• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 19/09/2020

Ngày giảng: ...

Tiết: 05

CÁC GÓC TẠO BỞI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CẮT HAI ĐƯỜNG THẲNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau.

- Biết được tính chất : Cho hai đường thẳng và một cát tuyến, nếu có mọt cặp góc so le trong bằng nhau thì cặp góc so le trong còn lại cũng bằng nhau ; hai góc đồng vị bằng nhau ; hai góc trong cùng phía bằng nhau. Có kĩ năng nhận biết cặp góc so le trong, cặp góc đồng vị; cặp góc trong cùng phía.

2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vẽ hình chính xác, tư duy suy luận.

- KNS: Thu thập và xử lý thông tin 3. Tư duy: - Rèn luyện khả năng tư duy hình ảnh 4. Thái độ : - Rèn tính cẩn thận, chính xác.

5. Năng lực cần đạt: NL giải quyết vấn đề, NL tư duy toán học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.

Học sinh: Thước thẳng.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

- Vấn đáp

IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ( 6’)

HS1: Thế nào là hai góc đối đỉnh? Nêu tính chất cua hai góc đối đỉnh?

HS2: Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ? Thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng?

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Góc so le trong, góc

đồng vị (16’)

1. Góc so le trong, góc đồng vị.

(2)

MT: HS nhận biết được các góc so le trong, góc đồng vị

PP: Phát hiện và giải quyết vấn đề - GV vẽ hình

? Cho biết có bao nhiêu góc đỉnh A, đỉnh B tạo thành trong hình vẽ trên.

- GV giới thiệu đặc điểm về vị trí của các góc so với các đường thẳng để từ đó giới thiệu các cặp góc so le trong, góc đồng vị.(Có thể giới thiệu thêm về các cặp góc trong cùng phía, ngoài cùng phía, so le ngoài).

- HS làm ?1 sau đó GV treo bảng phụ bài 21(SGK) để củng cố.

Hs trả lời miệng

Hoạt động 2: Tính chất (13’)

MT: HS nắm được tính chất của góc so le trong, đồng vị, vận dụng làm bt PP: Vấn đáp, gợi mở. Luyện tập, thực hành

- GV yêu cầu HS vẽ hình theo dữ kiện của ?2 .

? Bài toán đã cho biết số liệu nào?

? Yêu cầu của bài toán

- HS thảo luận nhóm để trả lời ?2 .

? Tính góc A4 theo góc nào.

? Tính góc B3, có nhận xét gì về số đo của các góc so le trong.

? So sánh số đo của các góc đồng vị - GV cho học sinh thừa nhận tính chất

- Các cặp góc so le trong: A 1B 3; A 4B 2.

- Các cặp góc đồng vị:

1 1

A và B ; A và B 2 2 ;A và B 3 3;A và B 4 4 Bài 21 :

2. Tính chất.

Tính chất: (SGK)

A

B

1 43 2

1 2 3 4

a b c

A

B

2 4 3 1

1 2 43

c

a b

(3)

phát biểu trong SGK.

4. Củng cố (7’)

- GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình của bài tập 22 và yêu cầu HS làm các việc sau”

+ Điền nốt số đo của các góc còn lại.

+ Chỉ ra các cặp góc trong cùng phía và tính tổng của chúng.

- Bài 23: Lấy ví dụ thực tế về hình ảnh các cặp góc so le trong, đồng vị.

5. Hướng dẫn học ở nhà (2’)

- Nắm chắc định nghĩa góc đồng vị, so le trong, trong cùng phía.

- Làm các bài tập 16, 17, 18, 19, 20 (SBT-Trang 75, 76, 77).

- Nghiên cứu trước "Hai đường thẳng song song"

- Ôn khái niệm "Hai đường thẳng song song, hai đường thẳng phân biệt" học ở lớp 6 V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

Ngày soạn: 19/09/2020

Ngày giảng: ...

Tiết: 06

HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS ôn lại định nghĩa hai đường thẳng song song, nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

2. Kỹ năng: - Biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước.

- Sử dụng thành thạo dụng cụ để vẽ hai đường thẳng song song.

- KNS: Thu thập và xử lý thông tin

(4)

3. Tư duy: - Rèn luyện khả năng suy đoán và phân tích.

4. Thái độ : - Rèn tính cẩn thận, chính xác

5. Năng lực cần đạt: NL giải quyết vấn đề, NL tư duy toán học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.

Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc, phiếu học nhóm.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

- Vấn đáp. Luyện tập và thực hành.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 6’) HS1: Bài tập 17 (SBT- Trang 76) HS2: Bài tập 19 (SBT-Trang76) (GV vẽ sẵn hình trên bảng phụ)

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức

(5’)

? Thế nào là hai đường thẳng song song

? Vị trí giữa hai đường thẳng phân biệt

Hoạt động 2: Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song (15’) - GV treo bảng phụ vẽ hình 17(SGK) để cho HS làm ?1 .

? Dự đoán các đường thẳng nào trên

1. Nhắc lại kiến thức lớp 6.

Hai đường thẳng không có điểm chung gọi là hai đường thẳng song song.

2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

?1

(5)

hình song song với nhau.

? So sánh số đo của các góc soletrong, đồng vị trong các hình trên.

? Dự đoán xem khi nào hai đường thẳng song song.

- GV có thể giới thiệu thêm tính chất nếu hai góc trong cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó cũng song song.

Hoạt động 3: Vẽ hai đường thẳng song song (10’)

- HS làm ?2 :Vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước.

- GV hướng dẫn cách vẽ thông dụng nhất là vẽ theo dòng kẻ của vở hoặc vẽ theo chiều rộng của thước thẳng.

p m

n

c g

e c d

c a

Tính chất: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau.

Kí hiệu đường thẳng a song song với đường thẳng b: a // b

3. Vẽ hai đường thẳng song song.

4.Củng cố (6’)

- Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song

- Bài tập 24 SGK: Đưa bảng phụ để HS hoạt động nhóm.

- GV gới thiệu khái niệm hai đoạn thẳng song song: hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song.

5. Hướng dẫn học ở nhà (2’)

- Nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

- Bài tập 25, 26 (SGK-Trang91)

- Bài tập 21, 22, 23, 24, 25, 26 (SBT-Trang 77,78).

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập để giờ sau luyện tập.

600 600

800 900 450

450

(6)

- Bài tập 26(sgk) : Hướng dẫn HS bằng hình vẽ : (Dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song).

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

Ngày soạn: 19/09/2020

Ngày giảng: ...

Tiết: 07

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Được củng cố, nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

2. Kỹ năng: - Vẽ thành thạo một đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó.

- Luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng để vẽ hình.

- KNS: Thu thập và xử lý thông tin

3. Tư duy: - Rèn luyện khả năng suy đoán và phân tích.

4. Thái độ : - Rèn tính cẩn thận, chính xác

5. Năng lực cần đạt: NL giải quyết vấn đề, NL tư duy toán học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, êke, bảng phụ.

Học sinh : Thước thẳng, êke.

III. PHƯƠNG PHÁP

A

B x

y

1200

1200

(7)

- Phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

- Vấn đáp. Luyện tập và thực hành.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ ( 6’)

HS1: Nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song?

HS2: Vẽ cặp góc so le trong xAB và yBA có số đo đều bằng 600. Hai đường thẳng Ax và By có song song với nhau không ? Vì sao?

3. Bài mới (31’)

Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung bài học - HS đọc đề, tìm hiểu yêu cầu của đề

bài.

? Ta cần vẽ các yếu tố nào trước?

? Vẽ như thế nào.

- HS lên bảng vẽ hình.

? Điểm D được xác định như thế nào.

? Có thể xác định được mấy điểm D thoả mãn điều kiện.

- HS đọc đề, tìm hiểu yêu cầu của đề bài.

? Xác định các vị trí có thể có của điểm M để vẽ hình.

Bài tập 27 (SGK-Trang 91).

- Vẽ đường thẳng a đi qua A và song song với BC.

- Trên đường thẳng a lấy điểm D sao cho AD = BC.

- Trên đường thẳng a lấy điểm D’ nằm khác phía điểm D so với A sao cho AD’ = AD.

Bài tập 26 (SBT-Trang 78).

(8)

- GV yêu cầu HS vẽ hình vào vở và lên bảng thực hiện.

- HS đọc đề, tìm hiểu yêu cầu của đề bài.

- HS thực hiện vẽ hai góc có cạnh tương ứng vuông góc xOy và x’Oy’.

Sau đó dùng thước để đo và rút ra được nhận xét là số đo của hai góc có cạnh tương ứng vuông góc (cùng nhọn) thì bằng nhau.

- Đối với HS khá, giỏi thì GV có thể hướng dẫn cách chứng minh.

Bài tập 29 (SBT-Trang 92).

4. Củng cố (5’)

- Khái niệm hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. Cách vẽ vuông góc, song song.

- Bài tập 30 SGK (Trang 92).

GV có thể giới thiệu về hiện tượng ảo giác.

5. Hướng dẫn học ở nhà (2’)

- Xem lại các bài tập đã chữa.

- Hoàn thiện các bài tập đã giao về nhà.

- Đọc trước bài “ Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song”.

V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

Ngày soạn: 19/09/2020

Ngày giảng: ...

Tiết 08

(9)

TIÊN ĐỀ ƠCLIT VỀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Nắm được tiên đề Ơclit, hiểu rằng nhờ có tiên đề Ơclit mới suy ra được tính chất của hai đường thẳng song song.

- Tính được số đo của các góc khi có hai đường thẳng song song và một cát tuyến, biết số đo của một góc thì tính được số đo của các góc còn lại.

2. Kỹ năng: - Rèn tư duy suy luận.

- KNS: Rèn kỹ năng hợp tác với người khác khi xử lý công việc.

3. Tư duy : - Rèn khả năng dự đoán, suy luận lôgic 4.Thái độ : - Rèn tính cẩn thận, chính xác

5. Năng lực cần đạt: NL giải quyết vấn đề, NL tư duy toán học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ..

II

. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: Phấn màu, bảng phụ.

HS: Bảng nhóm, nháp, SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Dạy học hợp tác nhóm nhỏ

- Vấn đáp. Luyện tập và thực hành.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1.Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

HS1: Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng a, vẽ đường thẳng b qua M và b // a.

- GV yêu cầu HS thực hiện vẽ theo các cách khác nhau sau đó đặt vấn đề vào bài mới.

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tiên đề Ơclit (10’)

MT: HS nắm được nội dung tiên đề Ơclit

PP: Vấn đáp gợi mở

- GV thông báo nội dung tiên đề Ơclit.

1. Tiên đề Ơclit.

Tiên đề (SGK-Trang 92).

Cho M a !b // a (M b).

(10)

- HS tìm hiểu nội dung tiên đề sau đó vẽ hình vào vở.

Hoạt động 2: Tính chất của hai đường thẳng song song (20’)

MT: HS nắm được tính chất hai đường thẳng song song

PP: Phát hiện và giải quyết vấn đề

? Hai đường thẳng song song có tính chất gì?

- HS thực hiện trình tự các yêu cầu phần ? trong SGK:

+ Vẽ hai đường thẳng a và b song song.

+ Vẽ đường thẳng c cắt a và b.

+ Đo một cặp góc so le trong và nhận xét.

+ Đo một cặp đồng vị và nhận xét.

+ Đo một cặp góc trong cùng phía và nhận xét.

? Phát biểu tính chất của hai đường thẳng song song.

- Đối với HS khá, giỏi thì GV có thể hướng dẫn cách chứng minh.

2. Tính chất của hai đường thẳng song song.

Tính chất: Nếu a// b, c cắt a và b thì:

- Các cặp góc so le trong bằng nhau.

- Các cặp góc đồng vị bằng nhau.

- Các cặp góc trong cùng phía bù nhau.

4. Củng cố (7’)

- Nội dung tiên đề Ơclit và tính chất của hai đường thẳng song song.

- Bài tập 32 SGK (Trang 94).

Phát biểu a, b

- Bài tập 33 SGK (Trang 94).

a/ Hai góc so le trong bằng nhau.

b/ Hai góc đồng vị bằng nhau.

M b

a

c

(11)

c/ Hai góc trong cùng phía bù nhau.

5. Hướng dẫn học ở nhà (2’)

- Học thuộc nội dung tiên đề Ơclit và nắm vững tính chất của hai đường thẳng ss

- Làm các bài tập 34, 35, 36 SGK (Trang 94).

- Bài tập 29, 30 SBT (Trang 79).

- HD bài 34 :

14 0

B A 37 (so le trong)

14 0 0 0

A B 180 37 143 (đồng vị)

2

B và A 4 là cặp góc trong cùng phía từ đó  B 2 - HD bài 35 :

Áp dụng tiên đề Ơclít V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

A

B C

a b

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển các năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát,