• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1

NS : 7/9/2018 NG: 10/9/2018

Thứ 2 ngày 10 tháng 9 năm 2018

TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN

TIẾT 1: CẬU BÉ THÔNG MINH

I.MỤC TIÊU: Giúp HS:

* Tập đọc:

- Đọc rõ ràng, phát âm chính xác: hạ lệnh, làng, vùng nọ, nộp, lo sợ .... Đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật

- Hiểu các từ ngữ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng, vùng nọ

- Thấy được tài trí thông minh đáng khâm phục của một bạn nhỏ.

* Kể chuyện 1. Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào trí nhớ tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.

2. Rèn kĩ năng nghe:

- Có khả năng tập trung theo lời bạn kể chuyện

- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.

3. Thái độ

- TÍch cực học tập; làm nhiều việc tốt.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Tư duy sáng tạo.

- Ra quyết định.

- Giải quyết vấn đề.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Mở đầu (3’)

- Giới thiệu 8 chủ điểm của sách Tiếng Việt 3 - Tập 1

- Yêu cầu mở “Mục lục sách”. Gọi 2 HS đọc tên 8 chủ điểm. GV kết hợp giải thích nội dung từng chủ điểm.

B. Bài mới

1.Giới thiệu bài:(1’)

- Hướng dẫn HS quan sát tranh + Giới thiệu chủ điểm: Măng Non

- Hướng dẫn HS quan sát tranh + Giới thiệu bài

* Tập đọc:

2. Luyện đọc (22’) a. Đọc mẫu, hd cách đọc

- Quan sát tranh, nhận xét - Theo dõi

(2)

b. Hd luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu:

- Yêu cầu đọc nối tiếp từng câu

- Hd phát âm: hạ lệnh, làng, vùng nọ, nộp, lo sợ, làm lạ. Sửa sai cho Hs

* Đọc từng đoạn trước lớp

- Yêu cầu đọc nối tiếp từng đoạn

- Hd đọc ngắt, nghỉ hơi chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc:

Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có/thì cả làng phải chịu tội.

Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?

Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!

- Hd giải nghĩa từ

* Đọc từng đoạn trong nhóm

- Chia nhóm 2. Nêu YC đọc nhóm - Theo dõi, hd đọc đúng

* Thi đọc giữa các nhóm

- Tổ chức cho HS thi đọc theo nhóm

- Y/c Hs nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất - Đánh giá

* Đọc đồng thanh

- YC lớp đọc đồng thanh đoạn 3 - Nhận xét

3.Hướng dẫn tìm hiểu bài (7’) - YC HS đọc thầm đoạn 1

- Nhà vua nghĩ ra kế gỡ để tìm người tài?

- Vì sao dân tình lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?

- YC HS đọc thầm đoạn 2

- Cậu bé đó làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí?

- YC HS đọc thầm đoạn 2

- Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?

- Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?

- YC HS đọc thầm cả bài

- Câu chuyện này nói lên điều gì?

4. Luyện đọc lại (15’)

- Chia nhóm 3. Hd đọc phân vai (người dẫn chuyện, cậu bé, vua) trong nhóm

- Tổ chức cho HS thi đọc phân vai giữa các

- Nối tiếp nhau đọc từng câu - Phát âm

- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn - Thể hiện

- Đọc phần “Chú giải”

- Đọc nhóm - Thi đọc

- Đọc đồng thanh

- Trả lời

- Nhận xét, bổ sung

- Đọc trong nhóm

- Thi đọc giữa các nhóm - Nhận xét, bổ sung

(3)

nhóm

- Nhận xét.

* Kể chuyện (20’)

* Kể từng đoạn theo tranh:

- Treo tranh trước lớp yêu cầu kể chuyện trước lớp

- Có thể đặt câu hỏi gợi ý:

*Tranh 1: Quân lính đang làm gì?

Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này?

*Tranh 2:

Trước mặt vua, cậu bé đang làm gì?

Thái độ của nhà vua như thế nào?

* Tranh 3:

Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì?

Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao?

- Yêu cầu học sinh nhận xét theo nội dung:

+ Kể đủ ý chưa? đúng trình tự không?

+ Về cách diễn đạt?

+ Về cách thể hiện?

C. Củng cố, dặn dò (2’)

? Con học được điều gì qua câu chuyện này?

- Nhận xét tiết học. Khen ngợi Hs đọc tốt, hiểu bài

- Đọc đề bài và nêu YC - Quan sát tranh SGK.

- Nối tiếp nhau kể từng đoạn.

- Đại diện các nhóm lên kể lại câu chuyện (kết hợp chỉ tranh).

- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét bạn kể.

- Nhận xét bạn kể về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện.

TOÁN

TIẾT 1: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ

I. MỤC TIÊU: Giúp Hs:

- Ôn tập đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số - Rèn kỹ năng vận dụng

- Có ý thức tự giác học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Kiểm tra sách vở của HS - Nhận xét sự chuẩn bị của HS B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài (1’)

- Gv giới thiệu, ghi tên bài lên bảng . 2. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1: Viết (theo mẫu) (6’)

- 1 hs đọc yêu cầu bài tập

- HS để sách vở lên bàn để - Kiểm tra

- Đọc yêu cầu bài tập

(4)

- HD

- Gọi 2 HS lên bảng làm BT - Cả lớp nhận xét, sửa sai.

- GV nhận xét Bài 2: Số? (6’) - HD

- YC tự làm bài - GV nhận xét

Bài 3: >, <, = ? (5’)

- YC 1 HS đọc đề bài, lớp theo dõi.

- HD

- YC 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- YC nhận xét

Bài 4: Khoanh vào số lớn nhất/bộ nhất (5’) - HD

- YC 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét

Bài 5: Sắp xếp các số 435, 534, 453, 354, 543 (5’)

Theo thứ tự từ bé đến lớn/ lớn đến bé - HD

- YC 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học.

- Tuyên dương HS học tốt

- HS tự làm bài - Nhận xét

- Đọc đề - HS làm bài - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài

- HS làm bài. 2 HS lên bảng - HS nhận xét, sửa sai

- HS đọc yêu cầu bài

- HS làm bài. 2 HS lên bảng - HS nhận xét, sửa sai

- HS đọc yêu cầu bài

- HS làm bài. 2 HS lên bảng - HS nhận xét, sửa sai

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 1)

I . MỤC TIÊU:

- HS biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc

- HS ghi nhớ, làm theo lời Bác dạy

- Có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh về BH

- Tranh, ảnh, thơ ca nói về Bác

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(5)

*Khởi động: (2’) Bắt nhịp cho HS hát

A. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (12’)

*MT: Biết là lãnh tụ có công với nước với dân và t/c giữa thiếu nhi với Bác

*CHTH:

- Chia nhóm 4

- Cho các nhóm quan sát tranh và thảo luận, làm bài tập 1/VBT

- Gọi các nhóm trình bày kết quả - HD HS nhận xét

- Ghi nội dung từng ảnh lên bảng

? Bác sinh ngày tháng năm nào?

? Tình cảm giữ Bác với các cháu như thế nào?

? Bác có công lao gì với dân, với nước?

(BH là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, dân tộc)

* Kết luận

B. Hoạt động 2: Kể chuyện: Các cháu vào đây với Bác (10’)

*MT: HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ

- GV kể chuyện - Cho HS thảo luận :

? Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa BH và các cháu thiếu nhi ntn?

? Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu BH?

* Kết luận: Tình cảm giữa các cháu thiếu nhi đối với BH và BH đối với các cháu thiếu nhi.

C. Hoạt động 3: Tìm hiểu 5 điều Bác dạy (9’)

*MT: Hiểu và ghi nhớ nội dung 5 điều Bác dạy TNNĐ

*Cách tiến hành:

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong 5 điều B dạy

- Chia nhóm đôi

- Cho Hs thảo luận, ghi lại những biểu hiện

- Cả lớp hát bài “ Ai yêu Bác HCM hơn thiếu niên nhi đồng”

- Quan sát tranh và trao đổi nhóm - Đại diện nhóm trình bày

+ Ảnh 1: Đón Bác

+ Ảnh 2: Bác vui cùng các cháu + Ảnh 3: T/c của Bác với các cháu…

+ Ảnh 4: Chia kẹo - Trả lời

- Theo dõi - Trao đổi nhóm

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả

- Nhận xét, bổ sung

- Nối tiếp đọc 5 điều Bác dạy - Trao đổi, ghi lại

(6)

cụ thể của mỗi điều BH dạy - YC các nhóm trình bày

* Củng cố lại nội dung Năm điều BH dạy TNNĐ

* Gợi ý và tạo điều kiện cho học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ.

D. Củng cố, dặn dò (2’) Hướng dẫn thực hành

- Thực hiện tốt năm điều BH dạy - Sưu tầm tranh ảnh, thơ, truyện về BH

- Các nhóm báo kết quả - Nhận xét, bổ sung

- Giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ (tranh, ảnh, kể chuyện về Bác)

NS : 7/9/2018 NG: 11/ 9/2018

Thứ 3 ngày 11 tháng 9 năm 2018

TOÁN

TIẾT 2: CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (KHÔNG NHỚ)

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Ôn tập củng cố cách tính cộng, các số có 3 chữ số - Củng cố giải bài toán về nhiều hơn ít hơn.

- Có ý thức học tốt

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

* Điền dấu >, <, =

320 …. 300 + 20 470 …400 +70

*Viết các số sau từ bé đến lớn 374 ,347, 562, 560, 329, 400, 98 - Đánh giá

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài (1’)

- Gv giới thiệu, ghi tên bài lên bảng . 2. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: Tính nhẩm (6’)

- Gọi HS nêu cách cộng, trừ các số có ba chữ số

- Gọi 3 HS lên bảng làm BT - Cả lớp nhận xét, sửa sai.

- Đây là các phép tính có nhớ hay không nhớ?

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp

- Nhận xét, sửa sai

- Đọc yêu cầu bài tập - Nêu

- HS tự làm bài - Nhận xét

- Không nhớ

(7)

- GV nhận xét

Bài 2: Đặt tính rồi tính (6’) - Y/c 1 hs đọc đề bài, nêu YC - Gọi HS nêu cách thực hiện

- Y/c tự làm bài. Gọi 2HS lên bảng làm bài - Y/c nhận xét

Bài 3 (5’)

- Y/c 1 hs đọc đề bài, lớp theo dõi.

- HD tóm tắt đề:

Học sinh nam: 350 bạn Học sinh nữ nhiều hơn Học sinh nam :4 bạn Học sinh nữ : ...bạn?

? Bài thuộc dạng toán gì?

- YC 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- YC nhận xét

* Đáp số: 354 bạn Bài 4 (5’)

- YC 1 hs đọc đề bài, lớp theo dõi.

- HD tóm tắt đề:

Một tem thư: 800 đồng Một phong bì thư ít hơn

giỏ tiền một tem thư: 600 đồng Một phong bì thư: ... đồng?

? Bài thuộc dạng toán gì?

- YC 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- YC nhận xét

* Đáp số: 200 đồng

Bài 5 (5’) Với ba số 542, 500, 42 và các dấu +, -, = em viết được các phép tính đúng là:...

- HD

- YC 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- YC nhận xét

* 542 - 500 = 42 ; 500 + 42 = 542 542 - 42 =500 ; 42 + 500 = 542 C. Củng cố - dặn dò (2’)

- Gv nhận xét tiết học.

- Tuyên dương hs học tốt

- Đọc đề, nêu YC - Nêu

- HS làm bài - Nhận xét - HS đọc đề bài - Tóm tắt

- Bài toán về nhiều hơn - HS làm bài. 1 HS lên bảng - HS nhận xét, sửa sai

- HS đọc yêu cầu bài

- Bài toán về ít hơn

- HS làm bài. 1 HS lên bảng - HS nhận xét, sửa sai

- HS nêu yêu cầu bài

- HS làm bài. 2 HS lên bảng - HS nhận xét, sửa sai

CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)

(8)

TIẾT 1: CẬU BÉ THÔNG MINH

I. MỤC TIÊU

+ Rèn kĩ năng viết chính tả :

- Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài Cậu bé thông minh

- Củng cố cách trình bày một đoạn văn, chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào một ô, kết thúc câu đặt dấu chấm, lời nói của nhân vật đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng.

- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: l/n

+ Ôn bảng chữ:

- Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng - Thuộc lòng tên 10 chữ đầu trong bảng

+ Rèn tính cẩn thận, viết chữ sạch, đẹp

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép, ND BT 2 - Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ B

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Mở đầu (2’)

- GV nhắc lại một số yêu cầu của giờ học Chính tả, chuẩn bị đồ dùng cho giờ học B. Bài mới

1. Giới thiệu bài + Ghi tên bài (1’) 2. HD HS tập chép (5’)

a. HD HS chuẩn bị

+ GV treo bảng phụ và đọc đoạn chép + GV HD HS nhận xét

- Đoạn này chép từ bài nào?

- Tên bài viết ở vị trí nào?

- Đoạn chép có mấy câu?

- Cuối mỗi câu có dấu gì?

- Chữ đầu câu viết như thế nào?

+ HD HS tập viết bảng con b. HS chép bài vào vở (15’) - GV theo dõi, uốn nắn c. Chấm, chữa bài (3’)

- YC HS tự đọc lại bài trên bảng và soát, sửa lỗi

- Nhận xét 5, 7 bài

- Nhận xét bài viết của HS

3. HD HS làm BT chính tả (7’)

* Bài tập 1/a (VBT/2):

- HS nghe

+ 2, 3 HS nhìn bảng đọc lại đoạn chép

- Cậu bé thông minh - Viết giữa trang vở - 3 câu

- Cuối câu 1 và câu 3 có dấu chấm.

Cuối câu 2 có dấu hai chấm - Viết hoa

+ HS viết: chim sẻ, kim khâu, sắc, xẻ thịt

- Chép bài

+ HS tự chữa lỗi bằng bút chì vào cuối bài chép

(9)

Điền vào chỗ trống l/n - HD cách làm

- Gọi 1 HS lên bảng làm BT - Đánh giá

* hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ

* Bài tập 2: Viết những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng

- GV treo bảng phụ + HD cách làm

- Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào VBT - HD HS học thuộc 10 chữ đó

+ GV xoá chữ đã viết ở cột chữ, 1 số HS nói hoặc viết lại

+ GV xoá tên chữ ở cột tên chữ, 1 số HS nói hoặc viết lại

- GV xoá hết bảng, 1 vài HS HTL 10 tên chữ

- YC cả lớp viết lại vào vở 10 chữ và tên chữ theo đúng thứ tự

- Theo dõi, nhận xét chung C. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học

- Nhắc nhở về tư thế viết, chữ viết và cách viết...

- Đọc yêu cầu BT - HS làm bài - Nhận xét

- Đọc đề, nêu yêu cầu BT - Theo dõi

- Làm bài

- Nhiều HS nhìn bảng lớp đọc 10 chữ và tên chữ

+ HS học thuộc thứ tự của 10 chữ và tên chữ tại lớp

- Viết lại 10 chữ đó

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 1: ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH

I. MỤC TIÊU:

- Ôn tập về các từ chỉ sự vật.

- Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ: so sánh.

- Xác định được biện pháp tu từ: so sánh

- Thông qua biện pháp tu từ: so sánh, các em làm quen với hình ảnh so sánh đẹp trong thơ văn, qua đó rèn luyện kĩ năng quan sát.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ cảnh biển xanh bình yên, màu ngọc thạch; một cánh diều giống như dấu á

- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ trong bài tập 1, băng giấy ghi các câu văn, câu thơ trong bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV

(10)

A. KTBC B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) Ghi bảng.

2. Thực hành:

a. Hoạt động 1 (5’): Ôn về các từ chỉ sự vật - Từ chỉ sự vật là từ chỉ gì ?

+ Lấy ví dụ về 2 từ chỉ người.

+ Lấy ví dụ về 2 từ chỉ con vật.

+ Lấy ví dụ về 2 từ chỉ đồ vật.

+ Lấy ví dụ về 2 từ chỉ cây cối.

? Các bộ phận trên cơ thể người cũng là từ chỉ sự vật. Ví dụ: tóc, tai, tay, …

b. Hoạt động 2: Thực hành

*Bài tập 1 (9’): Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ.

- HD

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT - Chốt lại:

Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài.

Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai.

* Bài tập 2 (9’): Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây

- Lưu ý HS: Ở bài tập 1 chỉ yêu cầu tìm từ ngữ chỉ sự vật, nhưng ở bài 2 là tìm sự vật được so sánh với nhau. (Giáo viên vừa nói vừa gạch dưới đề bài)

- Gọi học sinh đọc câu a

+ Trong phần a, từ nào là từ chỉ sự vật?

+ Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?

- Gọi học sinh đọc phần b

- YC học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi và hỏi:

+ Sự vật nào được so sánh với sự vật nào?

- Gợi ý :

- Chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối

- Bác sĩ, công nhân, … - Con chó, con mèo, … - Cái ghế, cái bàn, …

- Cây bàng, cây phường, …

- Đọc đề, nêu yêu cầu - Làm bài, nhận xét

- Đọc lại các từ chỉ sự vật : tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai.

- Đọc đề, nêu yêu cầu

- Đọc:

Hai bàn tay em Như hoa đầu cành

“hai bàn tay em” và “hoa”.

- Hai bàn tay của bé được so sánh với hoa đầu cành.

- Đọc: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.”

- Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi.

- Mặt biển sáng trong như tấm

(11)

+ Mặt biển sáng trong như cái gì?

+ Vậy hình ảnh nào được so sánh với nhau ? - Giảng nghĩa từ:

màu ngọc thạch: là màu xanh biếc, sỏng trong.

Khi gió lặng, không có dông bão, mặt biển phẳng lặng sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.

- YC học sinh tự làm phần c. d

- Gọi 2 học sinh lên làm trên bảng phụ.

- Đưa tranh cánh diều hỏi : + Tranh này vẽ hình gì ?

+ Nhìn tranh, em thấy cánh diều giống với sự vật gì ?

- Giảng: Như vậy các sự vật xung quanh ta có thể có nhiều dạng gần giống với các sự vật khác mà ta quan sát và thấy được

+ Ở phần c, tác giả thấy cánh diều giống gì ? + Vì sao cánh diều được so sánh với dấu á ? + Ở phần d, vì sao bạn xác định dấu hỏi giống vành tai nhỏ.

Cho học sinh quan sát dấu hỏi với tai bạn mình ngồi bên cạnh xem có giống nhau không?

* Kết luận: Các tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta. Chính vì thế, các em cần rèn luyện óc quan sát để từ đó, ta sẽ biết cách so sánh hay.

- Thường thường các hình ảnh so sánh với nhau đều có dấu hiệu chung, đó là từ “như”

nằm giữa 2 sự vật được so sánh.

* Bài tập 3 (9’): Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập 2, em thích hình ảnh nào?

- Cho học sinh thảo luận nhóm để nêu câu trả lời

- Gọi học sinh tiếp nối nhau phát biểu tự do.

(Không YC HS giải thích lý do vì sao thích hình ảnh so sánh)

- Nhận xét

B. Củng cố - Dặn dò: (2’)

- Về nhà quan sát các sự vật xung quanh xem có thể so sánh chúng với những gì

thảm khổng lồ.

- Mặt biển với tấm thảm - Nhận xét

- Tự làm bài.

- Tranh vẽ hình cánh diều - Tự nêu theo nhận xét của mình (trăng khuyết, dấu á, con đò, …)

- Dấu á

- Vì cánh diều hình cong cong, giống hệt một dấu á

- Vì dấu hỏi cong cong, nở rộng ở phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì một vành tai.

- Quan sát dấu hỏi với tai bạn và nhận xét.

- Đọc đề, nêu YC

- Đọc thầm, thảo luận nhóm - Trả lời.

- Nhận xét

(12)

- Nhận xét tiết học.

- Tuyên dương những học sinh học tốt.

- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Thiếu Nhi. Ôn tập câu Ai là gì?

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG

BÀI 1: CHIẾC VÒNG BẠC

I. MỤC TIÊU

- Hiểu được tấm lòng yêu thương, sự quan tâm chu đáo của Bác Hồ với các em nhỏ - Hiểu thế nào là giữ lời hứa (giữ chữ tín)? Vì sao phải giữ lời hứa? Biết phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ đúng lời hứa và những hành vi không giữ đúng lời hứa.

- Thực hiện những việc làm của bản thân, biết giữ lời hứa trong cuộc sống hàng ngày

II.CHUẨN BỊ:

- Tranh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động 1: Khởi động (5’) - Giới thiệu bài

2. Hoạt động 2: Đọc hiểu (15’) - Gọi 1HS đọc mục tiêu trước lớp - Gọi 1HS nhắc lại mục tiêu trước lớp

* HĐ cá nhân

- GV đọc truyện “Chiếc vòng bạc”

- HDHS giải nghĩa từ khó: Cao Bằng, chững chạc, vòi vĩnh.

+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa?

+ Em bé cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?

+ Việc làm của Bác thể hiện tình cảm gì của Bác với các em nhỏ

* Hoạt động nhóm

- GV chia nhóm 4, nêu nhiệm vụ, yêu cầu thảo luận:

- Bài học mà em nhận ra qua câu chuyện là gì?

KL: Chúng ta phải biết giữ lời hứa.

3. Hoạt động 3: Thực hành- Ứng dụng (15’)

* HĐ cá nhân

- Em hãy kể một việc em đã giữ đúng lời

- Hát

- Đọc trước lớp / Đọc thầm - Nhắc lại mục tiêu trước lớp - HS đọc thầm

- Bác đã tặng em bé chiếc vòng bạc.

- Em bé sung sướng quá, không giấu nổi xúc động.

- Bác yêu quý, quan tâm tới các em nhỏ. Bác còn người biết giữ lời hứa.

- HS thảo luận câu hỏi 4, ghi vào bảng nhóm

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

- HS kể. HS khác nhận xét

(13)

hứa của mình với người khác?

- Em đã bao giờ thất hứa với người khác chưa? Hậu quả của việc thất hứa đó thế nào?

- Động viên, khen ngợi HS

* HĐ nhóm

- Chia nhóm 6. Yêu cầu HS thảo luận cách xử lý các tình huống:

+ Tình huống 1: Em hứa với cô giáo sẽ đi học đúng giờ. Em sẽ làm gì để thực hiện lời hứa đó?

+ Tình huống 2: Em hứa với bố mẹ sẽ đạt kết quả học tập cao trong năm học này.

Em sẽ làm gì để thực hiện lới hứa đó.

4. Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (5’)

- Bài học khuyên em điều gì?

- Nhận xét tiết học

- Trả lời. HS khác nhận xét

- HS thảo luận cách xử lý các tình huống

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

+ Em sẽ dùng đồng hồ báo thức để dậy chuẩn bị đi học cho đúng giờ./

Em sẽ nhờ bố, mẹ gọi dậy và nhanh nhẹn vệ sinh các nhân, ăn sáng để đi học cho đúng giờ, …

+ Em sẽ chăm chỉ học tập. Nếu gặp bài khó em sẽ hỏi cô giáo hoặc các bạn./ Em sẽ chăm học và tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài./…

- HS trả lời

THỂ DỤC

TIẾT 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH.

TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI”

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Biết được những điểm cơ bản của chương trình và một số nội quy tập luyện trong giờ học thể dục lớp 3.

- Trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”

2.Kỹ năng:

- Biết cách tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, biết cách dàn hàng, cách chào báo cáo, xen phép khi ra vào lớp.

- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.

3.Thái độ:

- HS tự giác chấp hành những quy định của giờ học Thể dục.

B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm: Trên sân trường

- Phương tiện: + Giáo viên: Còi, cờ, giáo án.

+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện.

C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

(14)

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

I. Phần mở đầu.

- Ổn định: Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.

- G.viên phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.

- Khởi động: xoay các khớp

- Tập bài thể dục phát triển chung của lớp 2

5 phút Đội hình nhận lớp

II. Phần cơ bản.

* Phân công tổ, nhóm tập luyện, chọn cán sự môn học (phân công theo biên chế của tổ lớp học).

* Nhắc lại nội quy tập luyện và phổ biến nội dung yêu cầu:

- Tập hợp khẩn trương, quần áo gọn gàng, đi dày, đi dép có quai hậu.

- Ra vào lớp phải xin phép, đau ốm phải báo cáo.

-Tích cực tham gia học tập,bảo đảm an toàn và kỉ luật trong học tập.

- Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh tập luyện. Cho các em sửa trang phục, để gọn quần áo, giày dép v.v...

* Ôn lại một số động tác ĐHĐN.

Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải (trái), đứng nghiêm (nghỉ),dàn hàng,dồn hàng,đi thường theo nhịp.

* Chơi trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”

- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi

- Nhận xét – Tuyên dương

25 phút ( 5 phút)

(10 phút)

(10 phút)

Đội hình tập luyện

Đội hình

(GV)

- Lần 1: Gv nhắc lại nội dung ĐHĐN đã học ở lớp 2

- Lần 2: 1 tổ thực hiện làm mẫu - Lần 3: Từng tổ lên thực hiện, gv điều khiển

Đội hình trò chơi

(15)

- Lần 1: Hs chơi thử

- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua

III. Phần kết thúc.

- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.

5 phút Đội hình xuống lớp

NS : 7/9/2018 NG: 12/9/2018

Thứ 4 ngày 12 tháng 9 năm 2018

TOÁN

TIẾT 3: LUYỆN TẬP

I MỤC TIÊU

- Giúp HS : Củng cố kĩ năng tính cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số - Củng cố, ôn tập bài toán về " Tìm x " giải toán có lời văn và xếp ghép hình - HS chăm chỉ học tập

II ĐỒ DÙNG

- GV: 4 hình tam giác như BT 4 - HS : 4 hình tam giác như BT 4

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Tính nhẩm

650 - 600 = ... 300 + 50 + 7 = ...

B. Bài mới

* Bài 1: Đặt tính rồi tính (7’) - Gọi HS nêu cách thực hiện

- Y/c tự làm bài. Gọi 2HS lên bảng làm bài

- Đánh giá

* Bài 2: Tìm x (7’)

- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp

- Nhận xét bài làm của bạn - Đọc đề, nêu YC

- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm

- Đổi vở, nhận xét bài làm của bạn - Đọc đề, nêu YC

(16)

- Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép tính x - 332 = 415

- Muốn tìm SBT ta làm thế nào?

- Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép tính 204 + x = 355

- Muốn tìm SH ta làm thế nào?

- Đánh giá x - 322 = 415 x = 415 + 322 x = 737

204 + x = 355 x = 355 - 204 x = 151

* Bài 3 (7’)

Khối Lớp 1 và khối lớp 2: 468 học sinh Khối lớp 1 : 260 học sinh Khối lớp 2 : ... học sinh?

- HD cách làm - Đánh giá

* Đáp số: 208 học sinh

* Bài 4: Xếp 4 hình tam giác thành hình con cá (Xem hình vẽ) (7’)

- GV theo dõi, giúp đỡ HS

- Khuyến khích HS thi đua xếp nhanh, đúng

- Khen ngợi HS

C. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học

- GV khen những em có ý thức học tốt.

- HS nêu

- Tìm SBT ta lấy hiệu cộng với số trừ

- HS nêu

- Tìm SH ta lấy tổng trừ đi SH đã biết

- HS làm bài vào vở

- Đọc đề. Tóm tắt

- HS tự giải bài toán vào vở

+ Xếp 4 hình tam giác thành con cá - HS tự xếp ghép thành hình con cá

TẬP ĐỌC

TIẾT 2: HAI BÀN TAY EM

I. MỤC TIÊU

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy cả bài. Chú ý đọc đúng các từ dễ phát âm sai: nằm ngủ, cạnh lòng.

Các từ mới: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ, ....

- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài đọc - Hiểu ND từng câu thơ và ý nghĩa của bài thơ (hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu)

- HTL bài thơ

3. HS có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG :

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

- Bảng phụ viết khổ thơ cần luyện đọc và HTL

(17)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV gọi HS nối tiếp nhau đọc lai 3 đoạn bài Cậu bé thông minh

- Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?

- Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua thấy lệnh của ngài là vô lí ?

- Câu chuyện này nói lên điều gì ? B. Bài mới

1. Giới thiệu bài + Ghi tên bài (1’) 2. Luyện đọc (15’)

a. GV mẫu đọc bài thơ (giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm)

b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng dòng thơ

- Từ ngữ khó: nằm ngủ, cạnh lòng, ...

* Đọc từng khổ thơ trước lớp

+ GV kết hợp HD HS ngắt nghỉ hơi đúng Tay em đánh răng /

Răng trắng hoa nhài. //

Tay em chải tóc / Tóc ngời ánh mai. //

+ Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài

* Đọc từng khổ thơ trong nhóm

- Chi nhóm đôi. Nêu nhiệm vụ, YC đọc nhóm

- GV theo dõi HD các em đọc đúng

* Thi đọc giữa các nhóm

* Đọc đồng thanh cả bài 3. HD tìm hiểu bài (5’)

- Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?

- Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?

- Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?

- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài - HS trả lời.

- Nhận xét bạn

- HS nghe

+ HS đọc tiếp nối, mỗi em hai dòng thơ

- Luyện đọc từ khó

+ HS nối nhau đọc 5 khổ thơ

+ HS đọc theo nhóm đôi

- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm - Thi đọc.

- Nhận xét, bình chọn

+ Cả lớp đọc với giọng vừa phải + HS đọc thầm và trả lời câu hỏi - Được so sánh với những nụ hoa hồng, ngón tay xinh như những cánh hoa

- Buổi tối hoa ngủ cùng bé, hoa kề bên má, hoa ấp cạnh lòng

- Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng, chải tóc

- Khi bé học, bàn tay siêng năng làm cho những hàng chữ nở hoa trên giấy - Những khi một mình, bé thủ thỉ tâm

(18)

4. HTL bài thơ (7’)

- GV treo bảng phụ viết sẵn 2 khổ thơ - GV xoá dần từ, cụm từ giữ lại các từ đầu dòng thơ

- GV và HS bình chọn bạn thắng cuộc C. Củng cố, dặn dò (2’)

- GV nhận xét tiết học

sự với đôi bàn tay như với bạn - HS phát biểu

+ HS đọc đồng thanh

+ HS thi học thuộc lòng theo nhiều hình thức :

- Hai tổ thi đọc tiếp sức

- Thi thuộc cả khổ thơ theo hình thức hái hoa

- 2, 3 HS thi đọc thuộc cả bài thơ

TẬP VIẾT

TIẾT 1: ÔN CHỮ HOA A

I. MỤC TIÊU: Giúp Hs:

- Củng cố cách viết chữ hoa A, tên riêng, từ ứng dụng và câu ứng dụng . - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu, tương đối nhanh

- Có ý thức rèn chữ tốt

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Chữ mẫu đặt trong khung, bảng phụ viết câu ứng dụng - HS: Tập viết, bảng con, phấn

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Mở đầu: (3’)

- Nêu YC của tập viết ở lớp 3:

+ Tiếp tục rèn cách viết các chữ viết hoa + Để học tốt tiết tập viết, các con cần có bảng con, phấn, khăn lau, bút chì, bút mực, vở TV,...

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’): Củng cố cách viết chữ hoa A; bên cạnh đó, củng cố cách viết một số chữ viết hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng: V, D

2. HD viết trên bảng con a. Luyện viết chữ hoa (4’)

- Gọi HS đọc từ ứng dụng trên bảng:

Vừ A Dính

- YC HS tìm các chữ hoa có trong tên riêng đó

- Viết mẫu từng chữ, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ

- Theo dõi

- Quan sát, nhận xét cấu tạo chữ - Theo dõi

- Đọc - A, V, D - Theo dõi

(19)

- Y/c viết bảng con từng chữ A, V, D b. HS viết từ ứng dụng (tên riêng) (4’) - Giới thiệu từ ứng dụng Vừ A Dính

Vừ A Dính là một thiếu niên người dân tộc Hmông, anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống TDP để bảo vệ cán bộ CM.

- Viết mẫu từ ứng dụng và lưu ý HS viết đúng chiều cao các chữ cái, vị trí dấu thanh và khoảng cách giữa các chữ

- Y/c Hs viết bảng con

c. Luyện viết câu ứng dụng (4’) - Gọi HS đọc câu ứng dụng:

Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

- Giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ - YC HS viết trên bảng con các chữ:

Anh, Rách

3. Hướng dẫn viết vào vở TV (15’) - Nêu nhiệm vụ, yêu cầu viết bài - Theo dõi, giúp đỡ Hs

4. Chữa bài (7 - 10 bài) (2’) - Nhận xét

- Chọn một số bài viết đúng, đẹp khen ngợi.

Cho lớp xem

C. Củng cố, dặn dò: (2’) - Nhận xét giờ học

- Viết bảng con

- Đọc cụm từ ứng dụng

- Theo dõi

- Viết bảng con

- Viết bài vào vở

NS: 7/9/2018 NG: 13/9/2018

(20)

Thứ 5 ngày 13 tháng 9 năm 2018

CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT)

TIẾT 2: CHƠI CHUYỀN PHÂN BIỆT AO/OAO, L/N

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

- Nghe - viết chính xác bài thơ: Chơi chuyền (56 tiếng)

- Từ đoạn viết, củng cố cách trình bày 1 bài thơ: Chữ đầu các dòng thơ viết hoa, viết bài ở giữa trang vở

- Điền đúng vào chỗ trống các vần ao /oao, tìm đúng các tiếng có âm đầu l/ n - Chăm chỉ luyện viết đúng, đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ

- Bảng con, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. KTBC: (5’)

- Yêu cầu HS viết: lo sợ, rèn luyện, nở hoa

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) 2. HD nghe - viết (5’) a. Đọc bài

- Đọc bài thơ, YC HS đọc lại b. HD chuẩn bị: (12’)

* Nhận xét về nội dung:

- Khổ thơ 1 nói điều gì ? - Khổ thơ 2 nói điều gì ?

* Nhận xét về cách trình bày:

- Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?

- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?

- Những câu thơ nào trong bài đặt trong ngoặc kép? Vì sao?

- Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?

- YC HS viết từ, tiếng khó: hòn cuội, lớn lên, dẻo dai, que chuyền

- Nhận xét

- Đọc chậm từng dòng thơ cho h/s viết (15’)

- Yêu cầu HS đổi chéo soát lỗi - Chữa bài, nhận xét

- 2 HS lên bảng, HS khác viết bảng con

- Mở SGK - Theo dõi - 1 HS đọc lại

- Khổ thơ tả các bạn đang chơi chuyền

- Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để mai lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy

- 3 chữ - Viết hoa

- Đặt trong ngoặc kép vì đó là những câu các bạn nói khi chơi trò chơi này - Viết vào giữa trang

2 HS lên bảng. HS khác viết bảng con

- Nhận xét, sửa sai - Viết bài

- Soát, sửa lỗi

(21)

3. Thực hành (7’) - HD HS làm BT

Bài 1: Điền vào chỗ trống ao hay oao - HD HS làm bài tập

- Gọi 2 HS lên bảng thi điền vần nhanh (ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán)

- GV đánh giá

Bài 2(a): Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:...

- HD HS làm bài tập

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài (lành, nổi, liềm)

- GV đánh giá

C. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Nhận xét tiết học, nhắc nhở HS

- Đọc đề, nêu YC - Làm bài

2 HS đọc bài làm - Nhận xét

- Đọc đề, nêu YC - Làm bài

- Nhận xét

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 1: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP

I. MỤC TIÊU

- HS có khả năng nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào và thở ra - Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ

- Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra - Hiểu được vai trò và hoạt động thở đối với sự sống của con người

II. ĐỒ DÙNG: Hình vẽ trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh - Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị của học sinh

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

- Giáo viên treo tranh giới thiệu về tiết học

“Hoạt động thở và hệ hô hấp”

2. Khai thác:

a. Hoạt động 1(14’): Thực hành cách thở sâu

* Mục tiêu: HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức

* Cách tiến hành

- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi

- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên của tổ

- Lớp theo dõi vài học sinh nhắc lại tên bài

- Học sinh tiến hành thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên

(22)

- Cho cả lớp cùng bịt mũi nín thở

- Hãy cho biết cảm giác của em sau khi nín thở lâu?

- Gọi lần lượt học sinh lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu (như hình1)

- Yêu cầu cả lớp đặt một tay lên ngực hít vào thật sâu và thở ra hết sức

- Nhận xét về lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức?

- Hãy so sánh lồng ngực khi hít vào và thở ra bình thường và khi hít thở sâu?

- Hãy cho biết ích lợi của việc thở sâu

* Giáo viên kết luận như sách giáokhoa b. Hoạt động 2 (14’): Làm việc với SGK

* Mục tiêu

- Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp

- Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra

- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người

* Cách tiến hành

- Bước 1: Làm việc theo cặp:

- Làm việc với sách giáo khoa

- Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa quan sát hình 2 trang 5

- Mời hai học sinh lên bảng. Bạn hỏi - Bạn trả lời. Chẳng hạn:

- Bạn A: Hãy chỉ vào hình vẽ, nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp? (Bạn B chỉ và trả lời)

- Bạn B: Hãy chỉ đường đi của không khí trên hình 2 trang 5?

- Bạn A: Cơ quan hô hấp gồm có các bộ phận nào ?

- Bạn B: Gồm có mũi, phế quản, khí quản và hai lá phổi.

Bước 2 : Làm việc cả lớp :

- Gọi một số cặp học sinh lên hỏi đáp trước lớp.

- Theo dõi và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo

- Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường

- Học sinh thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức

- Trả lời câu hỏi thông qua việc làm vừa thực hiện: Khi ta hít thở bình thường thì lồng ngực phồng lên xẹp xuống đều đặn. Ngược lại khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí…

- Vậy thở sâu giúp cho hệ hô hấp hoạt động tốt hơn .

- Lần lượt từng cặp đứng lên để hỏi đáp theo câu hỏi gợi ý của giáo viên

- Từng cặp học sinh bước lên trước lớp hỏi và đáp

- Giáo viên và lớp theo dõi và nhận xét cặp nào có câu hỏi sáng tạo và trả lời hay chính xác …

(23)

- Giúp học sinh hiểu cơ quan hô hấp là gì?

Chức năng của từng bộ phận của cơ quan hô hấp?

* Kết luận: Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí. Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí

C. Củng cố - Dặn dò: (3’)

- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.

- Tránh không để dị vật như thức ăn, nước uống, vật nhỏ rơi vào đường thở… Biết cách phòng và chữa trị khi bị vật làm tắc đường thở.

- Học sinh về nhà áp dụng những điều đó học vào cuộc sống hàng ngày

- Học sinh về nhà học thuộc bài và xem trước bài: “Nên thở như thế nào?”

TOÁN

TIẾT 4: CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN)

I. MỤC TIÊU: Giúp HS :

- Trên cơ sở phép cộng không nhớ đã học, biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm)

- Củng cố, ôn lại cách tính độ dài đường gấp khúc, đơn vị tiền Việt Nam (đồng) - Rèn tính cẩn thận, chính xác

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết BT 4

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Đặt tính rồi tính

25 + 326 456 - 32 - Đánh giá

B. Bài mới (13’)

1. HĐ 1: Giới thiệu phép cộng 435 + 127 - HD HS thực hiện tính lưu ý nhớ 1chục vào tổng các chục

562 127

435 . 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1 . 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6

. 4 cộng 1 bằng 5, viết 5

2. HĐ2: Giới thiệu phép cộng 256 + 162

- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở nháp

- Nhận xét bài làm của bạn

+ HS đặt tính

- Nhiều HS nhắc lại cách tính

(24)

- HD HS thực hiện tính lưu ý ở hàng đơn vị không có nhớ, ở hàng chục có nhớ

418 162

256 . 6 cộng 2 bằng 8, viết 8

. 5 cộng 6 bằng 11, viết 1 nhớ 1 . 2 cộng 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4

3. HĐ3 : Thực hành (15’)

*Bài 1: Tính

- Gọi HS nêu cách tính

- Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm vào VBT - Đánh giá

*Bài 2: Đặt tính rồi tính - Gọi HS nêu cách thực hiện

- Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm vào VBT - Đánh giá

*Bài 3: Tính độ dài đường gấp khúc NOP:

- Gọi HS nêu cách tính

- Gọi 1 HS lên bảng, lớp làm vào VBT - Đánh giá

Bài giải

Độ dài đường gấp khúc NOP là : 215 + 205 = 420 (cm)

Đáp số : 420 cm

*Bài 4: Số?

- HD

- Gọi 1 HS lên bảng, lớp làm vào VBT - Đánh giá

C. Củng cố, dặn dò (2’)

* Trò chơi: Ai nhanh hơn? (Bài 5)

- HD: Thi đua xem ai làm bài nhanh và đúng

- Gọi 3 HS lên bảng thi đua, lớp làm vào VBT

+ HS đặt tính

- Nhiều HS nhắc lại cách tính

- Đọc đề bài, nêu YC - Nêu

- Làm bài - Nhận xét

- Đọc đề bài, nêu YC - Nêu

- Làm bài - Nhận xét

- Đọc đề bài, nêu YC

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.

- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm

- Đọc đề bài, nêu YC - Làm bài

- Nhận xét - Thi đua

215cm 205cm

N

O

P

(25)

- GV nhận xét tiết học

- Khen những em có ý thức học tốt.

- Nhận xét, bình chon bạn thắng cuộc

THỂ DỤC

TIẾT 2: ÔN MỘT SỐ KĨ NĂNG ĐHĐN TRÒ CHƠI: “NHÓM BA, NHÓM BẢY”

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm.

- Trò chơi: “Nhóm ba – nhóm bảy”

2. Kỹ năng:

- Biết cách dàn hàng, cách chào báo cáo, xin phép khi ra vào lớp.

- Biết được cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi theo yêu câu của GV.

3. Thái độ:

- Qua bài học giúp học sinh chăm chỉ tập luyện và yêu thích môn học, có ý thức rèn luyện thân thể.

B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, giáo án.

+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện.

C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

I. Phần mở đầu.

- Ổn định: Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.

- G.viên phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.

- Khởi động xoay các khớp

- Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại các nội dung đã được học ở lớp 2

5 phút Đội hình nhận lớp

II. Phần cơ bản.

a, Ôn tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghiêm, đứng nghỉ, dồn hàng, cách chào, báo cáo, xin phép vào lớp

- Gv nhắc lại nội dung ôn tập

25 phút

(15 phút) Đội hình tập luyện

(26)

- Thi đua biểu diến giữa các tổ b, Trò chơi: “ nhóm ba, nhóm bảy”

+ Chuẩn bị: Tập hợp HS một hoặc hai vòng tròn, em nọ cách em kia tối thiểu là 1m.

+ Cách chơi:

Cho HS chạy nhẹ nhàng hoặc nhảy chân sáo theo vòng tròn, vừa vỗ tay vừa đọc: “Tung tăng múa ca, nhi đồng chúng ta, họp thành nhóm ba hay là nhóm bảy”. Sau tiếng

“bảy”, các em đứng lại và trật tự lắng nghe lệnh của chỉ huy. Nếu hô

“Nhóm … ba !” thì lập tức chạy chụm lại với nhau thành từng nhóm ba người, nếu chỉ huy hô “Nhóm … bảy !”, các em nhanh chóng chụm lại thành nhóm bảy người. Những em không tạo được thành nhóm theo quy định thì chịu một hình phạt nào đó do GV và HS thống nhất.

- Nhận xét – Tuyên dương

(10 phút)

- Lần 1: Gv điều khiển hs tập - Lần 2: Cán sự lớp điều khiển, Gv quan sát sửa sai

- Gv cùng hs quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ

Đội hình trò chơi

- Lần 1: Hs chơi thử

- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua

III. Phần kết thúc.

- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.

5 phút Đội hình xuống lớp

NS: 7/9/2018 NG: 14/9/2018

Thứ 6 ngày 14 tháng 9 năm 2018

TOÁN

(27)

TIẾT 5: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Giúp h/s

- Củng cố kĩ năng làm tính cộng , trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần) - Rèn kĩ năng tính và giải toán

- Có ý thức học toán tốt

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi BT4

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5’) - Đặt tính rồi tính

637 + 42 52 + 356 46 + 134 215 + 45 - Đánh giá

2. Thực hành

* Bài 1 (7’): Tính - Gọi HS nêu cách tính

- Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm vào VBT - Đánh giá

* Bài 2 (7’): Đặt tính rồi tính - Gọi HS nêu cách thực hiện

- Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm vào VBT - Đánh giá

*Bài 3 (7’): Giải bài toán theo tóm tắt sau:

Buổi sáng bán: 315 l xăng Buổi chiều bán: 458 l xăng Cả hai buổi bán: ...l xăng?

- YC HS dựa vào tóm tắt đọc đề bài toán - HD cách làm

- Gọi 1 HS lên bảng, lớp làm vào VBT - Đánh giá

* Đáp số: 773 l

* Bài 4(7’): Tính nhẩm - HD

- Gọi 3 HS lên bảng, lớp làm vào VBT - Đánh giá

3. Củng cố, dặn dò (2’)

* Trò chơi: Ai nhanh hơn? (Bài 5)

- HD: Thi đua xem ai làm bài nhanh và

- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở nháp

- Nhận xét bài làm của bạn - Đọc đề bài, nêu YC - Nêu

- Làm bài - Nhận xét

- Đọc đề bài, nêu YC - Nêu

- Làm bài - Nhận xét

- Đọc đề bài

- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm

- Đọc đề bài, nêu YC - Làm bài

- Nhận xét

(28)

đúng

- Gọi 2 HS lên bảng thi đua, lớp làm vào VBT

- GV nhận xét tiết học

- Khen những em có ý thức học tốt.

- Thi đua

- Nhận xét, bình chọn bạn thắng cuộc

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 1: NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu biết về tổ chức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh - Nắm được hình thức của mẫu đơn: Đơn xin cấp thẻ đọc sách

- Nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

- Viết: Điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.

- Yêu mến và tự hào về đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Huy hiệu đội, khăn quàng, băng nhạc, máy

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ: (2’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.

B. Bài mới :

1.Giới thiệu bài : (1’)

Tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ nói những điều em đó biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Sau đó, các em sẽ tập điền đúng nội dung vào một mẫu đơn in sẵn - Đơn xin cấp thẻ đọc sách.

- Ghi bảng.

2. Thực hành:

* Bài tập 1(16’): Nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi của yêu cầu bài.

- Treo băng giấy ghi những điều gợi ý của bài tập 1

- Gọi học sinh đọc các gợi ý.

- HD

- YC đại diện các nhóm thi nói về tổ chức

- Đọc đề, nêu YC - Thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm thi nói

(29)

đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

- Giáo viên kết hợp ghi bảng.

* Nói một số thông tin về ĐTNTP HCM cho HS biết:

- Đội thành lập vào ngày 15-05-1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Tên gọi lúc đầu là Đội Nhi đồng Cứu quốc.

- Tổ chức ĐTNTP HCM tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng (5 đến 9 tuổi - sinh hoạt trong các sao nhi đồng) lẫn thiếu niên (9 đến 14 tuổi - sinh hoạt trong các chi đội thiếu niên tiền phong)

* Cho cả lớp trả lời thông qua trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng”

- Phát cho 3 nhóm các tấm bìa có ghi thời gian mà Đội được mang tên Bác Hồ, yêu cầu học sinh đọc.

- Cho các nhóm thi đua chọn thời gian đúng.

*Chốt lại

*Mở rộng: Đưa bảng phụ ghi các câu hỏi:

+ Các bạn đội viên thường đeo gì trên cổ áo?

+ Chiếc khăn quàng có màu sắc, hình dáng như thế nào?

+ Huy hiệu đội có hình vẽ gì?

(Búp măng màu xanh khỏe mạnh trên nền cờ tổ quốc)

+ Tên bài hát của đội là gì? (Bài: Đội ca do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác)

+ Trong các năm học vừa qua, em đó được tham gia rất nhiều phong trào của Đội, em hãy nêu tên một số phong trào mà em biết.

*Bài tập 2 (14’): Hãy chép mẫu đơn vào vở điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống Hướng dẫn học sinh nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.

- Gọi học sinh đọc 2 dòng đầu - Giới thiệu các dòng:

*quốc hiệu: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

*tiêu ngữ: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

*Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.

*Địa chỉ gửi đơn.

*Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn

*Nguyện vọng và lời hứa

- Nhận xét, bổ sung và bình chọn bạn am hiểu nhất, diễn đạt tự nhiên, trôi chảy nhất về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

a) Đội thành lập ngày nào?

- ĐTNTP HCM thành lập vào ngày 15/05/1941.

- 3 học sinh nêu lại.

b) Những đội viên đầu tiên của Đội là ai ?

- Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Mỡ, Lớ Thị Xậu và anh Nông Văn Dền là đội trưởng.

Anh Nông Văn Dền chính là anh Kim Đồng.

- Nhắc lại.

c) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào ?

- Lúc mới thành lập, Đội có tên là Đội Nhi đồng Cứu quốc (15/05/1941). Một năm sau, vào ngày 15/5/1951, Đội đổi tên là Đội Thiếu nhi Tháng Tám. Sau đó, vào tháng 11 năm 1956, Đội lại có tên là Đội Thiếu niên Tiền phong và kể từ ngày 30/1/1970 cho đến nay Đội được mang tên là ĐTNTP HCM.

- Đọc đề, nêu YC

(30)

* Tên và chữ kí của người làm đơn

- Cho học sinh nêu lại hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.

- Cho học sinh làm bài vào VBT - Gọi học sinh đọc bài làm của mình

- Lưu ý: Khi viết bất kỳ một loại đơn nào thì phần quốc hiệu và tiêu ngữ là bắt buộc phải có. Trong đơn, có phần không cần phải viết theo mẫu như phần nguyện vọng và lời hứa.

các phần còn lại cần viết theo mẫu.

- Cho học sinh nêu nguyện vọng và lời hứa của bản thân mình ( khác mẫu )

*Kết luận: Hầu hết các lá đơn đều có những phần trên. Vậy khi em muốn tham gia vào Đội hay tham gia vào đội văn nghệ của trường … em có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn với hình thức trình bày như thế.

i. C. Củng cố - dặn dò (2’)

- Yêu cầu học sinh nhớ đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới các thư viện.

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu về gia đình

- Nêu - Làm bài

- Đọc bài của mình

- Lớp nhận xét bạn đó điền đúng và đủ nội dung của từng dòng chưa.

SINH HOẠT LỚP

I. MỤC TIÊU: Giúp Hs:

- Nắm được ưu, nhược điểm trong tuần học qua.

- Rút kinh nghiệm cho tuần học tới - Có ý thức học tập tích cực, chăm chỉ

II. CHUẨN BỊ: Nội dung

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A.Hđ1: Mở đầu: (7’)

- Nêu Y/c, mục đích giờ sinh hoạt

- Y/c kiểm điểm các hoạt động trong tuần:

+ Thực hiện ra, vào lớp, ôn bài đầu giờ + Thể dục, vệ sinh

+ Đồng phục + Đồ dùng học tập

B. Hđ2: Đánh giá chung (23’)

- Y/c các tổ báo cáo, nhận xét kết quả kiểm điểm - Tuyên dương tổ thực hiện nghiêm túc: Tổ 1, 2,

- Nghe

- Tổ trưởng điều khiển

- Tổ trưởng báo cáo kết quả

(31)

3

- Nhận xét chung các mặt hoạt động trong tuần - Tuyên dương học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài, học tốt

- Phê bình học sinh chưa chuẩn bị bài ở nhà, quên sách

C.Hđ3: Phương hướng (5’) - Thực hiện tốt các quy định đề ra

- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm

THỦ CÔNG

TIẾT 1: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI

I. MỤC TIÊU

- HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói

- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói đúng quy trình kĩ thuật - Yêu thích gấp hình

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Mẫu tàu thuỷ, quy trình gấp tàu thuỷ, giấy nháp, giấy thủ công, bút màu,...

- HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (3’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nhận xét chung

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) 2. HD thực hành (29’)

a. HĐ1: GV HD HS QS và nhận xét - GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói

b. HĐ2: GV HD mẫu

* B1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông

* B2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa HV

- Gấp tờ giấy HV làm 4 phần bằng nhau

* B3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói - GV HD HS gấp

C. Củng cố, dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học

- Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu,...

- HS QS nhận xét về đặc điểm, hình dáng của tàu thuỷ

- HS suy nghĩ tìm ra cách gấp tàu thuỷ - HS tự gấp cắt tờ giấy HV

- HS QS

- 1, 2 HS lên bảng thao tác lại

- HS tập gấp tàu thuỷ hai ống khói bằng giấy

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 2: NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO?

(32)

I. MỤC TIÊU:

- Sau bài học:

- Hiểu được tại sao nên thở bằng mũi mà không thơ bằng miệng

- Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói bụi, khí các bo níc đối với sức khỏe con người.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. Quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bằng mũi, vệ sinh mũi.

- Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không nín thở bằng miệng.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình trong SGK trang 7, gương soi IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

Kiểm tra bài “Hoạt động thở và hô hấp”

- Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào ? - Hai lá phổi có chức năng gì ?

- Hãy quan sát tranh và chỉ đường đi của không khí?

- Giáo viên nhận xét đánh giá phần bài cũ.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’)

Ở các bài trước các em đó biết về đường đi của không khí và không khí rất cần thiết cho sự sống. Vậy không khí như thế nào thì tốt cho cơ thể? Bài học hôm nay sẽ nói đến điều đó.

2. Nội dung:

a. Hoạt động 1 (13’)

- Yêu cầu hoạt động nhóm - Chia lớp thành các nhóm nhỏ

- Yêu cầu học sinh dùng gương soi để quan sát trong lỗ mũi hoặc quan sát lỗ mũi của bạn để trả lời câu hỏi của giáo viên:

- Các em nhìn thấy cái gì trong mũi?

- Khi bị sổ mũi em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi?

- Hàng ngày dùng khăn lau trong mũi em thấy trong khăn có gì ?

- Tại sao thở bằng mũi lại tốt hơn thở bằng

3HS lên bảng trả lời:

- Cơ quan hô hấp gồm: Mũi, phế quản, khí quản và hai lá phổi - Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí

- Học sinh chỉ trên hình vẽ về đường đi của không khí

- Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài

- Vài học sinh nhắc lại tên bài.

- Lớp tiến hành phân nhóm theo yêu cầu của giáo viên

- Các nhóm cứ hai em thành một cặp thảo luận để tìm hiểu nội dung bài

- Khi soi gương ta thấy trong mũi có nhiều lông mũi .

- Khi bị sổ mũi có nhiều nước mũi chảy ra

- Khi dùng khăn lau trong mũi ta thấy có bụi bẩn …

- Vì thở bằng mũi có lông mũi cản bớt bụi .

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

- Tell pupils that they are going to listen to three dialogues about school subjects and tick the correct pictures.. - Have them look at

- Tell pupils that they are going to listen to the recording and tick the correct boxes...

- Tell pupils that they are going to revise what they have learnt in Lesson 1 and Lesson 2 - Have them work in pairs: one pupil asks the questions What time is it?. and What time do

Teacher’s aids: English book, soft book, computer, lesson plan.. Students’ aids: Student book, notebooks,

- Tell pupils that they are going to listen to the recording, circle the correct options and write the answer to complete the sentences6. - Give them a few seconds to read each of

Tell pupils that they are going to listen to the recording and circle the correct answers.. - Give them a few seconds to read the sentences in silence and guess the words to fill

- Tell pupils that they are going to read the text about Mai and her friends Nam and Phong and write their names under the

- Output: SS can look and write. Look and write.. One pupil in Group A will mime one of the phrases on the board. he other groups guess the hobby, put a tick next to playing football