• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6

Giáo án buổi sáng Ngày soạn: 2/10/2017

Ngày giảng : Thứ hai ngày 9 tháng 10 năm 2017 Học vần

Bài 22:

p- ph, nh

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Học sinh đọc và viết được: p- ph, nh, phố xá, nhà lá.

- Đọc được câu ứng dụng: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.

2. Kĩ năng: phân biệt được ph, nh với các âm khác. Đọc lưu loát 3. Thái độ: Yêu thích môn học

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Gọi hs đọc và viết: xe chỉ, củ sả, kẻ ô, rổ khế.

- Gọi hs đọc câu: xe ô tô chở khỉ và sư tử về sở thú.

- Giáo viên nhận xét.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy chữ ghi âm:

Âm p:

a. Nhận diện chữ: (3)

- Gv giới thiệu: Nét xiên phải, nét sổ thẳng, nét móc 2 đầu.

- So sánh p với n.

(Giống nhau: nét móc 2 đầu. Khác nhau: p có nét xiên phải và nét sổ.)

b. Phát âm: (2)

- Gv phát âm mẫu: pờ - Cho hs phát âm.

Âm ph:

a. Nhận diện chữ: (4)

Hoạt động của hs - 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Hs quan sát.

- 1 vài hs nêu.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Nhiều hs đọc.

(2)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: ph

- Gv giới thiệu: Chữ ph được ghép từ 2 con chữ p và h.

- So sánh ph với p.

- Cho hs ghép âm ph vào bảng gài.

b. Phát âm và đánh vần tiếng:

- Gv phát âm mẫu: ph - Gọi hs đọc: ph

- Gv viết bảng phố và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng phố.

(Âm ph trước âm ô sau, dấu sắc trên ô.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: phố

- Cho hs đánh vần và đọc: phờ- ô- phô- sắc- phố.

- Gọi hs đọc toàn phần: phờ- phờ- ô- phô- sắc- phố- phố xá.

- Cho hs đọc trơn: phố- phố xá.

Âm nh: (9)

(Gv hướng dẫn tương tự âm ph.) - So sánh nh với ph.

( Giống nhau: đều có chữ h. Khác nhau: nh bắt đầu bằng n, ph bắt đầu bằng p.)

c. Đọc từ ứng dụng: (7)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: phở bò, nho khô, phá cỗ, nhổ cỏ.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (7)

- Gv giới thiệu cách viết chữ: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (20)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép âm ph.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs thực hành như âm ph.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 3 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs đọc.

(3)

- Hs xác định tiếng có âm mới: phố, nhà.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

c. Luyện viết: (6)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Gv nhận xét chữ viết, cách trình b. Luyện nói: (5)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: chợ, phố, thị xã.

+ Trong tranh vẽ những cảnh gì?

+ Chợ có gần nhà em ko?

+ Chợ dùng làm gì? Nhà em ai hay đi chợ?

+ ở phố em có gì?

+ Thị xã nơi em ở tên là gì?

+ Em đang sống ở đâu?

bày.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

III. Củng cố, dặn dò: (5)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm mới.

Gv nêu cách chơi, luật chơi, tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi.

- Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.

- Về nhà luyện đọc và viết bài;

Xem trước bài sau.

____________________________________________________________________

Ngày soạn: 2/10/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2017 Học vần Bài 23:

g, gh

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Học sinh đọc và viết được: g, gh, gà ri, ghế gỗ.

- Đọc được câu ứng dụng: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: gà ri, gà gô.

2. Kĩ năng: phân biệt được g, gh với các âm khác. Đọc lưu loát 3. Thái độ: Yêu thích môn học

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

(4)

C. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Gọi hs đọc và viết: phở bò, phá cỗ, nho khô, nhổ cỏ.

- Gọi hs đọc câu: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.

- Giáo viên nhận xét.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy chữ ghi âm:

Âm g:

. Nhận diện chữ: (3)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: g

- Gv giới thiệu: Chữ g gồm nét cong hở phải và nét khuyết dưới.

- So sánh g với a.

- Cho hs ghép âm g vào bảng gài.

b. Phát âm và đánh vần tiếng: (6) - Gv phát âm mẫu: g

- Gọi hs đọc: g

- Gv viết bảng gà và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng gà.

(Âm g trước âm a sau, dấu huyền trên a.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: gà

- Cho hs đánh vần và đọc: gờ- a- ga- huyền- gà.

- Gọi hs đọc trơn: gà, gà ri.

Âm gh:

a. Nhận diện chữ: (3)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: gh

- Gv giới thiệu: Chữ gh được ghép từ 2 con chữ g và h.

- So sánh gh với g.

- Cho hs ghép âm gh vào bảng gài.

b. Phát âm và đánh vần tiếng: (6) - Gv phát âm mẫu: gh

- Gọi hs đọc: gh

- Gv viết bảng ghế và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng ghế.

Hoạt động của hs - 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép âm g.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép tiếng gà.

- Hs đánh vần và đọc.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Nhiều hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

(5)

(Âm gh trước âm ê sau, dấu sắc trên ê.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: ghế

- Cho hs đánh vần và đọc: ghờ- ê- ghê- sắc- ghế.

- Gọi hs đọc trơn: ghế, ghế gỗ.

c. Đọc từ ứng dụng: (7)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: nhà ga, gà gô, gồ ghề, ghi nhớ.

- Gv giải nghĩa 1 số từ cần thiết.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (7)

- Gv giới thiệu cách viết chữ: g, gh, gà ri, ghế gỗ.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (20)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét .

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có âm mới: ghế, gỗ.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện viết (6)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: g, gh, gà ri, ghế gỗ.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Nhận xét bài viết.

c. Luyện nói: (5)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: gà ri, gà gô.

+ Trong tranh vẽ những con vật nào?

+ Hãy kể tên các loại gà mà em biết?

+ Nhà em có nuôi gà ko? Nó là loại gà nào?

- Hs ghép tiếng ghế - Hs đọc cá nhân, đt.

- Nhiều hs đọc - 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 3 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

(6)

III. Củng cố, dặn dò: (5)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm mới. Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơ

- Gv tổng kết cuộc chơi.

- Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 24

______________________________

Toán Bài 21:

Số 10

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Có khái niệm ban đầu về số 10.

-Biết đọc, viết các số 10. Đếm và so sánh các số trong phạm vi 10; vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.

2. Kĩ năng: Phân biệt, nhận biết vị trí số 10

3. Thái độ: biết vận dụng các số từ 0 đến 10 trong thực tế B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các nhóm có 10 đồ vật cùng loại.

- Mỗi chữ số 0 đến 10 viết trên một tờ bìa.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5) Số?

- Gv nhận xét.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu số 10: (7)

* Bước 1: Lập số 10.

- Cho hs lấy 9 hình vuông, rồi lấy thêm 1 hình vuông nữa và hỏi: Tất cả có mấy hình vuông?

- Gv cho hs quan sát tranh nêu: Có 9 bạn đang chơi trò chơi Rồng rắn lên mây. + Có mấy bạn làm rắn?

+ Mấy bạn làm thầy thuốc?

+ Tất cả có bao nhiêu bạn?

- Tương tự gv hỏi:

Hoạt động của hs - 2 hs làm bài.

- Hs tự thực hiện.

- Vài hs nêu.

- Hs nêu - Hs nêu - Hs nêu

1 6

9 5

(7)

+ 9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là mấy chấm tròn?

+ 9 con tính thêm 1 con tính là mấy con tính?

- Gv hỏi: có mười bạn, mười chấm tròn, mười con tính, các nhóm này đều chỉ số lượng là mấy?

*Bước 2: Gv giới thiệu số 10 in và số 10 viết.

- Gv viết số 10 và hướng dẫn cách viết rồi gọi hs đọc.

* Bước 3: Nhận biết số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.

- Cho hs đọc các số từ 0 đến 10 và ngược lại từ 10 đến 0.

- Gv hỏi: Số 10 đứng liền sau số nào?

2. Thực hành:

a. Bài 1: (4) Viết số 10.

b. Bài 2: (5) Viết số thích hợp vào ô trống:

- Cho hs quan sát hình đếm và điền số thích hợp.

- Gọi hs chữa bài.

c. Bài 3: (5) Viết số thích hợp vào ô trống:

- Yêu cầu hs đếm số chấm tròn ở cả 2 nhóm rồi viết số chỉ số lượng chấm tròn dó vào ô trống.

- Gọi hs nhận xét.

d. Bài 4 (6): Viết số thích hợp vào ô trống:

- Gọi hs nêu cách viết số.

- Cho hs tự viết các số theo thứ tự từ 0 đến 10 và từ 10 đến 0.

- Đọc lại bài và nhận xét.

e. Bài 5: (4) Khoanh vào số lớn nhất.

- Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả.

- Vài hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc.

- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự viết.

- 1 hs nêu yc.

- Hs làm bài.

- 2 hs nêu.

- 1 hs nêu yc.

- Hs tự làm bài.

- Hs đọc kết quả.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- Vài hs thực hiện.

- 1 hs nêu yc.

- Hs làm bài.

- 1 vài hs đọc.

III- Củng cố, dặn dò: (3) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

____________________________________________________________________

Ngày soạn: 3/10/2017

Ngày giảng :Thứ tư ngày 11 tháng 10 năm 2017

Toán

Bài 22:

Luyện tập

A- MỤC TIÊU:

(8)

1. Kiến thức: Giúp hs củng cố về:

- Nhận biết số lượng trong phạm vi 10.

- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10; cấu tạo của số 10.

2. Kĩ năng: phân biệt được nhóm, so sánh có số lượng là 10 3. Thái độ: vận dụng làm bài

B- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi hs viết các số từ 0 đến 10 và đọc.

- Gọi hs viết các số từ 10 ến 0 và đọc.

- Gv nhận xét.

II. Bài luyện tập:

1. Bài 1: (6) Nối mỗi nhóm đồ vật với số thích hợp.

- Cho hs quan sát mẫu rồi làm bài.

- Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả.

2. Bài 2: (6) Vẽ thêm chấm tròn.

- Hướng dẫn hs làm mẫu: Vẽ thêm chấm tròn vào cột bên phải cho đủ 10 chấm tròn.

- Cho hs tự làm bài rồi chữa.

- Nêu cấu tạo của số 10 dựa vào bài làm của mình.

3. Bài 3: (6) Điền số hình tam giác vào ô trống.

- Yêu cầu hs tự đếm và điền số hình tam giác vào ô trống.

- Gọi h`s đọc kết quả.

4. Bài 4: (6) So sánh các số.

- Cho hs nêu nhiệm vụ từng phần.

+ Phần a: Điền dấu (>, <, =)? Yêu cầu hs so sánh rồi điền dấu thích hợp.

+ Phần b, c: Yêu cầu hs so sánh rồi khoanh vào số theo yêu cầu.

- Gọi hs nhận xét.

5. Bài 5: (6) Viết số thích hợp vào ô trống.

- Cho hs quan sát mẫu.

- Yêu cầu hs tự làm bài rồi chữa bài.

- Gv hỏi: 10 gồm 1 và mấy?...

Hoạt động của hs - 1 hs thực hiện.

- 1 hs thực hiện.

- Hs nêu yêu cầu.

- Hs quan sát.

- Hs làm bài.

- Vài hs đọc.

- 1 hs nêu yc.

- Hs quan sát.

- Hs tự làm bài.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- Vài hs đọc.

- Hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- Hs làm bài.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs quan sát.

- Hs làm bài.

(9)

- Vài hs nêu.

IV. Củng cố, dặn dò: (3) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập còn lại

_______________________________

Học vần

Bài 24:

q – qu, gi

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Học sinh đọc và viết được: q- qu, gi, chợ quê, cụ già.

- Đọc được câu ứng dụng: chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: quà quê.

2. Kĩ năng: phân biệt được q-qu, gi với các âm khác. Đọc lưu loát 3. Thái độ: Yêu thích môn học

- Tích hợp: Quyền trẻ em ( liên hệ) B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

C. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Gọi hs đọc và viết: nhà ga, gà gô, gồ ghề, ghi nhớ.

- Gọi hs đọc câu: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ.

- Giáo viên nhận xét.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy chữ ghi âm:

Âm q:

a. Nhận diện chữ: (3)

- Gv giới thiệu: Nét cong hở phải, nét sổ thẳng.

- So sánh q với a.

(Giống nhau: nét cong hở phải. Khác nhau: q có nét sổ dài, a có nét móc ngược.)

b. Phát âm: (3) - Gv phát âm mẫu.

- Cho hs phát âm.

Âm qu:

a. Nhận diện chữ: (2)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: qu

Hoạt động của hs - 3 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Hs quan sát.

- 1 vài hs nêu.

- Nhiều hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

(10)

- Gv giới thiệu: Chữ qu được ghép từ 2 con chữ q và u.

- So sánh qu với q

- Cho hs ghép âm qu vào bảng gài.

b. Phát âm và đánh vần tiếng: (4) - Gv phát âm mẫu: qu

- Gọi hs đọc: qu

- Gv viết bảng quê và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng quê.

(Âm qu trước âm ê sau.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: quê

- Cho hs đánh vần và đọc: quờ- ê- quê.

- Gọi hs đọc toàn phần: quờ- quờ- ê- quê- chợ quê.

- Cho hs đọc trơn: quê- chợ quê.

Âm gi: (8)

(Gv hướng dẫn tương tự âm qu.) - So sánh gi với g.

(Giống nhau: đều có chữ g. Khác nhau: gi có thêm i.) c. Đọc từ ứng dụng: (7)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: quả thị, qua đò, giỏ cá, giã giò.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (7)

- Gv giới thiệu cách viết chữ: q- qu, gi, chợ quê, cụ già.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (18)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có âm mới: qua, giỏ.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện viết: (7)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: q- qu, gi, chợ quê, cụ già.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép âm ph.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs thực hành như âm ph.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 3 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs đọc.

- Hs quan sát.

(11)

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Nhận xét chữ viết, cách trình bày b. Luyện nói: (5)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: quà quê.

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Em thích thứ quà gì nhất?

+ Được quà em có chia cho mọi người ko?

Kết luận: Trẻ em có quyền được yêu thương chăm sóc.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

III. Củng cố, dặn dò: (5)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm mới.

Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi.

- Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.

- Gv nhận xét giờ học.

________________________________________________________________

Ngày soạn:3/10/2017

Ngày giảng : Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2017

Học vần

Bài 25:

ng, ngh

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Học sinh đọc và viết được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ.

- Đọc được câu ứng dụng: nghỉ hè, chị kha ra nhà bé nga.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bê, nghé., bé.

2. Kĩ năng: phân biệt được ng, ngh với các âm khác. Đọc lưu loát 3. Thái độ: Yêu thích môn học

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Gọi hs đọc và viết: quả thị, qua đò, giỏ cá, giã giò.

- Gọi hs đọc câu: chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá.

- Giáo viên nhận xét.

Hoạt động của hs - 4 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

(12)

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy chữ ghi âm:

Âm ng:

. Nhận diện chữ: (3)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: ng

- Gv giới thiệu: Chữ ng được ghép từ 2 con chữ n và g.

- So sánh ng với n.

- Cho hs ghép âm ng vào bảng gài.

b. Phát âm và đánh vần tiếng: (6) - Gv phát âm mẫu: ngờ

- Gọi hs đọc: ngờ

- Gv viết bảng ngừ và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng ngừ.

(Âm ng trước âm ư sau, dấu huyền trên ư.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: ngừ

- Cho hs đánh vần và đọc: ngờ- ư- ngư- huyền- ngừ - Gọi hs đọc trơn: ngừ, cá ngừ.

Âm ngh:

a. Nhận diện chữ: (3)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: ngh

- Gv giới thiệu: Chữ ngh kép được ghép từ 3 con chữ n, g và h.

- So sánh ngh với ng.

- Cho hs ghép âm ngh vào bảng gài.

b. Phát âm và đánh vần tiếng: (6) - Gv phát âm mẫu: ngờ

- Gọi hs đọc: ngờ

- Gv viết bảng nghệ và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng nghệ.

(Âm ngh trước âm ê sau, dấu nặng trên ê.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: nghệ

- Cho hs đánh vần và đọc: nghờ- ê- nghê- nặng- nghệ - Gọi hs đọc trơn: nghệ, củ nghệ.

c. Đọc từ ứng dụng: (7)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ,

- Hs quan sát.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép âm ng.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép tiếng ngừ - Hs đánh vần và đọc.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Nhiều hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép tiếng nghệ - Hs đọc cá nhân, đt.

- Nhiều hs đọc - 5 hs đọc.

(13)

nghé ọ.

- Gv giải nghĩa 1 số từ cần thiết.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (7)

- Gv giới thiệu cách viết chữ: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ.

- Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (18)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét .

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: nghỉ hè, chị kha ra nhà bé nga.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có âm mới: nghỉ, nga.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

b. Luyện viết: (7)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ.

- Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Nhận xét bài viết.

b. Luyện nói: (5)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: bê, nghé, bé.

+ Trong tranh vẽ những gì?

+ Ba nhân vật trong tranh có gì chung?

+ Bê là con của con gì? Nghé là con của con gì? + Bê, nghé thường ăn gì?

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

- 3 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

III. Củng cố, dặn dò: (5)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm mới. Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi.

- Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết

(14)

_____________________________________

Toán

Bài 23:

Luyện tập chung

A- MỤC TIÊU: Giúp hs củng cố về:

1. Kiến thức:

- Nhận biết số lượng trong phạm vi 10.

- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10; thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10.

2. Kĩ năng: Phân biệt thứ tự mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10 3. Thái độ: vận dụng làm bài

B- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ (5)

: (>, <, =)?

0 ... 2 10 ... 9 8 ... 5 9 ... 10 6 ... 0 10 ... 10 - Gv nhận xét.

II. Bài luyện tập chung:

1. Bài 1: (6) Nối mỗi nhóm đồ vật với số thích hợp.

- Cho hs quan sát mẫu.

- Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả.

2. Bài 2: (5) Viết số.

- Hướng dẫn hs viết các số từ 0 đến 10.

- Gọi hs đọc bài làm.

3. Bài 3: (5) Viết số thích hợp:

- Yêu cầu hs viết các số trên toa tầu theo thứ tự từ 10 đến 1 (phần a) và viết các số vào ô trống theo thứ tự từ 0 đến 10 (phần b).

- Gọi hs đọc kết quả.

4. Bài 4: (5) Viết các số 6, 1, 3, 7 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

- Gv nêu yêu cầu.

- Cho hs làm bài, rồi chữa.

Hoạt động của hs - 2 hs thực hiện.

- Hs nêu yêu cầu.

- Hs quan sát.

- Hs làm bài.

- Vài hs đọc.

- 1 hs nêu yc.

- Hs tự làm bài.

- Vài hs đọc.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 2 hs làm bảng phụ.

- Vài hs đọc.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

(15)

- Gọi hs nhận xét.

5. Bài 5: (6) Xếp hình (theo mẫu):

- Cho hs quan sát mẫu.

- Tổ chức cho hs thi đua xếp hình đúng và nhanh.

- Gv nhận xét, khen tổ và cá nhân xếp nhanh.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs quan sát.

- Hs 3 tổ thi đua.

IV. Củng cố, dặn dò (4) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập còn lại.

____________________________________________________________________

Ngày soạn: 4/10/2017

Ngày giảng : Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2017 Học vần Bài 26:

y, tr

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Học sinh đọc và viết được: y, tr, y tá, tre ngà.

- Đọc được câu ứng dụng: bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: nhà trẻ.

2. Kĩ năng: phân biệt được u, ư với các âm khác. Đọc lưu loát 3. Thái độ: Yêu thích môn học

- Tích hợp: Quyền trẻ em ( bộ phận) B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ: (5)

- Gọi hs đọc và viết: ngã tư, ngõ nhỏ, nghệ sĩ, nghé ọ.

- Gọi hs đọc câu: nghỉ hè, chị kha ra nhà bé nga.

- Giáo viên nhận xét.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy chữ ghi âm:

Âm y:

. Nhận diện chữ: (3)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: y

- Gv giới thiệu: Chữ y dài gồm nét xiên phải, nét móc

Hoạt động của hs - 4 hs đọc và viết.

- 2 hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs theo dõi.

(16)

ngược, nét khuyết dưới.

- So sánh y với u.

- Cho hs ghép âm y vào bảng gài.

b. Phát âm và đánh vần tiếng: (6) - Gv phát âm mẫu: i

- Gọi hs đọc

- Gv viết bảng y và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng y.

(Chữ y đứng một mình.) - Gọi hs đọc trơn: y, y tá.

Âm tr:

a. Nhận diện chữ: (3)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: tr

- Gv giới thiệu: Chữ tr được ghép từ 2 con chữ t và r - So sánh tr với t

- Cho hs ghép âm tr vào bảng gài.

b. Phát âm và đánh vần tiếng: (6) - Gv phát âm mẫu: trờ

- Gọi hs đọc: trờ

- Gv viết bảng tre và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng tre.

(Âm tr trước âm e sau.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: tre

- Cho hs đánh vần và đọc: trờ- e- tre - Gọi hs đọc trơn: tre, tre ngà

c. Đọc từ ứng dụng: (7)

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: y tế, chú ý, cá trê, trí nhớ.

- Gv giải nghĩa 1 số từ cần thiết.

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

d. Luyện viết bảng con: (8)

- Gv giới thiệu cách viết chữ: y, tr, y tá, tre ngà - Cho hs viết bảng con- Gv quan sát sửa sai cho hs.

- Nhận xét bài viết của hs.

Tiết 2:

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (18)

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép âm y.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Nhiều hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs ghép tiếng tre - Hs đọc cá nhân, đt.

- Nhiều hs đọc - 5 hs đọc.

- Hs theo dõi.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết bảng con.

(17)

- Gọi hs đọc lại bài ở tiết 1.

- Gv nhận xét .

- Cho hs luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- Gv đọc mẫu: bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có âm mới: y.

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

Kết luận: Trẻ em có quyền được chăm sóc sức khoẻ, khám, chữa bệnh.

b. Luyện viết: (7)

- Gv nêu lại cách viết các chữ: y, tr, y tá, tre ngà - Gv hướng dẫn hs cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.

- Nhận xét bài viết.

b. Luyện nói: (5)

- Gv giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi hs đọc tên bài luyện nói: nhà trẻ.

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Các em bé đang làm gì?

+ Người lớn duy nhất trong tranh được gọi là gì?

+ Em còn nhớ bài hát nào được học từ nhà trẻ hoặc mẫu giáo ko? Em hát cho các bạn nghe.

- 3 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Hs đọc.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Vài hs đọc.

+ 1 vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

III. Củng cố, dặn dò: (5)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm mới. Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Gv tổng kết cuộc chơi.

- Gọi 1 hs đọc lại bài trên bảng.

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 27.

_____________________________________

Toán

Bài 24:

Luyện tập chung

A- MỤC TIÊU: Giúp hs củng cố về:

(18)

1. Kiến thức: - Thứ tự của mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10, sắp xếp các số theo thứ tự đã xác định.

2. Kĩ năng: - So sánh các số trong phạm vi 10.

3. Thái độ: - Nhận biết hình đã học.

B- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của gv

I. Kiểm tra bài cũ: (5) Xếp các số 8, 2, 1, 5, 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

- Gv nhận xét.

II. Bài luyện tập chung:

1. Bài 1: (5) Viết số thích hợp vào ô trống:

- Cho hs nêu cách làm.

- Cho hs tự làm bài.

- Gọi hs đọc kết quả.

2. Bài 2: (5) Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:

- Yêu cầu hs tự so sánh các số rồi điền dấu cho phù hợp.

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

3. Bài 3: (5)Điền số thích hợp vào ô trống:

- Yêu cầu hs viết các số vào ô trống cho phù hợp.

- Gọi hs đọc kết quả.

4. Bài 4: (5)Sắp xếp các số cho trước theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

- Gv nêu yêu cầu.

- Cho hs làm bài, rồi chữa.

a, 2, 5, 6, 8, 9 b, 9, 8, 6, 5, 2

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

5. Bài 5: (5) Nhận dạng và tìm số hình tam giác.

- Cho hs quan sát hình.

- Yêu cầu hs tìm trên hình đó có mấy hình tam giác.

- Gọi hs nêu kết quả và cách tìm.

Hoạt động của hs - 2 hs thực hiện.

- Hs nêu yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- 2 hs lên bảng làm.

- Hs làm bài.

- Vài hs đọc.

- 1 hs nêu yc.

- Hs tự làm bài.

- Vài hs đọ, nhận xét.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 2 hs làm bảng phụ.

- Vài hs đọc.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs quan sát.

- Hs tự làm bài.

- Vài hs nêu.

(19)

- Gv nhận xét, bổ sung.

IV. Củng cố, dặn dò:

_______________________

PHẦN I: SINH HOẠT LỚP

Tuần 6

I. MỤC TIÊU

- Kiểm điểm các hoạt động trong tuần .

- Phát huy những ưu điểm đã đạt được . khắc phục những mặt còn tồn tại - Tiếp tục thi đua vươn lên trong học tập , nề nếp .

II. NỘI DUNG

1.Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ. (5’) Tổ 1, 2, 3

Gv căn cứ vào nhận xét ,xếp thi đua trong tổ 2. GV nhận xét chung (5’)

* Ưu điểm

...

...

...

...

...

...

* Nhược điểm

...

...

...

...

...

...

3. Phương hướng hoạt động tuần tới (3’)

*Phương hướng hoạt động tuần tới

(20)

- Khắc phục những mặt còn hạn chế, phát huy những ưu điểm đã đạt được .

- Tập trung cao độ vào học tập, phát huy tinh thần học nhóm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập .

- Ôn luyện đội tuyển ôn chữ viết đẹp cho học sinh

* Tổ chức văn nghệ trò chơi(7’)

- GV hướng dẫn lớp phó văn thể cho lớp hát các bài hát

- GV hướng dẫn lớp phó văn thể tổ chức trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ”

- GV nhận xét trò chơi, và tiết học

____________________________

PHẦN II: AN TOÀN GIAO THÔNG Bài 4:

Đi bộ an toàn trên đường

I/ MỤC TIÊU : 1)Kiến thức

- Biết quy định về an toàn khi đi bộ trên đường phố, trên vỉa hè, đi sát mép đường.

- Không chơi đùa dưới lòng đường. Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn.

- Xác định những nơi an toàn để chơi và đi bộ, biết cách đi an toàn khi gặp cản trở đơn giản trên đường phố.

2)Kĩ năng :

- Biết cách đi an toàn khi gặp cản trở đơn giản trên đường phố.

3)Thái độ: Có thái độ đi an toàn trên đường.

II/ N I DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I/ Ồn định tổ chức :

II/Kiểm tra bài cũ : (3’)

- Giáo viên kiểm tra lại bài : Đèn tín hiệu giao thông .

- Gọi học sinh lên bảng kiểm tra - Giáo viên nhận xét , góp ý sừa chửa . III / Bài mới : (15’)

- Giới thiệu bài :

- Khi đi bộ trên đường phố phải đi trên vỉa hè,nếu đường không có vỉa hè phải sát vào mép đường.

- Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn.

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV , HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn .

+ Cả lớp chú ý lắng nghe - 02 học sinh nhắc lại tên bài học mới

- Học sinh thực hiện trò chơi

(21)

Hoạt động 1 : Trò chơi đi trên bảng lớp theo mô hình mô phỏng

GV giới thiệu để bảo đảm an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông khi đi bộ trên đường phố mọi người cần phải tuân theo.

- Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường.

- Không đi, hoặc chơi đùa dưới lòng đường.

-Đi trên đường phố cần phải đi cùng người lớn, khi đi bộ qua đường cần phải nắm tay cùng người lớn.

+ Hs quan sát trên tranh vẽ thể hiện một ngã tư.

- GV chia nhóm 3. lên bảng quan sát đặt các hình người lớn, trẻ em, ô tô, xe máy vào đúng vị trí an toàn.

- Gv hỏi Ô tô, xe máy, xe đạp….đi ở đâu ? ( Dưới lòng đường ).

-Khi đi bộ trên đường phố mọi người phải đi ở đâu

?

- Trẻ em có được chơi đùa , đi bộ dưới lòng đường không.

Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai:

+ Hs biết chọn cách đi bộ an toàn khi gặp vật cản trên vỉa hè. Cách đi bộ an toàn khi đi trên đường không có vỉa hè.

+ Cách tiến hành: Gv chọn vị trí trên sân trường, kẻ một số vạch trên sân chia thành đường đi và hai vỉa hè, yêu cầu một số học sinh đứng làm như người bán hàng, hay dựng xe máy trên vỉa hèdể gây cản trở cho việc đi lại, 2 hs đóng làm người lớn nắm tay nhau đi trên vỉa hèbị lấn chiếm.

- Gv hỏi học sinh thảo luận làm thế nào để người lớn và bạn nho ûđó có thể đi bộ trên vỉa hè bị lấn chiếm.

* Kết luận : Nếu vỉa hè có vật cản không đi qua thì người đi bộ có thể đi xuống lòng đường, nhưng cần đi sát vỉa hè nhờ người lớn dắt qua khu vực

- Hs lắng nghe thực hiện

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Học sinh thực hiện tham gia trò chơi

- Hs chia nhóm

- Hs thảo luận

- Hs trả lời

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

(22)

đó.

Hoạt động 3 : Tổng kết :

- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và trả lời một câu hỏi.

Khi đi bộ trên đường phố mọi người phải đi ở đâu để bảo đảm an toàn ?

-Trẻ em có được chơi đùa , đi bộ dưới lòng đường sẽ nguy hiểm như thế nào? ( Dễ bị xe máy, ô tô đâm vào.. )

-Khi đi bộ trên đường phố qua đường cần phải làm gì để bảo đảm an toàn cho mình.(đi cùng và nắm tay người lớn, quan sát trước khi qua đường ).

-Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải chọn cách đi như thế nào ?( Nếu phải đi xuống lòng đường phải đi sát vỉa hè và quan sát xe cộ ).

IV/Củng cố : (2’)

- Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường.

- Không đi, hoặc chơi đùa dưới lòng đường.

-Đi trên đường phố cần phải đi cùng người lớn, khi đi bộ qua đường cần phải nắm tay cùng người lớn,bố mẹ hoặc anh chị .

-Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải chọn cách đi như thế nào ?( Nếu phải đi xuống lòng đường phải đi sát vỉa hè và quan sát xe cộ ).

Dặn dò: Quan sát đường phố gần nhà, gần trường và tìm nơi đi bộ an toàn .

- Chuẩn bị xem lại bài : đi bộ và qua đường an toàn

- Hs lắng nghe.

- Học sinh trả lời câu hỏi

- Liên hệ thực tế

_____________________________

Giáo án buổi chiều Ngày soạn: 2/10/2017

Ngày giảng : Thứ hai ngày 9 tháng 10 năm 2017 Tiếng việt

Ôn tập

(23)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố cho Hs nhớ lại các âm đã học .

- Biết đọc các tiếng được ghép bởi các âm đã học. Tìm được tiếng có âm s,x, ch 2. Kĩ năng:

- Đọc đúng các từ ngữ ứng dụng.

3. Thái độ:

-GDHS yêu thích môn Tiếng việt.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ như sgk.

- Vở TH T.Việt

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. KTBC: (3’)

- HS đọc: s, x,ch, cá thu, đu đủ, tu hú - Viết: cá thu, đu đủ, tu hú

- Tìm các tiếng có chứa âm s, r, ch - Gv nx.

2. Bài mới:

HD hs làm bài trong vở thực hành (30’) Bài 1: Tìm tiếng có âm x, s, ch

- Cho hs đọc bài trong sgk

- Y/c qs tranh và tìm tiếng có chứa âm x, s, ch - Gv nx

Bài 2: Đọc: hổ và thỏ

- Cho hs qs tranh và y/c hs đọc nội dung dưới mỗi tranh

- Y/c tìm tiếng có âm x, s, ch HĐ 3: Viết

- Cho hs quan sát chữ mẫu nhận xét độ cao các con chữ, khoảng cách.

- HDHS viết từ: chữ số, chị hà đi xe - HD HS viết bài vào vở

- Nhận xét khen HS viết đúng.

3.Củng cố-Dặn dò: (5’)

-4 hs đọc

- Hs viết bảng con -Hs lớp tìm

-Hs Đọc cá nhân, nhóm, lớp

- Hs thi đua tìm tiếng có âm x, s, ch - Đọc lại các tiếng có âm x, s, ch

-Hs qs đọc cá nhân, đt - Tìm tiếng có âm x, s, ch -HS đọc từ để viết

-Hs quan sát nhận xét.

- HS viết vở

(24)

- Nx tiết học. -HS tìm lại âm vừa học có trong bài.

-Hs lắng nghe.

__________________________________

Toán

Ôn tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc viết thành thạo số 0 và số 9.

- Đọc viết thành thạo các số từ 0 đến 9 và từ 9 đến 0 - Hs vận dụng vào làm tốt các bài tập

2. Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng đọc viết số 3. Thái độ:

-Giáo dục Hs chăm chỉ hoàn thành bài học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Bảng phụ.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:3’

-2 hs viết các số đã học - hs dưới lớp đọc các số

2. HD học sinh làm bài trong vở thực hành Bài 1: Viết số 9, số 0

- HD học sinh viết bảng các số 9, số 0 - HD học sinh viết vào vở thực hành Bài 2: Viết số

- Cho 2 hs đọc từ 0 đến 9 và từ 9 đến 0 - HD học sinh điền số vào ô trống - Giáo viên chữa bài

Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống ( theo mẫu) - GV nêu yêu cầu bài

- Hướng dẫn cách làm: Viết tiếp các số vào ô trống (mỗi mũ tên viết 1 số).

- Hs tự viết vào ô trống - GVNX

Bài 4: Điền ><=

2 hs viết bảng

- Hs quan sát, viết bảng con - Học sinh viết vở

- Hs tự làm bài

- HS tự làm bài

- HS tự làm bài

- 3 HS làm bảng, lớp làm vào vở

(25)

- Hướng dẫn hs: Phải so sánh 2 số trước rồi mới điền dấu

- GV gọi 3 học sinh làm bảng - Hs tự làm bài

Bài 5: Đố vui: Số?

- HD học sinh giơ hai tay tính số ngón tay đã có phải thêm số ngón tay còn thiếu,viết số còn thiếu vào ô trống

- Giáo viên chữa bài 2. Củng cố, dặn dò - GV chấm một số bài - GV nhận xét tiết học

- HS thực hiện và làm vào vở

________________________________________________________________________________

Ngày soạn: 2/10/2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2017 Tiếng việt

Ôn tập

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố âm ph, nh. Đọc nhanh từ, tiếng câu, bài thơ có chứa các âm đã học.

- Ghép âm, tiếng, từ nhanh đúng.Điền đúng nh, ph, nối đúng chữ để được từ đúng hình.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng các từ ngữ ứng dụng.

3. Thái độ:

-GDHS yêu thích môn Tiếng việt.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ như sgk.

- Vở TH T.Việt

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.KTBC: (5’)

- Cho hs đọc: chị hà rủ bé đi sở thú sở thú có khỉ, có kì đà - Nx, khen ngợi

(26)

2. Bài mới: (30’)

HD HS làm bài trong vở thực hành Bài 1: Tìm tiếng có âm ph, nh

- Cho hs qs tranh và đọc các từ dưới mỗi tranh

- Y/c hs + tìm tiếng có âm ph + tìm tiếng có âm nh - Gv nx

Bài 2: Đọc: dì như

- Cho hs qs tranh và y/c hs đọc nội dung dưới mỗi tranh

- Y/c tìm tiếng có âm ph, nh trong bài vừa đọc

HĐ 3: Cho hs quan sát chữ mẫu.

- Hd viết chữ dì như ở phố - Gv nêu cách viết và viết mẫu - Y/c hs viết vở

- Lưu ý HS tư thế ngồi viết và cách cầm bút

- GV quan sát giúp đỡ hs viết chậm - Lưu ý khoảng cách giữa các chữ.

- GV nhận xét chữ viết, cách trình bày.

3.Củng cố-Dặn dò(5’)

-HS tìm lại âm vừa học có trong bài.

-Nhận xét tiết học.

-Hs qs đọc cá nhân, nhóm, lớp - Hs thi đua tìm tiếng có âm ph, nh

-hs qs đọc cá nhân, lớp - Tìm cá nhân

- Hs quan sát độ cao các con chữ -Hs theo dõi.

-HS viết bảng con -Hs viết bài.

-Hs tìm.

-Hs lắng nghe.

________________________________________________________________________________

Ngày soạn:3/10/2017

Ngày giảng : Thứ năm ngày 12 tháng 10 năm 2017 Toán

Ôn tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Thứ tự các số , nhận biết nhanh các nhóm số lượng mẫu vật - Nắm chắc chắn thứ tự dãy số, cấu tạo số.

2. Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng đọc viết số

(27)

3. Thái độ:

-Giáo dục Hs chăm chỉ hoàn thành bài học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên I. Kiểm tra bài cũ : ( 5')

- Viết các số từ 0 đến 10.

- Những số nào bé hơn 10.

- Số 10 lớn hơn số nào?

II. Bài mới.

1. Giới thiệu bài: ( 1') .

2. Củng cố và khắc sâu kiến thức. ( 30')

* Bài 1: Viết số 10:

- Y/c bài là gì?

-Hs tự làm bài.

* Bài 2. Viết số:

- Gv HD hs làm bài.

-Y/c hs tự làm bài.

-Đổi chéo vở kiểm tra.

Bài 3. Điền dấu >, <, =.(bảng phụ) -tổ chức trò chơi: Ai nhanh ai đúng.

-mổi tổ cử 2 bạn lên thi . -Dưới lớp theo dõi nhận xét.

-Gọi hs đọc lại kết quả.

* Bài 4. Khoanh vào số bé nhất:

-Gv nêu yêu cầu . -HS tự làm bài.

* Bài 5: Khoanh vào số lớn nhất -Nêu yêu cầu bài?

-Hỏi: bài 5 có gì khác so với bài 4?

-Hs làm bài.

-Đổi vở kiểm tra.

3. Nhận xét, dặn dò: ( 4')

Hoạt động của học sinh - Hs viết bảng con

- 2 Hs: Những số bé hơn 10 là 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1. 0.

-2 Hs: số 10 lớn hơn: 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1. 0.

- hs nêu.

- 1 Hs lên bảng viết, dưới lớp làm vào vở.

-hs lắng nghe.

-hs làm bài.

-hs kiểm tra bài . -Hs chia đội chơi.

-lớp theo dõi.

-4 hs đọc.

-Hs lắng nghe.

-hs làm bài.

-hs nêu -Hs trả lời.

-hs làm bài.

-Đổi vở kiểm tra.

(28)

- Gv Nxét giờ học - Về xem lại bài.

-Hs lắng nghe.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: - Học sinh hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật;.. nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một