• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 6/5/21

Ngày giảng:17/5/21

Tiết: 135 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Tìm hiểu ý nghĩa, lịch sử của di tích đền An Sinh của thị xã 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tìm hiểu, trình bày cho hs 3. Thái độ

- Biết trân trọng những giá trị lịch sử quê hương 4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực

- Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái.

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh

- Giáo dục lòng tự hào về quê hương Đông Triều

- Rèn luyện phẩm chất tự chủ, tự tin trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, nhân loại

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; chuẩn kiến thức, kĩ năng, máy chiếu - Trò: sgk, vở soạn, vở BT

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP đàm thoại, phân tích, quy nạp, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động.

- KT động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời, tóm tắt tài liệu.

IV. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 1’

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới

- Gv tổ chức cho hs hoạt động theo nhóm, tổng hợp các bài viết theo sự chuẩn bị bài ở nhà.

- Gv cho các nhóm nhận xét, gv chốt theo thông tin sau:

Lễ hội Đền An Sinh nơi thờ tự 8 vị vua triều Trần diễn ra từ 20 -22/8 âm lịch hàng năm tại Khu di tích đền, lăng mộ các vua Trần ở xã An Sinh, huyện Đông Triều, Quảng Ninh đã thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương về dâng hương tưởng nhớ, tôn vinh công lao to lớn của các vị vua Trần.

An Sinh là khu di tích lịch sử văn hóa thuộc huyện Đông Triều, Quảng Ninh, cách Hà Nội non 100 km. Đền An Sinh thờ 8 đời vua nhà Trần, và đền

(2)

cũng chính là nơi xưa kia các vua Trần Nhân Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiển Tông, Trần Anh Tông đã tu hành. Đền đã được tỉnh Quảng Ninh đầu tư gần 4 tỉ đồng để khôi phục lại, được hoàn thành năm 2000.

Khu vực đền có diện tích khá rộng, khoảng 80.000 mét vuông. Đứng tại đền, bạn có thể phóng tầm mắt quan sát không gian tĩnh mịch và khoáng đạt quanh đền để có cảm giác thư thái và yên ả. Cổng đền có những hàng nhãn cổ thụ làm cho cảnh quan đền thêm cổ kính. Quanh đền có 14 cây đại, biểu hiện cho 14 đời vua nhà Trần. Trước đền có 8 cây vạn tuế biểu hiện cho 8 vị vua được thờ ở đây.

Một phần quan trọng trong khu di tích An Sinh là phần lăng mộ các vua nhà Trần được xây dựng và táng ở khu vực xung quanh đền với bán kính vài ki lô mét. Đền thờ Trần Nhân Tông (1279 - 1293), được dựng ở núi Ngọc Vân.

(3)

Mộ Trần Anh Tông (1293 - 1313) còn gọi là lăng Đồng Tâm ở đồi Táng Quỷ.

Hiện nay phần mộ này chỉ còn vết tích nền lăng ở đỉnh đồi với các bậc thềm đá và 2 bên thềm là rồng đá mang phong cách nghệ thuật đời Trần; lăng vua Trần Minh Tông (1314 - 1329) nằm ở chân núi trước lăng Trần Anh Tông, lăng được dựng từ đời Trần. Ngoài ra khu di tích này còn có các lăng Trần Hiển Tông và lăng Trần Nghệ Tông.

Đến di tích An Sinh, bạn không chỉ thắp hương và tìm hiểu về các đời vua Trần mà còn được cảm nhận cái không khí đồng quê yên tĩnh. Nếu tới đây vào mùa vải, bạn sẽ ngạc nhiên khi thưởng thức những quả vải Đông Triều.

Đông Triều là một trong những huyện trồng nhiều vải nhất của tỉnh Quảng Ninh với vị ngon ngọt không kém vải thiều Lục Ngạn của Bắc Giang.

Đặc biệt, cứ đến ngày 26.9 hàng năm sẽ là ngày lễ hội chính của đền. Lễ hội năm nay sẽ kéo dài suốt ba ngày liền, trong đó có phần lễ tế dâng hương tại đền của dòng họ Trần. Phần hội của lễ sẽ có các trò chơi: chọi gà, bóng chuyền vào ban ngày và thi văn nghệ vào buổi tối... Theo ông Nguyễn Văn Lương,

(4)

phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Triều, mỗi năm lễ hội đền An Sinh thu hút khoảng vài nghìn khách thập phương.

Tại Hà Nội hiện chưa có đơn vị nào tổ chức chương trình du lịch tới đền An Sinh, phần lớn người dân tự tổ chức đi. Từ Hà Nội, bạn có thể đi theo đường quốc lộ 5 rồi rẽ sang đường 18. Qua Chí Linh tới ngã tư Đông Triều rẽ trái và đi tiếp 4km thì tới đền An Sinh.

Đền An Sinh và quần thể lăng mộ các vua Trần là một cụm di tích có giá trị lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1962. Lễ hội đền An Sinh được tổ chức long trọng hàng năm nhằm phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống văn hoá và những chứng tích lịch sử hào hùng của dân tộc.

Lễ hội đền An Sinh được diễn ra trong 3 ngày. Mở đầu là nghi thức múa Tứ Quý của đội múa xã An Sinh (Đông Triều). Tiếp sau bài diễn văn và tiếng trống khai mạc là nghi lễ dâng hương, các màn biểu diễn võ thuật của thiếu nhi, thể dục dưỡng sinh của các cụ cao tuổi, nghi thức rước, tế của các đội tế xã Tân

(5)

Việt, Bình Dương, An Sinh, Thủy An (huyện Đông Triều) và Lê Chân (Hải Phòng).

Ngoài phần lễ, BTC cũng đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT, các trò chơi dân gian như liên hoan văn nghệ tiếng hát khu dân cư; thi đấu bóng chuyền, cờ tướng, vật dân tộc, đập niêu ...

Lễ hội đền An Sinh được tổ chức hàng năm nhằm phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống văn hoá và những chứng tích lịch sử hào hùng của dân tộc.

Đây là dịp để nhân dân địa phương và du khách thập phương cùng hướng về cội nguồn và tham gia vào những hoạt động vui chơi giải trí bổ ích.

4. Củng cố: 1’

- Gv trả lời những thác mắc của hs.

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Xem lại bài.

- Chuẩn bị bài: Tổng kết phần tiếng việt.

Ngày soạn: 6/5/21 Ngày giảng: 18/5/21

Tiết: 136 TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh ôn tập 1 cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần tiếng việt lớp 6.

- Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: Danh từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, câu đơn, câu ghép, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ các loại dấu câu...

(6)

- Phân tích các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đó.

2. Kĩ năng:

- Nhận ra các từ loại và các phép tu từ - Chữa được các lỗi về câu và dấu câu.

- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh tổng hợp khi chuẩn bị bài ôn tập.

-Tư duy sáng tạo.Tìm kiếm và sử lý thông tin 3. Thái độ:

- GD học sinh biết yêu quý và sử dụng đúng tiếng Việt.

- Tích cực hệ thống hóa kiến thức.

4. Định hướng phát triển phẩm chất năng lực

- Phẩm chât: Nhân ái, cham chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước

- Năng lực tự nhận thức: Tự nhận thức về kiến thức văn bản đã học trong chương trình NV6.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày về những giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học.

II. Chuẩn bị:

1. GV chuẩn bị: Bài soạn, bảng phụ ghi 1 số nội dung ôn tập...

2. HS chuẩn bị: Ôn lai toàn bộ kiến thức tiếng Việt đã học ở lớp 6.

III. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:

- Đọc, giải quyết vấn đề, thuyêt trình, trao đổi đàm thoại về nd ôn tập tổng kết.

- Kĩ thuật động não (suy nghĩ về nội dung câu hỏi), - Kĩ thuật hợp tác...

III. Chuẩn bị:

1. GV chuẩn bị: Bài soạn, bảng phụ ghi 1 số nội dung ôn tập...

2. HS chuẩn bị: Ôn lai toàn bộ kiến thức tiếng Việt đã học ở lớp 6.

IV. Tiến trình bài học Kiểm tra sĩ số:

GV kết hợp kiểm tra trong khi ôn tập

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Khởi động:

Hoạt động 2: HD tìm hiểu Các từ loại đã học:

? Kể tên những từ loại đã học?

GV: Các từ loại Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ các em đã được học ở kì I.

Ở đây chỉ nói thêm về từ loại phó từ.

? Phó từ là gì? Ví dụ?

? Phó từ gồm mấy loại? Cho ví dụ?

I. Các từ loại đã học:

1. Danh từ 2. Động từ 3. Tính từ 4. Số từ 5. Lượng từ 6. Chỉ từ

7. Phó từ: là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung nghĩa cho động từ, tính từ.

* Phó từ gồm 2 loại:

(7)

- Phó từ đứng trước động từ, tính từ có tác dụng bổ sung nghĩa về thời gian (đã, đang, sẽ…), về mức độ (rất, hơi…) về sự tiếp diễn, tương tự (cũng, vẫn, cứ, còn,…) sự phủ định: (không, chưa, chẳng,…), sự cầu khiến (hãy, đừng, chớ,

…) cho động từ, tính từ trung tâm. VD:

Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người….

- Phó từ đứng sau động từ, tính từ có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về mức độ (quá, lắm,…), về khả năng (được,…), về hướng (ra, vào, đi,…) cho động từ và tính từ trung tâm.

VD: Đầu tôi to ra và nổi từng tảng.

Hoạt động 3: HD tìm hiểu Các phép tu từ đã học:

? Kể tên các phép tu từ đã học?

- So sánh - Nhân hóa - Ẩn dụ - Hoán dụ

? So sánh là gì? Cho VD?

?Nêu cấu tạo của phép so sánh?

?Em hãy cho biết có mấy kiểu so sánh?

Cho ví dụ?

? Nhân hóa là gì? Cho ví dụ?

- Phó từ đứng trước động từ, tính từ

- Phó từ đứng sau động từ, tính từ VD: Đầu tôi to ra và nổi từng tảng.

II. Các phép tu từ đã học:

1. So sánh:

a, Khái niệm: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

b, VD:…liên hệ các bài văn mt đã học.

c, Cấu tạo:

Vế A (Sv được ss)

PD ss Từ ss Vế B (sv dùng để ss) Trẻ

em

như búp

trên cành Rừng

đước

Dựng lên cao ngất

như hai dãy trường thành vô tận d, Các kiểu so sánh:

Có 2 kiểu so sánh:

- So sánh ngang bằng

- So sánh không ngang bằng.

2. Nhân hóa:

(8)

? Có mấy kiểu nhân hóa? Cho ví dụ?

? Ẩn dụ là gì? Cho VD?

, VD: Thuyền về có nhớ….; Bây giờ mận mới hỏi đào….Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi, mặt trời của mẹ em năm trên lưng…Ngày này mặt trời….

? Có mấy kiểu Ẩn dụ? Cho VD?

- Đó là sự chuyển đổi tên gọi giữa những sv, hiện tượng…có điểm nào đó tương đồng với nhau về hình thức.

- Chuyển đổi tên gọi về cách thức thực hiện hành động, giữa chúng có nét tương đồng nào đó với nhau.

- Đó là sự chuyển đổi tên gọi giữa những svht có nét tương đồng với nhau ở một vài điểm nào đó về tính chất, phẩm chất.

- Đó là sự chuyển đổi tên gọi giữa những svht có nét tương đồng với nhau ở một vài điểm nào đó về cảm giác.

“Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi nghe mỏng như là rơi

nghiêng.”

? Hoán dụ là gì? Cho VD?

a, Khái niệm: Là gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật…bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật….trở nên gần gũi với con người.

b, VD: Ông trời mặc áo giáp đen…

c, Các kiểu nhân hóa: Có 3 kiểu nhân hóa thường gặp là:

- Dùng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. (Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay…)

- Dùng những từ ngữ vốn để chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

(Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù…)

- Trò chuyện xưng hô với vật như với người. (Trâu ơi, ta bảo trâu này…; Bầu ơi thương lấy bí cùng….)

3. Ẩn dụ a, Khái niệm:

Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

c, Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là:

- Ẩn dụ hình thức:. (Ông trời mặc áo giáp đen: Áo giáp đen, mây đen giống nhau về hình thức.)

- Ẩn dụ cách thức . (Về thăm nhà Bác làng Sen. Có hàng dâm bụt thắp lên lửa hồng.)

- Ẩn dụ phẩm chất: (Người cha mái tóc bạc, đốt lửa cho anh nằm) Giữa Bác và Người cha có nét chung đó là sự quan tâm thương yêu bao la….

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

Thính giác+Vị giác: Câu chuyện

(9)

? Có mấy kiểu Hoán dụ? Cho VD?

Hoạt động 4: HD tìm hiểu Các kiểu cấu tạo câu đã học:

? Câu trần thuật đơn là gì?

?Xác định thành phần của câu sau?

Cho biết câu trần thuật đơn ấy được dùng để là gì?

? Câu trần thuật đơn có từ là là gì?

VD:

Bà đở Trần là người huyện Đông Triều.

? Có các kiểu câu TTĐ có từ là nào?

? Thế nào là câu TTĐ không có từ là?

VD?

? Thế nào là câu mt, câu tt? VD?

- Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại.

(Câu miêu tả).

- Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con.

(Câu tồn tại).

nghe nhạt nhẽo làm sao.

Thính giác+Thị giác: Nói mãi nghe mòn cả tai.

Thính giác+xúc giác: nghe mát cả ruột;

Thấy lạnh sống lưng.

Thị giác+ thính giác: Thấy nắng giòn tan….

4. Hoán dụ:

a, Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên svht này bằng tên svht khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

b, VD: Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng

lên.

c, Có 4 kiểu hoán dụ:

- Lấy bộ phận để gọi toàn thể - Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

- Lấy dấu hiệu của sv để gọi sv.

- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

III. Các kiểu cấu tạo câu đã học:

1. Câu trần thuật đơn:

a, Khái niệm: Câu trần thuật đơn là câu do một cụm C-V cấu tạo thành, dùng để giới thiệu, kể hoặc tả về một sv, svật hay nêu 1 ý kiến.

b, Bài tập

- Chủ ngữ: Ngày thứ năm trên đảo CT

- VN: là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

- Câu TTĐ dùng để giới thệu.

2. Câu trần thuật đơn có từ là:

a, Khái niệm: Là kiểu câu trong đó vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ, (cụm danh từ) tạo thành.

b, Các kiểu câu TTĐ có từ là”

- Câu định nghĩa. (Hoán dụ là…) - Câu giới thiệu. (Bà đỡ Trần…)

(10)

Hoạt động 5: HD tìm hiểu Các dấu câu đã học:

GV: Hướng dẫn hs ôn tập phần dấu câu.

HS: trả lời các khái niệm và lấy được ví dụ về các loại dấu câu.

a, Dấu chấm: Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu trần thuật (đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến).

Hôm nay Lan bị ốm.

VD Dấu chấm đặt ở cuối câu cầu khiến:

Em phải giữ sách vở, quần áo sạch sẽ.

b, Dấu chấm hỏi: Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu nghi vấn.

Hôm nay, Lan có đi học không?

Bạn đã đến thăm động Phong Nha chưa?

c, Dấu chấm than: Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.

Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ!

Hoạt động 4: HD Luyện tập:

- Câu miêu tả. (Ngày thứ 5 trên đảo…)

- Câu đánh giá. (Dế mèn trêu chị Cốc là dại.)

3. Câu TTĐ không có từ là:

a, Khái niệm: Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tt cấu tạo thành.

b, VD: Phú ông mừng lắm.

c, Câu miêu tả và câu tồn tại:

- Những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm,…của sv nêu ở chủ ngữ được gọi là câu miêu tả.

- Những câu dùng để thông báo sự xuấthiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sv gọi là câu tồn tại.

IV. Các dấu câu đã học:

1. Dấu kết thúc câu:

a, Dấu chấm:

b, Dấu chấm hỏi:

c, Dấu chấm than:

2. Dấu phân cách các bộ phận câu:

d, Dấu phẩy: Là dấu dùng để phân cách các bộ phận câu, được đặt trong nội bộ câu.

- Phân cách thành phần phụ (chủ yếu là trạng ngữ) với thành phần chính. VD: Bên gốc tre, mấy chú trâu béo tròn đang nằm nhai rơm mới.

- Phân cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. VD: Căn phòng này sạch sẽ, mát mẻ.

- Phân cách từ ngữ với bộ phận chú thích. VD: Vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu…

- Phân cách các vế của một câu ghép. VD: Trời dải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

V. Luyện tập:

(11)

? Quan sát câu thơ

- Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ ?

- Phân tích ngắn gọn giá trị biểu cảm ? Bài tập 1:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viễn Phương - Viếng lăng Bác)

? Viết một đoạn văn ngắn tả một người bạn em, trong đoạn văn có ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là. Nêu tác dụng của câu trần đơn có từ là trong đoạn văn

? Đặt dấu câu trong ngoặc, xác định xem chúng thuộc kiểu câu nào?

a. Ôi, thôi chú mày ơi ( ) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

b. Này em không để chúng nó yên được à.

c. Chối hả chối này chối này d. Rồi Dế choắt loanh quoanh băn khoăn một hồi tôi phải bảo

e. Yên một chút nào

Bài tập 1:

* Gợi ý:

- Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ

- Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh “mặt trời” là một vầng thái dương “nghĩa đen”, tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc, tế nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng) một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta.

2. Bài rập 2:

Hoa là người bạn thân học cùng lớp với em. Dáng người cao mảnh khảnh. Bạn có đôi mắt sáng.

Mái tóc dày, mượt mà, cái miệng xinh xinh luôn nở nụ cười tươi tắn.

3. Bài tập 3:

a. Ôi, thôi chú mày ơi ( ! ) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

Câu cảm thán.

b. Này em không để chúng nó yên được à? Câu nghi vấn

c. Chối hả? Chối này! Chối này!

d. Rồi, Dế choắt loanh quoanh, băn khoăn một hồi. Tôi phải bảo e. Yên một chút nào!

VI. Củng cố, dặn dò: 5p

- Nắm vững các kiến thức tiếng Việt đã học trong chương trình.

- Chuẩn bị bài Ôn tập tổng hợp:

- Nắm vững các kiến thức đã học trong chương trình ngữ văn lớp 6.

(12)

* Kiến thức cả 3 phần:

+ Đọc, hiểu văn bản.

+ Phần tiếng việt.

+ Phần tập làm văn.

V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:

PHIẾU BÀI TẬP 1

? Quan sát hai câu thơ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ?

- Phân tích ngắn gọn giá trị biểu cảm?

………

………

………

………

………

………

………

PHIẾU BÀI TẬP 2

? Viết một đoạn văn ngắn tả một người bạn em, trong đoạn văn có ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là. Nêu tác dụng của câu trần đơn có từ là trong đoạn văn.

………

………

………

………

………

(13)

………

………

………

………

………

………

PHIẾU BÀI TẬP 3

? Đặt dấu câu trong ngoặc, xác định chúng thuộc kiểu câu nào?

a. Ôi, thôi chú mày ơi ( ) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

b. Này em không để chúng nó yên được à.

c. Chối hả chối này chối này

d. Rồi Dế choắt loanh quoanh băn khoăn một hồi tôi phải bảo e. Yên một chút nào

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- HS thưc hiên được :HS có kỹ năng dùng phép khai phương một thương và chia hai căn bậc hai trong tính toán1. - HS thưc hiên thành thạo: HS có kỹ năng dùng

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về giải bài toán bằng Cách lập phương trình.. - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Mục tiêu: Tìm hiểu về định lý khai phương một thương vận dụng kiến thức vào bài tập - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm..