• Không có kết quả nào được tìm thấy

KHÁCH DU LỊCH

Trong tài liệu Giáo trình Địa lý du lịch (Trang 137-142)

4. Động cơ phô bày vị thế thế hiện thông qua nhu cầu muốn được mọi người xung quanh đề cao, quan tâm đến mình hay nhu cầu muốn thể hiện quyền lực, ra oai...

Trường phái thứ hai do Gray (1970) đề xuất, ô n g cho rằng con người sẵn có nhu cầu muốn đi đâu đó và trốn tránh nơi ở nhàm chán.

Những người theo trường phái này cho rằng con người luôn có nhu câu trao đổi thông tin, muốn giảng giải những điều mình biết cho người chưa biết, m uốn gạt sang bên những gì quen thuộc đê tìm những gì mới lạ. Do vậy, nền văn hoá khác, phong tục truyền thống, con người mới, chỗ mới là mục tiêu thôi thúc họ đi du lịch. Họ đi du lịch vì họ cảm thấy cuộc sống, khung cảnh tại nơi họ ở, làm việc nhàm chán, công việc và cuộc sống thường ngày đơn điệu, tẻ nhạt, là nguyên nhân cơ bản gây nên các căn bệnh trầm cảm, thần kinh...'

đích kinh tế. Đây cũng là điều cần xem xét. Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển du lịch trên thế giới cũng như ở Việt Nam, mọi người đều thừa nhận rằng chính các thương gia, trong quá trình m ở rộng quan hệ làm ăn buôn bán của họ lại là một đối tượĩig phục vụ quan trọng của ngành du lịch. Các số liệu thống kê về cơ cấu khách ở nhiều nước cũng khẳng định cho nhận định trên. Trong bảng phân loại khách du lịch cũng như các loại hình du lịch đều vẫn có nhóm khách thương gia. Tiêu chí thứ ba trong định nghĩa khách du lịch được quan tâm là thời gian và khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi du lịch. Rất nhiều người cho rằng thời gian đi khỏi nhà từ 24 g iờ trở lên là quan trọng nhất. Đây là một tiêu chí quan trọng để phân biệt một khách tham quan (excursionist) với một khách du lịch (tourist).

Nếu như định nghĩa khách du lịch đưa ra trong Luật Du lịch 2006 nhầm để kiểm kê lưọng khách (đặc biệt là khách du lịch quốc tế) của m ột quốc g ia thì định nghĩa khách du lịch trên nhằm kiểm kê lượng khách du lịch cho m ột doanh nghiệp du lịch. Điều này rất có ý nghĩa đối với các nhà quản lý du lịch vì lượng khách phục vụ là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Du lịch. Tại các đô thị lớn, thu nhập từ du lịch chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập xã hội.

Trong Địa lý du lịch, khái niệm khách du lịch được quan tâm dưới góc độ không gian,

về

khía cạnh này có một số định nghĩa đã đưa ra khoảng cách của chuyến đi là một tiêu chí quan trọng. Ví dụ điển hình là định nghĩa của Uỷ ban xem xét Tài nguyên Du lịch Quốc gia Hoa Kỳ và của Australia. Trong định nghĩa về khách du lịch, Hoa Kỳ và Australia cho rằng khách du lịch là người phải di chuyển với khoảng cách tối thiêu là 50 dặm. Xét về mặt thống kê, những chỉ tiêu trên hầu như không thực tê. Doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý chỉ cần quan tâm số lượt người đã phục vụ trong giai đoạn kiểm kê chứ không cần phân biệt họ đến tìr địa phương xa hơn 50 dặm hay gần hơn 50 dặm.

Khách du lịch là người thực hiện việc nâng cao nhận thức của mình về thế giới xung quanh tại một không gian địa lý đủ xa để họ nghỉ lại qua đêm tại đó.

Chương 4. Đ|A LÝ CẦU DU LỊCH . 145

Mục 2.13 trong Hướng dẫn Quốc tế về Thống kê Du lịch 2008 thì m ột người khách (khách trong nước, khách ra nước ngoài, khách từ nước ngoài đên) được coi là khách du lịch (khách qua đêm ) nêu trong chuyến đi của người đó có ngủ qua đêm, nếu không sẽ được coi là khách ngàv (hay khách tham quan)'.

Khách du lịch là người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi của họ với mục đích thoả mãn tại nơi đến nhu cầu nâng cao hiêu biết, phục hồi sức khoẻ, xây dựng hay tăng cường tình cảm cúa con người (với nhau hoặc với thiên nhiên) thư giãn, giải trí hoặc ihể hiện m ình kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất và các dịch vụ do các cơ sở của ngành du lịch cung ứng. Trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam, có thế cụ thề hoá tiêu chí cơ bản này bằng việc nghi qua đêm tại một cơ sở lưu trú của ngành du lịch. Nói một cách khác thì khách du lịch là ngirời từ nơi khác đên với/kèm theo mục đích thảm nhận tại chô những giá trị vật chất, tinh thần hũv hình vờ/vô hình của thiên nhiên và/của cộng đồng xã hội.

về

phương diện kinh tế, khách du lịch lờ người sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lim Iríi, ăn uống... (Trần Đức Thanh, ] 999:20).

cần

phải phân biệt hai loại khách àu lịch cơ bản:

Những người mà chuyến đi của họ có mục đích chính là nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều kiện, tài nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hoá được gọi là khách du lịch thuần tuý. Ngược lại có những người thực hiện chuyến đi vì một mục đích khác như công tác, tim kiếm cơ hội làm ăn, hội họp... Trên đường đi hay tại nưi đến, những người này xắp xếp được thời gian cho việc tham quan, nghi n g ơ i... KLhi đó họ inới được coi là khách du lịch. Đẻ nói lên sự kết hợp đó, chuyến đi của họ được gọi là khách du lịch công vụ, khách du lịch thế thao, khách du lịch MICE...

4.2.2. Phân loai khách du lich

Du lịch và khách du lịch có thề được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Trong số các công trình liên quan, giới nghiên cứu đánh giá cao công trình của Cohen Erick (1972) và của Plog Stanley (1974).

146 ^ _ _ _ _ _ _ _ _ PHẦN 1. CO SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỊA LÝ DU LỊCH

Trang 10.

Dưới góc độ xã hội học, căn cứ vào vai trò tổ chức của doanh nghiệp du lịch, Cohen (1972) đã chia khách du lịch thành 2 loại là khách du lịch thiêt chế (tức là khách du lịch đi theo đoàn) và khách du lịch không thiết chế (khách du lịch không đi theo đoàn)'. Nhóm thứ nhất thực hiện chuyến đi nhờ sự tổ chức của doanh nghiệp du lịch. Nhóm thứ 2 không có sự tố chức của doanh nghiệp du lịch. Trong nhóm có tổ chức, ông lại chia thành 2 loại khách du lịch là khách du lịch cơ quan đi theo đoàn và khách du lịch cá nhân đi theo đoàn.

Ô ng nhận thấy, đại đa số khách du lịch thuộc nhóm thứ nhất không thê rời khỏi môi trường quen thuộc của mình ngay cả khi họ được đưa tới miền đất lạ. ô n g gọi là “môi trường bong bóng” (Cohen, 1972:167).

N hững người này thường thích đi du lịch cùng đồng nghiệp trong cơ quan với chương trình du lịch đã ký kết với doanhh nghiệp du lịch. Đặc điểm cúa khách du lịch cơ quan đi theo đoàn là luôn bị ràng buộc (thậm chí là vô thức) trong môi trường của đoàn khách và cả môi trường cơ quan của họ. H ọ ngồi trong xe ô tô máy lạnh, “chạy theo” chương trinh định săn, được đưa đến các điếm tham quan có trong chương trình được hướng dẫn viên chỉ dẫn và giới thiệu, chăm sóc chu đáo. Họ đánh giá cao vai trò của hướng dẫn viên, hài lòng với sự chu đáo, nhiệt tình cua hướng dẫn viên. Họ có rất ít cơ hội giao tiếp với dân địa phương và thâm nhận văn hoá địa phương. Khách du lịch cá nhân đi theo đoàn là những khách tự do, được nhà cung ứng ghép lại thành đoàn trong chuyến đi. Đối tượng này tuy tính tự do cao hơn, song cũng có rất ít cơ hội giao lưu và tiếp xúc với dân địa phương. Họ cũng khó có được những cảm nhận đích thực về giá trị của tài nguyên, của điểm đến.

Nhóm không có tổ chức cũng gồm 2 loại cơ bản là người khám phá và người lang thang2. Người khám phá tự thiết kế, tổ chức chuyến đi cho mình và thường tránh những cung đường quen thuộc. Họ dám rời bở môi trường bong bóng của mình, tìm đến những điểm mới lạ. Họ vô cùng thích thú khi được thấy mình là người đầu tiên đặt chân đến vùng đât mới. Họ cố gắng hòa nhập với văn hóa địa phương, cổ gắng giao

Chương 4. Đ|A LÝ CẤU DU LỊCH . 147

institional and non-institutional.

Explorer a n d driữer.

tiếp bằng bản ngừ của dân địa phương. Tuy nhiên họ vẫn duy trì những thói quen và tiện nghi cơ bản của lối sống khi còn ờ nhà. Họ thường tim những cơ sở lưu trú và phương tiện giao thông vận chuyến tiện nghi và phù hợp với thói quen. Những người đi theo free & easy tour' cũng có một phần tính cách của người khám phá. Người lang thang chối bỏ mọi liên hệ với nhà cung ứng du lịch, họ đi đến những nơi xa lạ với cuộc sống thường nhật của họ. Họ không ngần ngại thay đỗi nếp sống quen thuộc, làm quen với lối sống của người dân địa phương. Chuyến đi của họ khá linh hoạt, họ có thể lưu lại nhà dân, tham gia vào hoạt động văn hoá của địa phương. Họ sẵn sàng làm mọi việc trên đường đi đê trang trải cho quãng đường phía trước. Boniface và Cooper (1994) coi loại khách du lịch theo đoàn là khách đi tìm sự quen thuộc, còn người không theo đoàn là người đi tìm sự mới lạ (trang 15).

Một trong những nhà tâm lý học nồi tiếng Hoa Kỳ Stanley Plog (1974) cho ràng động cơ đi du lịch có mối tương quan khá chặt chẽ với đặc điểm tâm lý của khách du lịch. Trong nghiên cứu về khách du lịch Mỹ, ông chia họ thành các nhóm tâm lý chính là nhóm cỏ tâm lý hướng nội, khá hướng nội, trung gian, khá hướng ngoại và hưóng n g o ạil Theo ông, nhóm hướng nội bao gồm những người chủ yếu quan tâm đến những vấn đề xảy ra quanh gần họ, có quan hệ trực tiếp với họ. Nhóm hướng ngoại là những người rất quan tâm đến tất cả những gì xung quanh, luôn tỏ ra thích sự tân kỳ, sẵn sàng mạo hiếm đế được khám phá. về nguyên tắc, người có kiểu tâm lý nào sẽ chọn kiếu du lịch phù hợp với kiểu tâm lý ấy. Trên cơ sở đó, Plog phân ra thánh các loại hình du lịch theo tên các kiều tâm lý tương ímg. Điều đó có nghĩa là nhóm hướng nội sẽ chọn các điểm du lịch quen thuộc, đi cùng những người quen. Họ cảm thấy an tâm, vui mừng khi đến một điêm du lịch mà họ đã từng đến trước đó, gặp lại những người phục vụ cũ đã đế lại cho họ

148 ■ PHẦN 1. Cữ SỜ LÝ LUẬN CÙA ĐjA LÝ ŨU LỊCH

Free & Easy tour là các chương trình du lịch trong đó doanh nghiệp du ỉịch chủ yếu chỉ cung ứ ng dịch vụ vé m áy bay và đặt chô ở hoặc thêm m ộ t vài dịch vụ khác.

Loại này phù hợp với khách du lịch đà có trải nghiệm và biêt ngoại ngữ.

Ô ng đưa ra thuật ngừ mới trong tiêng Anh ỉà psychocentrìc, aỉỉocentric và m id- centric. Trong T âm lý học du lịch, N xb Trẻ 1997, trang 55, N guyền Vãn Lê dịch là dị tâm lý và đồn g tâm lý. Trong N hập môn khoa học du lịch N xb Đ H Q G Hà Nội, trang 61, Trần Đ ức Thanh dịch là nhóm tự ky và nh ó m hiêu kỳ và nhóm trung gian.

nhiều cảm tình. Đó là kiểu du lịch hướng nội, các điểm du lịch cũ được coi là các điếm du lịch ưa thích. Nhóm khách du lịch hướng ngoại ở các mức độ khác nhau ưa đến những điểm mới phát hiện, họ sẵn sàng chấp nhận ca những nơi chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện. Họ luôn muốn tìm thấy những khung cảnh mới, hoang sơ, khác lạ và những mối quan hệ mới và đại đa số nhóm người này chấp nhận các điều kiện và các dịch vụ không hoàn hảo tại điểm đến, chi trả cho các chuyến du lịch mới. Nêu xét về mặt lứa tuổi có thể dễ dàng nhận thấy rằng đại đa số ngưò i nhóm hưóng nội (ở các mức độ khác nhau) là người ở lứa tuổi thứ ba', còn đại đa số người có tâm lý hướng ngoại là thanh, thiếu niên. Hầu hết người trong độ tuổi lao động thuộc nhóm trung gian. Nhóm trung gian thê hiện sự pha trộn về đặc điếm tâm lý giữa hai nhóm chính trên.

Họ cũng m uốn được hưởng những gì mới lạ song lại muốn có một sự đảm bảo chăc chăn vê các điêu kiện thuận lợi, an toàn. Họ cũng muốn nhìn thây sự đôi thay đó trong hình ảnh du lịch m à họ đã có được trong các chuyên đi trước.

Công trình của Cohen và Plog đóng góp quan trọng cho việc nghiên cứu thị tarờng cầu du lịch. Tôn tuổi của hai ông không chỉ được nhắc nhiều trong các công trình, tài liệu về Xã hội học du lịch, Tâm lý học du lịch, mà còn rất quen thuộc đối với các nhà địa lý du lịch, maketing du lịch.

4.3. CẨU DU LỊCH

Trong tài liệu Giáo trình Địa lý du lịch (Trang 137-142)