• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 26 Ngày thực hiện: Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2022

TIẾNG VIỆT

BÀI 16: THƯ VIỆN BIẾT ĐI (TIẾT 5)

VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ MỘT ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về đồ dùng học tập.

- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một cuốn sách viết về chuyện lạ đó đây. Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu về đò dùng học.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua mỗi cuốn sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

+ Laptop; Tivi; clip, slide tranh minh họa, … 2. Học sinh: SHS, vở BTTV 2 tập 1, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

(2)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ mở đầu (5’)

- GV tổ chức cho lớ hát - GV dẫn dắt vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức (20)

*HĐ 1. Nói về một đồ dùng học tập của em.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.

- GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh dựa vào gợi ý và trả lời câu hỏi:

+ Em muốn giới thiệu đồ dùng học tập nào?

+ Đồ vật có hình dạng màu sắc như thế nào?

+ Công dụng của đồ vật đó là gì?

+ Làm thế nào để bảo quản đồ vật đó?

- HDHS nói về đồ dùng học tập.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV gọi HS lên thực hiện.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. Thực hành vận dụng (10’)

*HĐ 2.Viết 4 - 5 câu nói về đồ dùng học tập em đã nói ở trên.

- GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập.

- GV cho HS trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi :

+ Em muốn giới thiệu về đồ dùng học tập nào?

+ Hình dáng như thế nào ? Màu sắc như thế nào ?

+ Em được ai mua cho, nhân dịp gì?

+ Em có yêu quý nó không ?

- GV cho đại diện một số (3 – 4) nhóm trình bày trước lớp.

- GV cho từng HS viết bài vào vở.

- GV cho HS đổi bài cho bạn để sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.

- GV gọi một số HS đọc bài trước lớp.

- GV cho HS nhận xét.

- Lớp hát tập thể - HS lắng nghe

- HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm

- HS quan sát các bức tranh dựa vào gợi ý và trả lời:

- HS có thể giới thiệu bút , cặp sách, hộp bút,….

- Màu sắc : xanh, đỏ , tìm ,vàng,….

- Bút để viết, cặp sách đựng sách vở và bút,…..

- Cần giữ gìn cẩn thận, không vẽ bậy lên đồ dùng học tập.

- HS thực hiện

- HS nêu yêu cầu của bài tập

- HS trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi

- Đại diện một số (3 – 4) nhóm trình bày trước lớp

Em có nhiều đồ dùng học tập nhưng e thích nhất là chiếc cặp sách.Cặp sách hình chữ nhật, màu hồng nhạt.Ở giữa chiếc cặp có hình bông hoa rất đẹp.Em rất yêu thích chiếc cặp,em sẽ giữ dìn nó cẩn thận

- HS viết bài vào vở.

- HS đổi bài cho bạn để sửa chữa hoàn chỉnh bài viết.

- HS đọc bài trước lớp.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS nhắc lại nội dung bài học

- HS lắng nghe

(3)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 16: THƯ VIỆN BIẾT ĐI (TIẾT 5) ĐỌC MỞ RỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về đồ dùng học tập.

- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một cuốn sách viết về chuyện lạ đó đây. Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu về đò dùng học.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua mỗi cuốn sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

+ Laptop; Tivi; clip, slide tranh minh họa, … 2. Học sinh: SHS, vở BTTV 2 tập 1, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

(4)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Mở đầu: (5’)

- Tổ chức cho HS thi nói tên những bài hát về thiếu nhi

- Hát 1 bài hát

- GV kết nối dẫn dắt vào bài mới 2. HT kiến thức: (20)

*HĐ 1. Tìm đọc một cuốn sách nói về truyện lạ đó đây

- GV cho HS đọc lại yêu cầu trong SHS.

- GV giới thiệu cho HS những cuốn sách nói về truyện lạ đó đây.

- GV cho HS tìm đọc trong thư viện, tủ sách gia đình hoặc mua ở hiệu sách địa phương.

- GV mang đến lớp một cuốn sách những cuốn sách nói về truyện lạ đó đây.

- GV giao nhiệm vụ cho HS khi đọc sách, hướng dẫn HS cách đọc và nắm bắt thông tin chính của câu chuyện dựa vào các câu hỏi gợi ý: + Hôm nay là ngày bao nhiêu?

+ Tên của cuốn sách là gì?

+ Điều em thích nhất là gì?

- GV nêu rõ thời hạn hoàn thành và gợi ý một số hình thức sản phẩm

- GV cho HS đọc sách tại lớp trong giờ Đọc mở rộng.

- GV cho các em đọc độc lập hoặc theo nhóm.

3. Thực hành vận dụng (10’)

HĐ 2. Viết vào phiếu đọc sách trong vở bài tập.

- GV yêu cầu HS viết một số thông tin vào mẫu phiếu đọc sách đã cho trong SHS.

- GV chiếu lên bảng một số phiếu đọc sách mà HS đã hoàn thành trước lớp.

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

* Củng cố :

- GV cho HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính:

+ Đọc bài thư viện di biết đi + Rèn chính tả phân biệt

+ Mở rộng vốn từ về các loài vật nhỏ bé;

luyện tập sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.

+ Luyện viết câu viết đoạn văn kể về việc bảo vệ môi trường.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

-HS thực hiện

- HS đọc lại yêu cầu trong SHS.

- HS nghe giới thiệu những cuốn sách nói về truyện lạ

-HS tìm đọc trong thư viện, tủ sách gia đình hoặc mua ở hiệu sách địa phương.

- HS chia sẻ bài đọc với bạn theo nhóm hoặc trước lớp.

- HS lắng nghe nhiệm vụ và trả lời câu hỏi

-HS lắng nghe

- HS đọc sách tại lớp trong giờ Đọc mở rộng

- Các em đọc độc lập hoặc theo nhóm

- HS viết một số thông tin vào mẫu phiếu đọc sách đã cho trong SHS.

- HS quan sát phiếu đọc sách mà HS đã hoàn thành trước lớp.

- HS nhận xét, đánh giá

- HS nhắc lại những nội dung đã học - HS nhắc lại nội dung chính

-HS lắng nghe -HS lắng nghe

(5)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

_______________________________________

TOÁN

BÀI 80 : PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 ( Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 1000.

- Vận dụng được kiến thức , kĩ năng về phép trừ đã học để giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ ( không nhớ) trong phạm vi 1000 phát triển các năng lực toán học cho HS. Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

Thẻ trăm, chục, đơn vị có trong bộ đồ dùng học Toán 2 2. HS: SGK, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh

1.Hoạt động khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi - GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Bắc kim thang.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (10’) Mục tiêu: Biết hình thành các bước làm tính trừ không nhớ trong phạm vi 1000

- GV cho HS quan sát tranh và nêu đề toán : Bạn Hươu nói “Tôi cao 587cm”. Bạn Voi nói“Tôi thấp hơn bạn 265 cm”. Hỏi bạn Voi cao bao nhiêu xăng ti mét ?

+ Trong tranh, các bạn đang làm gì?

+ Bạn Hươu nói gì?

+ Bạn Voi nói gì?

+ Vậy muốn biết bạn Voi cao bao nhiêu xăng ti mét ta làm phép tính gì ?

- Nêu phép tính thích hợp.

- Yêu cầu hs thảo luận N2 nêu cách đặt tính và kết quả phép tính

GV chốt lại các bước thực hiện tính 587 – 265

= ?

+ Đặt tính theo cột dọc.

+ Làm tính từ phải sang trái.

-Trừ đơn vị với đơn vị -Trừ chục với chục

- HS hát và vận động theo bài hát Bắc kim thang

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Các bạn hươu và voi đang nói chuyện với nhau.

+ Bạn Hươu cao 587 cm.

+ Bạn Voi thấp hơn Hươu 265 cm

+ HS nêu:

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm nêu kết quả

(6)

-Trừ trăm với trăm Vậy 587 – 265 =322 - Gv giới thiệu bài

GV nêu phép tính khác cho HS thực hiện VD : 879 -254 = ?

Cho HS thực hiện vài phép tính để củng cố cách trừ các số không nhớ trong phạm vi 1000 SGK/ 60

3. Hoạt dộng thực hành, luyện tập (15’) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học vào giải bài tập

Bài 1: Tính - Đọc cầu bài 1 - Bài 1 yêu cầu gì ? Làm bảng tay , lên bảng.

Nhận xét bài.Chốt kết quả đúng

? BT 1 củng cố kiến thức gì ? Bài 2: Đặt tính rồi tính

625 - 110 865 -224 743 – 543 946 – 932 -Đọc cầu bài 2.

- Bài 2 có mấy yêu cầu là những yêu cầu gì ? Làm vở - bảng nhóm

Nhận xét bài .Chốt kết quả đúng Lưu ý kĩ năng đặt tính , làm tính

? Qua BT 2 củng cố kiến thức gì ? 4.Hoạt động vận dụng ( 3’)

? Tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ đã học rồi chia sẻ với các bạn trong lớp.

*Củng cố- dặn dò (2’)

? Qua bài học hôm nay các em biết thêm được điều gì?

?Khi đặt tính và tính cần lưu ý gì?

-GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện các phép tính để củng cố cách làm tính trừ

-Hs mở SGK -HS đọc bài -HS nêu yêu cầu -2 HS lên bảng lớp - 2, 3 hs trả lời

-HS đọc bài - HS nêu yêu cầu -HS làm vở, B nhóm - Đổi chéo vở , NX - 2, 3 hs trả lời

-HS nêu

- HS nêu , nhắc lại

-Hs lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

_______________________________________

Tự nhiên xã hội

BÀI 15: PHÒNG TRÁNH CONG VẸO CỘT SỐNG ( tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(7)

- Nêu được nguyên nhân dẫn đến bị cong vẹo cột sống ở lứa tuổi HS và cách phòng tránh.

- Thực hiện đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, máy chiếu, bài giảng - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Tập làm người mẫu như hình trang 88 SGK.

- GV yêu cầu một số HS nhận xét về dáng đi của các bạn ở tư thế đặt cuốn sách trên đầu khi đi.

- GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa chơi trò chơi Tập làm người mẫu, có những bạn đi rất đẹp, thẳng, đúng tư thế nhưng cũng có những bạn đi chưa được đẹp. Một trong những nguyên nhân đó là do cong vẹo cột sống. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cúng tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống và cách phòng tránh. Chúng ta cùng vào Bài 15:

Phòng tránh cong vẹo cột sống.

2. Hình thành kiến thức (15p)

Hoạt động 1: Phát hiện một số dấu hiệu ở người bị cong vẹo cột sống

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 và trả lời câu hỏi ở trang 89 SGK về:

+ Tình trạng cột sống.

+ Vị trí của hai vai.

-

- HS chơi trò chơi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

(8)

GV hỗ trợ các cặp (nếu cần).

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm câu 1 trong Bài 15 vào Vở bài tập.

3. Luyện tập, thực hành (10p) Bước 1: Làm việc theo nhóm

- GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thay nhau đóng vai “bác sĩ’’ để nói về tình trạng cột sống của hai bạn trong hình.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV tổ chức cho đại diện các nhóm lên đóng vai bác sĩ để nói về tình trạng cột sống của các bạn trong hình trang 89 SGK.

Hoạt động 3: Tìm hiếu một số nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống

Bước 1: Làm việc cá nhân

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: quan sát các hình trang 90 SGK và phát hiện xem cách đi, đứng, ngồi và đeo cặp sách của bạn nào có thể dẫn đến bị cong vẹo cột sống.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời một số HS trình bày kết quả quan sát trước lớp và yêu cầu các em giải thích tại sao cách đi, đứng, ngồi, đeo cặp sách như vậy có thể dẫn đến cong vẹo cột sống.

Lưu ý: GV có thể gợi ý cho HS giải thích vì sao nếu đi, đứng, ngồi sai tư thê láu như cúi gập, ườn, vẹo sang phải hoặc trái sẽ dẫn đến cong lưng; vẹo lưng.

4. Vận dụng (5p)

+ Bạn ở hình 1: Cột sống chạy thẳng từ trên xuống dưới ở đường giữa sổng lưng; hai vai ngang nhau.

+ Bạn ờ hình 2: Cột sống bị cong sang trái; hai vai lệch nhau, vai trái cao hơn vai phải.

- HS làm bài.

- HS quan sát hình, đóng vai.

- HS trình bày: Tình trạng cột sống của hai bạn ở Hình 1,2 lần lượt là gù, cong vẹo.

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Phát hiện cách đi, đứng, ngồi và đeo cặp sách của bạn nào có thể dẫn đến bị cong vẹo cột sống: 1b, 2b, 3a, 4a.

+ Cách đi, đứng, ngồi, đeo cặp sách như vậy có thể dẫn đến cong vẹo cột sống vì nếu đi, đứng, ngồi sai tư thế lâu như cúi gập, ườn, vẹo sang phải hoặc trái sẽ dẫn đến cong lưng; vẹo lưng.

- HS nêu theo yêu cầu

(9)

- Yêu cầu HS nêu nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cuộc sống và cách phòng tránh.

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Ngày thực hiện: Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2022 TIẾNG VIỆT

BÀI 19 : CẢM ƠN ANH HÀ MÃ (TIẾT 1 + 2) ĐỌC: CẢM ƠN ANH HÀ MÃ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng câu chuyện Cảm ơn anh hà mã; tốc độ đọc khoảng 60 - 65 tiếng/ phút; biết phân biệt giọng của người kể chuyện với giọng của các nhân vật dê con, cún, cô hươu, anh hà mã. Hiểu nội dung bài: Cần phải nói năng lễ phép, lịch sự với mọi người.

- Nhận biết được nhân vật, hiểu được diễn biến các sự việc diễn ra trong câu chuyện).

- Biết yêu quý bạn bè và người thân, có kĩ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1

1. HĐ mở đầu: (5’)

- GV yêu cầu HS quan sát 2 tranh minh hoạ và làm việc nhóm, trao đổi với nhau về những điều quan sát được trong tranh và trả lời câu hỏi Em nói lời đáp thế nào trong những tình huống sau?

- GV hỏi:

+ Em nói lời đáp như thế nào nếu được bạn tặng quà và nói: “Chúc mừng sinh nhật bạn!”(GV gợi ý : Bạn nhận quà sẽ nói gì?

Nếu em được nhận quà sinh nhật em sẽ nói gì?..)

+ Nếu em chót làm vỡ lọ hoa của mẹ (trong tình huống 2) thì em sẽ nói với mẹ như thế nào? (GV gợi ý bằng những câu hỏi như:

- HS quan sát, thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

(10)

Cậu bé sẽ nói gì với mẹ? Nếu là em không may làm vỡ lọ hoa, hay làm hỏng đồ vật trong nhà, em sẽ nói gì?...)

- GV NX chung và dẫn dắt, giới thiệu bài mới : Cảm ơn anh hà mã

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(30’)

HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC BÀI “CẢM ƠN ANH HÀ MÔ

- GV đọc mẫu toàn bài đọc. Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ, đúng giọng của nhân vật: giọng của dê con thay đổi từ không lịch sự, hách dịch (lúc đầu) đến nhẹ nhàng (lúc cuối); giọng cún nhẹ nhàng, lịch sự;

giọng cô hươu lạnh lùng, giọng anh hà mã thay đổi tuỳ theo cách nói của dê hay của cún..

- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến chỗ lắc đầu, bỏ đi.

+ Đoạn 2: Tiếp cho đến phải nói “cảm ơn”

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV y.c HS luyện đọc đoạn lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó (hươu, làng, lối, ngoan, xin lỗi, lịch sự...)

- GV y.c HS luyện đọc đoạn lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó :

+ Câu nói của cún lịch sự nhẹ nhàng: - Chào anh hà mã,/ anh giúp bọn em qua sông được không ạ?//

+ Câu nói của dê con thể hiện sự nhẹ nhàng hối lỗi:

- Cảm ơn anh đã giúp.// Em biết mình sai rồi.// Em xin lỗi ạ!//

- GV y.c HS luyện đọc đoạn lần 3 kết hợp giải nghĩa từ.

* Luyện đọc theo nhóm

+ Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm.

+ YC HS khác lắng nghe và nhận xét, góp ý bạn đọc.

+ GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn và luyện đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp đoạn và luyện đọc câu

- HS đọc và giải nghĩa từ.

- HS thực hiện theo nhóm ba.

- HS lần lượt đọc.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2

(11)

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (20’)

HOẠT ĐỘNG 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài đọc và trả lởi các câu hỏi. HS cùng nhau trao đổi và trả lời câu hỏi.

Câu 1. Hươu đã làm gì khi nghe dê hỏi?

-GV mời 2 - 3 HS đại diện các nhóm trả lời.

GV và HS cùng thống nhất câu trả lời.GV khen ngợi nhóm TL tốt nhất.

Câu 2. Ý nào sau đây đúng với thái độ của hà mã khi cún nhờ đưa qua sông?

a. bực mình bỏ đi

b. bực mình nhưng đồng ý đưa qua sông c.vui vẻ đồng ý đưa qua sông

- GV gọi 1 HS đọc to yêu cầu.

- GV cho HS trao đổi theo nhóm.

+ Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.

+ Cả nhóm lựa chọn các đáp án. GV và HS nhận xét.

- GV khen các nhóm đã tích cực trao đổi và tìm được đáp án đúng.

Câu 3. Vì sao dê con thấy xấu hổ?

- Một HS đọc to yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: yêu cầu HS xem lại đoạn 3, thảo luận để tìm câu trả lời.

- GV mời một số HS trả lời. GV và HS cùng thống nhấí câu trả lời. GV lưu ý, đây là câu hỏi mở, HS có thể có các cách nói khác nhau.

Câu 4. Em học được điều gì từ câu chuyện này?

- Đây là câu hỏi mở, GV có thể hướng dẫn HS làm việc cá nhân trước khi làm chung cả lớp:

+ Một HS đọc to câu hỏi.

+ GV có thể hỏi các câu hỏi dẫn dắt: Vĩ sao cún nhờ thì anh hà mã giúp còn dê nhờ thì hà mã không muốn giúp? Khi

- Hươu trả lời “Không biết ” rồi lắc đầu, bỏ đi.

- Các HS khác đọc thầm theo.

- HS trao đổi.

- Đại diện các nhóm đưa ra đáp án.

-HS lắng nghe.

- Các HS khác đọc thầm theo.

Đáp án gợi ý: Vì dê con nhận ra mình đã không nhớ lời cô dặn, đã không nói năng lịch sự, lễ phép nên không được cô hươu và anh hà mã giúp.

- Các HS khác đọc thầm theo.

(12)

muốn nhờ người khác giúp thì chúng ta phải nổi như thế nào? Khi được người khác giúp đỡ ta phải nói như thế nào?

- GV gọi HS nêu câu TL.

- GV cho HS khác nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

*Luyện đọc lại:

- HS lắng nghe GV đọc diễn cảm cả bài.

- Một HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.

4. HĐ thực hành vận dụng (15’)

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC

Bài 1: Tìm trong bài những câu hỏi hoặc câu đề nghị lịch sự.

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm để tìm ra câu hỏi lịch sự với người lớn tuổi có trong bài đọc. Ghi kết quả làm việc nhóm ra giấy nháp.

- GV yêu cầu đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét. GV khuyến khích HS giải thích sự lựa chọn của mình.

GV và HS thống nhất đáp án - Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:Dựa vào bài đọc,nói tiếp các câu dưới đây

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.85.

- Gọi các nhóm lên thực hiện.

- GV NX và thống nhất câu TL:

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

*CỦNG CỐ:

- Hôm nay, chúng ta học bài gì?

- Qua bài học này, e rút ra được điều gì?

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS lắng nghe Gv đọc mẫu.

- HS đọc bài trước lớp.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS thực hiện.

- HS trình bày:đáp án (Chào anh hà mã, anh giúp bọn em qua sôngđược không ạ?),

- HS đọc thầm .

a) Muốn ai đó giúp, em cần phải hỏi hoặc yêu cầu một cách lịch sự b) Được ai đó giúp, em cần phải nói lời cảm ơn.

- HS trả lời - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

(13)

_______________________________________

TOÁN

Bài 80 : PHÉP TRỪ ( KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu cách đặt tính, cách tính trừ không nhớ trong phạm vi 1000. Đặt tính và tính các phép tính trừ không nhớ trong phạm vi 1000.

- Rèn luyện và củng cố kĩ năng trừ không nhớ trong phạm vi 1000. Rèn và phát triển kĩ năng giải toán có lời văn.

- Rèn tính chất cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, … 2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo liên kết kiến thức cũ với bài thực hành luyện tập hôm nay.

- GV gọi 02 HS lên đặt tính rồi tính:

a) 568-125 b) 587- 46

- GV gọi HS nêu cách đặt tính và cách tính phép trừ không nhớ trong PV1000.

- GV gọi HS nhận xét

- GV yc HS nêu điểm khác nhau của 2 phép tính

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

-02 HS lên đặt tính rồi tính

1-2 HS trả lời miệng

- HS nhận xét

- HS nêu sự khác nhau - HS lắng nghe

2. Hoạt dộng thực hành, luyện tập (22’)

Bài 3 (trang 61)

Mục tiêu: HS nêu được cách đặt tính và cách tính của phép tính trừ không nhớ số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số.

- GV cho HS đọc YC bài

- GV đưa phép tính lên màn hình:

−¿583¿ 32 ¿

- Cho HS nêu thành phần của phép tính

- Cho HS nhận xét cách đặt tính - GV nêu cách tính, tính kết quả miệng.

- 1 HS đọc YC bài - HS quan sát

- HS nêu thành phần của phép tính - HS nêu cách đặt tính

- HS nêu cách tính, tính kết quả miệng.

- HS nhận xét

(14)

- GV cho HS nhận xét

- GV nhấn mạnh cách trừ số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số

- GV yc HS vận dụng, làm nhóm đôi bài tập 3 bằng bút chì vào SGK.

- GV gọi HS nêu cách tính và kết quả từng phép tính

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 3 củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 3.

Bài 4 (trang 61)

Mục tiêu: HS nêu được cách đặt tính và cách tính của phép tính trừ không nhớ số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.

- GV cho HS đọc YC bài - GV đưa phép tính dọc:

−¿427 ¿ 6 ¿

- Cho HS nêu thành phần của phép tính

- Cho HS nhận xét cách đặt tính - GV nêu cách tính, tính kết quả miệng.

- GV cho HS nhận xét

- GV nhấn mạnh cách trừ số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số

- GV yc HS vận dụng, làm cá nhân . - GV gọi HS nêu cách tính và kết quả từng phép tính

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 4 củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 4.

Bài 5 (trang 61)

Mục tiêu: HS đặt tính và tính của phép tính trừ không nhớ số có 3 chữ số cho số có 1, 2 chữ số.

- GV cho HS đọc bài 5

- GV hỏi: Bài 5 có mấy yêu cầu? đó là những yêu câu nào?

- GV nhấn mạnh YC bài và cho HS làm cá nhân vào vở, 4 HS làm bảng.

- GV cho HS lên điều khiển chữa bài 5

- HS lắng nghe

- HS làm bài theo nhóm đôi - 1-2HS nêu/1 phép tính - HS nhận xét bài bạn - HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

- 1 HS đọcYC bài - HS quan sát

- HS nêu thành phần của phép tính - HS nêu cách đặt tính

- HS nêu cách tính, tính kết quả miệng.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS làm bài theo hình thức cá nhân - 1-2HS nêu/1 phép tính

- HS nhận xét bài bạn - HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - 1-2 HS nêu

- HS làm cá nhân vào vở, 4 HS làm bảng - 1 HS lên cho các bạn nhận xét bài - HS lắng nghe, chữa bài

- 1-2 HS nêu cách đặt tính - HS lắng nghe

(15)

- GV đánh giá HS làm bài

- Cho HS nêu lại cách đặt tính dọc - GV đánh giá, nhấn mạnh cách đặt tính đúng

3. Hoạt động vận dụng: (5’)

Mục tiêu: HS vận dụng trừ không nhớ trong phạm vi 1000 để giải toán có lời văn (bài toán thực tế trong cuộc sống)

- Gọi HS đọc bài 6

- GV hỏi: Đề bài hỏi gì? Muốn biết ngày thứ hai có bao nhiêu HS đến thăm quan thì phải làm thể nào?...

- GV yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.

- GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu lớp nhận xét, nêu lời giải khác.

- GV cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn

- GV đánh giá HS làm bài

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - HS nêu để phân tích đề

- HS làm cá nhân vào vở - HS nhận xét bài của bạn

- HS kiểm tra chéo vở và báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe

* Củng cố - dặn dò :(3’)

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

Ngày thực hiện: Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2022 TOÁN

BÀI 81: LUYỆN TẬP ( TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được cách đặt tính, cách tính cộng/ trừ không nhớ trong phạm vi 1000. Đặt tính và tính các phép tính cộng/ trừ không nhớ trong phạm vi 1000.

- Rèn và phát triển kĩ năng tính nhẩm các số tròn tram, tròn chục trong PV 1000.

- Rèn tính chất cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ 2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.. Khởi động: (5’)

(16)

- GV cho HS chơi trò chơi “Sắc màu em yêu”

Luật chơi: Có 4 ô màu, sau mỗi ô màu là 1 câu hỏi về cộng/ trừ không nhớ trong phạm vi 1000. HS chọn màu bất kì, nếu TL đúng thì được quà (tràng pháo tay) - GV cho HS chơi

- GV đánh giá HS chơi

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

- HS lắng nghe luật chơi

- HS chơi - HS lắng nghe 2.. Thực hành – Luyện tập :(22’)

Bài 1 (trang 62)

- GV chiếu bài trên màn hình - GV cho HS đọc YC bài

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm ra kết quả trong 03 phút

- Cho đại diện các nhóm nêu cách tính, kết quả từng phép tính.

- Cho HS nhận xét

- GV hỏi: Các phép tính phần a và phần b có điểm gì khác nhau?

- Các phép tính ở phần a và phần b có điểm gì giống nhau?

- Hỏi: Bài tập 1 củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 1.

Bài 2 (trang 62)

- GV chiếu bài, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS làm cá nhân vào vở, 6 HS nối tiếp lên bảng

- GV cho 1 HS lên tổ chức chữa phần a, 1 HS lên tổ chức chữa phần b

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 2 củng cố kiến thức gì?

- - GV nhấn mạnh kiến thức bài 2.

Bài 3a (trang 62)

- GV cho HS đọc bài 3a

- GV hỏi: Bài 3a yêu cầu gì? Tính nhẩm là tính thế nào? Nhận xét các số trong phép tính.

- GV cùng HS làm mẫu, nêu cách nhẩm - GV cho HS làm việc nhóm 2 trong 3 phút để hoàn thiện bài.

- GV gọi đại điện các nhóm nêu cách nhẩm và kết quả.

- HS quan sát - 1 HS đọc YC bài - HS làm bài nhóm đôi

- HS nêu cách tính, kết quả từng phép tính

- HS đối chiếu, nhận xét - HS nêu

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

- 1 HS đọcYC bài, lớp đọc thầm - HS làm cá nhân, 06 HS nối tiếp lên bảng

- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - 1-2 HS nêu

- HS cùng HS khai thác mẫu, khái quát cách nhẩm

- HS làm bài nhóm đôi.

(17)

- GV đánh giá HS làm bài

- Cho HS nêu lại cách tính nhẩm

- GV đánh giá, nhấn mạnh cách tính nhẩm

- 1-2 nhóm/ 1 phép tính - HS khác nhận xét - HS lắng nghe, chữa bài - 1-2 HS nêu

- HS lắng nghe 3. Hoạt động vận dụng: (5’)

- Gọi HS đọc bài 3b

- GV tổ chức cho HS chơi cả lớp.

+ GV nêu yêu cầu, cách chơi

+ GV gọi HS nêu ý kiến, lí giải ý kiến cá nhân

+ GV ghi ý kiến của 2-3 HS lên bảng - GV cùng HS lí giải kết quả đúng - GV nhận xét HS chơi

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - HS chơi

- HS nêu cách chọn của cá nhân

- HS lắng nghe

* Củng cố - dặn dò: (3’)

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 19 : CẢM ƠN ANH HÀ MÃ (TIẾT 3) Tập viết: CHỮ HOA M (KIỂU 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa M (kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa M (kiểu 2).

- HS: SGK, Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. HĐ mở đầu (5’)

- GV cho HS hát tập thể .

- GV cho HS quan sát mẫu chữ hoa - GV hỏi: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.Hoạt động hình thành kiến thức

- HS hát .

- HS quan sát mẫu chữ hoa - HS trả lời.

- HS lắng nghe

(18)

mới: (15’)

*HOẠT ĐỘNG 1. VIẾT CHỮ HOA

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa M và hướng dẫn HS:

- GV cho HS quan sát chữ viết hoa M và hỏi độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa M.

- Độ cao chữ M mấy ô li?

- Chữ viết hoa M gồm mấy nét ?

- GV viết mẫu trên bảng lớp.

* GV viết mẫu:

Cách viết: Nét 1 đặt bút lên đường kẻ 5, viết nét móc 2 đầu trái (2 đẩu đều lượn vào trong), dừng bút ở đường kẻ 2. Nét 2 từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đoạn nét cong ở đường kẻ 5, viết nét móc xuôi trái, dừng bút ở đưòng kẻ 1.

Nét 3 từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đoạn nét móc ở đường kẻ 5, viết nét lượn ngang rồi chuyển hướng đẩu bút trở lại để viết tiếp nét cong trái, dừng bút ở đường kẻ 2.

- GV yêu cầu HS luyện viết bảng con chữ hoa M.

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét bài của bạn

- HS quan sát.

- HS quan sát chữ viết hoa M và hỏi độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa M.

+ Độ cao: 5 li.

+ Chữ A hoa gồm 3 nét: nét 1 là nét móc hai đẩu trái đều lượn vào trong, nét 2 là nét móc xuôi trái, nét 3 là kết hợp của hai nét cơ bản lượn ngang và cong trái nối liển nhau, tạo vòng xoắn nhỏ phía trên.

- HS quan sát và lắng nghe cách viết chữ viết hoa M.

- HS luyện viết bảng con chữ hoa M.

- HS tự nhận xét và nhận xét bài của bạn

(19)

GV cho HS viết chữ viết hoa M (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở

*HOẠT ĐỘNG 2. VIẾT ỨNG DỤNG

“MUỐN BIẾT PHẢI HỎI MUỐN GIỎI PHẢI HỌC ”

- GV cho HS đọc câu ứng dụng “Muốn biết phải hỏi muốn giỏi phải học”.

- GV cho HS quan sát cách viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp.

- GV hướng dẫn HS viết chữ viết hoa M đầu câu.

+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ u tiếp liền với điểm kết thúc nét 3 của chữ viết hoa M.

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o.

- Độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa M, h, g cao mấy li ?

- Chữ g cao 1,5 li dưới đường kẻ ngang.

- Chữ p cao 2 li, 1 li dưới đường kẻ ngang.

- Các chữ còn lại cao mấy li?

- GV hướng dẫn: Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu sắc đặt trên các chữ ô (muốn), ê (biết); dấu hỏi đặt trên các chữ a (phải), chữ о (hỏi, giỏi); dấu nặng đặt dưới chữ о (học).

- GV hướng dẫn: Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái c trong tiếng học.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15’)

* HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH LUYỆN VIẾT.

- GV cho HS thực hiện luyện viết chữ hoa M và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để

- HS viết chữ viết hoa M (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở.

- HS đọc câu ứng dụng “Muốn biết phải hỏi muốn giỏi phải học”.

- HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình.

- HS lắng nghe

- Chữ cái hoa M, h, g cao 2,5 li.

- Các chữ còn lại cao 1 li.

- HS lắng nghe

-HS viết vào vở

-HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và

(20)

phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá bài HS.

*Củng cố

-Hôm nay, chúng ta luyện viết chữ hoa gì?

- Nêu cách viết chữ hoa M - Nhận xét tiết học

-Xem lại bài

góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

-HS lắng nghe

-HS trả lời

-HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

_____________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 19: CẢM ƠN ANH HÀ MÃ (TIẾT 4) NÓI VÀ NGHE: CẢM ƠN ANH HÀ MÃ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết nói về các sự việc trong câu chuyện Cảm ơn anh hà mã dựa vào tranh minh họa và câu hỏi gợi ý dưới tranh; kể lại được đoạn mình thích hoặc toàn bộ câu chuyện.

- Nhớ và kể lại được nội dung theo trình tự câu chuyện.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. HĐ mở đầu (5’)

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

15’

*HOẠT ĐỘNG 1: NÓI VỀ SỰ VIỆC TRONG TRANH .

- Gọi Một HS đọc to yêu cầu

- GV cho HS làm việc chung cả lớp.

- GV cho HS quan sát tranh .

- GV hỏi: Theo em, các bức tranh nói về những nhân vật nhân vật nào?

+ Dê và cún gặp chuyện gì trong rừng?

- HS quan sát tranh, trả lời - HS lắng nghe

- Lớp đọc thầm.

- HS làm việc chung cả lớp - HS quan sát tranh .

- HS trả lời.

(21)

+ Dê đã nói gì khi gặp cô hươu?

+ Vì sao dê làm anh hà mã phật ý?

+Cún đã làm gì khiến anh hà mã vui vẻ giúp đỡ?

-GV cho HS trình bày nội dung tranh -GV cho HS nhận xét

-GV nhận xét, chốt

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10’)

*HOẠT ĐỘNG 2. KỂ LẠI TỪNG ĐOẠN CÂU CHUYỆN THEO TRANH ?

- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước:

+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh, đọc câu hỏi dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện; tập kể từng đoạn và cả câu chuyện (không cần chính xác từng câu chữ như trong bài đọc).

+ Bước 2: Làm việc nhóm và góp ý cho nhau những điều chưa làm được,những điều các bạn làm tốt.

+ Bước 3: Một số HS trình bày trước lớp.

- GV nêu câu hỏi để HS trả lời: Câu chuyện muốn nói vôi em điêu gì?

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

*HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG “CÙNG NGƯỜI THÂN TRAO ĐỔI VỀ CÁCH CHÀO HỎI THỂ HIỆN SỰ THÂN THIỆN VÀ LỊCH SỰ”

- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài

- GV hướng dẫn HS cùng người thân trao đổi về cách chào hỏi thể hiện sự thân thiện và lịch sự.

- GV cho HS nêu cách chào hỏi thể hiện sự thân thiện và lịch sự.

-HS trình bày.

-HS nhận xét -HS lắng nghe

- HS trả lời.

- HS lắng nghe

-HS hỏi, HS trả lời -HS nhận xét, góp ý -HS lắng nghe

-HS trả lời.(muốn được ngưòi khác giúp đỡ, em phải hỏi hoặc để nghị một cách lịch sự; được ngưòi khác giúp đỡ, em phải nói lời cảm ơn.)

- HS đọc yêu cầu đề bài.

(22)

- GV cho HS viết

- GV cho HS đọc bài cá nhân - GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

*CỦNG CỐ:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- GV cho HS nêu lại cách viết đúng chữ viết hoa M và câu ứng dụng.

- GV cho HS nói lại cách chào hỏi lịch sự và thân thiện..

- Nhận xét tiết học

-Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS thực hiện - HS viết .

- HS đọc bài cá nhân.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

-HS nêu lại cách viết đúng chữ viết hoa M và câu ứng dụng.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

_____________________________________

Ngày thực hiện: Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2022 TIẾNG VIỆT

BÀI 20: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT (TIẾT 1+2) ĐỌC: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu. Trả lời được các câu hỏi của bài. Phân biệt được các từ ngữ chỉ sự vật và các từ ngữ chỉ hoạt động.

- Biết được các phương tiện liên lạc khác nhau trong lịch sử, phương tiện liên lạc phổ biến hiện nay và tầm quan trọng của mạng in-tơ-nét trong đời sống. Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: - Biết sử dụng các phương tiện liên lạc hiện nay để thông tin liên lạc với bạn bè, người thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học, điện thoại...

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV cho lớp hoạt động tập thể.

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SHS, GV khuyến khích HS kết nối

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS quan sát tranh minh hoạ trong SHS, và hướng dẫn HS thảo luận dựa

(23)

với những trải nghiệm trong cuộc sống, kể lại được một tình huống trong đỏ HS phải xa người thân, không thể trao đổi trực tiếp.

- GV có thể đặt ra các câu hỏi gợi ý như:

Người thân của em là ai?; Em xa người ấy khi nào?; Khi xa người ấy, em có cảm xúc gì?; Làm thế nào để em có thể ỉiên lạc với người ấy?;...

- GV gợi ý HS nêu về những phương tiện liên lạc được sử dụng phổ biến trong đời sống, tác dụng của chúng đối với cuộc sống con người.

-GV chốt nội dung.

vào các gợi ý.

- Một số HS trả lời theo hiểu biết của cá nhân.

- HS trả lời:Thư, điện thoại,……

- HS lắng nghe 2. Hoạt động hình thành kiến thức

mới (30p)

*HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC BÀI “ TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT ”

- GV đọc mẫu toàn VB.

- GV hướng dẫn kĩ cách đọc: Chú ý nhấn mạnh vào những từ chứa đựng những thông tin quan trọng nhất của VB như trao đổi thông tin, bổ câu, chai thuỷ tinh, gọi điện, in-tơ-nét.

+ Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ - GV cho HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc những cầu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ. Nhờ cổ in-tơ-nét,/ bạn cũng có thể/ nhìn thấy/ người nói chuyện với mình,/ dù hai người/ đang ở cách nhau/

rất xa.;…

- GV cho HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB. Nếu HS k giải thích được thì GV giải thích

- GV cho HS chia VB thành các đoạn : + Đoạn 1: từ đầu đến khi ở xa

+ Đoạn 2: từ Từ xa xứa đến mới được

-HS lắng nghe .

-HS lắng nghe

- HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu

- HS luyện đọc những cầu dài bằng cách ngắt câu thành những cụm từ.

- HS giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong VB

- HS chia VB thành các đoạn

- HS đọc nối tiếp từng đoạn

(24)

tìm thấy,

+ Đoạn 3: phần còn lại.

- GV cho HS đọc nối tiếp từng đoạn.

- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn và hướng dẫn cách luyện đọc trong nhóm.

*Luyện đọc theo nhóm:

- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó phát âm và dễ nhầm lẫn như trò chuyện, trao đổi, huấn luyện, in-tơ-nét,...

- GV cho HS đọc đoạn trong nhóm.

- GV cho HS đọc cá nhân: Từng em tự luyện đọc toàn VB.

+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS tiến bộ.

-3 HS đọc nối tiếp từng đoạn và hướng dẫn cách luyện đọc trong nhóm

- HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- HS luyện phát âm một số từ ngữ có thể khó phát âm và dễ nhầm lẫn như trò chuyện, trao đổi, huấn luyện, in-tơ- nét,...

- HS đọc đoạn trong nhóm

- HS đọc cá nhân: Từng em tự luyện đọc toàn VB.

-HS lắng nghe

TIẾT 2 3. Hoạt động luyện tập thực hành:

(20’

*HOẠT ĐỘNG 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Thời xưa, người ta đã gửi thư bằng những cách nào?

- GV cho HS đọc câu hỏi

- GV nêu câu hỏi, HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời.

+Câu 2:Vì sao có thể dùng bồ câu để đưa thư?

- Để trao đổi thông tin ngày nay người ta còn dùng cách nào, để tìm hiểu ta cùng qua câu hỏi tiếp theo.

+ Câu 3:Ngày nay, chúng ta có thể trò chuyện với người ở xa bằng những cách

- HS đọc câu hỏi

- HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời:

Huấn luyện bồ câu để đưa thư hoặc bỏ thư vào những chiếc chai thủy tinh...

+ HS TL : Vì bồ câu nhớ đường rất tốt, có thể bay được đường dài… .

- HS lắng nghe.

- HS đọc đoạn 2 để trả lời câu hỏi: Ngày nay, chúng ta có thể viết thư, gọi điện

(25)

nào?

- GV nêu câu hỏi, HS đọc đoạn 2 để trả lời câu hỏi.

- GV và HS thống nhất câu trả lời.

- GV có thể đặt thêm câu hỏi: Ngoài những cách liên lạc trong bài đọc, em còn biết những cách nào khác nữa. GV cũng có thể chiếu lên bảng hình ảnh của những cách liên lạc khác xưa và nay như dùng ngựa để đưa thư, dùng lửa để làm tín hiệu liên lạc, trò chuyên qua các ứng dụng trên điện thoại di động,...

Câu 4. Nếu cần trò chuyện với người ở xa, em chọn phương tiện nào? Vì sao?

- GV cho HS tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi để thống nhất đáp án với cả nhóm.

- Để hướng dẫn HS trả lòi câu hỏi, GV có thể đưa ra các gợi ý: Em có người thân hoặc bạn bè nào ở xa?; Em thường liên lạc với người đó bằng cách nào?;

Em thích Hên lạc với người đó bằng cách nào nhất? Vì sao?;...

- GV gọi đại diện các nhóm trả lời và thống nhất đáp án.

4. HĐ Vận dụng (15p)

*Luyện đọc lại:

- GV đọc lại toàn VB trước lớp.

- Một HS đọc lại toàn VB. Cả lớp đọc thầm theo.

* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC

Bài 1:Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp:Trò chuyện, bồ câu, chai thủy tinh, gửi, trao đổi, bức thư, điện thoại.

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.88.

hoặc trò chuyện qua in-tơ-nét.

- HS thống nhất câu trả lời.

-HS lắng nghe, trả lời

- HS tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi để thống nhất đáp án với cả nhóm.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS lắng nghe

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe - HS thực hiện.

- HS đọc.

(26)

- GV nêu luật chơi và hướng dẫn HS chơi.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:Nói tiếp để hoàn thành câu:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk và trả lời - Nhờ có in-tơ-nét bạn có thể (....)

- GV tổng kết các ý kiến phát biểu của HS, nhấn mạnh công dụng của in-tơ-nét và nhắc nhở HS sử dụng có hiệu quả

*Củng cố:

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Chuẩn bị bài tiếp theo.

-HS lắng nghe - HS chơi.

a) Từ ngữ chỉ sự vật: bồ câu, chai thủy tinh, bức thư, điện thoại.

a) Từ ngữ chỉ hoạt động: trò chuyện, gửi, trao đổi.

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

_______________________________________

TOÁN

BÀI 81: LUYỆN TẬP (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phân tích cấu tạo số có 3 chữ số, viết số có 3 chữ số thành tổng hàng trăm, chục và đơn vị. Đặt tính và tính các phép tính cộng/ trừ không nhớ trong phạm vi 1000.

- Rèn và phát triển kĩ năng tính nhẩm các số tròn trăm.

- Rèn tính chất cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ 2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5’)

- GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”

Luật chơi: Trên bảng có 5-6 số có 3 chữ số, 1 HS dưới lớp đọc hoặc nêu cấu tạo số, 2 HS thi xem ai chỉ đúng và nhanh hơn. HS thắng thì được thưởng tràng pháo tay.

- HS lắng nghe luật chơi

(27)

- GV cho HS chơi - GV đánh giá HS chơi

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

- HS chơi - HS lắng nghe 2. Thực hành – Luyện tập :(22’)

Bài 4 (trang 63)

- GV chiếu bài trên màn hình

- GV cho HS đọc YC bài, xác định YC bài

- GV cùng HS làm mẫu 3 số như trong sách

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 để hoàn thành các phần a,b,c,d.

- Cho đại diện các nhóm nêu cấu tạo, cách viết từng số.

- Cho HS nhận xét

- GV hỏi: Các số ở bài tập 4 có điểm gì giống nhau?

- Hỏi: Bài tập 4 củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 4.

Bài 5 (trang 63)

- GV chiếu bài, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS làm cá nhân vào vở, 2 HS làm bảng

- GV cho 1 HS lên tổ chức chữa phần bài - GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Để kiểm tra lại kết quả phép trừ có đúng/ sai, ta làm thế nào?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 5.

- HS quan sát

- 1 HS đọc YC bài, xác định YC - HS cùng GV làm mẫu, nêu cách làm - HS làm bài nhóm đôi trong khoảng 3 phút

- 1-2HS / 1 số

- HS đối chiếu, nhận xét, chữa bài - HS nêu ý kiến cá nhân

- HS lắng nghe

- 1 HS đọcYC bài, lớp đọc thầm - HS làm cá nhân, 2 HS làm bảng - HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

3. Hoạt động vận dụng: (5’) - Gọi HS đọc bài 6

- GV hỏi: Đề bài hỏi gì? Muốn biết xã Thắng Lợi phải trồng tất cả bao nhiêu cây thì phải làm thể nào?...

- GV yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.

- GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu lớp nhận xét, nêu lời giải khác.

- GV cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn

- GV đánh giá HS làm bài

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - HS nêu để phân tích đề

- HS làm cá nhân vào vở - HS nhận xét bài của bạn

- HS kiểm tra chéo vở và báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe

* Củng cố - dặn dò :(3’)

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học

- HS nêu ý kiến - HS lắng nghe

(28)

- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2022 TOÁN

BÀI 82: MÉT (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết mét là đơn vị đo độ dài , biết đọ, viết kí hiệu đơn vị mét là m. Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: dm, cm. Biết làm các phép tính có kèm theo các đơn vị đo độ dài mét.

- Biết ước lượng độ dài một số đồ vật quen thuộc có độ dài ngắn/ dài hơn 1m. Vận dụng đổi đơn vị đo độ dài giữa 3 đơn vị: m – dm - cm

- Rèn tính chất cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, thước mét 2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động :(5’)

- GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”

Luật chơi: GV đưa ra 1 số câu hỏi, HS trả lời đúng là thắng.

+ Đố em kể tên đúng các đơn vị đo độ dài đã học?

+ Đố em chỉ đúng trên thước kẻ đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1dm.

+ Đố em chỉ ra trong thực tế các đồ vật có độ dài khoảng 1dm.

- GV cho HS chơi - GV đánh giá HS chơi

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

- HS lắng nghe luật chơi

- HS chơi - HS lắng nghe 2. Hoạt dộng hình thành kiến thức Giới

thiệu đơn vị đo độ dài: mét: (10’) - GV cho HS quan sát tranh SGK

- Dựa vào tranh, GV hướng dẫn HS quan sát độ dài thước mét (có vạch chia từ 0 đến 100) và giới thiệu : “Độ dài từ vạch 0 đến 100 là 1 mét”.

- GV vẽ lên bảng một đoạn thẳng dài 1m và nói : “Độ dài đoạn thẳng này là 1 mét”.

- Mét là đơn vị đo dộ dài. Mét viết tắt là

“m”.

- HS quan sát -HS quan sát

- HS quan sát - HS nhắc lại

(29)

- Đoạn thẳng vừa vẽ dài mấy đềximét ? - GV yêu cầu HS lên bảng dùng loại thước 1dm để đo độ dài đoạn thẳng trên.

-Vậy 1 mét bằng mấy đềximét ? GV chốt: 10dm = 1m ;

1m = 10dm.

- Gọi HS quan sát các vạch chia trên thước và TLCH : Một mét dài bằng mấy xăng- ti- met ?

GV chốt: 1m = 100cm

- Độ dài một mét được tính từ vạch nào trên thước mét ?

- Hỏi: Hôm nay chúng ta được học thêm đơn vị đo độ dài nào? Mối quan hệ giữa đơn vị m và dm/cm như thế nào?

- GV chốt và nhấn mạnh kiến thức được học.

- HS trả lời -HS thực hành - HS trả lời - HS nhắc lại

- HS quan sát, trả lời

- HS nhắc lại - HS nêu - HS nêu

- HS nghe, nhắc lại 3. Thực hành – Luyện tập:(12’)

Bài 1 (trang 64)

- GV chiếu bài trên màn hình

- GV cho HS đọc YC bài, xác định YC bài - GV thảo luận nhóm 4 trong 3 phút để tìm và kể tên các vật dài/ ngắn hơn 1m. (Làm vào giấy nháp)

- GV cho đại diện các nhóm nêu ý kiến.

(GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng) - GV cho HS nhận xét, đối chiếu và bổ sung.

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 1.

4. Vận dụng: (5’) Bài 2a (trang 64)

- GV chiếu bài, cho HS đọc và xác định YC bài.

- Hỏi: Các phép tính ở phần a có gì đặc biệt? Khi tính các số có kèm theo đơn vị ta cần chú ý điều gì?

- GV lưu ý cách làm bài 2a

- GV cho HS làm cá nhân vào vở, 4 HS làm bảng

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 2a củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 2a.

Bài 2b (trang 64)

- GV chiếu bài, cho HS đọc và xác định YC

- HS quan sát

- HS đọc YC bài, xác định YC - HS làm bài nhóm 4

- 2-3 nhóm/ phần

- HS đối chiếu, nhận xét, chữa bài - HS nêu ý kiến cá nhân

- HS lắng nghe

- 1 HS đọcYC bài, lớp đọc thầm - HS nêu

- HS nghe

-HS làm cá nhân, 4 HS làm bảng - HS nhận xét, chữa bài

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

(30)

bài.

- Hỏi: Để làm đúng bài tập này chúng ta cần vận dụng kiến thức gì?

- GV cho HS làm cá nhân vào vở, 3 HS làm bảng

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 2b củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 2b.

- 1 HS đọcYC bài, lớp đọc thầm - HS nêu

- HS làm cá nhân, 3 HS làm bảng - HS nhận xét, chữa bài

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

* Củng cố - dặn dò :(3’)

- Hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì? Nêu mqh của các đơn vị đo độ dài đã học.

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 20: TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT (TIẾT 3) NGHE - VIẾT : TỪ CHÚ BỒ CÂU ĐẾN IN-TƠ-NÉT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu, viết đúng một số từ ngữ khó viết: in-tơ-nét, trao đổi, huấn luyện

- Làm đúng các bài tập chính tả. Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động khởi động(5') - GV cho HS hát .

- GV giới thiệu bài mới: Nghe - viết: Từ chú bồ câu đến in-tơ-nét

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (15’)

*Hoạt động 1: Nghe - viết chính tả.

- GV gọi HS đọc thành tiếng cả đoạn.

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

- HS hát.

- HS lắng nghe

- 2-3 HS đọc.

- HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.

(31)

- GV hỏi:

+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- GV đọc cho HS viết bảng con những từ dễ viết sai.

- GV đọc chính tả cho HS viết vào vở - GV đọc từng câu cho HS viết.

Những câu dài cần đọc theo từng cụm từ

(Con người/ có nhiêu cách/ để trao đổi vớt nhau.// Từ xa xưa,ì người ta/ đã biết/ huấn luyện bồ câu đưa thư.// Những bức thư/

được buộc vào chân bồ câu.// Bổ câu/ nhớ đường rất tốt.//Nó có thể// bay qua một chặng đường dài/ hảng nghìn cây số/ để mang thư/ đến đúng nơi nhận.//

- GV lưu ý: Mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi phù hợp tốc độ viết của HS.

- GV đọc lại một lần cả đoạn - GV cho HS tự soát lỗi.

- GV cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi giúp bạn.

- GV kiểm tra bài viết của HS, sửa một số bài và nhận xét chung cả lớp.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10’)

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

Bài tập 2: Tìm từ ngữ chứa vần eo hoặc oe

- Một HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thẩm theo.

- GV chiếu một số từ ngữ có tiếng chứa vẩn eo hoặc oe lên bảng, VD: con mèo, nhãn

- 2-3 HS chia sẻ.

+ Viết hoa chữ cái đầu cầu, giữa các cụm từ trong mỗi câu có dấu phẩy, kết thúc câu có dấu chấm.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: in-tơ-nét, trao đổi, huấn luyện .

- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- HS luyện viết bảng con.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS lắng nghe - HS tự soát lỗi

- HS đổi chéo theo cặp.

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- HS quan sát

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung

II.. - Yêu cầu Hs đọc trong nhóm.. - HS vận dụng thành thạo vào thực hiện tính và làm bài toán có một phép tính - Giáo dục HS tích cực, tự giác, rèn

Thực hành tính toán độ dài đường gấp khúc, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc,

- Giáo dục HS tình cảm yêu quý đối với các anh bộ đội, học tập tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, kỉ luật của các anh bộ đội.. - Hs nắm được thông tin về các