• Không có kết quả nào được tìm thấy

Du lịch sinh thái và vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên Du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du

Trong tài liệu Giáo trình Địa lý du lịch (Trang 91-106)

3.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH Tự NHIÊN

3.2.6. Du lịch sinh thái và vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên Du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du

lịch nói chung, tài nguyên du lịch tự nhiên nói riêng là tài sản quý giá đế tạo nên thương hiệu, tạo nên sức hút của điểm đến đối với khách du lịch. Tuy nhiên, với sự gia tăng dân số, phát triển của các ngành kinh tê, sự phát triển của nhu cầu xã hội, môi trường tự nhiên ngày càng suy giảm số lượng cũng như chất lượng, ở nhiều nơi, không gian xanh đang bị thu hẹp dần bởi các công trình như nhà máy, xí nghiệp, nhà ở, đường

s á ... Nơi ở của nhiều loài động vật bị đe dọa do sự có mặt thường xuyên của con người, bị con người lấn chiếm.

Tài nguyên du lịch tự nhiên là nhân tố quan trọng tạo nên loại hình du lịch sinh thái. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch sinh thái.

Trong nhiều tài liệu liên quan, có thể tìm thấy khái niệm lịch sinh thái là loại hình dựa vào thiên nhiên và văn hoá hản địa, gắn với giáo dục m ôi trường, có đóng góp cho n ỗ lực hảo tồn và p hát triến bên vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa ph ư ơ n g '’’ (Phạm Trung Lương, 2002:11). Với định nghĩa này, nhiều người hiểu đi tham quan các bản làng dân tộc là du lịch sinh thái. Theo cách hiểu đó, du lịch làng nghề cũng sẽ được coi là du lịch sinh thái. Xuất hiện sự lẫn lộn giữa khái niệm du lịch sinh thái và du lịch văn hoá, hai loại hình du lịch căn bản được Đảng đề ra trong các văn bản định hướng phát triển ở nước ta.

Cũng không nên nhìn nhận văn hoá của cộng đồng ở các vùng đó còn

“hoang sơ”, do gắn chặt với thiên nhiên và coi nó là đối tượng của du lịch sinh thái. Điều này dễ dẫn đến suy luận cho rằng quan niệm về các cộng đồng cư dân thiểu số như vậy là sai lệch.

Theo một cách tiếp cận khác, trước hết du lịch sinh thái là một quan điểm. Đó là quan điểm bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch về với thiên nhiên. Thiên nhiên ở đây được hiểu là thiên nhiên hoang sư hay thiên nhiên do văn hoá bản địa tạo nên. ớ một mức độ nhất định, những khu rừng già, các VQG là nơi có thiên nhiên hoang sơ. Tuy nhiên cũng có những cảnh quan không phải do thiên nhiên mà do bàn tay lao động của con người tạo nên như những cánh đồng lúa thăng cánh cò bay, những hồ nước nhân tạo, những ruộng bậc thang ven núi ngoạn mục, những đồi cây trĩu quả...

Theo Hiệp hội Quốc tế về Du lịch Sinh thái (The International Ecotourism Society, viết tắt là TIES), du lịch sinh thái là ‘'"chuyến đi cỏ trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên nhằm hảo tồn m ôi trư ờ ng và cải thiện phúc lợi của người dân địa p h ư ơ n g ’\ Điều này có nghĩa rằng những người tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái cần áp dụng các nguyên tắc du lịch sinh thái sau đây;

98 ■_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ PHẦN 1. CD SỞ LÝ LUẬN CÙA OỊA LÝ DU LỊCH

• Giám thiếu các tác động đến tự nhiên, xã hội, hành vi và tâm lý.

• Nâng cao nhận thức và tôn trọng môi trường tự nhiên và văn hóa.

• Cung cấp những kinh nghiệm tốt khách du lịch và chủ nhà.

• Cung cấp các lợi ích tài chính trực tiếp cho công tác bảo tồn.

• Tạo ra lợi ích tài chính cho người dân địa phương và các doanh nghiệp tư nhân.

• Thiết kế, xây dựng và vận hành các cơ sở có tác động ít nhất đến môi trường.

• Tôn trọng các quyền và tín ngưỡng tâm linh cúa người dân bản địa và hợp tác với họ để tạo ra sức mạnh.

N hư vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn du ìịch sinh thái là du lịch

\’é với thiên nhiên đ ể tìm hiểu, nghiên cứu thiên nhiên trên nguyên tắc thân thiện với m ôi trường (Trần Đức Thanh và cộng sự, 2014; 20). Trên thực tê có thế chia hoạt động du lịch thành hai nhóm loại hình lớn là du lịch về với thiên nhiên và du lịch văn hóa (Trần Đức Thanh 1999:63).

Du lịch sinh thái là ỉoại hình thuộc nhóm thứ nhất, do vậy cần định rõ môi trường hoạt động của nó là thiên nhiên. Nên lưu ý, thiên nhiên có thê là thiên nhiên hoang sơ (ví dụ các vùng lõi VQG), cũng có thể là thiên nhiên do con người tạo ra như rừng trồng, cánh đồng lúa, vườn cây ăn tr á i... Đe phân biệt với các loại hình du lịch về với thiên nhiên khác, cân chi rõ mục đích chuyến đi là tìm hiểu, nghiên cứu thiên nhiên.

Có nhiều loại hình du lịch về với thiên nhiên chưa chắc đã là du lịch sinh thái (ví dụ du lịch tắm biển). Trong tm ờ ng hợp này, cho dù khách du lịch rất có ý thức bảo vệ môi tm ờ ng cũng không thể coi du lịch tắm biển là du lịch sinh thái. Những chuyến ra biển để tìm hiểu rạn san hô, tìm hiếu, nghiên cíai các hệ sinh thái biển sẽ có thể được coi là du lịch sinh thái. Nội hàm thứ ba của khái niệm này là sự thân thiện với môi trường. Một đoàn học sinh, sinh viên đến tham quan VQG để tìm hiểu, nghiên cứu về đa dạng sinh học, về các bài học bảo vệ môi tnrờng chưa chăc đã được coi là đoàn khách du lịch sinh thái nếu chuyến đi đó để lại hậu quả xấu cho môi trường như xả thải bừa bãi ra môi trường, gây ồn ào quá mức, gây thiệt hại khác cho môi trường.

Chưdnc 3. TAI NGUYÊN DU LỊCH . gg

3.2.7. Các tổ hợp tài nguyên du lịch tự nhiên đặc biệt Vi/ừn quốc g ia

Trong nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên, những khu vực có sự tập trung nhiều loại tài nguyên, đặc biệt là sinh vật hoặc những khu vực mà thiên nhiên ở đó có giá trị toàn cầu, thường là những khu vực có tiêm năng thu hút khách du lịch nhiều nhất. Những nơi đỏ có thê là vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trừ sinh quyển, Ramsar, thành viên của Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn câu.

Vườn quốc gia (VQG) là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đú lớn được xác lập đê bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp ‘. VQG được quản lý, sử dụng chú yêu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rìrng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái. VQG là khu vực có các hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu. Năm 1969, Tô chức Báo tồn Thiên nhiên Thế giới (lUCN) đưa ra định nghĩa về VQG với các đặc điểm sau:

a) Bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái của một hay nhiều hệ sinh thái cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

b) Loại bỏ việc khai thác hay chiếm giữ không Ihân thiện đối theo các mục đích khác nhau.

c) Là nơi phục vụ cho các hoạt động tương thích về môi trường và văn hóa như hoạt động tâm linh, khoa học, giáo dục, giải trí và tham quan^

Do là nơi tập trung nhiều loài động thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài đặc hữu, quý hiếm nên tự thân VQG có sức hấp dẫn khách du lịch. M ột trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng của V Q G là phát triển du lịch sinh thái.

100 . PHẦN

1 .

Cữ sở LÝ LUẬN CỦA 0ỊA LÝ DU LỊCH

' Q uyết định số l_86/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của T h ủ tướng Chíiih phu về Q uy chế quản lý rừng.

- V ườn quổc gia - Wikipedia tiếng Việt. Truy cập ngày 21 /6/20 i 5.

N ếu VQG, KBTTN có sức hấp dẫn khách du lịch thi những khu vực thiên nhiên có giá trị toàn cầu như Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, Khu Đ ất ngập nước Ramsar, Công viên Địa chất Toàn cầu, Di sản Thiên nhiên Thế giới còn có giá trị du lịch cao hơn thế. Bạn đọc sẽ tìm thấy những nét khái quát về các không gian này ớ các mục tiếp theo.

Khu D ự trữ Sinh quyến Thế giới

Khái niệm K hu dự trữ sinh quyển lần đầu tiên được đưa ra tại Hội nghị khoa học “ Sử dụng hợp lý và bảo tồn tài nguyên của sinh quyển”

tổ chức tại Paris vào tháng 9/1968 với sự tham gia của hơn 300 đại biểu đến từ 60 nước và 88 đại diện của các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ của nhiều ngành khoa học khác nhau cùng các nhà quản lý và ngoại g ia o \ Sau này tại “Hội nghị Sinh quyển” do UNESCO tổ chức, các nhà khoa học và quản lý của Tổ chức Lương thực, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức Bảo tồn và Chương trình Sinh học Quốc tế thuộc Hội đồng K hoa học Quổc tế (IB P/IC S U )... đã rất tích cực ủng hộ sáng kiến thành lập những khu dữ trự sinh quyển mang tính quốc tế.

Ra mắt vào năm 1971, Chương trình Con người và Sinh quyến của U N ESCO (MAB - M an and the Biosphere), một chương trình khoa học liên chính phủ nhằm mục đích thiết lập một cơ sớ khoa học cho việc cải thiện môi quan hệ giữa con người và môi trường của họ. Theo đó MAB đ ư a ra khái niệm K hu D ự trữ Sinh quyển Thế giớ i là những khu vực hệ sin h thái hờ hiên hoặc trên cạn giúp thúc đây các giải p h á p điêu hòa việc hảo tôn sự đa dạng sinh học với việc p h á t triên bền vững khu vực đó co giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận-.

Chường 3. TÀI NGUYÊN DU LỊCH . 101

U N E SC O . The Biosphere Conference 25 years later.

U N E S S C O - B iosphere Reserves - L ea m in g Sites for Sustainable Development.

102

PHẦN 1. Cữ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỊA LÝ DU LỊCH

BA C H Ư C N Ă N G C U A KHU DỤ T R Ũ S I N H Q U Y Ê N PHÁT TRIẼN

BẢO TÒN ĐA DẠNG SINH HỌC (các hệ sinh thái, các

loài, bảo tồn gen)

Gắn kết môi trưÔTig

viVi n h i t (riỂ n

HỎ TRỢ KỸ THUẬT Mạng lưởi nghiên cứu và quati trắc quốc tế

Hình 3.4. Ba chức năng của khu dự trữ sinh quyển

Mục đích của U N ESCO khi thành lập các Khu Dự trữ Sinh quyến Thế giới là để thúc đấy và thể hiện mối quan hệ cân bằng giữa con người và sinh quyên.

- Các tiêu chỉ Khu D ự trữ Sinh quyên Thê giỏi

Để trở thành Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, các quốc gia phải nộp hồ sơ, trong đó phải thể hiện khu vực đề cử của nước mình đáp ứng được những tiêu chí nào. Khi trở thành Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, các nước phải Uiân thủ các Hiệp ước, Công ước và các cam kết quốc tế mà Chính phủ đã ký. Theo Điều 4, Khung Điểu lệ M ạng lưới Khu D ự trữ Sinh quyển Thế giới được UNESCO thông qua năm 1995\ có 7 tiêu chí để trở thành Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới. Cụ thể như sau:

1. Khu vực đề cử có đại diện đa dạng các hệ sinh thái của những khu vực địa lý sinh vật chính, bao gồm cả những khu vực phát triển có các mức độ tác động khác nhau của con người.

2. Khu vực đề cử có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao.

3. Khu Dự trữ Sinh quyến Thế giới đó có thể thực hiện phát triến theo hướng bền vững ở cấp độ vùng.

Statutory F ram ew ork o f the World N etw ork o f Biosphere Reserves.

4. Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới có diện tích thích hợp để đáp ứng được ba chức năng của khu dự trữ sinh quyển.

5. Khu vực đó có đủ những phân vùng thích họp để thực hiện 3 chức năng của khu dự trừ sinh quyển thông qua: (a) vùng lỗi có diện tích đủ lón, được thiết lập bởi pháp ỉuật, hoặc một vùng được dành riêng cho việc bảo tồn lâu dài; (b) vùng đệm được xác định rõ ràng, bao quanh hoặc kết nối với (các) vùng lõi, nơi dành cho các hoạt động hài hòa với bảo tồn; (c) vùng chuyển tiếp dành cho việc khuyến khích và tạo ra các hoạt động quản lý và sử dụng tài nguyên bền vững.

6. Có bố trí các cơ cấu quản lý để huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan, giữa chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư và khối tư nhân để thiết kế và thực hiện các chức năng của Khu Dự trừ Sinh quyển Thế giới.

7. C ơ chế thực hiện việc quản lý và bảo tồn được UNESCO chấp nhận, bao gồm: (a) các cơ chế quản lý các hoạt động và khai thác của con người tại vùng đệm; (b) có m ột chính sách hoặc kế hoạch quản lý cho toàn khu dự trữ sinh quyển; (c) có một cơ chế hoặc đội ngũ quản lý được thành lập để thực hiện chính sách hoặc kế hoạch đó; (d) có các chương trình nghiên cứu, quan trắc, giáo dục và đào tạo.

- c ấ ii trúc K hu D ự trữ Sinh quyên Thế giới

Một Khu Dự trữ Sinh quyền Thế giới có 3 vùng là vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyến tiếp.

V ùng lõi là vùng trong cùng có các loài, các cảnh quan, hệ sirửi thái quan trọng, đặc thù cần được bảo vệ. ở bên ngoài không thể tiếp cận trực tiếp được với vùng lõi.

Vùng đệm là vùng nằm bao quanh hoặc tiếp giáp vùng lõi. ở đây, có thể tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí nhưng không ảnh hưỏng đến các hệ sinh thái, đa dạng sinh học của vùng lõi.

Chương 3, TÀI NGUYÊN DU ụCH . 103

1Ũ4 PHẦN 1. Cữ SỞ LÝ LUẬN CÙA ĐỊA LÝ ŨU LỊCH

PHẦN V Ù N G K H U D ự T R Ỡ

VÙNG CHƯVẾN Tlã>

VÍIN G Đ ỆM

VÙNGLŨt Oỉncư

Khu«>ực n g h iẻn cứ ii.

Điỉuhấnh Rhuvựtđàot^

Khu tham quan, du i»ch

Hình 3.5. Sơ đồ cấu trúc khu Dự trữ Sinh quyển Thê' gíớí.

(Nguồn: Internet)

Hình 3.6. Cấu trúc Khu Dự trữ Sinh quyển Thê'giới Cát Bà.

(Nguổn: Ban Quản lý VQG Cát Bà)

Vùng chuyến tiếp là vùng nằm ở ngoài cùng. Tại đây, các hoạt động kinh tế vẫn duy trì bình thường trên cơ sở phát triển bền vừng nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới đem lại.

- Phân hố các Khu D ự írữ Sinh quvên Thế giới

Đến tháng 6 năm 2015, trên thế giới có 669 Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới tại 120 quốc g i a \ trong đó có 16 địa điểm xuyên biên giới.

Chúng được phân bố như sau:

+ 70 kiiu trong 28 quốc gia ớ châu Phi.

+ 30 khu trong 11 quốc gia ở các nước Ả Rập.

+ 142 khu trong 24 quốc gia ớ châu Á và Thấii Bình Dương.

+ 302 khu trong 36 quốc gia ớ châu Âu và Bắc Mỹ.

+ 125 khu trong 21 quốc gia ở châu Mỹ La-tinh và NTÌng Caribê^

h t t p : / / w w w . u n e s c o . o r g / n e w / e n / n a t u r a ỉ - s c i e n c e s / e n v i r o n m e n t / e c o l o g i c a l - sciences/biosphere-reserves/ truy cập ngày 20/6/2016.

Caribbean..

Chương 3. TÀI NGUYÊN DU LỊCH . 105

R am sar

R am sar là một dạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới ở các vùng đất ngập nước được công nhận theo các điều trong Công ước Ramsar.

Công ước Ramsar, Công ước về bảo tồn các khu đất ngập nước, là một Hiệp ước liên Chính phủ cung cấp khuôn khổ pháp lý cho hành động quốc gia và hợp tác quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách khôn ngoan các vùng đất ngập nước và các nguồn tài nguyên của nó. Công ước là một thỏa thuận quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách họp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ỏ- thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa và kinh tế của chúng (xem http://

www.Rarasar.org/).

Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước). Công ước này được tạo ra và phê chuẩn bởi các quốc gia tham gia tại cuộc họp tại Ramsar, Iran ngày 2 tháng 2 năm 1971 và có hiệu lực ngày 21 tháng 12 năm 1975.

Điều 4.3.1. cúa Công ước Ramsar đưa ra 9 tiêu chí công nhận một vùng đất ngập nước là vùng đất Ramsar như sau:

Tiêu chí 1: Một vùng đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu đó là m ột ví dụ tiêu biểu, quý hiếm, hoặc độc đáo cho một kiêu đât ngập nưó'c tự nhiên hoặc nửa tự nhiên trong các khu vực địa sinh học thích họp.

Tiêu chí 2; M ột vùng đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc té nếu vùng đó hỗ trợ các loài nguy cấp dễ bị tổn thưong, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc cộng đồng sinh thái bị đe dọa.

Tiêu chí 3: M ột vùng đất ngập nước được coi là có tầm quan trọng quốc tế nếu vùng đó hồ trợ cho quần thể của các loài thực vật và/hoặc động vật quan trọng để duy trì sự đa dạng sinh học ở một vùng địa sinh học cu thể.

Trong tài liệu Giáo trình Địa lý du lịch (Trang 91-106)