• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khí hậu

Trong tài liệu Giáo trình Địa lý du lịch (Trang 80-84)

3.2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH Tự NHIÊN

3.2.3. Khí hậu

Theo A liso v \ khí hậu là chế độ thời tiết đặc trưng nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ mặt trời, đặc tính cua mặt dệni và hoàn lưu khí quyển. Nói một cách khác, khí hậu là trạng thái thời tiết thường gặp trong một giai đoạn nhất định trong năm tại một vùng lãnh thô cụ thê (dần theo Mai Trọng Thông, Hoàng Xuân Cơ, 2000:7). v ề phần mình, thời tiết là trạng thái khí quyển với tập họp các hiện tượng, quá trình vật lý quan sát được trong khí quyển tại một thời điêm nhất định (Mai Trọng Thông, Hoàng Xuân Cơ, 2000:5). Thời tiết luôn biến đổi theo thời gian và không gian.

86 • PHẦN 1. Cữ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỊA LÝ DU LỊCH

' Stalactite.

2- Stalacmite.

^ Boris. p. Alisov -BopHc riaBiiOBMq Ajih c o b (1891-1972) nhà khí hậu học X ô viết.

Chưdng 3. TÀI NGUYÊN DU LỊCH 87

Các yếu tố chính của khí hậu là bức xạ mặt trời, lượng mây che phủ bầu trời, áp suất khí quyển, tốc độ gió và hướng gió, nhiệt độ không khí, lượng giáng thuỷ, lượng bốc hơi.

Bức xạ mặt trời là tống năng lượng của Mặt Trời đi đến mặt đất.

Năng lượng này truyền xuống chủ yếu dưới dạng quang năng, sau đó chuyển hoá thành nhiệt năng và cơ năng. Lưọng năng lưọTig này là nhân tố chính tạo nên khí hậu của Trái Đất. Do Trái Đ ất có dạng hình cầu nên cưòng độ bức xạ mặt trời ở các nơi không như nhau, tạo nên sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng miền. Những vùng vĩ độ thấp nhận được nguồn năng lượng nhiều hơn nên có khí hậu nóng hơn hai vùng cực. Lý do là vùng xích đạo tia nắng mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất, trong khi ở xa về phía hai cực, tia nắng chiếu với góc nhỏ hơn 90“. Đây cũng chính là lý do thuật ngữ khí hậu trong tiếng Hy Lạp KẰ,í|ia (climate) bắt nguồn từ chữ độ nghiêng kMơtị.

Các hoạt động ngoài trời hạn chế

l i _____

50 Tắn biển

Các hoạt dộn^ thế thao lặng

Không phù hợp cho bơl ICí và nghi ngơiứíụ động Khóng ahù hợp cho chơi g ìlf, tenis hay các hcẹt đỏng

■ới nước

40

30

-10

-20

-30

-40

Rét buốt

I

Lạnh

Rét ' Giả rét

Rất rét

10 20 30 40 50 60 708090

Độ Im tương đối {%)

Nhiệt độ

°c 50

40

30

20 'Ị- Phù

cho h lu hết các 10 hoạt động

-20

Thể thao mùa đônR Trượt tu yế t cổ hạn chế

•30

Hình 3.2. Biểu đồ sinh khí hậu Terjung 1966.

(Nguồn: Rosemary Burton, 1995:7) Khí áp là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích của trọng lượng cột léiông khí có chiều cao bằng chiều dày của khí quyển tại một điểm

cụ thế nào đó. Khí áp ở vùng núi sẽ nhỏ hơn khí áp của vùng ven biến.

Ngoài ra, khí áp còn phụ thuộc vào lưọng khí bị dồn nén làm khối lượng riêng của nó tăng hay giảm hơn bình thường trong các điều kiện có gió, bão hay thay đổi nhiệt độ.

Nhiệt độ không khí thể hiện cường độ bức xạ mặt trời m à bề mặt Trái Đất tại một điểm cụ thể nhận được. Một trong những yếu tố có tác động đến nhiệt độ là độ hấp thụ nhiệt của bề mặt nhận quang năng.

Be mặt càng tối (sẫm màu) thì tỷ lệ năng lượng dưới dạng quang năng chuyến sang nhiệt năng càng lớn và ngược lại. Nhìn chung nhiệt độ có tác dụng trục tiếp đến các hoạt động sống thường nhật của con người.

Nhiệt độ con người cảm thấy dễ chịu nhất vào khoảng 25-32“C. Tuy nhiên cảm giác nóng lạnh (dễ chịu hay khó chịu) mà con người cảm nhận thấy còn bị chi phối bởi m ột số yếu tố thời tiết khác trong đó tiêu biểu nhất là độ ẩm và gió.

Độ ẩm không khí là một đại lượng xác định lượng hơi nước có trong một thế tích khí xác định. Độ ấm không khí bao gồm độ ẩm không khí tuyệt đối, độ ẩm không khí cực đại, độ ấm không khí tỉ đối, hay độ ẩm tương đối.

Độ ẩm tuyệt đối là tỷ số giữa khối lượng hơi nước (thường được tính bằng garn) trên thể tích của một hồn hợp không khí nào đó (thường được tính bằng m ’). Thuật ngữ được dùng đê mô tả lượng hơi nước tồn tại trong một thể tích hồn họp dạne; khí nhát định. Độ ẩm cực đại hay bão hòa là độ ấm tuyệt đối của không khí trong trạng thái bão hòa hơi nước ở áp suất, nhiệt độ xác định. Độ ấm tương đối là tỷ số giữa khối lượng nước trên một thể tích hiện tại so V Ớ ! khối lượng nước trên cùng thể tích đó khi hơi nước bão hòa. Khi hơi nước bão hoà, hồn hợp khí và hơi nước đã đạt đên điêm sương.

Độ ẩm cao thường làm cho con người thấy rỗ hơn ảnh hưởng của thời tiết. Mức độ nóng bức và rét được cảm nhận mạnh hơn rất nhiều nếu độ ẩm không khí cao. Cảm nhận của con người về biến động của thời tiết gọi là sinh khí hậu người. Trên cơ sở phân tích, khảo sát thực tế nhiều năm, Copen đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng m ột biểu đồ sinh khí hậu (Bioclimatic chart). Đây là một biểu đồ thể hiện mối tương 88 ■_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ PHẦN 1. CO SỞ LÝ LUẬN CÙA ĐỊA LÝ DU LỊCH

quan giữa cảm nhận của con người với khí hậu thông qua hai biến là nhiệt độ và độ ấm không khí. Trong thực tế biểu đồ này khó áp dụng vì ông dùng thang độ ẩm tuyệt đối với đơn vỊ đo là millibars. Sau này kiến trúc sư Terjung (1966) đã xây dựng một biểu đồ sinh khí hậu khác tính theo độ âm tương đối với đơn vị đo là % thường dùng (hình 3.3).

ớ Việt Nam cũng có một số kiến trúc sư phát triển áp dụng tính toán điều kiện sinh khí hậu trong điều kiện Việt Nam (Phạm Đức Nguyên 2008). Dựa vào biêu đồ này, căn cứ vào nhiệt độ và độ ấm trung bình các tháng trong năm có thể dễ dàng xác định được khoảng thời gian nào là lúc có điều kiện nhiệt độ và độ ẩm dễ chịu nhất, phù hợp nhất đối với khách du lịch. Nghiên cứu sinh khí hậu cũng là m ột hướng nghiên cứu được một số nhà địa lý quan tâm phát triển, tiêu biểu là Nguyễn Khanh Vân (Nguyền Khanh Vân, 1997; Nguyền Khanh Vân và cộng sự, 2010).

Khi nghiên cứu sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch, cần chú ý đến tính thời điểm của điều kiện thời tiết (buổi sáng, buổi trưa, buổi tối hay mùa đông, m ùa h ạ ...) đến loại hình du lịch (du lịch tham quan, du lịch thể thao nước, du lịch tắm biển, du lịch nghỉ dưỡng... cũng như đến đặc điếm cúa nguồn khách (khách vùng nhiệt đới, vùng ôn đới...). Đây là sự khác biệt quan trọng trong nghiên cứu sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch với nghiên cím sinh khí hậu phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp.

Như phần trên đã trình bày, khí hậu tồn tại ở mọi vùng trên Trái Đât. Do vậy khó có thế nói khí hậu là tài nguyên du lịch tự nhiên được.

Cũng như địa hình, khí hậu nhìn chung được coi là điều kiện của hoạt động du lịch. Tuy nhiên ở một số nơi, nếu không có điều kiện khí hậu phù hợp không thế triển khai được một số loại hình du lịch cụ thể. Ví dụ, Vũng Tàu không thể là một bãi biển nổi tiếng, thu hút hàng triệu khách mồi nãra nếu ở đó có khí hậu như Đà Lạt hoặc Sa Pa. Ngược lại Đ à Lạt, Sa Pa sẽ không có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam nếu ở đây có khí hậu nóng như ở Vũng Tàu. Giả sử nước ta có khí hậu ôn đới, quanh năm m át mẻ thì chắc chắn Sa Pa, Đà Lạt... cũng khó có thể thu hút được khách du lịch. N hư vậy không phải cứ khí hậu ôn hoà, mát mẻ được coi là tài nguyên du lịch mà phải là có khí hậu phù hợp với loại hình du lịch cụ thể nào đó.

Chường 3. TÀI NGUYÊN DU UCH , 89

Căn cứ vào 5 vùng khí hậu trên Trái Đất, Rosemary Burton (1991) chia 5 vùng y phục. Các vùng có khí hậu nóng bức như xích đạo, vùng nhiệt đới, các sa mạc, các vùng khô hạn như Singapore, Jamaica, Danvin, Alice Springs, được tác giả gọi là vùng y phục tối thiếu. Với các ví dụ Athens, Plorida minh chứng cho vùng ôn đới ấm, Rosemary Burton gọi là vùng một lóp y phục, ô n g gọi “vùng hai lóp y phục” là những khu vực có khí hậu ôn đới lạnh, vùng hàn đới là vùng ba lớp y phục và vùng cực là vùng y phục tối đa. Căn cứ vào tiêu chí này, có thê thấy Việt Nam nói chung thuộc vùng y phục tối thiểu, riêng những ngày mùa đông miền bắc được xếp vào vùng một lớp y phục.

Trong tài liệu Giáo trình Địa lý du lịch (Trang 80-84)