• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lễ hội

Trong tài liệu Giáo trình Địa lý du lịch (Trang 115-118)

3.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH Tự NHIÊN

3.3.6. Lễ hội

và chê tác ra các sản phâm mang hơi thở của văn hóa từ quê hương của họ. Loại hình này gọi là du lịch sáng tạo (Trần Đức Thanh, 2013). Việc tô chức các tour du lịch nấu ăn, chế tác các sản phẩm thủ công truyền thống m ang lại hiệu quả nhiều mặt cho ngành du lịch cũng như góp phần gìn giữ, khôi phục và phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống. Việc đưa khách du lịch đến các phân xưỏng chế biến, sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống được tổ chức rất khéo léo trong các chương trình du lịch ở nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, M alayssia... Rất tiếc sự liên kết giữa người làm du lịch với các cơ sở sản xuất thú công m ỳ nghệ vẫn là một trong những khâu yếu nhất của du lịch Việt Nam.

Có những lễ hội mô phỏng, khái quát hóa cuộc sống của cộng đông, có những lễ hội thể hiện niềm tin vào những điều tốt lành trong cuộc sống, có những lễ hội thể hiện sự tri ân của cộng đồng đối với những người có công dựng nước, giữ nước. Trong bối cảnh toàn câu hóa, với hăng sô văn hóa' vốn có của mình là tính cởi mở, hội nhập và chắt lọc tinh hoa cúa các nền văn hóa bên ngoài để tự làm giàu cho mình, trong đời sống văn hóa của người Việt hôm nay đã có thêm nhiều lễ hội mới như Le Noel, Ngày lễ Tình nhân, Lễ hội Hóa trang...

Thông qua lễ hội, khách du lịch nhận ra những nét riêng và chung hàm chứa nhiều nghi lễ tôn giáo đặc sắc, các hoạt động văn hóa dân gian. Chính lễ hội đã bảo lưu, nuôi dưỡng và phát triến nhiều tm yền thống văn hóa ở cộng đồng làng xã. Nó cũng được coi là m ột trong những nguồn sữa mẹ của các loại hình nghệ thuật và đó chính là một trong những nguồn lực đê xây dựng sản phâm du lịch.

Theo Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương và Phú T h ọ ...

Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lề hội là vùng văn hóa rất đặc trưng. Lc hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì. Lễ hội truyền thống ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó chính là hình ảnh hội tụ những phấm chất cao đẹp nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui.

Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào m ùa X uân và số ít vào mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà nông có thời gian nhàn rỗi. Trong số các lễ hội Việt N am phải kể

122 ■ PHẨN 1.

ca

SỞ LÝ LUẬN CÙA ĐỊA LÝ DU L|CH

N hừng giá trị vãn hoá khá bên vừng cua một cộng đông, một xã hội.

đến những lễ hội chi phối hầu hết các gia đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tet Nguyên Đán, Lễ Vu Lan và Tết Trung Thu. Gần đây một số lề hội được Nhà nước và nhân dân quan tâm như: Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn, Giáng sinh, Phật đ ả n ...

Một số lề hội lớn ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn, tiêu biểu như: Hội Gióng (xứ Kinh Bắc), lễ hội Đền Hùng (Xứ Đoài), lễ hội Chùa Bái Đính, lễ hội Đần Trần, Phủ Dầy (xứ Sơn Nam), lễ hội Yên Tử, lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang), Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nằng (Thành phố Đà Nằng)...

Lễ hội truyền thống ở nước ta có những đặc điểm về qui mô, về thời điêm, về phong cách, về tính mở.

Trước hết nói về quv mô của ỉềhội. Với con số lên đến hàng nghìn, nước ta có những lễ hội được tổ chức trong một không gian rất nhỏ hẹp, thậm chỉ trong một không gian làng xă, nhưng cũng có những lễ hội diễn ra trong phạm vi toàn quốc,

về

mặt thời gian, có những lễ hội chỉ kéo dài khoảng nửa ngày, song cũng có những lễ hội kéo dài từ 1 đến 3 tháng.

Hầu hết các lễ hội truyền thống đều diễn ra vào lúc nông nhàn, tức là từ tháng 12 đến tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây là “mùa chết” của du lịch biển ở miền Bắc. Như vậy, du lịch lề hội được coi là sản phẩm du lịch thay thế du lịch biến, nhằm góp phần giảm sức ép của tính thời vụ.

Hàng năm, các địa phương thường đứng ra to chức mùa lễ hội. Mồi địa phương tô chức lê hội theo một phong thái riêng nên lê hội mang tính độc đáo, có tính địa phương cao, rất hấp dẫn khách du lịch. Khách du lịch cho dù đã được tham gia lễ hội ớ một địa bàn nào đó cũng sẽ vẫn tìm thấy những nét mới lạ của lễ hội đó tại các địa phương khác.

Bên cạnh đó, mồi địa phương lại có một số trò chơi, lễ hội đặc thù hay có nguồn gốc địa phương. Điều này cũng làm cho mùa lễ hội ở địa bàn có tính khác biệt với các lễ hội ở vùng khác.

Lễ hội Việt Nam rất thân thiện với khách du lịch không kể tôn giáo, giai cấp, quốc tịch của họ bởi vì bản chất hiếu khách của người dân nước ta. Lý do thứ 2 là nhiều lễ hội có tính đua tài, thách trí về sức khỏe, sự khéo léo, năng khiếu... Đặc điểm tính tập thể cao của lễ hội

Chương 3. TÀI NGUYÊN DU ụ C H . 123

Việt N am là lý do thứ 3 khiến lề hội hấp dẫn khách du lịch. Do có tính tập thể, tính cộng đồng cao nên lề hội Việt N am không phân biệt lứa tuổi, tôn giáo, giới tính... Khách du lịch dễ hoà nhập được vào lề hội, được trải nghiệm lễ hội một cách tự nhiên.

Bên cạnh lề hội dân gian truyền thống, lễ hội hiện đại, các festival cũng ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch. Pestival Du lịch Hà Nội, Pestival Huế, SEA games, Pestival Cà phê Đắk Lắk 2005, Pestival hoa Đà Lạt cũng đã thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước.

Trong tài liệu Giáo trình Địa lý du lịch (Trang 115-118)