• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1

Ngày soạn: 07/9/2018

Ngày giảng : Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2018 Học vần

ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs có ý thức trật tự, lắng nghe lời trong giờ học.

2. Kĩ năng: Biết sử dụng sách giáo khoa (sgk), vở bài tập, đồ dùng của môn học.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn sách vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sgk, vở tập viết và đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu sgk, vở bài tập Tiếng Việt, vở tập viết, vở ô li: (15’)

- Gv cho học sinh (hs) quan sát từng loại vở và giới thiệu tên vở.

- Gv nêu cách sử dụng từng loại vở.

2. Giới thiệu bút chì, bút mực, bảng con, phấn, tẩy...

(20’)

- Gv giới thiệu và nêu cách sử dụng từng đồ dùng.

3. Hướng dẫn thực hành: (30’)

- Hướng dẫn hs cách giơ bảng, hạ bảng.

+ Gv làm mẫu

+ Yêu cầu hs thực hành

- Hướng dẫn hs đánh dấu bài trong sgk bằng que tính.

- Hướng dẫn hs lấy (mở), cất hộp chữ.

- Hs quan sát - Hs theo dõi - Hs quan sát

- Hs quan sát + Hs thực hành + Hs thực hành - Hs thực hiện

4. Củng cố, dặn dò: (5’) - Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về nhà chuẩn bị bài mới.

_______________________________

Đạo đức

EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.

- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.

2. Kĩ năng: Giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.

* Bước đầu biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.

3. Thái độ:

- Vui vẻ, phấn khởi đi học; tự hào đã trở thành hs lớp Một.

(2)

- Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kỹ năng tự giới thiệu về bản thân. HS biết tự giới thiệu sơ lược về bản thân mình với các bạn và cô giáo

- Thể hiện sự tự tin trước đông người. Mạnh dạn, tự tin khi nói trước tập thể lớp - Lắng nghe tích cực. HS biết lắng nghe bạn nói

- Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy cô, bạn bè...

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở bài tập đạo đức

- Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Các bài hát về trẻ em.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Hoạt động 1 (5’) Vòng tròn giới thiệu tên

- Cho hs quan sát hình ở bài tập 1.

- Gs hướng dẫn hs cách chơi và tổ chức cho hs chơi.

- Sau khi chơi gv hỏi hs : + Trò chơi giúp em điều gì?

+ Em có sung sướng, tự hào khi tự giới thiệu tên với các bạn, khi nghe các bạn giới thiệu tên mình ko?

* Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.

2. Hoạt động 2 (10’)

Giới thiệu về sở thích của mình.

- Yêu cầu hs hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích.

- Gọi hs giới thiệu trước lớp.

- Gv hỏi sau khi hs giới thiệu: Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không?

* Kết luận: Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác.

3. Hoạt động 3 (15’)

- Cho Hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình.

- Gv hỏi cả lớp:

+ Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào?

+ Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em ntn?

+ Em có thấy vui khi đã là hs lớp 1 không? Em có thích

- Hs quan sát - Hs tự giới thiệu + Vài hs nêu + Vài hs nêu

- Hs giới thiệu theo cặp - Vài hs tự giới thiệu - Vài hs nêu

+ Vài hs nêu + Vài hs nêu + Vài hs nêu + Vài hs nêu

- Hs kể theo nhóm 4

(3)

trường, lớp mới của mình không?

+ Em sẽ làm gì để xứng đáng là hs lớp 1?

- Yêu cầu hs kể về ngày đầu tiên đi học của mình.

- Gọi hs kể trước lớp.

* Kết luận:

4. Củng cố, dặn dò (5’) - Nhắc lại nội dung bài - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs có ý thức trong học tập để xứng đáng là hs lớp 1.

- Vài hs kể

_____________________________________________________________________

Văn hóa giao thông ĐỘI MŨ BẢO HIỂM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết lợi ích của đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

2. Kĩ năng: Biết cách đội mũ bảo hiểm đúng.

3. Thái độ: Có ý thức tự giác đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

- Tuyên truyền mọi người xung quanh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: tranh ảnh, các loại nón thường và mũ bảo hiểm.

Học sinh: mũ bảo hiểm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.Ổn định.

2. Bài mới:

Giới thiệu bài: qua câu đố:

Cái gì che nắng, che mưa

Bảo vệ đầu bạn sớm trưa trên đường?

Hoạt động 1: câu chuyện: ” Lỗi tại ai?”

-GV kể câu chuyện “ Lỗi tại ai?”

- GV đặt câu hỏi:

+ Tại sao Hùng bị thương ở đầu?

+ Tại sao ba Hùng không bị thương ở đầu như Hùng?

+Trong câu chuyện trên, em thấy ai là người có lỗi?

+ Theo em, trẻ em từ mấy tuổi phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe gắn máy?

+ Đội mũ bảo hiểm có ích lợi gì cho chúng ta?

-GV chốt lại: đội mũ bảo hiểm là việc làm rất cần thiết vì đội mũ bảo hiểm giúp chúng ta bảo vệ

-HS lắng nghe

-HS trả lời.

-HS khác nhận xét

-HS lắng nghe.

(4)

đầu khỏi bị tổn thương.

Hoạt động 2: Thực hành

-Cho HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu: Nối hình ảnh đúng vào mặt cười, hình ảnh sai vào mặt khóc.

-Gọi đại diện các nhóm trả lời

-GV nhận xét và hướng dẫn học sinh đội mũ bảo hiểm đúng cách.

-GV cho vài HS lên thực hành đội mũ bảo hiểm cho bạn mình.

-GV nhận xét.

Hoạt động 3: Ứng dụng

-Cho HS quan sát tranh, yêu cầu: Đánh dấu x vào ô trống ở hình ảnh có hành động đúng.

-Gọi HS trình bày ý kiến -GV nhận xét.

-GV hỏi:

+ Chúng ta đội mũ bảo hiểm khi nào?

+Em cần bảo quản mũ bảo hiểm như thế nào?

-GV chốt lại: chúng ta cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Không dùng mũ bảo hiểm để đánh nhau hoặc ngồi lên, sau khi sử dụng xong cần treo nơi.

- Gọi HS đọc câu thơ cuối bài.

3. Củng cố - Dặn dò

- Cho HS lên thực hành đội mũ bảo hiểm.

- GV hỏi: Đội mũ bảo hiểm có lợi ích gì?

- Nhận xét tiết học.

-HS thảo luận và làm bài

-Đại diện các nhóm trả lời -Nhóm khác nhận xét -HS thực hành

- HS khác nhận xét

-HS thực hành -HS trình bày -HS nhận xét

-HS trả lời -HS nhận xét -Lắng nghe

-HS đọc -HSthực hành -HS trả lời

_____________________________________________________________

Ngày soạn: 8/9/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2018 Thể dục

TỔ CHỨC LỚP - TRÒ CHƠI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết được nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập, chọn cán sự bộ môn.

2. Kỹ năng: HS biết những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ Thể dục.

- Trò chơi yêu cầu bước đầu biết tham gia được vào trò chơi.

3. Thái độ: Qua bài học học sinh nắm thực hiện theo đúng nội quy tập luyện, đúng teo yêu cầu của giáo viên trong các giờ tập thể dục.

- Trò chơi nhằm giúp học sinh biết phân biệt các con vật có lợi, có hại. rèn phản xạ nhanh nhẹn cho học sinh.

(5)

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

- Trong lớp học hoặc trên sân trường. Nếu trên sân trường, cần dọn vệ sinh nơi tập, không để có các vật gây nguy hiểm.

- GV chuẩn bị 1 còi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Định

lượng Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu:

- GV tập hợp HS thành 2- 4 hàng dọc (mỗi hàng dọc 1 tổ), sau đó cho quay thành hàng ngang. Phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.

- Đứng vỗ tay, hát.

2. Phần cơ bản:

a. Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự bộ môn:

- Lớp trưởng là cán sự bộ môn TD, có nhiệm vụ quản lý chung .

- Tổ trưởng có nhiệm vụ tổ chức tổ mình tập luyện.

 Nhận xét

b. Phổ biến nội quy học tập:

- Cán sự bộ môn tổ chức tập trung lớp ngoài sân

- Trang phục trong giờ học phải đảm bảo

- Bắt đầu giờ học và kết thúc giờ học ai muốn ra vào lớp phải xin

phép.Được ra vào lớp khi nào giáo viên cho phép.

 Nhận xét

c. Trò chơi: Diệt các con vật có hại . - GV nêu tên trò chơi, sau đó chỉ trên hình và giải thích cách chơi, làm mẫu trò chơi.

- Tổ chức chơi thử.

- Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi

- Nhận xét

8 – 10’

1 lần

1 lần

24-26’

6-7’

5-6’

12-13’

1 lần

1 lần 4-5 lần

- Lớp trưởng tập trung lớp 2 – 4 hàng ngang, báo cáo sĩ số và

Thực hiện theo yêu cầu của GV

HS lắng nghe

HS lắng nghe

HS quan sát Gv hướng dẫn cách chơi và luật để tham gia trò chơi một cách chủ động 3. Phần kết thúc:

- Thả lỏng: HS vỗ tay và hát .

3 – 4’

1 lần –Lớp tập trung 2 -4 hàng

(6)

- Nhận xét: Nêu ưu – khuyết điểm tiết học.

- Dặn dò HS: Về nhà tập giậm chân theo nhịp, và chuẩn bị tiết học sau.

- GV kết thúc giờ học bằng cách hô:

"Giải tán!".

1 lần

ngang và hát.

HS lắng nghe và ghi nhớ.

HS hô “ khỏe”

Toán

TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học tập toán 1.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn sách vở,đồ dùng học tập môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sgk Toán 1, VBT

- Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của hs.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hướng dẫn hs cách sử dụng sgk Toán 1: (5’)

1. Gv giới thiệu và hướng dẫn hs cách sử dụng sgk Toán 2. Làm quen với các dạng học nhóm. (7’)

- Gv chia nhóm, yêu cầu hs thực hành ngồi theo nhóm.

3. Hướng dẫn hs cách sử dụng hộp đồ dùng học toán.(10’) - Gv giới thiệu từng đồ dùng trong bộ học toán.

- Gv hướng dẫn hs cách sử dụng.

4. Gv giới thiệu những yêu cầu cần đạt được khi học môn toán. (8’)

5. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Gọi hs nêu lại những yêu cầu khi học Toán 1.

- Dặn hs chuẩn bị bài mới.

- Hs quan sát

- Hs thực hành

- Hs quan sát - Hs theo dõi

- 3 hs nêu Học âm

CÁC NÉT CƠ BẢN (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết được các nét cơ bản, viết được các nét cơ bản trên bảng con và trên vở.

2. Kĩ năng: HS biết đọc và viết được các nét cơ bản.

3. Thái độ: Có ý thức nhớ và viết đúng các nét cơ bản, biết rèn nét và giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu các nét cơ bản, bảng, phấn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu các nét cơ bản: (30’)

- Gv giới thiệu các nét cơ bản và nêu tên từng nét.

- Gọi hs nêu tên các nét cơ bản.

- Hs quan sát - 2,3 hs nêu.

(7)

- Gv hướng dẫn viết từng nét

2. Luyện viết các nét cơ bản: (35’)

- Gv hướng dẫn hs cách cầm phấn viết và giơ bảng.

+ Cho hs luyện viết các nét cơ bản trên bảng con.

- Gv hướng dẫn hs cách đặt vở và cầm bút viết.

+ Luyện viết các nét cơ bản vào vở 3. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Gs chấm bài và nhận xét.

- Gọi hs nêu tên các nét cơ bản đã học

- Dặn hs về nhà luyện viết các nét cơ bản; chuẩn bị bài mới.

- Hs quan sát

- Hs quan sát.

+ Hs tự viết - Hs quan sát.

+ Hs tự viết - 2,3 hs nêu

_______________________________________________________

Thực hành Tiếng Việt LUYỆN CÁC NÉT CƠ BẢN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết các nét cơ bản cần sử dụng khi học Tiếng Việt. HS nhận biết và luyện viết các nét cơ bản

2. Kĩ năng: Viết thành thạo các nét cơ bản 3. Thái độ: Say mê viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Bảng các nét cơ bản.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

Hoạt động của học sinh - Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.

- Gọi Hs đọc các nét cơ bản

- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

- 3 hs đọc - Lắng nghe 2. Giới thiệu bài (2’)

- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài. - Nắm yêu cầu của bài.

3. Giới thiệu các nét cơ bản( 10’)

- GV giới thiệu nét sổ thẳng, nhóm chữ có sử dụng nét đó.

- HS theo dõi.

- Tiến hành lần lượt với các nhóm: Nét gạch ngang, nét cong trái, nét cong phải, nét cong kín, nét móc trên, nét móc dưới, nét móc hai đầu.

- HS theo dõi và gọi tên từng nhóm nét.

4. Luyện viết các nét cơ bản các nét cơ bản( 18’)

- GV hướng dẫn viết mẫu các nét cơ bản:Nét gạch ngang, nét cong trái, nét cong phải, nét cong kín, nét móc trên, nét móc dưới, nét móc hai đầu.

- HS theo dõi.

(8)

- Theo dõi, giúp đỡ học sinh, nhắc nhở các em ngồi viết đúng tư thế

5 .Củng cố - dặn dò (5’).

- Thi gọi tên nét nhanh.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà hoàn thành bài viết.

- Học sinh thực hành viết bài trong vở luyện viết.

- Thực hiện - Lắng nghe

_________________________________________________________________

Ngày soạn: 9/9/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2018 Toán

NHIỀU HƠN- ÍT HƠN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết sử dụng các từ "Nhiều hơn", "ít hơn" để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.

2. Kĩ năng:So sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa. Bộ đồ dùng toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Thực hành: ( 20’) - Gv nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu hs nối mỗi nút chai với 1 chai.

+ So sánh số chai với số nút chai.

+ So sánh số nút chai với số chai.

- Gv nhận xét và kết luận

2. Trò chơi: Nhiều hơn, ít hơn: (10’) - So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 1.

- So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 2.

- So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 3.

- So sánh số cửa ra vào với cửa sổ của lớp học.

- Hs quan sát + 2,3 hs nêu + 1 hs thực hiện + 3 hs nêu + 1,2 hs nêu - Hs tự làm bài + 2 hs nêu + 2 hs nêu - 2,3 hs nêu - 2,3 hs nêu 3. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Gv nhắc lại nội dung bài học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

Tự nhiên và xã hội CƠ THỂ CHÚNG TA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.

2. Kĩ năng: Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay.

3. Thái độ: Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình trong sgk,SGK,VBT.

(9)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4’) Gv kiểm tra sách, vở môn học của hs.

2. Bài mới:

a. Hoạt động 1 (7’) Cho hs quan sát tranh, thảo luận cặp.

- Yêu cầu hs quan sát tranh, chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.

- Trình bày trước lớp - Nhận xét, bổ sung.

b. Hoạt động 2: (10’) Cho hs quan sát tranh, thảo luận nhóm.

- Yêu cầu hs quan sát từng hình ở trang 5 và thảo luận các câu hỏi sau:

+ Các bạn ở mỗi hình đang làm gì?

+ Cơ thể chúng ta gồm mấy phần - Cho hs trình bày nội dung thảo luận.

- Yêu cầu hs biểu diễn lại từng hoạt động như các bạn trong hình.

* Kết luận: - Cơ thể chúng ta gồm 3 phần, đó là: đầu, mình và tay, chân.

- Chúng ta nên vận động, ko nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.

c. Hoạt động 3: (10’) Cho hs tập thể dục - Gv hướng dẫn hs hát bài: Cúi mãi mỏi lưng Viết mãi mỏi tay

Thể dục thế này là hết mệt mỏi.

- Gv hát kết hợp làm động tác mẫu.

- Gọi hs lên làm mẫu.

- Gv tổ chức cho H tập cả lớp.

* Kết luận: Muốn cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục hàng ngày.

3. Củng cố, dặn dò: (4’)

- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng + Thi nói nhanh, chỉ đúng các bộ phận của cơ thể.

- Hs làm việc theo cặp.

- Hs đại diện trình bày - Hs nêu

- Hs thảo luận theo nhóm 4.

- Hs đại diện nhóm trình bày

- 2,3 hs thực hiện.

- Hs tập hát.

- Hs quan sát.

- 3 hs đại diện 3 tổ.

- Hs tập đồng loạt.

Học âm

ÂM: E

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs làm quen và nhận biết được chữ và âm e.

2. Kĩ năng: Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.

(10)

3. Thái độ: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng, tranh SGK, bảng, phấn. Mẫu chữ cái e.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Kiểm tra bài cũ: (5’) - Nêu tên các nét cơ bản.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (2’)

- Quan sát tranh, tranh vẽ ai, vẽ gì?

- Gv nêu: bé, me, xe, ve là các tiếng giống nhau là đều có âm e.

b. Dạy chữ ghi âm:

- Gv viết bảng chữ e.

* Nhận diện chữ: (5’)

- Gv giới thiệu chữ e gồm 1 nét thắt và hỏi: Chữ e giống hình cái gì?

- Gv dùng sợi dây vắt chéo thành hình chữ e

*. Nhận diện âm và phát âm. (13’) - Gv phát âm mẫu: e

- Gọi hs phát âm.

c. Hướng dẫn viết bảng con: (10’) - Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết: e - Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

- Luyện viết bảng con chữ e.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (10’) - Đọc bài cá nhân - Đọc bài theo nhóm.

b. Luyện nói: (8’)

- Yêu cầu hs quan sát tranh và hỏi cả lớp:

+ Mỗi bức tranh nói về loài nào?

+ Các bạn nhỏ trong tranh đang học gì?

- Gv nhận xét, khen hs trả lời đúng và đầy đủ.

c. Luyện viết: (12’) - Giáo viên viết mẫu: e

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- 2 hs nêu

- 2 hs nêu.

- Hs đọc đồng thanh.

- 3 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Nhiều hs phát âm - Hs quan sát

- Hs luyện viết.

- Hs viết bảng con.

- 5,6 hs đọc.

- Hs đọc bài theo nhóm 4 + 3,4 hs nêu

+ 2,3 hs nêu + 3 hs nêu - Hs quan sát.

- Hs thực hiện

- Hs tô bài trong vở tập viết.

(11)

- Tập tô chữ e trong vở tập viết - Gv đánh giá và nhận xét 3. Củng cố- dặn dò: (5’) - Gọi 1 hs đọc bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học; dặn hs chuẩn bị bài mới.

Ngày soạn: 10/9/2018

Ngày giảng Thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2018 Học âm

ÂM: B

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs làm quen và nhận biết được chữ b và âm b.

- Bước đầu nhận biết được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật 2. Kĩ năng: Ghép được tiếng be.

3. Thái độ: Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em và của các con vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng, bảng, phấn. Mẫu chữ b.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Đọc chữ e.

- Chỉ chữ e trong các tiếng: bé, me, xe, ve.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (2’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi: Tranh này vẽ ai và vẽ gì?

- Gv nêu: bé, bê, bà, bóng là các tiếng giống nhau là đều có âm b.

b. Dạy chữ ghi âm:

- Gv viết bảng âm b.

*. Nhận diện chữ: ( 5’)

- Gv giới thiệu chữ b gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét thắt.

- Cho hs so sánh chữ b với chữ e đã học?

*. Ghép chữ và phát âm. (15’) - Gv giới thiệu và viết chữ be.

- Yêu cầu hs ghép tiếng be.

- Nêu vị trí của âm b và e trong tiếng be.

- Gv hướng dẫn hs đánh vần và đọc tiếng be.

- Gọi hs đánh vần và đọc.

- Gv sửa lỗi cho hs.

- 3 hs đọc.

- 2 hs thực hiện.

- 3 hs nêu

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs theo dõi.

- 3 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs làm cá nhân.

- 3 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

(12)

c. Hướng dẫn viết bảng con: (8’)

- Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết: b, be.

- Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

- Luyện viết bảng con chữ b, be.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (12’) - Đọc bài: b, be.

b. Luyện nói: (8’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Ai đang học bài?

+ Ai đang tập viết chữ e?

+ Ai đang kẻ vở?

+ Hai bạn gái đang làm gì?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10’) - Giáo viên viết mẫu: e

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ e trong vở tập viết - Gv đánh giá và nhận xét.

3. Củng cố- dặn dò: (5’) - Đọc bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học; dặn hs chuẩn bị bài mới.

Hs quan sát - Hs luyện viết.

- Hs viết bảng con.

Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs đọc bài theo nhóm 4 + 1,2 hs nêu

+ 2 hs nêu + 2 hs nêu + 2hs nêu

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện

- Hs tô bài trong vở tập viết.

Toán

HÌNH VUÔNG- HÌNH TRÒN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn.

2. Kĩ năng: Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.

3. Thái độ: HS có ý thức trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa có kích thước khác nhau.

- Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn.

- Bộ đồ dùng học Toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- So sánh số lượng bút và vở ô li.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu hình vuông: (5’)

- Gv đưa tấm bìa hình vuông và giới thiệu: Đây là hình

- 2 hs nêu.

- Hs quan sất.

(13)

vuông.

- Gv hỏi lại hs: Đây là hình gì?

- Yêu cầu hs lấy các hình vuông trong bộ đồ dùng học toán.

- Yêu cầu hs tìm 1 số đồ vật có mặt là hình vuông.

b. Giới thiệu hình tròn: (5’)

( Làm tương tự như đối với hình vuông.) c. Thực hành: (20’)

*. Bài 1: Tô màu:

- Gv hướng dẫn hs tô màu các hình vuông trong bài.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

- Gv quan sát, nhận xét.

*. Bài 2: Tô màu:

- Gv hướng dẫn hs làm bài.

- Yêu cầu hs làm bài.

- Cho hs đổi chéo bài kiểm tra.

- Nhận xét bài.

*. Bài 3: Tô màu:

- Trong bài có những hình gì?

- Nêu cách tô màu.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

*. Bài 4: Làm thế nào để có hình vuông?

- Hướng dẫn hs gấp các mảnh bìa như hình vẽ để được hình vuông.

- Yêu cầu hs làm bài.

- Gọi hs giải thích cách gấp.

3. Củng cố, dặn dò: (5’) - Trò chơi: Ai nhanh, ai khéo.

+ Gv tổ chức cho hs thi gắn hình vuông, hình tròn theo nhóm.

+ Gv tổng kết cuộc thi.

- 3 hs nêu.

- Hs tự lấy.

- 3 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

- Hs tự tô màu.

- Hs kiểm tra chéo.

- 2hs nêu.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- Hs quan sát.

- Hs tự làm bài.

- 1 ,2 hs nêu.

___________________________________________________

Thủ công

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG

I. MỤC TIÊU

Hs biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công.

Biết tên và cách sử dụng các dụng cụ học môn thủ công Có ý thức giữ gìn và bảo quản đò dùng học tập/

II. ĐỒ DÙNG

Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công là kéo, hồ dán, thước kẻ, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu giấy, bìa: (7 phút)

- Gv giới thiệu 1 số loại giấy và bìa. - Hs quan sát.

(14)

- Gv giới thiệu giấy màu để học thủ công.

2. Giới thiệu một số dụng cụ học thủ công: (23 phút) - Gv giới thiệu một số dụng cụ môn học:

+ Thước kẻ: thước được làm bằng gỗ hay nhựa, dùng để đo chiều dài. Trên mặt thước có chia vạch và đánh số.

+ Bút chì: dùng để kẻ đường thẳng.

+ Kéo: dùng để cắt giấy, bìa. Khi sử dụng kéo cần chú ý tránh gây đứt tay.

+ Hồ dán: dùng để dán giấy thành sp hoặc dán sp vào vở. Hồ dán được chế từ bột sắn có pha chất chống gián, chuột.

- Gv yêu cầu hs lấy các dụng cụ môn học theo yc.

- Hs quan sát.

+ Hs quan sát.

+ Hs quan sát.

+ Hs quan sát.

+ Hs quan sát.

- Hs tự lấy và nêu tên.

3. Nhận xét, dặn dò: (5 phút) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán để giờ sau học bài: Xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác.

Thực hành Toán

ÔN DẠNG TOÁN NHIỀU HƠN- ÍT HƠN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết sử dụng các từ "Nhiều hơn", "ít hơn" để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.

2. Kĩ năng:So sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa. Bộ đồ dùng toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Thực hành: ( 20’) - Gv nêu yêu cầu của bài

- Yêu cầu hs nối mỗi nút chai với 1 chai.

+ So sánh số chai với số nút chai.

+ So sánh số nút chai với số chai.

- Gv nhận xét và kết luận

2. Trò chơi: Nhiều hơn, ít hơn: (10’) - So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 1.

- So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 2.

- So sánh số bạn trai và bạn gái ở tổ 3.

- So sánh số cửa ra vào với cửa sổ của lớp học.

3. Củng cố, dặn dò: (5’) - Gv nhắc lại nội dung bài học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- Hs quan sát + 2,3 hs nêu + 1 hs thực hiện + 3 hs nêu + 1,2 hs nêu - Hs tự làm bài + 2 hs nêu + 2 hs nêu - 2,3 hs nêu - 2,3 hs nêu

_________________________________________________

(15)

Ngày soạn: 11/9/2018

Ngày giảng Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2018 Toán

HÌNH TAM GIÁC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác.

2. Kĩ năng: Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật có mặt là hình tam giác.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG

- Bộ đồ dùng Toán. Một số hình tam giác bằng bìa có kích thước, màu sắc khác nhau.

- Một số đồ vật thật có mặt là hình tam giác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Yêu cầu hs chỉ và gọi tên hình vuông, hình tròn.

- Gv nhận xét, 2. Bài mới:

a. Giới thiệu hình tam giác. (10’)

- Gv đưa tấm bìa hình tam giác và giới thiệu: Đây là hình tam giác.

- Gv hỏi lại hs: Đây là hình gì?

- Yêu cầu hs lấy các hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán.

- Yêu cầu hs tìm 1 số đồ vật có mặt là hình tam giác.

b. Thực hành xếp hình: (15’)

- Gv yêu cầu hs lấy bộ đồ dùng học toán 1.

- Cho hs quan sát từng hình trong sgk và xếp theo hình mẫu.

- Gv tổ chức cho hs thi ghép hình nhanh.

- Gv nhận xét và tổng kết cuộc thi.

- 2 hs thực hiện.

- Hs quan sát - Nhiều hs nêu.

- Hs tự lấy.

- 2,3 hs nêu.

- Hs tự lấy.

- Hs tự xếp và kiểm tra chéo.

- Hs 3 tổ thi đua.

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Gọi hs kể tên các vật có mặt là hình tam giác.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà tìm thêm các đồ vật có mặt là hình tam giác.

Học âm DẤU SẮC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs nhận biết được dấu và thanh sắc - Biết ghép tiếng bé.

2. Kĩ năng: Sử dụng dấu và thanh sắc ở các tiếng chỉ các đồ vật, sự vật. Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ em.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ đồ dùng Tiếng Việt. Dấu sắc mẫu.

(16)

- Các vật tựa như hình dấu sắc.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Đọc tiếng be.

- Viết chữ b.

- Tìm chữ b trong các tiếng: bé, bê, bóng, bà.

- Gv nhận xét và đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (2’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì?

- Gv nêu: bé, cá, (lá) chuối, chó, khế là các tiếng giống nhau là đều có dấu thanh

b. Dạy dấu thanh:

- Gv viết bảng dấu

*. Nhận diện dấu: (5’)

- Gv giới thiệu dấu gồm 1 nét sổ nghiêng phải.

- Gv đưa ra một số đồ vật giống hình dấu yêu cầu hs lấy dấu trong bộ chữ.

+ Dấu giống cái gì?

*. Ghép chữ và phát âm. (15’) - Gv giới thiệu và viết chữ bé.

- Yêu cầu hs ghép tiếng bé.

- Nêu vị trí của âm dấu sắc trong tiếng bé.

- Gv hướng dẫn hs đánh vần và đọc tiếng bé.

- Gọi hs đánh vần và đọc.

- Gv sửa lỗi cho hs.

*. Hướng dẫn viết bảng con: (8’)

- Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết dấu.

- Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

- Luyện viết bảng con dấu và chữ bé.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (10’) - Đọc bài: bé.

b. Luyện nói: (7’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Quan sát tranh, em thấy những gì?

+ Các tranh có gì giống và khác nhau?

+ Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?

- 3 hs đọc.

- Hs viết bảng con.

- 2 hs thực hiện.

- 3hs nêu

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs làm cá nhân.

- 3 hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Hs quan sát - Hs luyện viết.

- Hs viết bảng con.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs đọc bài theo nhóm 4 + 1 hs nêu

(17)

+ Ngoài giờ học tập em thích làm gì nhất?

- Gv nhận xét và khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (12’) - Giáo viên viết mẫu: bé

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ be, bé trong vở tập viết - Gv đánh giá và nhận xét

4. Củng cố- dặn dò: (5’) - Đọc bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học. - Dặn hs về nhà đọc lại bài;

chuẩn bị bài mới.

+ 1 hs nêu + 1 hs nêu + 1 hs nêu - Hs quan sát.

- Hs thực hiện

- Hs tô bài trong vở tập viết.

______________________________________________

Sinh hoạt Tuần 1 ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC 1- Phân công cán bộ lớp- Nêu nhiệm vụ từng em

- Chia lớp thành 3 tổ.

+ Tổ 1 : 12 em + Tổ 2 : 12 em + Tổ 3 : 9 em

Lớp trưởng : Anh Khoa

Lớp phó học tập: : Yến Nhi, Phương Thảo Lớp phó văn thể : Hà Vy

Lớp phó lao động: : Minh Đức Tổ trương tổ 1 : Đức Phát Tổ trưởng tổ 2 : Mai Anh Tổ trưởng tổ 3 : Phúc Nguyên

2 - Giáo viên cùng tổ trưởng đi kiểm tra đồ dùng cả lớp 3 - Nhận xét các hoạt động ở tuần 1.

4 - Học nội qui trường , lớp

- Đi học đúng giờ, chuẩn bị sách vở, đồ dùng đầy đủ

- Mặc đồng phục đúng qui định, không ăn quà vặt, vệ sinh sạch sẽ.

- Đi vệ sinh, vứt rác đúng nơi qui định,

- Tham gia nghiêm túc an toàn giao thông…..

An toàn giao thông

BÀI 1: TUÂN THỦ TÍN HIỆU ĐÈN ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh nhận biết ba màu của đèn tín hiệu điều khiển giao thông (ĐKGT). Biết nơi có đèn tín hiệu ĐKGT.

(18)

2. Kỹ năng: Biết tác dụng của đèn tín hiệu ĐKGT.

3. Thái độ: Tự giác khi tham gia giao thông.

II. NỘI DUNG

- Đèn tín hiệu ĐKGT có 3 màu: đỏ – vàng – xanh.

- Đèn đỏ: Dừng lại

- Đèn xanh: Được phép đi

- Đèn vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch dừng lại.

III. CHUẨN BỊ

- HS: Sách “ Pokémon cùng em học ATGT ”.

IV. PHƯƠNG PHÁP

- Quan sát; Thảo luận; Đàm thoại; Thực hành

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

1. Ổn định tổ chức:

- Yêu cầu học sinh hát tập thể một bài hát.

2. Dạy và học bài mới.

a.Giới thiệu bài b. Bài mới:

Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm

Mục tiêu : HS có khả năng , nhận biết các tình huống AT và không AT khi đi trên đường phố.

Tiến hành

- Hs quan sát tranh trên bảng và thảo luận nhóm nội dung từng bức tranh.

- Hs nhận biết thế nào là an toàn, không an toàn khi đi trên đường phố.

GV kết luận : Ô tô xe máy và các phương tiện khác chạy trên đường quá nhiều , trẻ em đi bộ phải có người lớn dắt tay đi trên vỉa hè.

Hoạt động 2 :

Mục tiêu : HS nhớ đi bộ trên vỉa hè và có người lớn dắt.

Tiến hành

- Hs thực hành đi bộ trên vỉa hè.

GV kết luận : khi đi chơi hay đi học ở đường phố các em có thể gặp 1 số tình huống an toàn hay nguy hiểm. Các em cần tránh những tình huống :

+ Không đi bộ xuống lòng đường + không chạy qua đường phố.

+ không đùa nghịch dưới lòng đường.

3 . Củng cố, dặn dò

- Dặn HS thực hiện những điều vừa học.

- Học sinh hát tập thể.

-Hs quan sát và thảo luận theo nhóm - Học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

- Hs lắng nghe

- Hs thực hành theo nhóm.

- Hs lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

_____________________________________________________________

(19)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa giờ, học sinh tập các động tác của bài thể dục sẽ đều hơn,

Thái độ: - Qua bài học sinh biết cách xếp hang dọc dóng hang và có thể thực hiện tốt hơn trong các giờ xếp hang tập thể dục giữa giờ.. - Trò chơi nhằm rèn luyện

Thái độ: Qua bài học sinh biết cách xếp hang dọc dóng hang và có thể thực hiện tốt hơn trong các giờ xếp hang tập thể dục giữa giờ.. - Trò chơi nhằm rèn luyện phản

Kĩ năng: Thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng, tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động2. Thái độ: Qua bài học giúp học sinh tích cực tập luyện hơn và

Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa giờ, học sinh tập các động tác của bài thể dục sẽ đều

Thái độ: - Qua bài học học sinh có thể thực hiện chính xác hơn các động tác trong buổi thể dục giữa giờ, học sinh tập các động tác của bài thể dục sẽ đều

Thái độ: Qua bài học học sinh biết tập hợp độ hình hàng dọc, dóng hàng, dàn hàng, dồn hàng ở các buổi tập chung, các giờ tập thể dục giữa giờ.. - Trò chơi

 - Qua bài học giúp học sinh rèn luyện các tư thế kỹ năng cơ bản của môn thể dục. Trò chơi giúp học sinh rèn luyện kỹ năng chạy, sự nhanh nhẹn khéo léo, giáo