, lất phất, phụng phịu

- Đọc nối tiếp từng câu (lượt 2)

* Đọc từng đoạn trước lớp - Chia đoạn: 4 đoạn

- YC HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp (lượt 1)

- Treo bảng phụ + Gọi HS đọc câu dài + HD HS đọc câu dài

+ YC HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp (lượt 2)

- HD HS giải nghĩa từ

- GV nhắc HS nghỉ hơi đúng

* Đọc từng đoạn trong nhóm

- Chia nhóm đôi. Nêu nhiệm vụ, YC đọc nhóm

- Cho HS thi đọc giữa các nhóm

- Nhận xét chung. Khen ngợi HS đọc tốt 2.1 HD tìm hiểu bài (12’)

- Đọc thầm đoạn 1: Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì? Ở đâu?

- Đọc thầm đoạn 2: Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?

- Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì?

- Đọc thầm đoạn 3: Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp?

- Vì sao chú lính nhỏ "run lên" khi nghe thầy giáo hỏi?

- Quan sát các tranh, nêu nội dung tranh

- HS theo dõi SGK

+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài

- Phát âm

+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu

- HS nối nhau đọc từng đoạn trong bài

- HS nối nhau đọc từng đoạn trong bài - Đọc “Chú giải”

- HS đọc theo nhóm đôi

- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm - Các nhóm thi đọc

- Nhận xét, bình chọn - 1 HS đọc lại toàn chuyện

- Các bạn chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.

- Chú lính sợ làm đổ tường rào vườn trường.

- Hàng rào đổ. Tướng sĩ ngã dè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ.

- Thầy mong HS trong lớp dũng cảm nhận khuyết điểm.

- HS trả lời

(3)

- Đọc thầm đoạn 4: Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh "Về thôi!" của viên tướng?

- Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?

- Ai là người lính dũng cảm trong chuyện này? Vì sao?

- Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi như bạn nhỏ trong chuyện không?

2.2 Luyện đọc lại (15’) - GV đọc mẫu 1 đoạn

- HD HS đọc đúng, đọc hay theo vai (người dẫn truyện, viên tướng, chú lính nhỏ, thầy giáo)

- Đánh giá

* Kể chuyện (20’)

- HD HS dựng lại câu chuyện theo tranh - Gắn tranh lên bảng. YC HS tìm hình chú lính nhỏ, viên tướng; nêu nội dung từng tranh

- Câu chuyện này có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?

- GV nhắc HS nói lời nhân vật mình đóng theo trí nhớ không nhìn sách, có thể kèm động tác, cử chỉ, điệu bộ....

- Chia nhóm 4. YC HS tự phân vai, kể trong nhóm

- Tổ chức cho các nhóm thi dựng lại câu chuyện theo vai. GV có thể gợi ý khi HS lúng túng:

- Tranh 1: Viên tướng ra lệnh thế nào?

Chú lính nhỏ có thái độ ra sao?

- Tranh 2: Cả tốp vượt rào bằng cách nào? Chú lính nhỏ vượt rào bằng cách nào? Kết quả ra sao?

- Tranh 3: Thầy giáo nói gì với HS?

Thầy mong điều gì ở các bạn?

- Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào?

Chú lính nhỏ phản ứng ra sao? Câu chuyện kết thúc thế nào?

- Đánh giá

3. Củng cố, dặn dò (3’)

- Chú nói: “Nhưng như vậy là hèn.”, rồi quả quyết bước về phía vườn trường

- Mọi người sững nhìn chú, rồi bước nhanh theo chú như bước theo một người chỉ huy dũng cảm

- Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào lại là người lính dũng cảm vì dám nhận lỗi và sửa lỗi

- HS trả lời

4, 5 HS thi đọc đoạn văn

- HS tự phân vai đọc lại chuyện - Nhận xét

- Trả lời

- Kể trong nhóm - Thi kể

(4)

- Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?

- GV nhận xét tiết học

- Trả lời TOÁN

TIẾT 21: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh biết:

- Đặt tính rồi tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ - Củng cố về giải toán và tìm số bị chia chưa biết

2. Kĩ năng:

- Tính nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ, giải toán và tìm số bị chia nhanh, chính xác

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập số 3 và bài tập số 5 tiết trước.

- Nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Tìm hiểu bài

2.1. Hướng dẫn nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (12’):

a.26 x 3 = ?

+ Hướng dẫn thực hiện phép nhân - Giáo viên ghi bảng : 26 x 3 = ?

- Yêu cầu học sinh tìm kết quả của phép nhân.

- Yêu cầu một học sinh lên bảng đặt tính.

- Hướng d n tính có nh :ẫ ớ 26

3 78

* 3 nhân 6 bằng 18, viết 8, nhớ 1.

* 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.

Vậy: 26 x 3 = 78

- Mời vài học sinh nêu lại cách nhân.

b. 54 x 6 = ?

+ Hướng dẫn như trên với phép nhân:

54 x 6 = ? 54 6

* 6 nhân 4 bằng 24, viết 4, nhớ 2.

2HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- Nhận xét

- Cả lớp tự tìm kết quả phép nhân vào nháp.

- 1HS thực hiện đặt tính bằng cách dựa vào kiến thức đã học ở bài trước

- Lớp lắng nghe để nắm được cách thực hiện phép nhân

- Hai em nêu lại cách thực hiện phép nhân .

- HS thực hiện như VD1.

x

x

(5)

324 * 6 nhân 5 bằng 30, thêm 2 bằng 32, viết 32.

Vậy: 54 x 6 = 324

* Lưu ý HS đặt các chữ số đúng vị trí, đặc biệt vị trí các chữ số ở tích

2.2. Luyện tập Bài 1: Tính (6’) - HD

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gọi 2 em lên tính mỗi em một phép tính vừa tính vừa nêu cách tính như bài học . - Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài 2 (Bài toán) (7’) - Gọi học sinh đọc bài toán - HD HS tóm tắt đề bài

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. Gọi một học sinh lên bảng giải

- Nhận xét vở 1 số em, chữa bài.

Giải

Hai cuộn vải như thế dài là : 35 x 2 = 70 (m)

Đáp số: 70m Bài 3 (7’): Tìm x:

- HD

- Yêu cầu 2HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở

- Nhận xét sửa chữa từng phép tính.

a. x : 6 = 12 x = 12 x 6 x = 72

b. x : 4 = 23 x = 23 x 4 x = 92

3. Củng cố - Dặn dò (2’):

-Nhận xét đánh giá tiết học -Dặn dò về nhà

- Một em đọc đề bài, nêu YC - Cả lớp thực hiện làm vào vở . 2 em lên thực hiện mỗi em một cột - Lớp nhận xét bài bạn.

- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn .

1 em đọc bài toán.

- Tóm tắt - Làm bài

- Theo dõi, nhận xét

1HS đọc yêu cầu bài - Làm bài

- Nhận xét

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG

BÀI 2: BÁT CHÈ SẺ ĐÔI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:Hiểu thế nào là biết chia sẻ với người khác cảmnhận được đức tính hòa đồng, luôn chia sẻ với người khác của Bác Hồ.

2.Kĩ năng: Nêu được những tác dụng của việc biết chia sẻ với người khác.Biết liên hệ bản thân.

3.Thái độ: Biết đề cao ý thức chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt lúc người khác gặp khó khăn

(6)

II.CHUẨN BỊ: Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Gọi HS nêu ghi nhớ bài trước B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Tìm hiểu bài

. Hoạt động 1: Đọc hiểu truyện. 8’

- GV đọc chậm câu chuyện “Bát chè sẻ đôi” ( Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3/ tr.8)

- Gọi 1HS đọc truyện

- GV cho HS làm vào phiếu bài tập. Nội dung:

+ Khoanh tròn vào chữ cái trước mỗi ý trả lời đúng:

1. Đồng chí liên lạc đến gặp Bác vào lúc nào?

a. Ban ngày b. Buổi tối c. 10 giờ đêm 2. Bác đã cho anh thứ gì?

a. Một bát chè sen

b. Nửa bát chè đậu xanh c. Nửa bát chè đậu đen

3. Vỉ sao sau khi ăn xong bát chè sẻ đôi, đồng chí liên lạc lại cảm thấy không sung sướng gì?

a) Vì anh thấy có lỗi b) Vì anh thương Bác c) Vì bị anh cấp dưỡng trách mắng

- Nhận xét 5 phiếu và sửa bài cho HS Hoạt động 2: Hoạt động nhóm. 8’

GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận:

- Em hãy nêu ý nghĩa về hành động sẻ đôi bát chè của Bác?

Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng. 8’

+ Em hiểu thế nào là biết chia sẻ với người khác?

+ Hãy kể một câu chuyện của bản thân hoặc của người khác về việc biết chia sẻ (hoặc ích kỉ, không chia sẻ)

- GV treo bảng phụ:

- Tìm những biểu hiện của sự chia sẻ và không chia sẻ điền vào bảng

2 HS nêu. HS khác nhận xét - HS lắng nghe

- Đọc

- HS làm phiếu bài tập - Trình bày từng câu - Nhận xét, bổ sung

- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

- HS trả lời cá nhân - Lớp nhận xét

(7)

Biết chia sẻ Không biết chia sẻ Ví dụ: Có món ăn,

quyển sách hay biết chia sẻ với bạn bè ...

VD: Có đồ chơi mà không cho bạn chơi ...

Hoạt động 4: Trò chơi 8’

- GV hướng dẫn HS chơi theo tài liệu

- GV nhận xét tác phẩm của từng nhóm, khen thưởng nhóm vẽ nhanh nhất, đẹp nhất, phân tích ý nghĩa và tác dụng của sự chia sẻ và cộng tác trong công việc

3. Củng cố, dặn dò: 3’

+ Em hiểu thế nào là biết chia sẻ với người khác?

- Nhận xét tiết học

- HS chia nhóm, mỗi nhóm 5 HS chơi theo sự hướng dẫn của GV

- HS trả lời

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 5: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức Giúp HS hiểu:

- Tự làm lấy việc của mình nghĩa là luôn cố gắng để tự làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vả, trông chờ hay dựa dẫm vào người khác.

- Tự làm lấy việc của bản thân sẽ giúp ta tiến bộ và không làm phiền đến người khác.

2. Thái độ

- Tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của bản thân, không ỷ lại.

- Đồng tình ủng hộ những người tự giác thực hiện công việc của mình, phê phán những ai hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác.

3. Hành vi

- Cố gắng tự làm lấy những công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt…

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tư duy phê phán: (biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.).

- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình.

- Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.

III. CHUẨN BỊ

- Nội dung tiểu phẩm “Chuyện bạn Lâm”.

- Phiếu ghi 4 tình huống (Hoạt động 2). UDCNTT, PHTM

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(8)

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Em hiểu thế nào là giữ lời hứa?

- GV nhận xét, đánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Nội dung:

a. Hoạt động 1:(17) Xử lí tình huống

Mục tiêu:

HS biết được một biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình.

Cách tiến hành:

- Trả lời - Nhận xét

- Phát cho 4 nhóm các tình huống cần giải quyết. Yêu cầu sau 3 phút, mỗi đội phải đưa ra được cách giải quyết của nhóm mình

- Các tình huống:

 Đến phiên Hoàng trực nhật lớp. Hoàng biết em thích quyển truyện mới nên nói sẽ hứa cho em mượn nếu em chịu trực nhật thay Hoàng.

Em sẽ làm gì trong hoàn cảnh đó?

 Bố đang bận việc nhưng Tuấn cứ nằn nì bố giúp mình giải toán. Nếu là bố Tuấn, bạn sẽ làm gì?

- Hỏi:

1. Thế nào là tự làm lấy việc của mình?

2. Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em điều gì?

Ghi nhớ:CNTT

1. Tự làm lấy việc của mình là luôn cố gắng để làm lấy các công việc của bản thân mà không phải nhờ vả hay trông chờ, dựa dẫm vào người khác.

2. Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta tiến bộ, không làm phiền người khác.

- 4 nhóm tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm đưa ra cách giải quyết tình huống của nhóm mình.

 Mặc dù rất thích nhưng em sẽ từ chối lời đề nghị đó của Hoàng. Hoàng làm thế không nên, sẽ tạo sự ỷ lại trong lao động. Hoàng nên tiếp tục làm trực nhật cho đúng phiên của mình.

 Nếu là bài toán dễ, yêu cầu Tuấn tự làm một mình để củng cố kiến thức.Nếu là bài toán khó thì yêu cầu Tuấn phải suy nghĩ trước, sauđó mới đồng ý hướng dẫn, giảng giải cho Tuấn.

- Cả lớp nhận xét cách giải quyết của mỗi nhóm.

- 2 đến 3 HS trả lời.

- 2 đến 3 HS đọc phần ghi nhớ của bài

b. Hoạt động 2:( 15)Tự liên hệ bản thân

Mục tiêu:

HS tự nhận xét về những công việc mà

(9)

mình đã tự làm hoặc chưa tự làm.

Cách tiến hành:

GV gửi yêu cầu cho hs qua máy tính bảng

Hs nhận bài - Yêu cầu HS cả lớp viết ra những công việc

mà bản thân các em đã tự làm ở nhà, ở trường,

- Khen ngợi những HS đã biết làm việc của mình. Nhắc nhở những HS còn chưa biết hoặc lười làm việc của mình. Bổ sung, gợi ý những công việc mà HS có thể tự làm như: trông em giúp mẹ, tự giác học và làm bài, cố gắng tự mình làm bài tập,…

3. Củng cố, dặn dò (2’)

- Thế nào là tự làm lấy việc của mình?

- Nhận xét giờ học

- Mỗi HS viết công việc của bản thân. Thời gian khoảng 2 phút.

- 4 đến 5 HS phát biểu, đọc những công việc mà mình đã làm trước lớp.

- Trả lời NS : 2/10/2020

NG: 6 /10/2020

Thứ 3 ngày 6 tháng 10 năm 2020 TOÁN

TIẾT 22: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố phép nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số có nhớ. Ôn tập về thời gian (xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày)

2. Kĩ năng: Có kĩ năng thực hiện phép nhân và xem đồng hồ nhanh, chính xác 3. Thái độ: Có tính cẩn thận. Biết sử dụng thời gian hợp lý, khoa học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Đồng hồ để bàn .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 3, 4 - Nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện tập:

Bài 1 (8’): Tính - HD

- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả và cách tính.

- Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2 (8’): Đặt tính rồi tính

- Làm bài, Lớp theo dõi . - Nhận xét

- Một em đọc đề bài, nêu YC - Cả lớp làm vào vở

- Học sinh nêu kết quả và cách tính.

- Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Một em đọc đề bài, nêu YC

(10)

- HD

- Gọi 2 học sinh lên bảng đặt tính rồi tính . - Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh Bài 3 (8’): (Bài toán)

- Gọi học sinh đọc bài toán. HD tóm tắt:

1 ngày: 24 giờ 6 ngày: ... giờ?

- HD HS phân tích bài toán, cách làm rồi cho HS giải vào vở.

- Gọi một học sinh lên bảng chữa bài.

- Nhận xét vở 1 số em, đánh giá.

Giải

6 ngày có số giờ là : 24 x 6 =144 (giờ) Đáp số: 144 giờ

Bài 4 (8’): Quay kim đồng h ồ để đồng h ch :ồ ỉ

a. 3 giờ 10 phút b. 8 giờ 20 phút c. 6 giờ 45 phút d. 11 giờ 35 phút - HD

- Yêu cầu cả lớp quay kim đồng hồ với số giờ tương ứng.

- Yêu cầu học sinh lên thực hiện trước lớp - Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 3. Củng cố - Dặn dò (2’):

* Nhận xét đánh giá tiết học

- Làm bài - Nhận xét

- Một học sinh nêu yêu cầu bài.

- Làm vào vở.

- 1 học sinh lên bảng thực hiện . - Cả lớp nhận xét chữa bài trên bảng lớp.

- Một em nêu đề bài, nêu YC

- Cả lớp thực hiện quay kim đồng hồ.

- Một em lên thực hiện cho cả lớp quan sát

- Vài HS nhắc lại nội dung bài học CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)

TIẾT 9: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nghe - viết chính xác một đoạn trong bài Người lính dũng cảm

- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: n/l + Ôn bảng chữ

- Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (học thêm tên những chữ do hai chữ cái ghép lại: ng, ngh, ph, nh)

- Học thuộc lòng tên 9 chữ trong bảng 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết chính tả đúng, đẹp, nhanh

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận. Soát lại bài sau khi viết xong. Giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết ND BT2, bảng phụ kẻ BT3 III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV đọc: loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại, 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con

(11)

nâng niu

- Gọi HS đọc TL bảng 19 tên chữ tuần 1, 3

- Đánh gá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS nghe-viết

a. HD HS chuẩn bị (5’)

- Đoạn văn này kể chuyện gì?

- Đoạn văn trên có mấy câu?

- Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa?

- Lời các nhân vật được đánh dấu bằng những dấu gì?

+ Đọc từ khó cho HS viết: quả quyết, viên tướng, sững lại, khoát tay

b. GV đọc bài viết (17’) c. Nhận xét, chữa bài - GV nhận xét 5, 7 bài - Nhận xét bài viết của HS 3. HD HS làm BT chính tả

* Bài tập 1/a (5’): Điền vào chỗ trống l/

n - HD

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT

- GV đánh giá

* Bài tập 2 (5’): Viết những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng

- HD

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT

- GV đánh giá

* YC HS đọc thuộc lòng theo thứ tự 28 tên chữ đã học.

4. Củng cố, dặn dò (2’)

2, 3 HS đọc TL

- 1 HS đọc đoạn văn trong bài viết - Lớp học tan. Chú lính nhỏ rủ viên tướng ra vườn sửa hàng rào, viên tướng không nghe. Chú nói "Nhưng như vậy là hèn" và quả quyết bước về phía vườn trường. Các bạn nhìn chú ngạc nhiên, rồi bước nhanh theo chú

- 6 câu

- Những chữ đầu câu và tên riêng - Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng

+ HS viết bảng con/bảng lớp - HS viết bài vào vở

- Đọc đề, nêu YC - Làm bài

- Nhận xét bài làm của bạn - Đọc đề, nêu YC

- Làm bài - Nhận xét

- Nhiều HS nhìn bảng đọc 9 chữ và tên chữ

- Đọc thuộc lòng theo thứ tự 28 tên chữ đã học.

(12)

- GV nhận xét tiết học

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 5: SO SÁNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nắm được một kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém

- Nắm các từ so sánh có ý nghĩa so sánh hơn kém. Biết cách thêm các từ so sánh vào các câu chưa có từ so sánh

2. Kĩ năng:

- Phân biệt so sánh ngang bằng với so sánh hơn kém

- Đặt câu có các từ so sánh có ý nghĩa so sánh hơn kém nhanh, đúng 3. Thái độ: Yêu Tiếng Việt

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết 3 khổ thơ BT1, BT3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kiểm tra BT2, 3 tiết LT&C tuần 4 - Đánh giá

II. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD làm BT (UD.CNTT)

* Bài tập 1 (8’): Tìm hình ảnh so ánh trong các khổ thơ

- GV treo bảng phụ. HD cách làm - Gọi 3 HS lên bảng làm

- GV nhận xét bài làm của HS a) Cháu khoẻ hơn ông nhiều Ông là buổi trời chiều Cháu là ngày rạng sáng b) Trăng khuya sáng hơn đèn c) Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

* Bài tập 2 (8’): Ghi lại các từ so sánh trong các khổ thơ trên

- HD

- Gọi 3 em lên bảng gạch chân các từ so sánh trong mỗi khổ thơ

- GV nhận xét

2, 3 HS làm miệng - Nhận xét bạn

- Đọc đề bài, nêu YC

3 HS lên bảng làm (gạch dưới những hình ảnh được so sánh với nhau)

- Cả lớp làm bài vào VBT

- Đổi vở nhận xét bài làm của bạn

- Đọc đề bài, nêu YC - HS làm bài vào VBT - Nhận xét bài làm của bạn

(13)

hơn, là, là, hơn, chẳng bằng, là

* Bài tập 3 (8’): Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các khổ thơ - HD

- Gọi 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào VBT - GV nhận xét bài làm của HS

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh

* Bài tập 4 (8’): Tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh trong BT3

- HD

- Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở - GV nhận xét

Các từ: như là, như, là, tựa, tựa như,...

3. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học

- Đọc đề bài, nêu YC - Làm bài

- Đổi vở, nhận xét bài bạn - Đọc đề bài, nêu YC

- Làm bài - Nhận xét

NS : 2/10/2018 NG: 7/10/2020

Thứ 4 ngày 7 tháng 10 năm 2020 TẬP ĐỌC

TIẾT 10: CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Đọc- hiểu nội dung bài 2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Chú ý các từ ngữ: chú lính, lấm tấm, lắc đầu, từ nay, ...

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm (đặc biệt nghỉ hơi ở đoạn chấm câu sai). Đọc đúng các kiểu câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm)

- Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật + Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- HS hiểu ND bài. Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung. Đặt dấu câu sai làm sai lệch ND, khiến câu và đoạn văn rất buồn cười

- Hiểu cách tổ chức một cuộc họp (là yêu cầu chính) + Viết câu có dấu chấm để diễn đạt đúng nội dung 3. Thái độ:

- Đặt câu và viết đúng dấu câu. Câu diễn đạt đủ ý trọn vẹn để người đọc hiểu.

- Cẩn thận

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài TĐ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

(14)

- Gọi HS đọc bài: Người lính dũng cảm và hỏi về ND bài đọc trong SGK

- Đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) - GV giới thiệu

2. Luyện đọc (15’)

a. GV đọc bài, chú ý cách đọc

b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- Kết hợp tìm từ khó đọc: chú lính, lấm tấm, lắc đầu, từ nay

* Đọc từng đoạn trước lớp + GV chia bài thành 4 đoạn . Đ1: Từ đầu .... lấm tấm mồ hôi

. Đ2: Tiếp ... trên trán lấm tấm mồ hôi . Đ3: Tiếp ...ẩu thế nhỉ !

. Đ4: còn lại

- GV nhắc HS đọc đúng các kiểu câu, ngắt nghỉ hơi đúng

* Đọc từng đoạn trong nhóm

* Thi đọc giữa các nhóm 2.1. HD HS tìm hiểu bài (9’) - HS đọc thầm đoạn 1:

Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?

- HS đọc thầm các đoạn còn lại:

Cuộc họp đề ra cách gì giúp bạn Hoàng?

- 1 HS đọc yêu cầu 3

2.2 Luyện đọc lại (8’): Tổ chức thi đọc theo vai

- HD đọc giọng từng vai

- Chia nhóm 4. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu đọc

4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn và TLCH nội dung bài

- Nhận xét

- HS theo dõi SGK, đọc thầm + HS nối nhau đọc từng câu - Luyện đọc từ khó

+ HS nối nhau đọc từng đoạn trong bài

+ HS đọc theo nhóm đôi

- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn - Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt - 1 HS đọc toàn bài

- Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng, bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc - Giao cho anh dấu chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu

- HS chia thành nhóm nhỏ, trao đổi tìm những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến của cuộc họp - Đại diện nhóm lên trình bày - Lớp nhận xét

+ HS chia nhóm đọc phân vai - Thi đọc

- Cả lớp bình chọn bạn và nhóm đọc

(15)

- Gọi HS thi đọc theo vai - Đánh giá

3. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học

- Nhớ vai trò của dấu chấm câu

hay

CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)

TIẾT 10: MÙA THU CỦA EM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Chép lại chính xác bài thơ Mùa thu của em

- Từ bài chép, củng cố cách trình bày bài thơ thể 4 chữ. Chữ đầu các dòng thơ viết hoa. Tất cả các chữ đầu dòng thơ viết cách lề vở 2 ô li

- Ôn luyện vần khó - vần oam. Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng cách phát âm của địa phương l/n, en/eng.

2. Kĩ năng: Viết chính tả nhanh, đúng, đẹp 3. Thái độ: Cẩn thận. Giữ vở sạch, viết chữ đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ chép bài thơ Mùa thu của em, bảng phụ viết ND BT2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV đọc: hoa lựu, đỏ nắng, lũ bướm, lơ đãng

- Đọc thuộc lòng đúng thứ tự 28 tên chữ đã học

- Đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS tập chép

a. HD chuẩn bị (7’)

- GV treo bảng phụ, đọc bài thơ - Gọi 2 HS nhìn bảng đọc lại - Bài thơ viết theo thể thơ nào?

- Tên bài viết ở vị trí nào?

- Những chữ nào trong bài viết hoa?

- Các chữ đầu câu viết như thế nào?

- GV đọc: lá sen, rước đèn, thân quen b. Viết bài (15’)

- GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi cho HS

3 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con

2, 3 HS đọc - Nhận xét bạn

- HS theo dõi, đọc thầm theo 2 HS nhìn bảng đọc lại - Thơ bốn chữ

- Viết giữa trang vở

- Chữ đầu dòng thơ, tên riêng chị Hằng

- Viết lùi vào 2 ô so với lề vở

- HS viết bảng con những tiếng khó viết

- HS viết bài vào vở

(16)

c. Chữa bài

- GV nhận xét bài viết của HS d. HD HS làm BT chính tả (10’)

* Bài tập 1: Tìm tiếng có vần oam thích hợp với chỗ trống

- HD

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài - GV nhận xét

a. (oàm) b. (ngoạm), c (nhoàm)

* Bài tập 2/a: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n có nghĩa như sau:...

- HD

- Gọi HS trình bày miệng a. nắm - lắm - gạo nếp b. kèn - kẻng - chén 3. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học

- Đọc đề, nêu YC - Làm bài

- Nhận xét bài làm của bạn - Đọc đề, nêu YC

- HS làm bài vào VBT - Đọc bài làm của mình - Nhận xét bài làm của bạn

TOÁN

TIẾT 23: BẢNG CHIA 6

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh biết:

- Dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6 và học thuộc lòng - Thực hành chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn 2. Kĩ năng:

- Thuộc, nhẩm nhanh các phép tính trong bảng chia 6 - Giải thành thạo bài toán bằng phép chia 6

3. Thái độ: Chăm chỉ học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi lên bảng sửa bài tập số 2 cột b và c và bài 3 tiết trước.

- Nhận xét B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Tìm hiểu bài

a. Hướng dẫn lập bảng chia 6 (12’) * Giáo viên đưa tấm bìa lên và nêu để lập lại công thức của bảng nhân rồi cũng dùng tấm bìa đó để chuyển công thức nhân thành công thức chia

a. Hướng dẫn học sinh lập công thức bảng

Hai học sinh lên bảng làm bài . - Học sinh 1: làm bài tập2 - Học sinh 2 : làm bài 3

- Lớp lần lượt từng học sinh quan sát và nhận xét về số chấm tròn trong tấm bìa

(17)

chia 6 như sách giáo viên

- Cho học sinh lấy 1 tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn nêu câu hỏi

- 6 chấm tròn được lấy 1 lần bằng mấy chấm tròn?

- Giáo viên ghi bảng:

6 x 1 = 6

- Lấy 6 chấm tròn chia thành các nhóm bằng nhau thì có mấy nhóm?

- Giáo viên ghi bảng:

6 : 6 = 1

- Gọi 1 HS đọc lại 2 phép tính đã ghi trên bảng

- Cho học sinh lấy 2 tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn nêu câu hỏi:

- 6 chấm tròn được lấy 2 lần bằng mấy chấm tròn?

- Ghi bảng: 6 x 2 = 12

- Giáo viên tiếp tục cho học sinh quan sát và nêu câu hỏi: Lấy 12 chấm tròn chia thành các nhóm mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được mấy nhóm ? Ta viết phép chia như thế nào?

- Ghi bảng: 12 : 6 = 6

- Gọi 1 học sinh nhắc lại 2 phép tính đó - Cho học sinh lấy 3 tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn nêu câu hỏi:

- 6 chấm tròn được lấy 3 lần bằng mấy chấm tròn?

- Ghi bảng: 6 x 3 = 18

- Giáo viên tiếp tục cho học sinh quan sát và nêu câu hỏi: Lấy 18 chấm tròn chia thành các nhóm mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được mấy nhóm ? Ta viết phép chia như thế nào?

- Ghi bảng: 18 : 6 = 3

- Gọi 1 học sinh nhắc lại 2 phép tính đó - HD học sinh lập các công thức còn lại của bảng chia 6 vào giấy nháp.

- HD học sinh HTL bảng chia 6: Xóa vài số cột thương; xóa vài số cột số bị chia; xóa cả bảng

- Nhận xét, khen ngợi HS b. Luyện tập:

- Cả lớp cùng quan sát tấm bìa và hướng dẫn của giáo viên để nêu kết quả .

- 6 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 6 chấm tròn

- 6 chấm tròn chia thành các nhóm bằng nhau thì có 1 nhóm

- Đọc

6 chấm tròn được lấy 2 lần bằng 12 chấm tròn

12 chấm tròn chia thành các nhóm mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được 2 nhóm

- HS nhắc lại

6 chấm tròn được lấy 3 lần bằng 18 chấm tròn

18 chấm tròn chia thành các nhóm mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được 3 nhóm

- HS nhắc lại

1 HS đọc bảng chia 6 vừa lập - Lần lượt từng HS đọc từng công thức của bảng chia 6.

- ĐĐT bảng chia 6 (3 lần) - Vài HS ĐTL bảng chia 6

- Đọc đề, nêu YC

(18)

Bài 1 (5’): Tính nhẩm

- Giáo viên hướng HS dựa vào các bảng chia đã học để nhẩm kết quả

- Gọi 2 HS đọc kết quả ở 2 cột - Yêu cầu học sinh nêu miệng - Giáo viên nhận xét, đánh giá Bài 2 (5’): Tính nhẩm

- Dựa vào đâu dể nhẩm cho nhanh?

- Yêu cầu cả lớp tự làm bài. 2 HS lên bảng làm 2 cột

- Nhận xét, đánh giá Bài 3 (Bài toán) (5’) 48cm : 6 đoạn bằng nhau 1 đoạn: ...cm?

- HD

- Yêu cầu cả lớp tự làm bài. 1 HS lên bảng làm

- Nhận xét, đánh giá Giải

Mỗi đoạn dài số xăng-ti-mét là : 48 : 6 = 8 (cm)

Đáp số: 8 cm Bài 4 (Bài toán) (5’)

48cm : 6 đoạn bằng nhau 1 đoạn: ...cm?

- HD. Nhắc HS đọc kĩ câu hỏi để ghi phân biệt danh số bài 3 khác danh số bài 4

- Yêu cầu cả lớp tự làm bài. 1 HS lên bảng làm

- Nhận xét, đánh giá Giải

Số đoạn dây cắt được là : 48 : 6 = 8 (đoạn)

Đáp số : 8 đoạn 3.Củng cố - Dặn dò (2’):

- Yêu cầu HS đọc lại bảng chia 6 - Nhận xét đánh giá tiết học

- Làm bài - Trình bày - Nhận xét

- Đọc đề, nêu YC - Trả lời

- Làm bài - Nhận xét

- Đọc đề. Tóm tắt

- Làm bài - Nhận xét

- Đọc đề. Tóm tắt

- Làm bài - Nhận xét

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 9: PHÒNG BỆNH TIM MẠCH

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:

1. Kiến thức:

- Nêu được các bệnh về tim mạch, sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em

(19)

- Kể ra một số cách phòng bệnh và ý thức phòng bệnh thấp tim.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết nhanh các bệnh về tim mạch, sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em

3. Thái độ: Biết giữ gìn sức khỏe, phòng bệnh thấp tim II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Phân tích và xử lý thông tin về bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em.

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân trong việc đề phòng bệnh thấp tim.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- UDCNTT: Các hình (trang 20 và 21 sách giáo khoa) CNTT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Kiểm tra bài “Vệ sinh cơ quan tuần hoàn”:

+ Nêu lí do tại sao không nên mặc áo quần và giày dép quá chật.

+ Kể ra một số việc làm bảo vệ tim mạch.

- Giáo viên nhận xét đánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’):

2. Tìm hiểu bài:

Hoạt động 1: Động não (12’)

- Yêu cầu HS kể tên một bệnh về tim mạch mà em biết

- Cho biết một số bệnh tim mạch như : thấp tim, huyết áp cao, xơ vữa động mạch

Hoạt động 2: Đóng vai (UDCNTT) (10’) Bước 1: Làm việc theo nhóm

- YCHS quan sát các hình trên bảng + GV hướng dẫn cách đóng vai, thảo luận

- Chia nhóm 4. YC nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 1, 2, 3 sau đó đóng vai và trả lời các câu hỏi sau:

+ Lứa tuổi nào thường bị bệnh thấp tim ? + Theo em bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào ?

+ Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì ? Bước 3: Làm việc cả lớp

- Cho các nhóm xung phong đóng vai (mỗi

- Hai học sinh lên bảng trả lời câu hỏi

- Nhận xét

- Lớp trao đổi suy nghĩ và nêu về một số bệnh về tim mạch mà các em biết

- Các nhóm quan sát và đóng vai, trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.

+ Lứa tuổi thiếu nhi là hay mắc bệnh thấp tim

+ Để lại di chứng bặng nề cho van tim, cuối cùng gây ra suy tim + Do bị viêm họng, viêm a-mi- đan kéo dài hay do viêm khớp không chữa trị kịp thời và dứt điểm.

- Lần lượt các nhóm lên đóng vai

(20)

nhóm đóng 1 cảnh).

- Cả lớp nhận xét, tuyên dương.

* Giáo viên kết luận

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (10’)

* Bước 1 : Làm việc theo cặp

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 4, 5,6 trang 21 SGK chỉ vào từng hình nói với nhau về nội dung, ý nghĩa của các việc làm trong từng hình.

* Bước 2: Làm việc cả lớp

- Gọi một số học sinh trình bày kết quả theo cặp .

* Kết luận

*Bài tập

a. Bệnh nào dưới đâykhông phải là bệnh tim mạch?

A. Huyết áp cao B. Lao

C. Thấp tim

D. Đứt mạch máu não

b. Trong số các bệnh dưới đây, bệnh nào thường gặp ở trẻ em?

A. Huyết áp cao B. Xơ vữa động mạch C. Thấp tim

D. Đứt mạch máu não E. Nhồi máu cơ tim

- HDHS cách làm bài tập.

- YCHS làm bài trên máy tính bảng

- GV đưa ra đáp án đúng. Kiểm tra kết quả làm bài của cả lớp và một số HS trên máy tính GV, sửa sai.

- Đáp án:

a. A. Lao b. C. Thấp tim

*Bài tập 2: Viết chữ Đ vào trước câu trả lời đúng, chữ S vào trước câu trả lời sai. “Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến bệnh thấp tim?

- HD cách làm - Đánh giá Đáp án: D

*Bài tập 3: Để phòng bệnh thấp tim, chúng ta cần phải làm gì?

- HD cách làm

bác sĩ và bệnh nhân nói về bệnh thấp tim .

- Lớp tiến hành làm việc theo nhóm thảo luận dựa vào các hình 4, 5 , 6 trong SGK trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên . - Nêu kết quả thảo luận theo từng cặp.

- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung - Đọc đề bài

- Chọn đáp án rồi nộp bài cho GV

- Đọc đề, nêu yêu cầu

- Làm bài. Trình bày - Nhận xét

- Đọc đề, nêu yêu cầu

(21)

- Đánh giá

3. Củng cố - Dặn dò (2’):

- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài - Nhận xét đánh giá tiết học

- Làm bài. Trình bày - Nhận xét

- Hai học sinh nêu nội dung bài học

NS: 2/10/2020 NG: 8/10/2020

Thứ 5 ngày 8 tháng 10 năm 2020 TẬP LÀM VĂN

TIẾT 5: ÔN LUYỆN: KỂ VỀ GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố cách kể về gia đình của mình với người bạn mới quen

2. Kĩ năng: RKN kể, viết về gia đình của mình với người bạn mới quen 3. Thái độ: Yêu gia đình. Làm những việc nhỏ giúp mọi người trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi sẵn gợi ý

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Đoạn văn kể về gia đình cần có những ý nào?

- Đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS làm BT

* Bài tập 1 (14’): Hãy kể về gia đình mình với một người bạn em mới quen.

- HD HS xác định đề bài và kẻ chân những từ chính

- Gắn bảng phụ ghi sẵn gợi ý lên bảng và HD HS cách kể

- Chia nhóm 4. YC HS kể trong nhóm - Gọi HS kể cá nhân

- Nhận xét. Khen HS kể tốt

* Bài tập 2 (18’): Hãy viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) kể về gia đình mình với một người bạn em mới quen.

- HD HS dựa vào BT 1 để viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) kể về gia đình mình với một người bạn em mới quen.

- Gọi HS đọc bài làm của mình - Nhận xét, đánh giá

- Nêu - Nhận xét

- Đọc đề, xác định đề

- Kể trong nhóm - Kể trước lớp - Nhận xét - Đọc đề - Làm bài - Đọc bài làm - Nhận xét

(22)

3. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học

TOÁN

TIẾT 24: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố việc thực hiện phép chia trong phạm vi 6.

- Nhận biết 61 của một hình chữ nhật trong một số trường hợp đơn giản 2. Kĩ năng:

- Vận dụng bảng chia 6 khi thực hiện phép chia đúng, nhanh 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi học sinh lên bảng làm BT3 tiết trước - Gọi hai học sinh đọc bảng chia 6

- Giáo viên nhận xét, đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’):

2. Luyện tập:

Bài 1 (8’): Tính nhẩm - HD

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Yêu cầu nêu kết quả tính nhẩm - Giáo viên nhận xét đánh giá

- Nhận xét 2 phép tính trong mỗi cột?

Bài 2 (8’): Tính nhẩm - HD

- Gọi 3 HS lên bảng làm bài - Đánh giá, nhận xét

Bài 3 (Bài toán) (9’) 6 bộ: 18m vải

1 bộ: ...m vải?

- HD

- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở - Gọi một học sinh lên bảng giải - Nhận xét vở 1 số em

Giải

Số mét vải may mỗi bộ là :

1 học sinh lên bảng làm bài 2 học sinh đọc bảng chia 6 - Lớp theo dõi, nhận xét

- Đọc đề bài, nêu YC

- Cả lớp thực hiện làm vào vở - Trình bày

- Nhận xét bài bạn

- Lấy tích chia cho thừa số này được kết quả là thừa số kia

- Đọc đề bài, nêu YC

- Cả lớp thực hiện làm vào vở - Nhận xét bài bạn

- Đọc đề bài, tóm tắt

- Cả lớp thực hiện làm vào vở - Một học sinh lên bảng giải bài - Nhận xét bài bạn

(23)

18 : 6 = 3(m) Đáp số: 3m Bài 4 (8’): Đã tô màu vào

6

1 hình nào?

- Cho HS quan sát hình vẽ và trả lời miệng câu hỏi:

- Đã tô màu vào 1/6 hình nào? Vì sao con biết?

- Đánh giá

(Đã tô màu 1/6 vào hình 2 và 3) 3. Củng cố - Dặn dò (2’):

- Nhận xét tiết học, tuyên dương.

- Đọc đề bài, nêu YC

- Trả lời - Nhận xét

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 10: HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết:

- Kể tên các bộ phận trong hệ bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng. Giải thích tại sao hàng ngày mọi người phải uống đủ nước.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết nhanh, đúng các bộ phận trong hệ bài tiết nước tiểu trên sơ đồ - Luôn uống đủ nước, uống nước đã đun sôi

3. Thái độ: Thực hiện tốt uống nước đun sôi và không nhịn tiểu tiện

* GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với sức khỏe con người.

- Học sinh biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khỏe

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình liên quan bài học

- Mỗi HS một tờ giấy A4, dạy BTNB

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Kiểm tra bài “Phòng bệnh tim mạch”:

+ Nêu các nguyên nhân bị bệnh thấp tim?

+ Nêu cách đề phòng bệnh thấp tim?

- Giáo viên nhận xét.

B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Tìm hiểu bài:

a. Hoạt động 1 (15’): Biết tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu (PP bàn tay nặn bột) (5 bước)

*Mục tiêu: Nêu được tên và chỉ đúng vị

- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ - Nhận xét

(24)

trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên hình vẽ

*Cách tiến hành:

Bước 1: Tình huống xuất phát, nêu vấn đề.

- Hôm trước cô đã yêu cầu các con về nhà thực hành uống nhiều nước và cảm nhận cơ thể sau khi uống nhiều nước. Bây giờ các con hãy trả lời câu hỏi của cô:

+ Khi chúng ta uống nhiều nước, một lúc sau chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào?

- Vậy bộ phận nào trong cơ thể chúng ta thực hiện bài tiết nước tiểu?

Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh.

* Hoạt động cá nhân

- GV: Dựa vào hiểu biết của mình các con hãy mô tả về các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu bằng cách vẽ ra giấy A4 trong 3 phút.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết về thiết kế phương án thực nghiệm

* Hoạt động nhóm:

- GV quan sát nhanh để chọn những hình vẽ (các biểu tượng ban đầu khác biệt) của học sinh (vẽ hợp lý, chưa hợp lý, …) khoảng 8 hình của 8HS

- Chia nhóm 4. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu thảo luận nhóm: Nhận xét từng hình vẽ về các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu: Hình vẽ nào hợp lý? Hình nào chưa hợp lý? Vì sao? và ghi vào phiếu học tập trong 5 phút

* Hoạt động cả lớp:

- Yêu cầu đại diện các nhóm nhận xét các hình vẽ: Hình vẽ nào hợp lý? Hình nào chưa hợp lý? Vì sao?

- Yêu cầu HS nêu thắc mắc của mình về các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu GV kết hợp ghi các câu hỏi đó lên bảng lớp

- HS lắng nghe.

+ Sau khi uống nhiều nước một lúc thì thường con muốn đi tiểu.

- HS thực hiện vẽ cơ quan bài tiết nước tiểu theo biểu tượng ban đầu của mình.

- HS hoàn thành và nộp bài cho GV

- Thảo luận nhóm 4

- Các nhóm nhận xét

Có nhiều ý kiến khác nhau - HS đề xuất câu hỏi. Ví dụ:

+ Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?

+ Cơ quan bài tiết nước tiểu có mấy quả thận?

+ Có phải cơ quan bài tiết nước tiểu có thận trái, thận phải, bóng đái?

+ Cơ quan bài tiết nước tiểu có ích

(25)

- Làm thế nào để giải đáp được những câu hỏi này? Các con hãy nêu phương án thực nghiệm.

- Gợi ý HS chọn phương án hiệu quả nhất Bước 4: Tiến hành thực nghiệm, tìm tòi nghiên cứu

* Hoạt động nhóm:

- Chia nhóm 2. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu thảo luận nhóm: Quan sát hình 1 trong SGK: Kể tên và chỉ vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên hình vẽ

* Hoạt động cả lớp:

- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng chỉ hình vẽ và trình bày.

- Giáo viên cho HS xem tranh cơ quan bài tiết nước tiểu có chú thích đủ các bộ phận.

Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.

- Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm mấy bộ phận? Những bộ phận nào?

* Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 5 bộ phận. Đó là: thận trái, thận phải, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, óng đái.

*Hoạt động 2 (17’): Chức năng các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

Mục tiêu: HS biết chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

*Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cá nhân.

- Yêu cầu HS quan sát tranh 2 SGK trang 23, đọc lời của các nhân vật trong tranh.

Bước 2: Làm việc theo nhóm 2.

- Nêu tên trò chơi: “Tập làm phóng viên”, hướng dẫn cách chơi: 1 bạn hỏi và 1 bạn trả lời các câu hỏi về chức năng của từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Nêu luật chơi

- Yêu cầu HS chơi trò chơi - Gợi ý câu hỏi:

+ Thận làm nhiệm vụ gì?

như thế nào cho cơ thể con người ? + Có phải cơ quan bài tiết nước tiểu có hai quả thận không?

+ Có phải cơ quan bài tiết nước tiểu có bóng đái không..?

- Nêu các phương án thực nghiệm.

VD: Tìm hiểu trên mạng Internet/

Hình vẽ trong SGK/…

- Tìm hiểu trên hình vẽ trong SGK

- Thảo luận nhóm 2: Quan sát hình 1 trong SGK: Kể tên và chỉ vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên hình vẽ

- HS thực hiện. Nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Quan sát, so sánh với biểu tượng ban đầu của mình ở bước 2 để nắm được kiến thức

- Trả lời. Nhận xét

- Đọc lời các nhân vật.

- Theo dõi

- Thảo luận nhóm và chơi trò chơi.

+ Lọc máu, lấy ra các chất thải độc

(26)

+ Nước tiểu được chứa ở đâu?

+ Nước tiểu đưa xuống bóng đái bằng đường nào?

+ Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào?

+ Mỗi ngày mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu?

Bước 3: Thảo luận cả lớp.

- Yêu cầu HS chơi trước lớp.

* Kết luận:

- Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.

- Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái.

- Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu.

- Ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài.

3. Củng cố - Dặn dò (2’):

- Nhận xét giờ học

hại có trong máu tạo thành nước tiểu.

+ Ở bóng đái.

+ Ống dẫn nước tiểu.

+ Ống đái.

+ Từ một đến một lít rưỡi.

- Chơi - Nhận xét

- Đọc lại kết luận

TẬP VIẾT

TIẾT 5: ÔN CHỮ HOA C (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ Củng cố cách viết chữ hoa C thông qua bài tập ứng dụng - Viết tên riêng Chu Văn An, bằng chữ cỡ nhỏ

- Viết câu tục ngữ bằng chữ cỡ nhỏ

2. Kĩ năng: Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, đẹp 3. Thái độ: Cẩn thận. Giữ vở sạch, viết chữ đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu chữ viết hoa C, tên riêng Chu Văn An và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV đọc: Cửu Long, Công cha, Nghĩa mẹ - Đánh giá

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD viết trên bảng con (10’)

3 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con

- Nhận xét

(27)

a. Luyện viết chữ hoa

- Tìm các chữ hoa có trong bài

- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ

- YC HS tập viết chữ C, S, N trên bảng con b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)

- HS đọc từ ứng dụng: Chu Văn An

- GV giới thiệu: Cửu Long là dòng sông lớn nhất nước ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ - HD viết:

- YC HS tập viết trên bảng con c. Luyện viết câu ứng dụng - Đọc câu ứng dụng

- GV giúp HS hiểu nghĩa câu tục ngữ - HD viết:

- YC HS tập viết bảng con các chữ: Chim, Người

2.1. HD viết vào vở TV (17’) - GV nêu yêu cầu bài viết 2.2. Chữa bài (5’p) - GV nhận xét 5, 7 bài - Nhận xét bài viết của HS 3. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét giờ học

- Biểu dương những HS viết bài đúng, đẹp.

- C, V, A, N

- HS tập viết vào bảng con - Đọc từ

- HS tập viết trên bảng con Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng dễ

nghe.

- HS tập viết bảng con - HS viết bài vào vở

THỦ CÔNG

TIẾT 5: GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

(28)

1. Kiến thức:

- Học sinh biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.

- Gấp cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kĩ thuật

2. Kĩ năng:

- Gấp cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng nhanh, đúng, đẹp 3. Thái độ: Yêu thích sản phẩm ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK thủ công, mẫu lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công, giấy màu đỏ màu vàng, hồ, bút, thước kẻ, quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng,

Tranh quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng

- HS: SGK thủ công, giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ, giấy màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS trình bày quy trình gấp con ếch - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng

* Hoạt động 1 (8’): Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét

- Lá cờ có hình gì, màu gì? Các cánh có bằng nhau không?

- Ngôi sao được dán ở vị trí nào?

- GV gọi học sinh nhận xét chiều dài, chiều rộng của lá cờ đỏ sao vàng (GV gợi ý)

- Lá cờ thường được treo ở đâu? Vào dịp nào?

- GV kết luận: lá cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước Việt Nam. Trong thực tế là cờ có thể làm theo nhiều kích cở khác nhau. Vật liệu làm lá cờ cũng khác nhau.

Tùy mục đích sử dụng mà dùng vải hoặc giấy màu cho phù hợp

* Hoạt động 2 (24’): GV hướng dẫn mẫu

+ Bước 1: gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh

- Kéo, hồ dán, bút chì thước kẻ, giấy màu

- HS quan sát mẫu lá cờ đỏ sao vàng được cắt dán bằng giấy thủ công - Lá cờ có hình chữ nhật, màu đỏ, ngôi sao màu vàng. Các cánh bằng nhau.

- Ngôi sao được dán ở chính giữa hình chữ nhật màu đỏ.

- Theo gợi ý của GV, HS nhận xét chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài lá cờ,…

- Thường treo trước nhà,… trong các ngày lễ lớn như Quốc khánh, 30 tháng tư,…

- HS lắng nghe

- HS chú ý lắng nghe và theo dõi từng bước làm mẫu của GV

(29)

- Cắt 1 hình vuông có cạnh 8 ô

- Mặt màu để trên, gấp tờ giấy thành 4 phần bằng nhau. Miết nhẹ. Mở tờ giấy ra và đánh dấu điểm O giữa hình ở mặt kẻ O - Gấp ngôi sao vàng 5 cánh:

Gấp đôi hình vuông, mặt kẻ ô ở ngoài.

Đánh dấu điểm D cách điểm C 1 ô. Kẻ nối D với O

Gấp ra phía sau theo đường kẻ OD

Gấp tờ giấy vừa gấp được theo đường gấp sao cho OA trùng mép gấp OD

Gấp đôi mẫu giấy vừa gấp được theo đường dấu gấp

Chú ý: sau khi gấp xong, tất cả các góc phải chụm ở điểm O và tất cả các mép gấp xuất phát từ điểm O phải trùng khít nhau

+ Bước 2: Cắt ngôi sao năm cánh

Đánh dấu điểm I cách điểm O 1,5 ô nằm trên cạnh OA

Đánh dấu điểm K nằm trên cạnh đối diện cách đỉnh O 4 ô. Dùng thước kẻ nối I với K.

Dùng kéo cắt theo đường kẻ chéo Mở hình mới cắt ra được ngôi sao năm cánh

+ Bước 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng.

Lấy tờ giấy thủ công màu đỏ, cắt một hình chữ nhật có chiều dài 22 ô, rộng 14 ô để làm lá cờ. Đánh dấu điểm giữa hình bằng cách đếm ô hoặc gấp tờ giấy làm 4 phần bằng nhau.

Đặt điểm giũa của ngôi sao vào đúng điểm giữa hình chữ nhật, một cánh ngôi sao hướng thẳng lên cạnh dài phía trên của hình chữ nhật. Dùng bút chì đánh dấu các điểm đầu của 5 cánh ngôi sao trên tờ giấy màu đỏ. Bôi hồ đều vào mặt sau của ngôi sao. Đặt ngôi sao lên vị trí đã đánh dấu trên tờ giấy dùng làm lá cờ và dán cho phẳng.

- GV yêu cầu 1, 2 HS nhắc lại thao tác gấp, cắt, ngôi sao năm cánh.

- HS nhắc lại thao tác theo yêu cầu của GV

(30)

- Tổ chức cho HS tập gấp, cắt ngôi sao vàng năm cánh bằng giấy nháp

- GV hướng dẫn HS khi HS còn lúng túng 3. Củng cố và dặn dò (2’)

- GV nhận xét chung tiết học

- Xem lại quy trình gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng để buổi học sau chúng ta thực hành hoàn thành sản phẩm.

- HS thực hành gấp, cắt ngôi sao vàng năm cánh bằng giấy nháp - HS lắng nghe

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

VỆ SINH LỚP HỌC

--- NS: 2/10/2020

NG: 9/10/2020

Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2020 TOÁN

TIẾT 25: TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU CỦA MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm một trong các phần bằng nhau của một số 3. Thái độ: Tích cực học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 12 cái kẹo, 12 que tính III.CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi hai học sinh lên bảng làm lại bài tập số 2 và bài tập số 3 tiết trước.

- Nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2.Tìm hiểu bài

a. Hướng dẫn học sinh tìm một trong các phần bằng nhau của một số (15’) - Gọi 1 HS đọc đề bài toán

- HD HS tóm tắt bằng sơ đồ

+ Làm thể nào để tìm 31 của 12 cái kẹo?

Hai học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi.

- Học sinh 1: Lên bảng làm bài tập 2 - Học sinh 2: Làm bài 3

- HS quan sát sơ đồ minh họa và nêu:

+ Ta lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần chính là 31 số

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tell pupils that they are going to listen to three dialogues about school subjects and tick the correct pictures.. - Have them look at

- Tell pupils that they are going to listen to the recording and tick the correct boxes...

- Tell pupils that they are going to revise what they have learnt in Lesson 1 and Lesson 2 - Have them work in pairs: one pupil asks the questions What time is it?. and What time do

Teacher’s aids: English book, soft book, computer, lesson plan.. Students’ aids: Student book, notebooks,

Teacher’s aids: student book and teacher’s book, class CDs, flashcards, IWB software, projector/interactive whiteboard/TV.. Students’ aids: Student book,

- Tell pupils that they are going to listen to the recording, circle the correct options and write the answer to complete the sentences6. - Give them a few seconds to read each of

Tell pupils that they are going to listen to the recording and circle the correct answers.. - Give them a few seconds to read the sentences in silence and guess the words to fill

- Tell pupils that they are going to read the text about Mai and her friends Nam and Phong and write their names under the