• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 21/11/2021 Ngày giảng: ...

Tiết 13 Bài 8. CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ HỆ

QUẢ.

( 2 tiết) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh học được kiến thức về:

- Chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất

- Các hệ quả từ chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất + Hiện tượng các mùa

+ Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa 2. Năng lực

- Năng lực sử dụng các công cụ của Địa lí học: bản đồ, sơ đồ hình ảnh, mô hình, quả Địa Cầu để mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và trình bày hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa.

- Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên: Liên hệ hiện tượng ngày, đêm dài, ngắn theo mùa.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ và có trách nhiệm tham gia học tập, làm các bài tập với bản đồ, sơ đồ, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhóm và tự học tích cực.

- Yêu quý và bảo vệ Trái Đất, sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên.

- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết về hiệ tượng mùa và ngày đêm dài ngắn khác nhau, hiện tượng đêm trắng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên

- Quả địa cầu

- Video/hình ảnh về chuyển động tự quay, hiện tượng ngày đêm

- Phiếu học tập làm việc nhóm, các bộ từ khóa/ hình ảnh trong trò chơi

“Hiểu ý đồng đội”

- Giấy A3 làm việc nhóm, băng keo trong, nam châm gắn bảng - Tiêu chí đánh giá sản phẩm

2. Học sinh

- Giấy note để làm việc cá nhân - Bút màu để làm việc nhóm

- Sách giáo khoa và vở ghi; giấy A3

(2)

- Quả Địa Cầu loại nhỏ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 2: TÌM HIỂU HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI ( 25 phút) a) Mục tiêu:

- Trình bày và giải thích hiện tượng các mùa.

- Trình bày và giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.

b) Nội dung:

- Quan sát hình 1, 2, 3, 4 kết hợp kênh chữ SGK trang 130- 133 và các phiếu học tập GV cung cấp.

- Học sinh hoạt động cá nhân/cặp đôi/ theo nhóm, động não tư duy giải quyết vấn đề.

c) Sản phẩm: Các nhóm HS hoàn thành phiếu học tập số 1.

d) Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các hệ quả của chuyện động tự quay quanh trục.

- Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV chia lớp thành 10 nhóm và yêu cầu HS hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động 2 như sau:

+ Quan sát hình 2, 4 ngày và đêm trên Trái Đất vào ngày 22-6 và 22-12.

+ Kết hợp kênh chữ SGK trang 131, 132

+ Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV phân công trong phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Ngày/

tháng Nửa cầu Phân công nhiệm vụ

Vị trí của nửa cầu so với Mặt Trời (ngả vào/ chếch

xa)

Lượng nhiệt và ánh sáng nhận được (nhiều/ít)

Mùa

22/6 Nửa cầu Bắc Nhóm 1

Nửa cầu Nam Nhóm 2

(3)

22/12 Nửa cầu Bắc Nhóm 3

Nửa cầu Nam Nhóm 4

21/3 Nửa cầu Bắc Nhóm 5

Nửa cầu Nam Nhóm 6

23/9 Nửa cầu Bắc Nhóm 7

Nửa cầu Nam Nhóm 8

- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm việc nhóm ghi vào phiếu học tập trong thời gian 5 phút.

- Báo cáo, thảo luận:

+ Các học sinh trong nhóm điền/ đọc câu trả lời phần làm việc của nhóm ở trên bảng, chỉ trên hình tương ứng các vị trí chính xác.

+ Các học sinh thuộc nhóm khác lắng nghe, ghi chú vào phiếu của nhóm mình các phần còn thiếu.

+ Cả lớp đặt các câu hỏi làm rõ vấn đề và làm sáng tỏ các kiến thức về các mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết luận vấn đề.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Ngày/

tháng Nửa cầu

Phân công nhiệm

vụ

Vị trí so với Mặt Trời (ngả vào/

chếch xa/ chiếu vuông góc )

Lượng nhiệt và ánh sáng nhận được (nhiều/ít)

Mùa

22/6

Nửa cầu Bắc

Nhóm 1 Ngả về phía Mặt

Trời Nhiều Hạ

Nửa cầu Nam Nhóm 2 Chếch xa Mặt Trời Ít Đông

22/12

Nửa cầu Bắc Nhóm 3 Chếch xa Mặt Trời Ít Đông

Nửa cầu Nam Nhóm 4 Ngả về phía Mặt

Trời Nhiều Hạ

21/3 Nửa cầu Bắc Nhóm 5 Hai nửa cầu hướng về Mặt Trời như

nhau

Hai nửa cầu nhân đươc lượng nhiệt và ánh sáng như

nhau

Xuân

(4)

Nửa cầu Nam Nhóm 6

Hai nửa cầu hướng về Mặt Trời như

nhau

Hai nửa cầu nhân đươc lượng nhiệt và ánh sáng như

Thu

23/9

Nửa cầu Bắc Nhóm 7

Hai nửa cầu hướng về Mặt Trời như

nhau

Hai nửa cầu nhân đươc lượng nhiệt và ánh sáng như

nhau

Thu

Nửa cầu Nam Nhóm 8

Hai nửa cầu hướng về Mặt Trời như

nhau

Hai nửa cầu nhân đươc lượng nhiệt và ánh sáng như

nhau

Xuân

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát hình ảnh hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất đã sử dụng trong bài 7 đã được giáo viên edit lại vào yêu cầu HS hoàn thành nội dung sau

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. Bán cầu nào đang ngả về phía Mặt Trời?

2. Bán cầu Bắc đang là mùa nào?

3. Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có đêm không?

4. So sánh độ dài ngày và đêm tại các điểm hình 7.3

- Xích đạo (00)

- Tại chí tuyến Bắc (23027’B)

(5)

- Tại chí tuyến Nam (23027’N) - Tại vòng cực Bắc (66033’B) - Tại vòng cực Nam (66033’N)

Kết hợp Hình 4. Độ dài ban ngày và ban đêm trên Trái Đất và rút ra kết luận

- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm việc nhóm vào phiếu học tập trong thời gian 5 phút.

- Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trao đổi bài cho nhau theo sự hướng dẫn của Gv và chấm bài cho nhóm bạn theo thang điểm sau

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 5. Bán cầu nào đang ngả về phía Mặt

Trời?

Bắc

6. Bán cầu Bắc đang là mùa nào? Mùa hè

7. Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có đêm không?

Không 8. So sánh độ dài ngày và đêm tại các

điểm hình 7.3

- Xích đạo (00) Ngày = đêm

- Tại chí tuyến Bắc (23027’B) Ngày > đêm - Tại chí tuyến Nam (23027’N) Ngày < đêm

- Tại vòng cực Bắc (66033’B) Ngày > đêm (đêm rất ngắn) - Tại vòng cực Nam (66033’N) Ngày < đêm (đêm rất dài)

(6)

Kết hợp Hình 4. Độ dài ban ngày và ban đêm trên Trái Đất và rút ra kết luận

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét phần trình bày của các học sinh, nhận xét về thái độ làm việc, kết quả và chốt kiến thức và cho học sinh giải thích câu tục ngữ

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

 Câu tục ngữ trên của nước ta (nằm ở bán cầu Bắc), vào tháng năm âm lịch sẽ vào khoảng tháng 6, 7 dương lịch, nửa cầu Bắc nhận được nhiều ánh sáng của mặt trời. Đây cũng là thời điểm của mùa hè. Vào mùa này thì ngày sẽ dài hơn, còn đêm sẽ ngắn hơn. Đến tháng mười âm lịch vào khoảng tháng 11, 12 dương lịch, nửa cầu Bắc bị chếch xa phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng.

Đây lại là thời điểm của mùa đông, nên có “ngày ngắn đêm dài”.

Hoặc mở rộng về hiện tượng đêm trắng: Đêm trắng hay còn gọi là hiện tượng bạch dạ, là những ngày tại một địa phương nào đó có khoảng thời gian ban đêm có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời. Vì vậy, khi đêm trắng diễn ra, tại đó ban đêm chỉ diễn ra rất ngắn, thường chỉ từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng. Còn khoảng thời gian còn lại bầu trời đêm vẫn hửng sáng, không gian chiều tà cứ lởn vởn cuối đường chân trời giống như hoàng hôn kéo dài suốt đêm.

(https://quantrimang.com/hien-tuong-dem-trang-la-gi-182384) 2. Mùa trên Trái Đất

- Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu bắc, lúc nửa cầu nam ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa.

+ Nửa cầu hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng.

+ Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh.

- Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm và cũng khác nhau theo vĩ độ.

- Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

3. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

- Do trục Trái Đất có độ nghiêng không đổi nên đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất sinh ra hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ.

- Mùa nóng: ngày dài hơn đêm, mùa lạnh đêm dài hơn ngày

- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài ngắn như nhau.

(7)

3: LUYỆN TẬP (15 phút) a) Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức bài học (bài 7, 8)

+ Thiết kế sản phẩm sáng tạo trên A3 về chuyển động của Trái Đất và các hệ quả.

+ Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, tổng hợp kiến thức, khai thác từ video.

b) Nội dung: Xem lại video tổng hợp bài 7, 8 và vẽ sơ đồ tư duy về các chuyển động của Trái Đất và các hệ quả.

c) Sản phẩm: Mindmap/ infographic... bài làm nhóm trên giấy A3 d) Tổ chức thực hiện

- Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm 4-5 HS

+ Giao nhiệm vụ: Các em nghe video https://www.youtube.com/watch?

v=qm94yFdCNog xem lại nội dung bài 7, 8 và so đồ hóa lại các chuyển động của Trái Đất và các hệ quả của từng chuyển động trên giấy A3, các em có thể vẽ các hình minh họa cho dễ nhớ.

+ Thời gian làm việc: phân công, nhiệm vụ và phác thảo trên giấy A3 (7 phút). Về nhà hoàn thành sản phẩm và nộp lại vào tiết sau.

+ Hình thức: Tự chọn cách trình bày (mindmap, infographic...); Cụ thể đánh giá theo tiêu chí: Nội dung, bố cục, màu sắc và hình ảnh minh họa.

+ Nhóm quản lí, điều phối và ghi nhận tình hình làm việc của thành viên theo tiêu chí.

- Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS làm việc theo phân công

+ GV quan sát, hỗ trợ các nhóm nếu có khó khăn

- Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo tiện độ làm việc khi hết tiết bài 8, nộp lại biên bản làm việc.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét hoạt độn, tiến trình làm việc trong bài này, dặn dò các em về nhà hoàn thành nội dung trên giấy A3, tiết sau sẽ trình bày thay cho phần kiểm tra bài cũ.

4: VẬN DỤNG (5 phút)

a) Mục tiêu: học sinh vận dụng được những kiến thức đã học về mùa và ngày đêm dài ngắn vào thực tế.

b) Nội dung:

+ Xử lí tình huống mới do Gv đưa ra.

+ GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS.

(8)

+ Học sinh hoạt động, vận dụng, tham khảo, tư duy giải quyết vấn đề.

c) Sản phẩm: câu trả lời và dẫn chứng của học sinh d) Tổ chức thực hiện

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt vấn đề: “Có những loài vật sẽ ngủ đông trong một thời gian dài trong năm, em hãy xem video và cho biết chúng thường phân bố ở đầu và tại sao lại phải ngủ đông” (Link video https://vnexpress.net/bi- quyet-giup-dong-vat-ngu-dong-trong-nhieu-thang-3837107.html )

- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh về nhà làm việc.

- Báo cáo, thảo luận: Học sinh trình bày vào tiết tới.

- Kết luận, nhận định: Nhận xét bài làm về nhà của học sinh và chốt vấn đề:

Ngủ đông là trạng thái hạ thân nhiệt có điều hòa ở động vật để giảm mức trao đổi chất. Hiện tượng này xảy ra trong vài ngày hoặc hàng tuần giúp cho động vật tiết kiệm năng lượng trong mùa đông, hoặc qua đêm băng giá trên núi cao.

Trong quá trình ngủ đông, một số loài động vật giảm bớt các hoạt động trao đổi chất đến mức rất thấp, thân nhiệt và nhịp thở cũng giảm. Lúc này năng lượng sử dụng để duy trì sự sống được lấy chủ yếu từ chất béo. Thường ở vùng cực vì mùa đông lạnh giá và đóng băng nên khó kiếm thức ăn.”

IV. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

https://www.youtube.com/watch?v=qm94yFdCNog https://vnexpress.net/bi-quyet-giup-dong-vat-ngu-dong-trong-nhieu-thang-3837107.html

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước,

* HS hoàn thành một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó

- Năng lực tự học: tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người

GV giới thiệu bài: Các em vừa được ôn lại về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), Câu phân loại theo mục

- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. - Phương pháp – KT: Hoạt động nhóm, nêu và

Câu 5: Trong từng bước phân loại bằng khóa lưỡng phân từ đầu đến cuối người ta luôn phân loại các loài sinh vật thành mấy nhóm..

Khi thử máu để truyền, với máu của vợ bác sĩ thì bị kết dính, với máu bác sĩ thì không bị kết dính.. Nhóm máu O