• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 23 Ngày soạn: 21/ 2/ 2019

Ngày giảng: Thứ 2/ 25/ 2/ 2019

TOÁN

SỐ BỊ CHIA - SỐ CHIA - THƯƠNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia.

Củng cố cách tìm kết quả của phép chia

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ về tên gọi thành phần của phép chia và áp dụng vào làm các bài toán nhanh, đúng và chính xác

3. Thái độ: HS có tính cẩn thận, kiên trì, khoa học và chính xác và biết áp dụng vào cuộc sống hàng ngày

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- 3 tấm bìa ghi tên các thành phần, bảng phụ - HS: Vở bài tập Toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5) - Gọi HS lên bảng làm bài

2 x 7 + 45 = 5 x 2 + 18 = - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1) - Giới thiệu, nêu mục tiêu

2. Giới thiệu tên gọi của thành phần và kết quả của phép chia. (15)

- GV giới thiệu phép chia 6 : 2

- Gọi 2 HS đọc kết quả của phép chia này - Gọi 4 HS đọc lại: " sáu chia hai bằng ba "

- Gv chỉ vào từng số trong phép chia ( từ trái sang phải ) và nêu tên gọi:

6 : 2 = 3

Số bị chia Số chia Thương

- "Thương" là kết quả của phép chia ( 3 ) gọi là thương

- Ghi bảng :

- Số bị chia Số chia Thương

6 : 2 = 3 Thương

- VD: 8 : 2 = 4 14 : 2 = 7

- 2 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài bảng con.

- Nhận xét

- Nghe - HS đọc - HS nghe - HS theo dõi

- HS nêu nêu lại

- 5, 6 HS nhắc lại

(2)

- Gọi HS đọc tên các thành phần của hai phép tính trên

- Nhận xét 3. Thực hành Bài 1 (7)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- Mời HS tiếp nối nhau nêu kết quả . - GV cho HS nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài

? Đọc thành phần và kết quả của phép chia 18 : 2 = 9?

Bài 2 (8)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho HS làm bài

- GV nhận xét - chữa bài.

C. Củng cố - dặn dò (8)

- Trong phép chia 20 : 5 = 4; 4 được gọi là:

A. Số bị chia B. Số chia C. Thương - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau

- HS nghe

- 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK - HS nhẩm và nêu kết quả.

- 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK - HS làm bài cá nhân

2 x 3 = 6 2 x 5 = 10 6 : 2 = 3 10 : 2 = 5 - Nhận xét

- HS trả lời.

- HS nghe

_______________________________________________

ĐẠO ĐỨC

Tiết 23:

LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết một số câu yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.

2. Kỹ năng: Biết sử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp hàng ngày khi nhận và gọi điện thoại, biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.

3. Thái độ: Biết xử lí một số tình huống đơn giản thường gặp khi nhận và gọi điện thoại trong cuộc sống hàng ngày.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC - Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi gọi điện thoại III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bộ đồ chơi điện thoại.

- HS: Vở bài tập đạo đức

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Em đã biết nói lời yêu cầu, đề nghị khi được giúp đỡ chưa? Hãy kể lại một vài trường hợp cụ thể?

- Nêu nghi nhớ của bài?

- Nhận xét B. Bài mới

- HS trả lời. Cả lớp theo dõi.

- Nhận xét - HS nghe

(3)

1. Giới thiệu bài (1)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài 2. Phát triển bài

a) Hoạt động 1: (10) Thảo luận

- GV đọc nội dung đoạn đối thoại SGK - Gọi 2 HS lên đóng vai đang nói chuyện điện thoại trong SGK

+ Khi điện thoại reo, bạn Vinh nói gì và đã làm gì?

+ Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại như thế nào?

+ Em có thích cách nói chuyện qua điện thoại của hai bạn không?

- Em học được điều gì qua hội thoại trên?

* Nhận xét KL: Khi nhận và gọi điện thoại, em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.

b) Hoạt động 2: (10) Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại.

- GV viết các câu hội thoại lên bảng phụ - Gọi 4 HS lên đọc to các câu trên

- Yêu cầu HS suy nghĩ để sắp xếp lại vị trí cho hợp lí

- Gọi từng hs lên sắp xếp - Nhận xét bổ sung

VD:

- A lô, tôi xin nghe.

- Cháu chào bác ạ. Cháu là Mai. Cháu xin phép được nói chuyên với bạn Ngọc.

- Cháu cầm máy chờ một chút nhé ! - Dạ cháu cảm ơn bác.

+ Đoạn hội thoại trên diễn ra khi nào ? + Bạn nhỏ trong tình huống đã lịch sự khi nói điện thoại chưa ? vì sao ?

- Cho HS đóng vai theo từng cặp

- Mời một số cặp lên đóng vai trước lớp c) Hoạt động 3: (10) Thảo luận nhóm - Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi theo nhóm

+ Hãy nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại

+ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì ?

- Gọi đại diện từng nhóm trình bày - Yêu cầu các nhóm tranh luận.

- Cả lớp theo dõi - 2 HS đóng vai - HS theo dõi nghe - Nhận xét

- HS nêu ý kiến- HS nghe

- Cả lớp theo dõi

- Cả lớp nhận xét bổ xung.

- HS trả lời

- Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thảo luận nhóm

- HS nghe

- Các nhóm báo cáo

- Các nhóm khác nhận xét bổ xung - HS nghe

(4)

- Nhận xét KL: Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn; nhấc và đặt máy nhẹ nhàng;

không nói to, nói trống không. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình C. Củng cố - dặn dò (4)

- Khi gọi hoặc nhận điện thoại chúng ta cần thê hiện thái độ như thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Về học bài thực hiện những điều đã học.

Chuẩn bị bài sau.

- Thái độ lịch sự - HS nghe

_______________________________________

Bồi dưỡng tiếng việt

Chiều:

LUYỆN CHỮ HOA T

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Viết đúng chữ hoa T (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Thẳng (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Trống trường giục giã (3 lần) 2. Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.

3. Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết, ngồi đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ T, bảng phụ.

- HS: Vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV gọi HS nhắc lại cụm từ ứng dụng: Sân trường rợp bóng mát

- Yêu cầu HS lên bảng viết: Sân, S - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HDHS viết chữ hoa (5)

- HD HS quan sát nhận xét chữ T - Gv đưa chữ mẫu T treo lên bảng

? Chữ hoa T cỡ vừa cao mấy li?

? Chữ hoa T gồm mấy nét?

- Gv chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

+ Nét 1: ĐB giữa ĐK4 và ĐK5, viế nét cong trái (nhỏ), DB trên ĐK6.

+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, viết nét lượn ngang từ trái sang phải, DB trên ĐK6.

- 2 HS viết bảng

- Cả lớp viết bảng con: Sáo - Nhận xét

- HS nghe.

- HS nghe

- HS quan sát nhận xét - Cao 5 li

- Gồm 1 nét liền; là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét cong trái và 1 nét lượn ngang.

- Chữ hoa T có độ cao 5 li.

(5)

+ Nét 3: Từ điểm DB của nét 2, viết tiếp nét cong trái to, nét cong trái này cắt nét lượn ngang, tạo thành một vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ, rồi chạy xuống dưới, phần cuối nét uốn cong vào trong, DB ở ĐK2.

- GV viết chữ T trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

- GV cho HS tập viết bảng con - Sửa lỗi cho HS.

3. HD viết câu ứng dụng (5) - Gọi 1 HS đọc câu ứng dụng + Nghĩa của cụm từ là gì ?

- Cho HS nhận xét câu ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét

- GV viết mẫu 2 chữ Trống - HD viết bảng con

- GV nhận xét chữa lỗi

4. HD HS viết vào vở TV (19) - GV nêu yêu cầu viết

- Cho HS viết bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn - GV thu chấm 5 đến 7 bài - GV nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa T?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về viết tiếp phần ở nhà chuẩn bị bài sau: Chữ hoa U, Ư

- HS quan sát - HS viết bảng con

- HS đọc

- Thẳng thắn không ưng điều gì thì nói ngay.

- HS nghe, theo dõi

- Viết bảng con

- HS theo dõi - HS viết bài

- Nhắc lại - HS nghe.

__________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 23

: TỪ NGỮ VỀ MUÔN THÚ . ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO ?

I. Mục tiêu:

1, Kiến thức: Xếp được tên một số con vật theo nhóm thích hợp (BT1). Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào ? (BT2, 3) :

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ về loài thú và sử dụng các cụm từ để làm đúng các bài tập

3, Thái độ : Có ý thức sử dụng đúng từ ngữ trong nói và viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy chiếu, máy tính. Bút dạ, giấy khổ to.

- HS: Vở bài tập TV.

(6)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV gọi 2 HS kể tên một số loài chim đã học ở tiết LTVC trước.

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

Bài tập 1 (10)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1

- GV cho HS quan sát tranh ảnh về các loài thú (Chiếu trên sile)

- GV cho HS làm bài theo cặp - Mời đại diện các cặp trình bày - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:

Bài tập 2 (10)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.

- GV cho làm bài theo nhóm 2 - Mời đại diện các nhóm trình bày.

- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:

Bài tập 3 (10)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3 - GV nhắc HS chú ý:

- GV cho HS trao đổi theo cặp và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến

- GV cho cả lớp nhận xét

- GV nhận xét treo bảng phụ lên bảng, chốt lại lời giải đúng :

C. Củng cố - dặn dò (4) - Chọn ý trả lời đúng :

Loài nào sau đây là thú dữ nguy hiểm ? A. Chó sói B. Ngựa vằn C. hươu - GV nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau :

- HS kể

- Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS nghe

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK

- HS quan sát nhận xét trao đổi theo cặp

- HS làm bài

- Các HS khác nhận xét bổ xung

- Các loài thú nguy hểm: hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác.

- Các loài thú không nguy hiểm: thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm làm bài

- Các nhóm khác nhận xét bổ xung - HS theo dõi

a) Thỏ chạy nhanh như bay

b) Sóc chuyền từ cành này sang cành kia nhanh thoăn thoắt

c) Gấu đi lặc lè ...

d) Voi kéo gỗ rất khoẻ

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - HS nghe

- HS trao đổi và phát biểu - Nhận xét

- HS nghe

- HS chọn ý đúng và giải thích lí do - HS nghe

__________________________________________

Bồi dưỡng toán

THỰC HÀNH TOÁN

(7)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Củng cố về các bảng nhân đã học, nhận biết một phần ba. Biết giải bài toán có một phép nhân trong các bảng nhân đã học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng bảng nhân vào làm bài tập.

3. Thái độ: HS ham thích học toán, tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5) - Yêu cầu HS lên bảng vẽ 1

3hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật được tô màu?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

Bài 1: Tính nhẩm (9) - Gọi HS đọc yêu cầu

- HS tính nhẩm rồi ghi kết quả vào vở.

Chẳng hạn: 6 : 3 = 2 - Nhận xét

- Bài vận dụng bảng chia mấy?

Bài 2: (10)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

? Hãy đọc tên các thành phần của phép chia?

Bài 3: (9)

- Gọi HS đọc bài toán

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

? Muốn biết đoạn dây dài bao nhiêu dm ta làm như thế nào?

- Yêu cầu hS làm bài - Nhận xét.

? Bài toán vận dụng bảng chia mấy?

C. Củng cố - dặn dò (5) - Yêu cầu đọc bảng chia 3 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài.

- 3 HS vẽ - Lớp vẽ nháp - Nhận xét

- HS đọc

- HS thực hiện 2 phép tính nhân và chia (tương ứng) trong một cột. - 3 HS làm bảng, lớp làm VBT

12 : 3 = 6 6 : 3 = 2 15 : 3 = 5 9 : 3 = 3 27 : 3 = 9 24 : 3 = 8 - Nhận xét

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS l m v ch a b i.à à ữ à Phép

chia

Số bị chia

Số chia Thương

24:3=8 24 3 8

15:3=5 15 3 5

27:3=9 27 3 9

30:3=10 30 3 10

- HS nhận xét.

- HS đọc - Trả lời

- HS trình bày bài giải.

Bài giải

Mỗi đoạn dây dài số dm là:

9 : 3 = 3 (dm)

Đápsố: 3 dm

(8)

- Nhận xét - HS đọc

- HS nghe, ghi nhớ.

________________________________________________

Ngày soạn: 22/2/2019

Ngày giảng: Thứ 3/26/2/2019

TOÁN

Tiết 112: BẢNG CHIA 3 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS lập bảng chia 3. Nhớ được bảng chia 3. Biêt giải toán có một phép chia trong bảng chia 3

2. Kĩ năng: Biết vận dụng bảng chia 3 vào làm bài tập.

3. Thái độ: HS ham thích học toán,tự giác tích cực có tính cẩn thận trong tính toán, học tập, vận dụng được vào trong cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.

- HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS lên bảng làm bài sau: Viết phép chia và tính kết quả

+ Số bị chia, số chia lần lượt là 8 và 2 + Số bị chia, số chia lần lượt là 12 và 2 + Số bị chia, số chia lần lượt là 16 và 2 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Giới thiệu, nêu mục tiêu

2. Giới thiệu phép chia cho 3 (12)

- Gv gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn

+ Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn; 4 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?

- Gọi 1 HS lên viết phép nhân:

- Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ? - Gọi HS trả lời

- Gọi HS lên viết phép tính :

- Gv nhận xét: Từ phép nhân 3 là 3 x 4 = 12 ta có phép chia 3 là 12 : 3 = 4

Từ 3 x 4 = 12 ta có 12 : 3 = 4

- GV HD HS lập bảng chia 3 như bảng chia

- 3 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nhận xét

- Nghe

- Nghe

- HS nghe, quan sát phát biểu - HS nêu: có 12 chấm tròn - 3 x 4 = 12

- HS nêu: có 4 tấm bìa - 12 : 3 = 4

(9)

2

- Gv ghi bảng

3 : 3 = 1 12 : 3 = 4 21 : 3 = 7 6 : 3 = 2 15 : 3 = 5 24 : 3 = 8 9 : 3 = 3 18 : 3 = 6 27 : 3 = 9 30 : 3 = 10 - Gv chỉ bảng cho cả lớp đọc thuộc bảng chia 3

3. Thực hành Bài 1 (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- Mời nhẩm và nêu kết quả.

- GV ghi lên bảng

- GV cho HS nhận xét bài trên bảng.

? Thương trong phép chia được gọi là gì trong phép nhân?

Bài 2 (6)

- Gọi 1 HS đọc bài toán 2.

- Yêu cầu HS tự làm bài tập. sau đó mời 1 HS lên bảng làm bài

- Yêu cầu HS nhận xét bài bài trên bảng - GV nhận xét - chữa bài.

? Bài tập vận dụng bảng chia mấy?

Bài 3 (6)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

? Muốn tìm thương ta làm thế nào?

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Kết quả của phép chia 18 : 3 = ? A. 6 B. 7 C. 8 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Một phần ba.

- 5, 6 HS nhắc lại

- HS nghe, thực hiện lập bảng chia 3

- 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK - Cả lớp làm vào vở làm bài.

- Kết quả:

6 : 3 = 2 3 : 3 = 1 15 : 3 = 5 9 : 3 = 3 12 : 3 = 4 30 : 3 = 10 18 : 3 = 6 21 : 3 = 7 24 : 3 = 8 27 : 3 = 9 - Nhận xét

- 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK - HS làm bài.

Tóm tắt Bài giải

Có : 24 hs Mỗi tổ có số HS là:

Chia đều: 3 tổ 24 : 3 = 8 (học sinh) Mỗi tổ: ....HS ? Đáp số: 8 học sinh - Nhận xét

- HS đọc

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT 12 : 3 = 4 21 : 3 = 7 27 : 3 = 9 30 : 3 = 10 3 : 3 = 1 15 : 3 = 5 - Nhận xét

- Trả lời - Lắng nghe

_________________________________________________________________

TẬP VIẾT

CHỮ HOA T

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Viết đúng chữ hoa T (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Thẳng (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Thẳng như ruột ngựa (3 lần)

2. Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.

3. Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết, ngồi đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ T, bảng phụ.

(10)

- HS: Vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV gọi HS nhắc lại cụm từ ứng dụng:

Sáo tắm thì mưa.

- Yêu cầu HS lên bảng viết: Sáo, S - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HDHS viết chữ hoa (5)

- HD HS quan sát nhận xét chữ T - Gv đưa chữ mẫu T treo lên bảng

? Chữ hoa T cỡ vừa cao mấy li?

? Chữ hoa T gồm mấy nét?

- Gv chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

+ Nét 1: ĐB giữa ĐK4 và ĐK5, viế nét cong trái (nhỏ), DB trên ĐK6.

+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, viết nét lượn ngang từ trái sang phải, DB trên ĐK6.

+ Nét 3: Từ điểm DB của nét 2, viết tiếp nét cong trái to, nét cong trái này cắt nét lượn ngang, tạo thành một vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ, rồi chạy xuống dưới, phần cuối nét uốn cong vào trong, DB ở ĐK2.

- GV viết chữ T trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

- GV cho HS tập viết bảng con - Sửa lỗi cho HS.

3. HD viết câu ứng dụng (5) - Gọi 1 HS đọc câu ứng dụng + Nghĩa của cụm từ là gì ?

- Cho HS nhận xét câu ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét

- GV viết mẫu 2 chữ Thẳng - HD viết bảng con

- GV nhận xét chữa lỗi

4. HD HS viết vào vở TV (19) - GV nêu yêu cầu viết

- Cho HS viết bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn - GV thu chấm 5 đến 7 bài - GV nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (4)

- 2 HS viết bảng

- Cả lớp viết bảng con: Sáo - Nhận xét

- HS nghe.

- HS nghe

- HS quan sát nhận xét - Cao 5 li

- Gồm 1 nét liền; là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét cong trái và 1 nét lượn ngang.

- Chữ hoa T có độ cao 5 li.

- HS quan sát - HS viết bảng con

- HS đọc

- Thẳng thắn không ưng điều gì thì nói ngay.

- HS nghe, theo dõi

- Viết bảng con

- HS theo dõi - HS viết bài

(11)

- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa T?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về viết tiếp phần ở nhà chuẩn bị bài sau: Chữ hoa U, Ư

- Nhắc lại - HS nghe.

___________________________________________________

Chiều:

CHÍNH TẢ

BÁC SĨ SÓI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Bác sĩ Sói. Làm được các BT 2a/b.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe viết, chữ viết cho HS.

3.Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, bút dạ, bảng nhóm viết nội dung bài tập2.

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- 2 HS lên bảng viết các tiếng sau: riêng lẻ, tháng giêng, con dơi

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2)

- Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HD HS tập viết chính tả (8) - GV đọc bài CT: Bác sĩ Sói

- Gọi 1 HS đọc đoạn viết trong bài trên bảng phụ :

- Đoạn văn có mấy câu?

- Lời nói của Sói nói với Ngựa được viết sau các dấu câu nào?

- Tìm tên riêng trong đoạn chép ? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn + Nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai.

- Cho HS viết từ ngữ khó:

- GV nhận xét chữa lỗi 3. HD HS viết bài (12)

- GV cho HS chép bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn.

- Soát lỗi

- Thu 5 - 7 vở chấm, nhận xét

- 2 HS viết bảng - Cả lớp viết ra nháp - Nhận xét

- HS nghe

- HS theo dõi SGK

- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi SGK

- 3 câu

- Dấu hai chấm, nằm trong dấu ngoặc kép

- Sói, Ngựa

- HS đọc thầm ghi ra nháp những chữ dễ viết sai

- Cả lớp viết vào bảng con.

- HS viết bài

- Cả lớp đổi vở chữa lỗi

(12)

4. HDHS làm bài tập chính tả Bài 2 (8)

- Nêu yêu cầu bài tập

- GV phát 2 tờ phiếu cho 2 nhóm làm bài.

- Mời các nhóm trình bày - Cho các nhóm nhận xét - Chữa bài:

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Từ nào sau đây viết đúng chính tả

A. Rướt đèn B. Dước đèn C. Rước đèn

- Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài, xem trước bài sau : Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi - HS lµm bµi tËp.

- C¸c nhãm kh¸c nhËn xÐt bæ xung - HS nghe

a) Nối liền, lối đi - ngọn lửa, một nửa b) Ước mong, khăn ướt - lần lượt, cái lược

- HS chọn ý đúng và giải thích lí do.

- HS nghe

_________________________________________________

Bồi dưỡng tiếng việt

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài

2. Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, trôi chảy toàn bài; đọc rõ được các nhân vật trong chuyện.

3. Thái độ: Mở rộng vốn sống II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của GV

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS đọc bài Lớn nhất và nhỏ nhất, trả lời câu hỏi:

? Đà điểu Châu Phi cao bao nhiêu?

? Chim ruồi Cu – ba nặng bao nhiêu?

? Bao nhiêu trứng chim ruồi mới nặng bằng một quả trứng đà điểu?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu nội dung và ghi tên bài.

2. Dạy bài mới:

a. Bài 1: Đọc truyện Những chiếc khăn cho hươu cao cổ (16)

+ GV đọc mẫu: Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét.

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu

(13)

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai)

- Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm - GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh

b, Bài 2: Chọn câu trả lời đúng (12) - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài - Yêu cầu HS báo cáo

+ Quê hương của hươu cao cổ ở đâu?

+ Vì sao hươu bị viêm họng?

+ Bi và các bạn đã làm gì để giúp hươu khỏi bệnh?

+ Kết quả thế nào?

+ Từ in đậm trong câu nào dưới đây chỉ đặc điểm của sự vật?

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5) - Gọi HS đọc lại bài - Nhận xét tiết học

- Về nhà đọc lại bài và trả lời các câu hỏi.

- Cá nhân, ĐT - HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét - HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- HS đọc

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT - Lần lượt trả lời

- Ở xứ nóng Châu Phi

- Vì nơi ở mới có mùa đông gió rét - Lấy khăn của mình quàng ấm cổ hươu

- Hươu thấy cổ đỡ đau, mùa đông không còn lạng lẽo

- Mùa đông lạnh lẽo - Nhận xét

- HS đọc - Lắng nghe

_______________________________________

Ngày soạn: 22/2/ 2019

Ngày giảng: Thứ 4/ 27/ 3/ 2019

TẬP ĐỌC

BÁC SĨ SÓI

I Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Sói gian ngoan bày mưu lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5 SGK) HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4

2. Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, trôi chảy toàn bài; đọc rõ được các nhân vật trong chuyện.

3. Thái độ: Mở rộng vốn sống, ghét sự gian ngoan xảo quyệt.

II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC - Ra quyết định

(14)

- Ứng phó với căng thẳng III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS đọc bài Cò và Cuốc, trả lời câu hỏi:

? Cò đang làm gì?

? Cuốc hỏi Cò điều gì? Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy?

? Cò trả lời Cuốc thế nào?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu nội dung và ghi tên bài.

2. Dạy bài mới:

a. Đọc mẫu (5)

+ GV đọc mẫu: Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.

b. Luyện đọc câu kết hợp giải nghĩa từ (7)

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai)

- Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

c. Đọc từng đoạn trước lớp (10)

? Bài có mấy đoạn ?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu văn dài trên bảng phụ – GV đọc mẫu

+ Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt,/ một ống nghe cặp vào cổ,/ một áo choàng khoác lên người,/ một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu.//

+ Thấy Sói đã cúi xuống đúng tầm,/ nó tung vó đá một cú trời giáng,/ làm sói bật ngửa,/ bốn cẳng huơ giữa trời,/ kính vỡ tan,/ mũ văng ra.//

- Gọi một số HS đọc câu văn dài

- GV gọi HS đọc đoạn 1 + giúp HS giải

- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét.

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu

- Cá nhân, ĐT

- HS nêu : 3 đoạn - HS nghe

- HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK

(15)

nghĩa từ khó trong các đoạn + Đoạn 2, 3 tương tự

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh

Tiết 2 3. Tìm hiểu bài (12)

? Từ ngữ nào chỉ sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa ?

? Sói làm gì để lừa Ngựa ?

? Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào

? Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá.

? Chọn tên khác cho truyện theo gợi ý?

- Gv treo bảng phụ ghi sẵn 3 tên chuyện gợi ý cho hs chọn tên khác cho chuyện a) Sói và Ngựa

b) Lừa người lại bị người lừa c) Anh Ngựa thông minh VD:

+ Chọn Sói và Ngựa vì tên ấy là tên hai nhân vật của chuyện, thể hiện được cuộc đấu tranh giữa hai nhân vật

+ Chọn Lừa người lại bị người lừa vì tên ấy thể hiện được nội dung chính của câu chuyện

+ Chọn Anh Ngựa thông minh vì đó là tên của nhân vật đáng được ca ngợi trong truyện.

- GV gợi ý HS rút ra nội dung bài.

- GV rút ra nội dung bài.

- Gọi vài HS đọc lại 4. Luyện đọc lại (18)

- Tổ chức cho HS thi đọc lại bài văn - Cho HS thi đọc phân vai.

- Cả lớp và GV nhận xét khen ngợi những HS đọc hay diễn cảm.

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Ngựa đã làm gì để trị lại Sói ?

- Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- ThÌm rá r·i

- Nã gi¶ lµm b¸c sÜ kh¸m bÖnh cho Ngùa

- Mét sè HS kh¸ giái: Sói tưởng đánh lừa được Ngựa, mon men lại phía sau Ngựa, lừa miếng đớp vào đùi Ngựa. Ngựa thấy Sói cúi xuống đúng tầm, liền tung vó đá một cú trời giáng. làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời. kính vỡ tan, mũ văng ra)

- HS nêu ý kiến

- HS nêu ý kiến - 3, 4 HS đọc lại

- Cả lớp theo dõi nhận xét - Các nhóm thi đọc phân vai

(16)

- GV nhận xét giờ học

- Dặn về nhà đọc bài, chuẩn bị bài: Nội quy Đảo Khỉ

- HS nghe – nhận xét

- Dùng mưu để chống lại Sói - HS nghe.

_____________________________________

TOÁN

MỘT PHẦN BA

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Nhận biết bằng hình ảnh trực quan "Một phần ba", biết đọc, viết 1/3 2. Kĩ năng: Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành ba phần bằng nhau.

3. Thái độ: Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các tấm bìa mỗi tấm bìa có hình tròn, hình vuông, hình tam giác đều phiếu bài tập.

- HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng làm bài tập: Điền vào chỗ trống

9 : 3...6 : 2 15 : 3...2 x 2 2 x 5...30 : 3 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. Giới thiệu "Một phần ba"    13 (15) + Em nào cho biết trên bảng có hình gì ? (hình vuông)

- Yêu cầu HS quan sát hình vuông và cho biết

+ Hình vuông được chia làm mấy phần ? + Có mấy phần được tô màu ?

- Như vậy là đã tô được một phần ba hình vuông.

- HD HS viết: 1

3 ; đọc: Một phần ba

- KL: Chia hình vuông thành 3 phần bằng nhau , lấy đi một phần ( tô màu ) được 1

3 hình vuông

3. Luyện tập

- 3 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nhận xét

- Cả lớp theo dõi nhận xét bổ xung - HS nêu

- Quan sát

- Được chia làm 3 phần bằng nhau.

- Có 1 phần được tô màu.

- Một số HS nhắc lại - HS nghe

(17)

Bài 1(6)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- HD HS quan sát trong SGK để xem những hình nào đã được tô màu 1

3

- Gọi lần lượt HS trả lời - GV nhận xét

- Vì sao em biết hình A dược tô màu 1

3? Bài 2(8)

- Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

? Vì sao em biết hình C dược tô màu 1

3? C. Củng cố - dặn dò (4)

- Để thể hiện 1

3người ta dùng số nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Luyện tập.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - HS quan sát và phát biểu

Đã tô màu 1

3 hình chữ nhật ( hình A )

Đã tô màu 1

3 hình tam giác (hình C ) Đã tô màu 1

3 hình tròn ( D ) - Nhận xét

- HS đọc

- Lớp làm VBT Đã tô màu 1

3 hình vuông ( hình A ) Đã tô màu 1

3 hình tam giác (hình B ) Đã tô màu 1

3 hình tròn ( C ) - Nhận xét

- Trả lời - Lắng nghe

___________________________________________

Ngày soạn: 22/ 2/ 2019

Ngày giảng: Thứ 5/ 28/ 2/ 2019

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Củng cố về các bảng nhân đã học, nhận biết một phần ba. Biết giải bài toán có một phép nhân trong các bảng nhân đã học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng bảng nhân vào làm bài tập.

3. Thái độ: HS ham thích học toán, tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng nhóm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5) - Yêu cầu HS lên bảng vẽ 1

3hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật được tô

- 3 HS vẽ - Lớp vẽ nháp - Nhận xét

(18)

màu?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

Bài 1: Tính nhẩm (7) - Gọi HS đọc yêu cầu

- HS tính nhẩm rồi ghi kết quả vào vở.

Chẳng hạn: 6 : 3 = 2 - Nhận xét

Bài 2: Tính nhẩm (7) - Gọi HS đọc yêu cầu

- Mỗi lần thực hiện 2 phép tính nhân và chia (tương ứng) trong một cột.

Chẳng hạn:3 x 6 = 18 18 : 3 = 6 - Nhận xét

? Khi có kết quả của phép nhân ta có viết ngay được kết quả của phép chia không?

Bài 3: (7)

- HS tính và viết theo mẫu:

8cm : 2 = 4cm

Chốt: Thực hiện tính như bình thường được kết quả viết kèm theo đơn vị đo.

Bài 4: (7)

- Gọi HS đọc bài toán

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

? Muốn biết có bao nhiêu kg gạo trong mỗi túi ta làm như thế nào?

(Chú ý: trong lời giải toán có lời văn không viết 15kg : 3 = 5kg)

- Nhận xét.

? Bài toán vận dụng bảng chia mấy?

C. Củng cố - dặn dò (5) - Yêu cầu đọc bảng chia 3 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài.

- HS đọc

- HS thực hiện 2 phép tính nhân và chia (tương ứng) trong một cột. - 3 HS làm bảng, lớp làm VBT

6 : 3 = 2 12 : 3 = 4 15 : 3 = 5 9 : 3 = 3 27 : 3 = 9 24 : 3 = 8 - Nhận xét

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm và chữa bài.

3 x 6 = 18 3 x 9 = 27 18 : 3 = 6 27 : 3 = 9 - HS nhận xét.

- HS tính và viết theo mẫu - HS làm và chữa bài.

15cm : 3 = 5cm 9kg : 3 = 3kg 14cm : 2 = 7cm 21l : 3 = 7l - HS đọc

- Trả lời

- HS trình bày bài giải. Bạn nhận xét . Bài giải

Số kilôgam gạo trong mỗi túi là:

15 : 3 = 5 (kg)

Đápsố: 5 kg gạo - 1 Hs đọc cả lớp theo dõi

- Nhận xét

- HS đọc

- HS nghe, ghi nhớ.

______________________________________________

KỂ CHUYỆN

(19)

BÁC SĨ SÓI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện. HS khá giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Kể tiếp được lời của bạn.

3. Thái độ: HS yêu thích kể chuyện.

II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC - Ra quyết định

- Ứng phó với căng thẳng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện:

Một trí khôn hơn trăm trí khôn.

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. GV HD kể chuyện (27) - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ SGK trang 42 và tóm tắt nội dung tranh

- Chia lớp làm 4 nhóm và cho HS thảo luận nhóm

+ Tranh 1 vẽ cảnh gì ?

+ Ở tranh 2 Sói thay đổi hình dáng như thế nào ?

+ Tranh 3 vẽ cảnh gì ? + Tranh 4 vẽ cảnh gì ?

- HS nhìn tranh kể 3 đoạn câu chuyện Bác sĩ Sói trong nhóm

- Gọi thi kể nối tiếp giữa các nhóm - Gọi đại diện 3 nhóm thi kể trước lớp - Nhận xét khen ngợi

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập (HS khá giỏi) - HD HS cách phân vai dựng lại câu chuyện - GV yêu cầu HS chia nhóm phân vai dựng lại câu chuyện

- Gọi từng nhóm lên dựng lại câu chuyện - Cho HS bình chọn nhóm kể hay hấp dẫn nhất.

- Nhận xét khen ngợi

- 2 HS kể

- Cả lớp theo dõi nhận xét

- Nghe - HS đọc

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - HS thảo luận

- Ngựa đang gặm cỏ, Sói đang rỏ dãi vì thèm thịt Ngựa

- Sói mặc áo khoác trắng, đội mũ thêu chữ thập đỏ, đeo ống nghe, đeo kính giả làm bác sĩ

- Sói ngon ngọt dụ dỗ, mon men tiến lại gần Ngựa, Ngựa nhón nhón chân chuẩn bị đá

- Ngựa tung vó đá một cú trời giáng, Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, mũ văng ra...

- HS kể trong nhóm

- HS thi kể chuyện trước lớp - Các nhóm cử đại diện thi kể

- Cả lớp theo dõi

(20)

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Câu chuyện muốn gửi đến chúng ta bài học gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- HS bình chọn.

- HS nghe - Trả lời - HS nghe

___________________________________________

TẬP ĐỌC

NỘI QUY ĐẢO KHỈ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu và có ý thức tuân theo nội quy (Trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK). HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3

2. Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ đọc rành mạch từng điều trong bảng nội quy.

3. Thái độ: HS có ý thức tuân theo nội quy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy chiếu, máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV HS đọc bài Bác sĩ Sói và trả lời các câu hỏi:

+ Sói định làm gì khi giả vờ khám chân cho Ngựa?

+ Câu chuyện gửi đến chúng ta bài học gì?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2) - GV giới thiệu bài học

- GV: cho HS quan sát tranh (chiếu trên sile)

2. Hướng dẫn HS luyện đọc a. Đọc mẫu (4)

- GV đọc diễn cảm toàn bài - tóm tắt nội dung bài.

- HD HS đọc cách đọc bài: Toàn bài đọc...

b. Đọc từng câu (6)

- Đọc tiếp nối câu kết hợp luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai: (chiếu trên sile) - Gọi HS đọc lại từ tiếng khó

- Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

c. Đọc đoạn (6)

- 2 HS đọc và trả lời - Nhận xét

- HS nghe

- HS quan sát nhận xét

- Cả lớp theo dõi SGK - HS nghe

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu - Cá nhân, đồng thanh

(21)

- GV chia đoạn (2 đoạn)

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu văn dài trên bảng phụ - GV đọc mẫu - Gọi một số HS đọc câu văn dài (chiếu trên sile)

- Gọi từng nhóm mỗi nhóm 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn kết hợp giải nghĩa từ.

- GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS.

- Gọi 1 HS đọc chú giải SGK - GV chia lớp 2 nhóm

- Cho HS luyện đọc trong nhóm - Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2 3. Tìm hiểu bài (6)

- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn thảo luận các câu hỏi và trả lời:

+ Nội quy đảo khỉ có mấy điều?

+ Em hiểu những điều quy định nói trên như thế nào ?

+ Vì sao đọc xong nội quy, Khỉ Nâu lại khoái chí?

+ Ý chính bài này nói lên điều gì? (Hiểu và có ý thức tuân theo nội quy đảo khỉ).

- GV gợi ý HS rút ra nội dung bài.

- GV rút ra nội dung bài.

- Gọi vài HS đọc lại 4. Luyện đọc lại (8)

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.

- GV nhận xét khen ngợi những HS đọc hay diễn cảm.

C. Củng cố (5)

? Nội quy của đảo khỉ là :

A. Để mọi người tuân theo những điều trong có trong nội quy.

B. Để khách du lịch xem C. Để lũ khỉ tuân theo nội quy - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về học bài chuẩn bị bài sau.

- HS nghe

- Cả lớp nhận xét

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét - HS đọc đồng thanh.

- Nội quy đảo khỉ có 4 điều

- Điều 1: Ai cũng phải mua vé. Có vé mới được lên đảo.

- Điều 2: Không trêu chọc thú, lấy sỏi đá ném thú, lấy que chọc thú,...Trêu chọc thú sẽ làm thú tức giận hoặc làm chúng bị thương.

- Điều 3: Có thể cho thú ăn nhưng không cho ăn những thức ăn lạ. Thức ăn lạ sẽ làm chúng mắc bệnh, ốm hoặc chết.

- Điều 4: Không vứt rác, khạc nhổ, đi vệ sinh đúng nơi quy định để đảo luôn sạch sẽ.

- Khỉ Nâu khoái chí vì bản nội quy này bảo vệ loài khỉ, yêu cầu mọi người giữ sạch, đẹp hòn đảo nơi khỉ sinh sống.

- HS nêu ý kiến

- 3, 4 HS đọc lại

- Cả lớp theo dõi nhận xét - HS nghe.

- HS chọn ý đúng và giải thích lí do.

- HS nghe.

(22)

_________________________________________

Ngày soạn: 22/ 2/ 2019

Ngày giảng: Thứ 6/ 29/ 2/ 2019

TOÁN

TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức: Nhận biết được thừa số, tích, tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia. Biết thừa số x trong các bài tập dạng: x x a = b; a x x = b. Biết giải bài toán có một phép tính chia trong bảng chia 2.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tìm một thừa số của phép nhân.

3. Thái độ: Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu bài tập, bảng nhóm.

- HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- 1 HS lên bảng làm bài tập sau: Có 24l dầu rót vào các can, mỗi can 3l. Hỏi rót được mấy can dầu?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Giới thiệu, nêu mục tiêu

2. Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia (12)

? Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn?

- HS thực hiện phép nhân để tìm số chấm tròn.GV viết lên bảng nhu sau:

2 x 3 = 6 TS thứ nhất TS thứ hai Tích - Từ phép nhân 2 x 3 = 6, lập được 2 phép chia tương ứng:

+ 6 : 2 = 3, lấy tích (6) chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ hai (3)

+ 6 : 3 = 2, lấy tích (6) chia cho thừa số thứ hai (3) được thừa số thứ nhất (2).

- Nhận xét : Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia cho thừa số kia.

+ Giới thiệu cách tìm thừa số x chưa biết - GV nêu: Có phép nhân X x 2 = 8

- Giải thích: Số X là thừa số chưa biết nhân với 2 bằng 8. Tìm X.

- Từ phép nhân X x 2 = 8 ta có thể lập

- HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nhận xét

- Nghe

- 6 chấm tròn - 2 x 3 = 6

- 6 : 3 = 2 và 6 : 2 = 3

- HS lập lại

(23)

được phép chia cho nhận xét “Muốn tìm thừa số X ta lấy 8 chia cho thừa số 2

- GV hướng dẫn HS viết và tính: X = 8 : 2 X = 4 - GV giải thích: X = 4 là số phải tìm để được 4 x 2 = 8

- Cách trình bày: Như SGK

* GV nêu : 3 x X = 15

- Phải tìm giá trị của X để 3 x với số đó bằng 15. Nhắc lại: Muốn tìm thừa số X ta lấy 15 chia cho thừa số 3.

- GV hướng dẫn HS viết và tính: X = 15 : 3

X = 5 X = 5 là số phải tìm để được 3 x 5 = 15 Trình bày: Như SGK

- Kết luận : Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia (như SGK)

3. Luyện tập Bài 1(4)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- Mời một số HS nhẩm và nêu kết quả.

- GV ghi kết quả lên bảng

- GV cho HS nhận xét bài trên bảng.

Bài 2 (4)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập - GV cho HS làm bài theo nhóm - Mời các nhóm trình bày

- GV chữa bài Bài 3 (5)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài

- Nhận xét

? Muốn tìm thừa số của phép nhân ta làm thế nào?

Bài 4 (5)

- Gọi HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (4) - Kết quả của x x 4 = 28 là : A. 6 B. 7 C. 8 - Nhận xét tiết học.

- HS viết và tính: X = 8 : 2 X = 4 - HS viết vào bảng con.

- HS nhắc lại: Muốn tìm thừa số X ta lấy 15 chia cho thừ số 3.

- HS viết và tính: X = 15 : 3 X = 5

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - Kết quả:

2 x 4 = 8 3 x 4 = 12 3 x 1 = 3 8 : 2 = 4 12 : 3 = 4 3 : 3 = 1 8 : 4 = 2 12 : 4 = 3 3 : 1 = 3 - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm làm bài

b) x x 3 = 12 c) 3 x x = 21 x = 12 : 3 x = 21 : 3 x = 4 x = 7 - HS đọc

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT a) y x 2 = 8 b) y x 3 = 15 x = 8 : 2 x = 15 : 3 x = 4 x = 5 - Nhận xét

- HS đọc - Trả lời

Bài giải Số bàn học có là:

20 : 2 = 10 (bàn) Đáp số: 10 bàn

(24)

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: - Nhận xét

HS chọn ý đúng và giải thích lí do.

HS nghe

_______________________________________

TẬP LÀM VĂN

ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH. VIẾT NỘI QUY

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức: Đọc và chép lại được 2, 3 điều trong nội quy của trường (bài tập 3) 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chấp hành nội quy hàng ngày.

3. Thái độ: Có ý thức thực hiện tốt nội quy của trường đề ra.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC - Giao tiếp ứng xử có văn hóa.

- Lắng nghe tích cực.

III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng nhóm - HS: Vở BTTV

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Gọi HS lên bảng, yêu cầu thực hành đáp lời xin lỗi trong các tình huống đã học.

? Em thích nhất loài chim nào? Vì sao?

-GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Hướng dẫn HS làm bài tập

* Giảm tải bài 1,2 Bài 3 (27)

-Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.

-Yêu cầu HS nhìn bảng chép lại 2 đến 3 điều trong bảng nội quy.

-Yêu cầu HS đọc lại các điều đã chép trong bảng nội quy.

- Giúp HS ghi nhớ và viết lại được từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường

* GV Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc nội quy trường học.

- Yêu cầu HS tự nhìn bảng và chép lại 2 đến 3 điều trong bảng nội quy.

- GV chấm nhận xét C. Củng cố - dặn dò (5)

- Cần đáp lời khẳng định trong tình huống nào?

- HS làm bài - Nhận xét

- Nghe

- 2 HS lần lượt đọc bài

-Chép lại từ 2 đến 3 câu trong bảng nội quy.

- HS tự nhìn bảng và chép lại 2 đến 3 điều trong bảng nội quy.

- Trả lời - Lắng nghe

(25)

- Nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau.

____________________________________________

SINH HOẠT

NHẬN XÉT TUẦN 23

I.MỤC ĐÍCH

- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động trong tuần 23 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc II. NỘI DUNG

1. Tổng kết hoạt động tuần 23:

Cán bộ lớp nhận xét trong tuần vừa qua.

GV nhận xét chung:

* Ưu điểm:

+ Có thức tự giác truy bài 15 phút đầu giờ.

+ Trong lớp hăng hái dơ tay phát biểu kiến xây xây dựng bài.

+ Học bài và làm bài trước khi đến lớp . + Mặc đồng phục đúng ngày quy định.

+ Vệ sinh lớp học sạch sẽ.

* Nhược điểm:

+ Xếp hàng ra vào lớp chưa nhanh nhẹn.

+ Viết bài còn bẩn, tốc độ viết còn chậm.

+ Vệ sinh cá nhân cần sạch sẽ hơn.

2. Phương hướng tuần 24:

- Thực hiện nghiêm túc giờ truy bài, hoạt động giữa giờ.

- Học bài, làm bài trước khi đến lớp.

- Giữ vệ sinh cá nhân, lớp sạch đẹp.

- GV nhận xét giờ sinh hoạt.

- Dặn HS nghiêm túc thực hiện kế hoạch của tuần 24 và nội dung bài học ATGT.

Kĩ năng sống

KĨ NĂNG TRÌNH BÀY SUY NGHĨ, Ý TƯỞNG:

I . mục tiêu

- Học sinh hiểu được những điều cần thiết khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

- Hiểu được lợi ích của việc biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng

- Biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình trong một số tình huống cụ thể.

- Rèn kĩ năng giao tiếp II.đồ dùng dạy và học - Phiếu học tập

III. Hoạt động dạy và học

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1.Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số.

(26)

2. Kiểm tra bài cũ:

- Hãy nêu ích lợi của việc lắng nghe tích cực.

3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b) Dạybài mới:

Bài tập 1: Hãy dánh dấu X vào ô trống trớc những điều cần thiết khi trình bày , diễn đạt suy nghĩ ,ý tởng

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm 4

- Giáo viên phát phiếu cho từng nhóm - Quan sát, giúp đỡ từng nhóm.

Gọi từng nhóm lên trình bày.

- Nhóm khác nhận xét

- Giáo viên nhận xét và kết luận chung.

4.Củng cố: Nhắc lại những điều cần thiết khi trình bày suy nghĩ , ý tưởng 5.Dặn dò: Nhận xét tiết học

-Học sinh đọc yêu cầu.

- Thảo luận nhóm 4 Phiếu học tập

Diễn đạt rõ ràng, đầy đủ thông tin.

Nói mạch lạc, theo trình tự hợp lí.

Xưng hồ, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với người nghe.

Nói với âm lượng vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ.

Không nói quá nhanh hoặc quá chậm.

Nói không đúngvới suy nghĩ của mình Nói dài dòng.

Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt nét mặt một cách phù hợp.

________________________________

Bồi dưỡng tiếng việt:

LUYỆN ĐỌC: BÁC SĨ SÓI I Mục tiêu:

1.Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Sói gian ngoan bày mưu lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5 SGK) HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4

2. Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, trôi chảy toàn bài; đọc rõ được các nhân vật trong chuyện.

3.Thái độ: Mở rộng vốn sống, ghét sự gian ngoan xảo quyệt.

II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC - Ra quyết định

- Ứng phó với căng thẳng III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS đọc bài Cò và Cuốc, trả lời câu hỏi:

? Cò đang làm gì?

? Cuốc hỏi Cò điều gì? Vì sao Cuốc lại

- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét.

(27)

hỏi như vậy?

? Cò trả lời Cuốc thế nào?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu nội dung và ghi tên bài.

2. Dạy bài mới:

a. Đọc mẫu (5)

+ GV đọc mẫu: Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.

b. Luyện đọc câu kết hợp giải nghĩa từ (7)

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai)

- Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

c. Đọc từng đoạn trước lớp (10)

? Bài có mấy đoạn ?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS đọc câu văn dài trên bảng phụ – GV đọc mẫu

+ Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt,/ một ống nghe cặp vào cổ,/ một áo choàng khoác lên người,/ một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu.//

+ Thấy Sói đã cúi xuống đúng tầm,/ nó tung vó đá một cú trời giáng,/ làm sói bật ngửa,/ bốn cẳng huơ giữa trời,/ kính vỡ tan,/ mũ văng ra.//

- Gọi một số HS đọc câu văn dài

- GV gọi HS đọc đoạn 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2, 3 tương tự

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu

- Cá nhân, ĐT

- HS nêu : 3 đoạn - HS nghe

- HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

(28)

3. Tìm hiểu bài (12)

? Từ ngữ nào chỉ sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa ?

? Sói làm gì để lừa Ngựa ?

? Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào

? Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá.

? Chọn tên khác cho truyện theo gợi ý?

- Gv treo bảng phụ ghi sẵn 3 tên chuyện gợi ý cho hs chọn tên khác cho chuyện a) Sói và Ngựa

b) Lừa người lại bị người lừa c) Anh Ngựa thông minh VD:

+ Chọn Sói và Ngựa vì tên ấy là tên hai nhân vật của chuyện, thể hiện được cuộc đấu tranh giữa hai nhân vật

+ Chọn Lừa người lại bị người lừa vì tên ấy thể hiện được nội dung chính của câu chuyện

+ Chọn Anh Ngựa thông minh vì đó là tên của nhân vật đáng được ca ngợi trong truyện.

- GV gợi ý HS rút ra nội dung bài.

- GV rút ra nội dung bài.

- Gọi vài HS đọc lại 4. Luyện đọc lại (18)

- Tổ chức cho HS thi đọc lại bài văn - Cho HS thi đọc phân vai.

- Cả lớp và GV nhận xét khen ngợi những HS đọc hay diễn cảm.

C. Củng cố - dặn dò (5)

- Ngựa đã làm gì để trị lại Sói ? - GV nhận xét giờ học

- Dặn về nhà đọc bài, chuẩn bị bài: Nội quy Đảo Khỉ

- ThÌm rá r·i

- Nã gi¶ lµm b¸c sÜ kh¸m bÖnh cho Ngùa - BiÕt mu cña Sãi, Ngùa nãi lµ m×nh bÞ

®au ë ch©n sau, nhê Sãi lµm ¬n xem gióp.

- Mét sè HS kh¸ giái t¶ l¹i : Sói tưởng đánh lừa được Ngựa, mon men lại phía sau Ngựa, lừa miếng đớp vào đùi Ngựa.

Ngựa thấy Sói cúi xuống đúng tầm, liền tung vó đá một cú trời giáng. làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời. kính vỡ tan, mũ văng ra)

- HS nêu ý kiến

- HS nêu ý kiến - 3, 4 HS đọc lại

- Cả lớp theo dõi nhận xét - Các nhóm thi đọc phân vai - HS nghe – nhận xét

- Dùng mưu để chống lại Sói - HS nghe.

(29)

(30)

(31)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. Thi tìm tiếng có vần mới học. Kĩ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học,

- HS được rèn kỹ năng vận dụng các kiến thức trên vào các bài tập về thực hiện phép tính, tìm số chưa biết... - Rèn kỹ năng tính toán cẩn thận, đúng và

Rèn kĩ năng chia chính xác, trình bày làm đúng quy định, giáo dục tính cẩn thận.. Biết vận dụng phép chia phân số vào giải toán có

Kĩ năng: Nhận biết và áp dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong tính giá trị của biểu thức số. Thái độ: Giáo dục tính cẩn

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.. II. CÁC HOẠT

c. Thi tìm tiếng có vần mới học. Kĩ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài... II.

- Biết vận dụng kiến thức vào làm các bài tập, làm nhanh, làm đúng 2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn

Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính, tìm số bị chia, tích, giải bài toán có một phép chia2. Thái độ: HS có tính cẩn thận trong học