• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá của các đối tượng khảo sát về công tác quản lý chi ngân sách tại Sở

CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

2.3. Khảo sát đánh giá của các đối tượng điều tra về quản lý chi NSNN tại Sở Tài

2.3.3. Đánh giá của các đối tượng khảo sát về công tác quản lý chi ngân sách tại Sở

Cán bộ quản lý NSNN: Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm biến là 0,979 >

0,6 và hệ số tương quan qua biến tổng (Corrected item – Total Correlation) của các biến đều > 0,3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép) nên thang đo đạt tiêu chuẩn, đảo bảm chất lượng tốt. Do đó, khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo đánh giá về cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước có 03 biến thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo. Do đó, các biến này cũng phù hợp để đưa vào các phân tích tiếp theo.

Đánh giá chung công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính Quảng Bình:

Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm biến là 0,879 và hệ số tương quan qua biến tổng của các biến đều đạt tiêu chuẩn. Như vậy, hai biến đánh giá chung về công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính đều được đưa vào sử dụng ở các phân tích sau.

2.3.3. Đánh giá của các đối tượng khảo sát về công tác quản lý chi ngân sách tại

Theo kết quả đánh giá của cán bộ, công chức thì Sở Tài chính Quảng Bìnhđã có cơ chế phân cấp quản lý NSNN cụ thể, rõ ràng (Mean = 3,37). Phân cấp ban hành chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách và kiểm soát chi tiêu, là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các cấp chính quyền.Thông qua việc phân cấp nhằm làm rõ vấn đề cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành ra các chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn, phạm vi, mức độ của mỗi cấp chính quyền.

Các nhận định “Bố trí ngân sách sát đúng với nhiệm vụ của từng đối tượng và loại hình hoạt động”, “Đủ thời gian cho các đơn vị, ngành, các địa phương lập và thảo luận dự toán NSNN kỹ lưỡng”, “Chất lượng dự báo kinh tế - xã hội phục vụ cho công tác lập và thảo luận dự toán tốt”, “Thường xuyên điều tra nhu cầu, nhiệm vụ thu chi của từng đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng NSNN ở cơ sở” chưa được cán bộ, công chức đánh giá cao. Nguyên nhân là do thời gian xây dựng dự toán ngân sách cho năm sau quá sớm, trong khi thời gian xem xét, quyết định dự toán của các cơ quan có thẩm quyền lại ngắn nên khó đưa ra các dự báo kinh tế xã hội và bố trí ngân sách nhà nước. Do đó, trong thời gian tới Sở Tài chính Quảng Bình cần phải có các biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác lập dự toán chi NSNN.

2.3.3.2. Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

Nhìn chung, công tác chấp hành dự toán chi NSNN tại Sở Tài chính không được đánh giá cao. Việc này được thể hiện qua: tiến độ thực hiện các khoản chi cho hoạt động (Mean = 2,97), sự nghiệp sự phối với các các đơn vị chuyên môn khác trong việc chấp hành chi NSNN (Mean = 2,93). Nguyên nhân phần lớn là do các quy phạmpháp luật điều chỉnh việc lập, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước quy định ở nhiều các văn bản pháp luật khác nhau do nhiều cơ quan ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau, do vậy có nhiều quy định mâu thuẫn, chồng chéo rất khó cho việc tra cứu và thực hiện trên thực tế. Chẳng hạn, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thì việc lập, chấp hành dự toán ngân sách có nhữngnội dung thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, có nội dung thực hiện theo quy định của Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ; Đối với các đơn vị dự toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngân sách là các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính thì có những nội dung thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, có nội dung thực hiện theo quy định của Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 7/10/2013 của Chính phủ.

Bảng 2.18: Kết quả đánh giá về công tác chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình

Các biến điều tra

Ý kiến đánh giá (%)

Mean Giá

trị kiểm

định Sig Rất

không đồng

ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng

ý CH_1: Các khoản chi cho hoạt

động, sự nghiệp được thực hiện theo đúng tiến độ

10,0 13,3 53,3 16,7 6,7 2,97 3,00 0,712

CH_2: Khoản chi được sử dụng đúng dự toán, đúng mục đích và đúng đối tượng

10,0 3,3 43,3 36,7 6,7 3,27 3,00 0,004

CH_3: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn công tác quản lý NSNN

13,3 16,7 36,7 30,0 3,3 2,93 3,00 0,495

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Tuy nhiên, trong thời gian qua, Sở đã sử dụng các khoản chi đúng mục đích và đúng đối tượng với giá trị trung bình khá cao 3,27. Sở Tài chính tuân thủ đúng theo dự toán chi NSNN đã

Trường Đại học Kinh tế Huế

được lập mặc dù nguồn NSNN của tỉnh khá hạn hẹp.

2.3.3.3. Công tác quyết toán ngân sách nhà nước

Bảng 2.19: Kết quả công tác quyết toán ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình

Các biến điều tra

Ý kiến đánh giá (%)

Mean Giá

trị kiểm

định Sig Rất

không đồng

ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng

ý QT_1: Thẩm định chính xác các

báo cáo quyết toán chi NSNN của các đơn vịsửdụng dựtoán

0,0 26,7 46,7 26,7 0,0 3,00 3,00 1,000

QT_2: Đánh giá về hiệu quả của việc sửdụng NSNN hiện nay của các đơn vị sử dụng dự toán một cách chặt chẽ

0,0 26,7 43,3 30,0 0,0 3,03 3,00 0,630

QT_3: Xét duyệt quyết toán

đúng thẩm quyền, quy định 0,0 13,3 46,7 40,0 0,0 3,27 3,00 0,000 QT_4: Thời gian xét duyệt

được rút ngắn 0,0 33,3 40,0 26,7 0,0 2,93 3,00 0,348

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) - Cũng tiến hành kiểm định T-test ở độ tin cậy 95% với mức độ kiểm định 3,00 đối với nhận định QT_1, QT_2 và QT_4 thu được giá trị Sig đều lớn hơn mức ý nghĩa 0,05. Giá trị trung bình của các biến đạt 3,00, 3,03 và 2,93 gần bằng giá trị kiểm định. Điều này có nghĩa việc “Thẩm định chính xác các báo cáo quyết toán chi NSNN của các đơn vị sử dụng dự toán”, “Đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng NSNN hiện nay của các đơn vị sử dụng dự toán một cách chặt chẽ” và “Thời gian xét duyệt được rút ngắn” trong quá trình quyết toán NSNN được đánh giá ở mức bình thường. Nguyên nhân là do các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao chưa được thực hiện nên việc đánh giá hiệu quả của việc sử dụng NSNN

Trường Đại học Kinh tế Huế

hiện nay của một số đơn vị sử dụng NSNN. Các báo cáo quyết toán chất lượng chưa cao, điều này làm cho công tác thẩm định mất khá nhiều thời gian.

- Việc thẩm định dự toán chi NSNN của Sở Tài chính trong thời gian qua đã được thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ (Mean = 3,27). Quyền hạn thẩm định dự toán đãđược quy định cụ thể trong Luật NSNN và các thông tư hướng dẫn thục hiện.

2.3.3.4. Thanh tra quyết toán chi ngân sách nhà nước

Bảng 2.20: Kết quả đánh giá công tác Thanh tra quyết toán chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình

Các biến điều tra

Ý kiến đánh giá (%)

Mean Giá

trị kiểm định Rất Sig

không đồng ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng

ý TT_1: Phối hợp tốt giữa các

bên để thực hiện thanh tra, kiểm tra từ khâu lập sự toán đến quyết toán NSNN

0,0 30,0 40,0 23,3 6,7 3,07 3,00 0,416

TT_2: Nội dung thanh tra rõ

ràng 0,0 23,3 40,0 26,7 10,0 3,23 3,00 0,007

TT_3: Công bố kết quả thanh

tra đúng thời hạn 0,0 36,7 36,7 23,3 3,3 2,93 3,00 0,396 TT_4:Làm rõđược dấu hiệu vi

phạm 0,0 33,3 40,0 23,3 3,3 2,97 3,00 0,664

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Các nhận định “Phối hợp tốt giữa các bên để thực hiện thanh tra, kiểm tra từ khâu lập sự toán đến quyết toán NSNN”, “Công bốkết quả thanh tra đúng thời hạn”

và “Làm rõ được dấu hiệu vi phạm” có giá trị trung khá thấp, lần lượt là 3,07; 2,93 và 2,97. Nguyên nhân là do năng lực của cán bộ làm công tác thanh tra chưa thể phát hiện hết những sai phạm của đơn vị dự toán. Ngoài ra, số lượng cán bộ thanh tra kiểm tra còn ít nên rất khó để đưa ra kết quả thanh tra đúng thời hạn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tuy nhiên, nội dung thanh tra của SởTài chính là rõ ràng. Điều này tăng thêm tính minh bạch trong công tác thanh tra kiểm tra.

2.3.3.5. Cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước

Bảng 2.21: Kết quả đánh giá về cán bộ quản lý chi ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình

Các biến điều tra

Ý kiến đánh giá (%)

Mean Giá

trị kiểm

định Sig Rất

không đồng

ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng

ý CBQL_1: Đội ngũ quản lý chi

ngân sách giỏi chuyên môn 10,0 16,7 50,0 16,7 6,7 2,93 3,00 0,468 CBQL_2: Đội ngũ quản lý chi

ngân sách có tin thần trách nhiệm cao

6,7 16,7 53,3 20,0 3,3 2,97 3,00 0,678

CBQL_3: Đội ngũ quản lý chi ngân sách luôn hoàn thành tốt nhiêm vụ được giao

10,0 16,7 50,0 20,0 3,3 2,90 3,00 0,250

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Từ kết quả điều tra phỏng vấn thì đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế về chuyên môn (Mean = 2,93), tin thần trách nhiệm (Mean = 2,97) và thái độ hoàn thành nhiệm vụ được giao (Mean = 2,90). Như vậy, Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu của các khâu quản lý ngày càng cao cả về việc thực hiện các quy trình thủ tục và quản lý chất lượng cũng như tiến độ thực hiện dự án trong điều kiện quy môvốn đầu tư ngày càng tăng nhanh như thực tế hiện nay. Do đó, Sở Tài chính Quảng Bình cần phải tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ này thông qua việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn (đặc biệt là luật), các buổi tập huấn,...

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.3.6. Đánh giá chung về công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình Bảng 2.22: Kết quả đánh giá chung về công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài

chính tỉnh Quảng Bình

Các biến điều tra

Ý kiến đánh giá (%)

Mean Giá

trị kiểm định

Sig Rất

không đồng

ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng

ý ĐGC1: Nhìn chung, công tác

quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính Q.Bình diễn ra hiệu quả

0,0 25,8 48,3 23,3 2,5 3,03 3,00 0,723

ĐGC2: Công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính Quảng Bìnhđúng đúng quy định

0,0 21,7 51,7 24,2 2,5 3,08 3,00 0,273

(Nguồn: Từ kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Cũng tiến hành kiểm định giá trị trung bình đối với hai đánh giá chung về công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính Quảng Bình với độ tin cậy 95%, luận văn thu được giá trị Sig khá cao (0,723 và 0,273). Ngoài ra, giá trị trung bình của hai nhận định này chỉ lần lượt đạt 3,03 và 3,08. Như vậy, công tác quản lý chi NSNN của Sở Tài chính trong thời gian qua chỉ được đánh giá ở mức độ bình thường.Về cơ bản, công tác quản lý chi NSNN tại Sở đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của tỉnh. Ngoài các khoản chi đãđược lập dự toán, tỉnh đãđáp ứng các nhu cầu có tính đột xuất nhất là trong trường hợp thiên tai, bão lũ,… Việc thực hiện quản lý chi NSNN đã có nhiều bước chuyển biến tích cực, cụ thể như: Khâu lập dự toán các đơn vị đã bám sát định mức phân bố NSNN; Quá trình xét duyệt dự toán , phân bố ngân sách đã thực hiện đúng theo quy định của luật NSNN; việc chấp hành dự toán đã có nhiều tiến bộ, NSNN được sử dụng vào đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4. Kết quả và hạn chế của công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh