• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Luyến Tiết theo PPCT: 24. Lớp 9 :13/11/2019

Ngày soạn: 1/11/2019 Bài 23

TỪ PHỔ- ĐƯỜNG SỨC TỪ

A. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức.

Sau bài học, người học đạt được:

- Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.

- Biết cách vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.

2. Kĩ năng.

Sau bài học, người học đạt được:

- Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U.

- Nhận biết cực của nam châm, vẽ đường sức từ đúng cho nam châm thẳng, nam châm chữ U.

3. Thái độ:

Sau bài học, người học:

- Trung thực, cẩn thận.

- Thông qua việc tổ chức cho học sinh nghiên cứu kiến thức của bài học giúp học sinh nâng cao thế giới quan duy vật biện chứng (từ trường). Qua đó học sinh có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ thiên nhiên như hạn chế sử dụng các máy thu phát sóng điện từ.

- Ham thích tìm hiểu hiện tượng vật lý.

4.Phát triển năng lực

Năng lực tự học, tự nghiên cứu, hợp tác nhóm, thực hành và xử lí thông tin, vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn

B. CÂU HỎI QUAN TRỌNG.

* Những câu hỏi nhấn mạnh đến sự hiểu biết, đem lại sự thay đổi của quá trình học tập:

1. Mô tả thí nghiệm để quan sát được từ phổ?

2. Cách xác định đường sức từ như thế nào?

* Những câu hỏi mà bài học có thể trả lời 1. Hình ảnh như thế nào gọi là từ phổ?

2. Chiều của đường sức từ được quy ước như thế nào

C. ĐÁNH GIÁ

(2)

* Để biết mưc độ hiểu bài của học sinh

- Trong bài học: Có thể dựa vào thái độ học tập của học sinh trong giờ học - Sau bài học: Có thể căn cứ vào vở ghi của học sinh

D. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo án, sách giáo khoa, vở bài tập.

* Đối với mỗi nhóm HS:

- 1 thanh nam châm thẳng.- 1 hộp đựng nhựa trong, cứng, đựng mạt sắt.

- 1 bút dạ.- Một số kim nam châm nhỏ được đặt trên giá thẳng đứng.

E. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* HOẠT ĐỘNG 1 KIỂM TRA BÀI CŨ

- Mục đích:

+ Kiểm tra quá trình học tập của học sinh ở nhà + Tạo sự to mò cho học sinh vào học bài mới - Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: Vấn đáp

- Phương tiện, tư liệu: Giáo án

+ HS1: Nêu đặc điểm của nam châm ? Chữa bài tập 22.1 ; 22.2.

+ HS2: Chữa bài tập 22.3 và 22.4. Nhắc lại cách nhận biết từ trường.

Trả lời:

Bài 22.1: Chọn B.

Bài 22.2: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, ta có thể mắc hai đầu dây dẫn lần lượt vào hai cực của pin cho dòng điện chạy qua dây dẫn. Nếu kim nam châm lệch khỏi hướng Nam –Bắc thì pin còn điện.

(lưu ý : làm nhanh nếu không sẽ hỏng pin).

Bài 22.3 : Chọn C.

Bài 22.4 : Giả sử có một đoạn dây dẫn chạy qua nhà. Nếu không dùng dụng cụ đo điện có thể dùng nam châm thử để phát hiện trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không.

=> Qua bài 22.3→Nhắc lại khái niệm dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích→Xung quanh điện tích chuyển động có dòng điện.

*ĐVĐ : Bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy từ trường. Vậy làm thế nào để có thể hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó một cách dễ dàng, thuận lợi ? →Bài mới.

(3)

* HOẠT ĐỘNG 2

THÍ NGHIỆM TẠO TỪ PHỔ CỦA THANH NAM CHÂM

- Mục tiêu:

+ Kiến thức: Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm.

+ Kỹ năng: Khả năng tiến hành thí nghiệm + Thái độ: Trung thực, cẩn thận.

-Hình thức: Hoạt động nhóm

- Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, hỏi tích cực - Thời gian: 08 phút

- Phương pháp: Thực nghiệm, thảo luận, vấn đáp - Yêu cầu HS tự nghiên cứu phần

TN → Gọi 1, 2 HS nêu: Dụng cụ TN, cách tiến hành TN.

- GV giao dụng cụ TN theo nhóm, yêu cầu HS làm TN theo nhóm.

Không được đặt nghiêng tấm nhựa so với bề mặt của thanh nam châm.

- Yêu cầu HS so sánh sự sắp xếp của mạt sắt với lúc ban đầu chưa đặt tên nam châm và nhận xét độ mau, thưa của các mạt sắt ở các vị trí khác nhau.

- Gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi C1. Gv lưu ý để HS nhận xét đúng.

- GV thông báo kết luận SGK.

*Chuyển ý : Dựa vào hình ảnh từ phổ, ta có thể vẽ đường sức từ để nghiên cứu từ trường. Vậy đường sức từ được vẽ như thế nào ?

I.Từ phổ.

1. Thí nghiệm :

C1: Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa.

2. Kết luận.

- Trong từ trường cuả thanh nam châm, mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, những đường này càng thưa dần.

- Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu.

- Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm được gọi là từ phổ.

Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường.

………

………

…..

*HOẠT ĐỘNG 3

VẼ VÀ XÁC ĐỊNH CHIỀU ĐƯỜNG SỨC TỪ.

- Mục tiêu:

(4)

+ Kiến thức: Biết cách vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm.

+ Kỹ năng:

=> Vẽ được đường sức từ của nam châm thẳng, nam châm chữ U.

=> Nhận biết cực của nam châm, vẽ đường sức từ đúng cho nam châm thẳng, nam châm chữ U.

+ Thái độ: Trung thực, cẩn thận.

- Thời gian: 20 phút

-Hình thức: Hoạt động nhóm

- Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, hỏi tích cực - Phương pháp: Thực nghiệm, thảo luận, đàm thoại

- Phương tiện, tư liệu : Giáo án, sách giáo khoa, vở bài tập thí nghiệm hình 23.3, tranh vẽ

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm nghiên cứu phần a, hướng dẫn trong SGK.

- GV thu bài vẽ của các nhóm, hướng dẫn thảo luận chung cả lớp để có đường biểu diễn đúng:

- GV lưu ý :

+ Các đường sức từ không cắt nhau.

+ Các đường sức từ không xuất phát từ một điểm.

+ Độ mau, thưa của đường sức từ,…

- GV thông báo: Các đường liền nét mà các em vừa vẽ được gọi là đường sức từ.

- Tiếp tục hướng dẫn HS làm TN như hướng dẫn ở phần b, và trả lời câu hỏi C2.

- GV thông báo chiều quy ước của đường sức từ→yêu cầu HS dùng mũi tên đánh dấu chiều của các đường sức từ vừa vẽ được.

II. Đường sức từ.

1.Vẽ và xác định chiều đường sức từ.

C2. Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định.

C3 : Bên ngoài thanh nam châm, các đường sức từ đều có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.

2. Kết luận.

a. Các kim nam châm nối đuôi

(5)

- Dựa vào hình vẽ trả lời câu C3.

- Gọi HS nêu đặc điểm đường sức từ của thanh nam châm, nêu chiều quy ước của đường sức từ.

- GV thông báo cho HS biết quy ước về độ mau, thưa của các đường sức từ biểu thị cho độ mạnh, yếu của từ trường tại mỗi điểm.

nhau dọc theo một đường sức từ.

Cực Bắc của kim này nối với cực Nam của kim kia.

b.Mỗi đường sức từ có một chiều xác định. Bên ngoài nam châm, các đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào cực nam của nam châm.

c. Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.

………

………

…..

* HOẠT ĐỘNG 4 VẬN DỤNG- CỦNG CỐ

- Mục tiêu:

+ Củng cố lại kiến thức đã học trong bài - Thời gian: 05 phút

- Phương pháp: Vấn đáp -Hình thức: Hoạt động nhóm

- Kỹ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, hỏi tích cực

- Phương tiện, tư liệu: Giáo án, sách giáo khoa, vở bài tập C4 : Yêu cầu HS làm TN quan sát từ

phổ của nam châm chữ U ở giữa hai cực và bên ngoài nam châm.

- Yêu cầu HS vẽ đường sức từ của nam châm chữ U vào vở, dùng mũi tên đánh dấu chiều của đường sức từ.

- GV kiểm tra vở của một số HS nhận xét những sai sót để HS sửa chữa nếu sai.

- Yêu cầu các nhón hoàn thành câu C5, C6.

Với câu C6, cho HS các nhóm kiểm

III. Vận dụng.

C4. + Ở khoảng giữa hai cực của nam châm chữ U, các đường sức từ gần như song song với nhau.

+ Bên ngoài là những đường cong nối hai cực nam châm.

- Vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm chữ U vào vở.

- Các nhón HS hoàn thành C5, C6 vào vở.

C5: Đường sức từ có chiều đi ra ở cực Bắc và đi vào cực Nam của

N S

(6)

tra lại hình ảnh từ phổ bằng thực nghiệm.

- Yêu cầu HS đọc Mục Có thể em chưa biết

nam châm, vì vậy đầu B của thanh nam châm là cực Nam.

C6: HS vẽ được đường sức từ thể hiện có chiều đi từ cực Bắc của nam châm bên trái sang cực nam của nam châm bên phải.

- HS đọc Mục “ Có thể em chưa biết” →Tránh sai sót khi làm TN quan sát từ phổ.

………

………

…..

* HOẠT ĐỘNG 5 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Mục tiêu: Hướng đẫn học sinh chuẩn bị bài sau và cách học bài ở nhà - Thời gian: 2 phút

- Phương pháp: Dặn dò

- Phương tiện, tư liệu: Sách giáo khoa - Học lại bài, làm bài tập trong vở bài tập - Đọc trước bài 24 :

F. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách giáo khoa vật lý 9, vở bài tập vật lý 9

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

Nhận biết thêm 1 số đại diện khác của lớp hình nhện như: cái ghẻ, ve bò, bọ cạp thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau  Đặc điểm chung của lớp

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật (thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.. - Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu