• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN cứu ĐỊA LÝ DU LỊCH

Trong tài liệu Giáo trình Địa lý du lịch (Trang 35-38)

Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới, là tống thế những phương pháp nghiên cứu vận dụng trong một khoa học, hay một công trình khoa học cụ thể. Theo Lưu Xuân Mới (2003) và Phạm Viết Vượng (2014), phương pháp luận nghiên cứu khoa học là lý thuyết về phương pháp nghiên cứu khoa học, lý thuyết về con đưòng nhận thức, khám phá thế giới. N hư vậy khái niệm phương pháp luận có thế thế hiện theo 2 nghĩa. Nghĩa thứ nhất là học thuyết về phưoTig pháp nhận thức, nghĩa thứ 2 là tổng thể các phương pháp nghiên cứu một vấn đề nào đó. Nghĩa thứ nhất có phần giống với quan điểm về cách tiếp cận của Vũ Cao Đàm (2005).

Cũng có thế hiếu phương pháp luận là những quan điểm chỉ đạo trong suốt quá trình nghiên cứu. Quan điểm là điểm xuất phát quy định phương hướng suy nghĩ, hành động, là cách xem xét và hiểu các hiện tượng, vấn đề.

Trong Địa lý du lịch, các quan điếm được sử dụng một cách rộng rãi là quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm duy vật lịch sử, quan điểm, đường lối của Đảng, quan điểm hệ thống và quan điểm tổng hợp, quan điếm phát triển bền v ữ n g ...

Quan điểm duy vật lịch sử là quan điểm cho rằng phải xem xét và đánh giá sự vật, sự việc trong quá trình biến đổi, phát triển của nó. Các khu vực cho dù có những dạng tài nguyên như nhau cũng không thể áp dụng máy móc các phương pháp đánh giá, các kết luận và các định

Chương 1. LỊCH sử HỈNH THÀNH, PHÁT TRlỂN VÀ VAI TRỒ CỦA ĐỊA LÝ DU LỊCH . 39

hướng khai thác giống nhau. Một phương pháp áp dụng thành công ở giai đoạn này không phải là sẽ đem lại thành côníỉ ở giai đoạn sau. Lý do là mọi hiện tượng đều phát triển trong không gian 4 chiều với 3 chiều của hình học không gian là x,y,z và chiều thứ tư là trục thời gian t. Cho dù vẫn trong khung cảnh không gian cũ với 3 tọa độ không gian không đổi, song đối tượng nghiên cứu đã ở trong tọa độ thời gian mới. Khi đưa ra đánh giá, nhận xét hoặc đề xuất giải pháp cho một vấn đề trong địa lý du lịch, cần phải đặt nó trong bối cảnh lịch sử hiện tại. Rõ ràng đây là m ột biến sổ quan trọng cần đặc biệt tính đến. Nhu cầu du lịch là một thông số động nên việc đánh giá tài nguyên, việc xây dụTig quy hoạch, việc đề xuất các loại hình du lịch... cũng phải được cập nhật thường xuyên để phù họp với nhu cầu du lịch tại thời điêm nghiên cứu.

Mục tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng m ột nhà nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn m inh” '. Đây phải là kim chỉ nam cho mọi hành động nói chung, cho mọi hoạt động nghiên cứu khoa học nói riêng. Mọi nghiên cứu đều phái nhằm mục đích góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần làm cho xã hội bình đẳng hơn, văn minh hoTi, làm cho nước ta thực sự trở thành m ột quốc gia mạnh về kinh tế, vững về chính trị, ốn định về xã hội. Phải hướng nghiên cứu sao cho kết quả của nó hay việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế phải góp phần nâng cao đời sống cư dân, tăng thu nhập cho đất nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đê góp phần làm cho xã hội công bằng, văn minh, m ột trong các sứ m ạne quan trọng của các công trình nghiên cứu địa lý du lịch là phải hướng tới thu hút cộng đồng địa phương, nâng cao năng lực cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là các tầng lóp người nghèo, phụ nữ, trẻ em...

Nội dung của quan điểm hệ thống được thè hiện khi nghiên cím, xem xét một vấn đề, một đối tượng nào đó nhất thiết phải đặt nó trong mối tương quan (vị thế) của nó trong một hệ thống chung. Ví dụ, khi nghiên cứu, đánh giá hoạt động du lịch của điểm du lịch Đồ Sơn nhất thiết phải nắm được tình hình hoạt động du lịch Hải Phòng. Hoặc muốn 40 ■_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ PHẦN

1. ca

SỞ LÝ LUẬN CÙA ĐỊA LÝ DU LỊCH

H iến pháp C ộng h ò a xã hội chủ ng hĩa Việt N am 201 3, phần Lời nói đầu.

nghiên cứu về hoạt động điều hành quản lý nhà nước về du lịch ở một tinh với tư cách một phân hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch nào đó nhất thiêt phải dựa vào các văn bản pháp quy của Nhà nước, các văn bản hướng dần của cấp trên như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ ban ngành liên quan. Đồng thời cũng phải thấy rõ quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh trong việc chỉ đạo các cơ quan câp dưới, (Sẽ làm rõ hơn việc quán triệt, áp dụng những quan điếm này ở phần 8.1).

Nếu như coi quan điểm hệ thống là cách nhìn đối tượng trong bảng phân vị thì quan điểm tống hợp cho cách nhìn sự vật trong mối tương quan với các lĩnh vực khác. Điều này đặc biệt cần thiết trong nghiên cứu du lịch nói chung, Địa lý du lịch nói riêng vì du lịch là một ngành có liên quan mật thiết với rất nhiều lĩnh vực khác. Du lịch chia sẻ việc sử dụng đất, chia sẻ việc khai thác tài nguyên, chia sẻ việc sử dụng lao động và các nguồn lực khác có trên địa bàn. Du lịch phát triển ảnh hướng và chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị. Khi nghiên cứu Địa lý du lịch không thể bở qua những thông tin của các điều kiện có liên quan trên phạm vi lãnh thổ. Ví dụ khi nghiên cứu vê khả năng khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch của một vùng nào đó cần cân nhắc đến giá trị, tầm quan trọng của tài nguyên đó đối với các lĩnh vực kinh té hay văn hoá xã hội nào khác của địa phương.

Trong thời đại hiện nay, phát triển bền vững là quan điểm thống soái trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong nghiên cứu. Các phân tích đánh giá phải đồng thời dựa trên cơ sở mức độ tác động đến kinh tế xã hội và môi trường tự nhiên. Các giải pháp đưa ra cũng phải đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa tất cả ba hệ thống kể trên.

Qua phân tích ở trên, có thể thấy rằng, không chỉ trong Địa lý du lịch m à trong tất các các công trình nghiên cứii, việc quán triệt các quan điêin trên là tất yếu. Do vậy, trong nghiên cứu Đ ịa ìỷ du lịch, không nhát thiêt phải trình bày lại về những quan điếm này m à cần thể hiện đã quán triệt những quan điểm này trong nghiên cm i m ột cách cụ thể như thê nào.

C h ư d n g l. LỊCH sử HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỊA LÝ DU LỊCH . 41

Trong tài liệu Giáo trình Địa lý du lịch (Trang 35-38)