• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 27/09/2017 Tiết: 13 Ngày giảng:

PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ BẰNG CÁCH PHỐI HỢP NHIỀU PHƯƠNG PHÁP

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: - Học sinh biết vận dụng tất cả các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học vào việc giải loại toán phân tích đa thức thành nhân tử.

2. Kỹ năng : - Biết vận dụng linh hoạt và thành thạo các phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử

3. Tư duy: - Rèn khả năng suy đoán và phân tích

4. Thái độ : - Giáo dục tính linh hoạt, học tập nghiêm túc, rèn tính cẩn thận và chính xác khi thực hiện phép tính.

- Rèn cho HS biết đoàn kết và hợp tác.

5. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tính toán và giao tiếp của HS.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ bài tập [?1], [?2], phiếu [?2]]

2. Học sinh: SGK, học thuộc 7 hằng đẳng thức đáng nhớ, ôn tập các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học, xem trước bài mới.

III. Phương pháp

- Phát hiện và giải quyết vấn đề - Vấn đáp gợi mở

- Hợp tác nhóm IV. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (8 phút)

HS1: Làm BT 47b/22 (Sgk): xz + yz – 5( x+y )= ( xz + yz ) - 5( x+y ) = z (x+y) - 5( x+y ) = (x+ y ) ( x- 5) HS2: làm bài 48b/22(sgk) : x2 + 4x –y2 + 4 = (x2 + 4x + 4) - y2

= ( x+ 2) 2 - y2

= ( x+2 + y) ( x+2-y) GV: HD sửa sai và cho điểm

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Trên thực tế khi phân tích đa thức thành nhân tử, ta thường phối hợp nhiều phương pháp, việc phối hợp nhiều phương pháp đó như thế nào? Hôm nay ta đi tìm hiểu.

(2)

b. Triển khai bài :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

HĐ1: Ví dụ cụ thể (10 phút)

MT: HS hiểu được ptđt thành nt bằng cách phối hợp nhiều phương pháp Hình thức tổ chức: cá nhân

PP: Luyện tập thực hành.

Kĩ thuật dạy học: đặt và trả lời câu hỏi GV: Ghi ví dụ a lên bảng

?: Với bài toán trên, em có thể sử dụng phương pháp nào để phân tích HS: Sử dụng phương pháp đặt nhân tử

chung, đưa 5x ra ngoài

?: Đến đây bài toán đã dừng lại chưa ? Vì sao

HS: Còn có thể phân tích tiếp vì trong ngoặc có dạng hằng đẳng thức

GV: Củng cố lại -> Như vậy để phân tích đa thức trên, đầu tiên ta dùng phương pháp đặt nhân tử chung, sau đó dùng tiếp phương pháp hằng đẳng thức

-> Ghi tiếp ví dụ b lên bảng

GV: Theo các em, có thể đặt nhân tử chung được không. Ta nên sử dụng phương pháp nào?

HS: Ta nhóm hạng tử rồi dùng hằng đẳng thức -> Thực hiện tại chỗ GV: Giả sử ta nhóm (x2 - 2xy) + (y2 -

9) có được không?

HS: Không nhóm được vì không thể phân tích tiếp được

GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập [?

1] trong SGK

HS: Nghiên cứu thực hiện GV: Nhận xét và bổ sung

1. Ví dụ: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử

a) 5x3 + 10x2y + 5xy2 = 5x.(x2 + 2xy + y2) = 5x.(x + y)2

b) x2 - 2xy + y2 - 9 = (x2 - 2xy + y2) - 9 = (x - y)2 - 32

= (x - y + 3).(x - y - 3)

[?1] 2x3y - 2xy3 - 4xy2 - 2xy = 2xy.(x2 - y2 - 2y - 1) = 2xy.[x2 - (y2 + 2y + 1)]

= 2xy.[x2 - (y + 1)2]

= 2xy.(x + y + 1).(x - y -1) HĐ2: Áp dụng (9 phút)

Mục tiêu: HS biết cách áp dụng các phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử

Hình thức tổ chức: nhóm

Phương pháp: Hoạt động nhóm

Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, giao nhiệm vụ GV: Đưa nội dung [?2] lên bảng phụ

- Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm

2. Áp dụng:

(3)

HS: Tiến hành hoạt động nhóm làm bài tập [?2] (3p)

GV: Gọi đại diện một nhóm lên trình bày kết quả làm được

HS: Các nhóm khác nhận xét bổ sung Nhận xét và HD sửa sai.

[?2] Tính nhanh a) x2 + 2x + 1 - y2 = (x2 + 2x + 1) - y2 = (x + 1)2 - y2

= (x + 1 + y).(x + 1 - y)

Thay x = 94,5; y = 4,5 vào đa thức ta được kết quả: 9100

b) - Nhóm hạng tử

- Dùng hằng đẳng thức, đặt nhân tử chung

4. Luyện tập - Củng cố (15 phút)

GV: Yêu cầu HS vận dụng cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp, lên bảng làm BT 51a,b/ 24(SGK)

HS: 2 em lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở Bài 51/24 (SGK)

a) x3 - 2x2 + x = x.(x2 - 2x + 1) = x.(x - 1)2 b) 2x2 + 4x + 2 - 2y2

= 2.(x2 + 2xy + 1 - y2) = 2.[(x + 1)2 - y2] = 2.(x +1+ y).(x+1- y) GV: Nhận xét và HD sửa sai.

GV: Hướng dẫn làm bài 53, pp tách hạng tử:

+) tách – 3x = - x -2x +) tách 2= -4 +6

HS: Đứng tại chỗ thực hiện theo hd của gv Bài 53/24 (SGK)

a) x2 – 3x + 2 = x2 - x -2x + 2 = ( x2 – x) –(2x – 2) = x (x-1) – 2(x-1) = (x-1) (x-2)

Cách 2: x2 – 3x + 2 = x2 – 3x -4 +6 = (x2 -4 ) – ( 3x – 6)

= (x-2)(x+2)- 3(x-2) = (x-2) (x-1)

GV: Nhận xét ,y/c câu b,c về nhà làm

(4)

5.Hướng dẫn về nhà (2 phút)

- Ôn tập lại các phương pháp phân tích đa th ức thành nhân tử đã học.

Đặc biệt học thuộc 7 hằng đẳng thức đáng nhớ.

- BTVN : 52 -> 54/ 24,25 (SGK) ; 34,35/ 07 (SBT)

=> Tiết sau ta đi vào luyện tập.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

(5)

Ngày soạn: 27/09/2017 Tiết: 14 Ngày giảng:

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: - Giải các bài tập phân tích đa thức thành nhân tử.

2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp trong giải toán

3. Tư duy: - Rèn khả năng suy đoán và phân tích

4. Thái độ: - Giáo dục tính linh hoạt, tư duy tổng hợp và tính cẩn thận khi tính toán.

- Rèn cho HS tinh thần trách nhiệm

5. Phát triển năng lực tự học, tính toán và sử dụng ngôn ngữ của HS.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ ghi các bài tập

2. Học sinh: SGK, SBT, ôn tập các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học.

III. Phương pháp - Vấn đáp gợi mở

- Kiểm tra thực hành - Hoạt động nhóm IV. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (9 phút

HS1: Chữa bài tập 34c/ 07 (SBT): 5x2 - 10xy + 5 y2 - 20z2 = ...

= 5.(x - y + 2z).(x - y - 2z)

HS2: Chữa bài tập 52/ 24 (SGK): Chứng minh rằng (5n + 2)2 - 4 chia hét cho 5  n Z

GV:Đánh giá và cho điểm 3. Bài mới

a. Đặt vấn đề: áp dụng ba phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học -> hôm nay ta đi vào luyện tập.

b. Triển khai bài:

Hoạt dộng của thầy và trò Nội dung

HĐ1: Luyện tập các phương pháp đã học (12 phút)

(6)

MT: HS biết áp dụng các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học vào bài tập

Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

Phương pháp: Luyện tập, thực hành. Hoạt động nhóm

Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chia nhóm, hoàn tất nhiệm vụ GV: Đưa đề bài lên bảng phụ cho HS

suy nghĩ 2 phút .

?: Để tìm x trong bài toán trên em làm như thế nào ?

HS: Trả lời

GV: Nhận xét và gọi hai em lên bảng làm bài tập 55a,b/25 (SGK), cả lớp làm vào vở

GV: Kiểm tra bài làm của từng học sinh, nhận xét và HD sửa sai

GV: Đưa tiếp BT 56/25(SGK) lên bảng phụ và yêu cầu học sinh hoạt động nhóm

- Dãy 1: Làm câu a - Dãy 2: Làm câu b HS: Hoạt động nhóm

GV: Cho các nhóm nhận xét chéo bài làm của nhau, đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả

Bài tập 1: (BT 55a,b/ 25_SGK) Tính x, biết

a) x3 - 1

4 x = 0 x.

(

x214

)

= 0

x.

(

x + 12

)

.

(

x−12

)

= 0

=> hoặc x = 0 hoặc x + 1

2 = 0 hoặc x -

1 2 = 0

=> x = 0 hoặc x = 1

2 hoặc x = 1 2 b) (2x - 1)2 - (x + 3)2 = 0

[(2x - 1) + (x + 3)].[(2x - 1) - (x + 3)] = 0 (2x - 1 + x + 3).(2x - 1 - x - 3) = 0 (3x + 2).(x - 4) = 0

=> 3x + 2 = 0 hoặc x - 4 = 0

=> x =

2

3 hoặc x = 4 Bài tập 2: (BT 56/ 25_SGK)

a) x2 +

1 2 x +

1

16 tại x = 49,75 Ta có: x2 +

1 2 x +

1

16 = x2 + 2.x.

1

4 +

(

14

)

2

=

(

x+14

)

2

Thay x = 49,75 vào biểu thức ta được:

(49,75 + 0,25)2 = 502 = 2500

(7)

HS: Nhận xét bài làm của nhau, đại diện 2 em lên bảng trình bày, cả lớp ghi vào vở

b) x2 - y2 - 2y - 1 tại x = 93, y = 6 Ta có: x2 - y2 - 2y - 1

= x2 - (y2 + 2y + 1)

= x2 - (y + 1)2

= [x + (y + 1)].[x - (y + 1)]

= (x + y + 1).(x - y - 1)

Thay x = 93 và y = 6 vào biểu thức, được:

(93 + 6 + 1).(93 - 6 - 1) = 100.86

= 8600 HĐ 2: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng một vài phương pháp khác (23 phút)

MT: HS biết phân tích các đa thức thành nhân tử bằng một số phương pháp khác : tách hạng tử, thêm bớt các hạng tử...

Hình thức tố chức: cá nhân

PP: Vấn đáp gợi mở. Kiểm tra thực hành Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ GV: Đưa BT 53/ 24 (SGK) lên bảng

phụ

?: Ta có thể phân tích đa thức này bằng các phương pháp đã học được không

HS: Trả lời không thể phân tích được GV: HD học sinh cách làm

- Đa thức x2 - 3x + 2 có dạng ax2 + bx + c với a = 1; b = -3; c = 2

- Trước hết lập tích a.c = 1.2 = 2 - Tìm xem 2 là tích của các cặp số nguyên nào

- Trong hai cặp số đó, ta thấy có (- 1)+(-2) = -3 đúng bằng hệ số b.

- Ta tách: -3x = -x - 2x

Vậy đa thức x2 - 3x + 2 trở thành x2 - x - 2x + 2

Bài tập 3: (BT 53/ 24_SGK)

Phân tích các đa thức thành nhân tử a) x2 - 3x + 2 c) x2 + 5x + 6

= x2 - x - 2x + 2 = x2 + 2x + 3x + 6

= (x2- x)+ (-2x+ 2) = (x2+ 2x)+ (3x+

6)

= x.(x - 1) - 2.(x - 1) = x.(x+ 2)+ 3.(x+

2)

= (x - 1).(x - 2) = (x + 2).(x + 3)

* Tổng quát: ax2 + bx + c

= ax2 + b1x + b2x + c Phải có:

{ b 1 +b 2 =b ¿¿¿¿

Cách 2:

a) x2 - 3x + 2 c) x2 + 5x + 6

= x2 - 4 - 3x + 6 = x2 + 5x - 4 + 10

= (x2- 4)+ (-3x+ 6) = (x2 - 4)+ (5x+ 10)

(8)

HS: Phân tích tiếp đa thức này thành nhân tử

- 1 em lên làm tương tự đối với câu c

GV: Giới thiệu dạng tổng quát HS: Ghi vào vở

GV: Giới thiệu cách phân tích khác của câu a và c:

- Tách hạng tử tự do mỗi đa thức để phân tích thành nhân tử

HS: Áp dụng phân tích đa thức 2x2 + 6x + 3 thành nhân tử

GV: Nhận xét, bổ sung và ghi BT yêu cầu học sinh về nhà thực hiện

GV: Yêu cầu học sinh làm BT 57d/

25(SGK)

?: Ta có thể dùng phương pháp tách hạng tử để phân tích được không Trả lời

GV gợi ý: Để làm bài này ta dùng phương pháp thêm bớt hạng tử

- Ta thấy: x4 = (x2)2 4 = 22

- Để xuất hiện hằng đẳng thức bình phương một tổng, ta cần thêm 2.x2.2

= 4x2. Vậy phải bớt đi 4x2 để giá trị của biểu thức không thay đổi.

HS: Thực hiện tiếp bài tập này

(x+2)(x-2) -3.(x-2) (x+2)(x-2)+5.

(x+2)

= (x - 2).(x + 2 - 3) = (x + 2).(x - 2 + 5)

= (x - 2).(x - 1)

= (x + 2).(x + 3)

* 2x2 + 5x + 3 = 2x2 + 2x + 3x + 3 = (2x2 + 2x) + (3x + 3) = 2x.(x + 1) + 3.(x + 1) = (x + 1).(2x + 3)

BT: Phân tích đa thức 5x2 + 2x - 7 thành nhân tử

Bài tập 4: (BT 57d/ 25_SGK)

x4 + 4 = x4 + 4x2 + 4 - 4x2

= (x2)2 + 2.x2.2 + 22 - (2x)2 = (x2 + 2)2 - (2x)2

= (x2 + 2 + 2x).(x2 + 2 - 2x)

4. Củng cố ( 2 phút)

? Nhắc lại thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học.

(9)

5.Hướng dẫn về nhà (2 phút)

- Xem lại các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử đã học. Cần chú ý thêm phương pháp tách hạng tử và phương pháp thêm bớt hạng tử

- Ôn tập quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số - BTVN : 55c; 57a,b,c; 58/ 25 (SGK)

36 -> 38/ 07 (SBT)

- Bt :Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) x2 + x - 6 = ... = (x + 3).(x - 2)

b) 4x4 + 1 = ... = (2x2 + 1 - 2x).(2x2 + 1 + 2x)

=> Xem trước bài : CHIA ĐƠN THỨC CHO ĐƠN THỨC V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập Phân tích đa thức thành nhân tử I.. Dẫn đến nhiều em sẽ chọn đáp

- Học sinh nhận biết được cách phân tích đa thức thành nhân tử có nghĩa là biến đổi đa thức đó thành tích của đa thức.. HS biết PTĐTTNT bằng phương

- Học sinh nêu được các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức qua các ví dụ cụ thể..

- Có kĩ năng biết cách phân tích đa thức thành nhân tử và làm được những bài toán không quá khó, các bài toán với hệ số nguyên là chủ yếu, các bài toán phối hợp

- Khi sử dụng phương pháp nhóm hạng tử để phân tích đa thức thành nhân tử, ta cần nhận xét đặc điểm của các hạng tử, nhóm các hạng tử một cách thích hợp nhằm làm xuất

Em hãy chỉ rõ trong cách làm trên, bạn Việt đã sử dụng những phương pháp nào để phân tích đa thức thành

Trong một số bài toán, ta nên đưa một biến phụ vào để việc giải bài toán được gọn gàng, tránh nhầm lẫn. Đặt ẩn phụ để đưa về dạng tam thức bậc hai rồi sử dụng các

Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương