• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

2.4. Kết quả và hạn chế của công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Quảng

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình còn tồn tại một sốhạn chếnhất định xuất phát từcảnguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủquan.

Một là, bộmáy quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của từng cấp khác nhau: cơ quan tài chính, cơ quan Thuế, Kho bạc là các đơn vị thuộc ngành dọc quản lý tập trung từ trung ương xuống địa phương. Giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh không có một cơ quan đầu mối tập hợp nên mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan này hiện nay đang lỏng lẻo, làm hạn chếphát huy tính tích cực trong công tác quản lý chi NSNN.

Hai là, công tác lập dự toán chi NSNN còn nhiều bất cập, vẫn nặng về phân chia, chưa sát với tình hình thực tế, tình trạng chi vượt dựtoán vẫn còn xãy ra. Thực

Trường Đại học Kinh tế Huế

tế việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có phần tách rời kế hoạch NSNN, chưa có sự thống nhất và sự gắn kết giữa chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị. Việc xây dựng dự toán hàng năm của một số đơn vị, địa phương còn mang tính chất đối phó, cảm tính ấn định và bình quân. Phân bổvốn đầu tư còn dàn trải, không gắn với kế hoạch vốn; nợ đọng các công trình, dự án trong đầu tư XDCB còn lớn. Một số khoản chi trong dự toán chưa trùng khớp với Mục lục chi NSNN.

Ba là, một sốchế độ, định mức chi tiêu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành chưa phù hợp với thực tế, khó thực hiện, hoặc nếu muốn thực hiện đơn vị phải vận dụng hoặc biến tướng thành các nội dung và hình thức khác đểthanh toán.

Công tác quản lý tạm ứng vốn thanh toán còn tạm ứng vốn cho nhà thầu tỷlệlớn, làm thất thoát vốn đầu tư; nhiều công trình được bố trí vốn nhưng không thực hiện hoặc thực hiện kéo dài. Bên cạnh đó việc chậm giải ngân vì nhiều lý do khác nhau cũng gây khó khăn cho việc điều hành ngân sách; chi chuyển nguồn sang năm sau vốn đầu tư rất lớn, làm vốn ngân sách sử dụng không có hiệu quả. Còn lãng phí, thất thoát, kém hiệu quảtrong quản lý chi thường xuyên, chưa thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý tài chính ngân sách, còn vi phạm một sốchế độ, định mức chi. Chưa có công cụ, thước đo hiệu quả việc sử dụng ngân sách đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thực hiện khoán chi theo Nghị định số 117/2013/NĐ-CP, Nghị định số16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Mối quan hệgiữa cơ quan Tài chính (cơ quan phân bổ dự toán) và KBNN (cơ quan kiểm soát chi) trong hệ thống tài chính vẫn còn sự trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ trong quá trình chấp hành dự toán chi ngân sách, làm tăng khối lượng công việc mà hiệu quả không cao. Việc phân định trách nhiệm quyền hạn trong quản lý kiểm soát chi NSNN chưa rõ ràng, còn phân tán. Sở Tài chính là cơ quan tham mưu chính cho UBND tỉnh điều hành ngân sách nhưng ở thế bị động, không nắm bắt kịp thời tình hình ngân sách làm cho công tác điều hành ngân sách kém hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bốn là, công tác quyết toán NSNN ít được quan tâm hơn trong chu trình quản lý ngân sách, các đơn vị chưa chú trọng, mang nặng tính cho xong việc. Một số đơn vị dựtoán lập báo cáo quyết toán chất lượng còn thấp, thuyết minh còn sơ sài, báo cáo chưa đầy đủtheo các mẫu, bảng quy định. Một sốchủ đầu tư, ban quản lý dựán chưa quan tâm đến công tác quyết toán, chưa thực hiện nghiêm túc việc báo cáo tình hình quyết toán dự án hoàn thành theo quy định. Việc tổ chức xét duyệt và thẩm tra quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I và cơ quan tài chính đối với các đơn vịdựtoán vẫn cònởtình trạng đối phó; thường chậm, chất lượng chưa cao, nên sốliệu tập hợp vào tổng quyết toán chưa kịp thời và chính xác.

Năm là, một số đơn vị dựtoán, chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa thực hiện hết chức năng giám sát, kiểm tra trước, trong và sau khi sửdụng kinh phí ngân sách.

Thất thoát vốn đầu tư XDCB chưa được khắc phục triệt để, chủ yếu nằm ở khâu thiết kế, dự toán chưa chính xác. Các cơ quan thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Tài chính, Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước đã quan tâm và nâng cao chất lượng công tác nhưng kết quả phát hiện vẫn còn chừng mực, việc xử lý vi phạm chưa thực sự kiên quyết. Việc phát hiện những bất hợp lý của chính sách, chế độ nhằm bổsung, sửa đổi hoàn thiện chính sách, chế độ chưa được thường xuyên.

Sáu là, hệ thống Tabmis mặc dù tin học hóa trong công tác quản lý chi ngân sách, tuy nhiên bước đầu thực hiện còn nhiều lỗi; hệ thống nhập liệu phức tạp, tốn nhiều công sức, đặc biệt là thời điểm cuối năm cũ đầu năm mới; việc sửdụng Tabmis chỉ cơ quan tài chính, chưa mởrộng cho các đơn vịsửdụng ngân sách tham gia.

b) Nguyên nhân của những hạn chế

Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình chưa tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá công tác quản lý chi NSNN để kịp thời nhân rộng các điển hình tiên tiến và đềra các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế.

Chất lượng lập dựtoán và phân bổ dự toán ngân sách của một số đơn vị Sở, ngành tại Quảng Bình còn thiếu tính khoa học thực tiễn chưa thực sự gắn với kế hoạch, nhiệm vụcủa mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Quy hoạch kém, cục bộ, không gắn kết với kếhoạch vốn, dàn trải trong việc phân bổvốn đầu tư, kéo dài thời gian thực hiện dự án; văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên thay đổi, đặc biệt là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, trong nước cắt giảm chi tiêu, đầu tư công là nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập trong đầu tư, dẫn đến nợ đọng khối lượng không có nguồn thanh toán, chậm tiến độvì dự án được phân bổvốn nhưng không có khối lượng cấp phát, giải ngân đạt thấp gây thất thoát, lãng phí; trình độ cán bộ thực thi không đủ năng lực, cơ chế chính sách không đồng bộ, mâu thuẫn, Nghị định, Thông tư, hướng dẫn thường xuyên thay đổi là sựtrở ngại lớn đối với công tác quản lý đầu tư XDCB.

Ý thức chấp hành pháp luật của các chủ đầu tư, ban quản lý chưa cao, tình trạng gian lận, dự toán áp sai định mức, đơn giá theo quy định vẫn còn xảy ra tương đối phổbiến. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho vốn đầu tư bịthất thoát, lãng phí.

Thiếu cơ chế phối hợp hiệu quảgiữa cơ quan Tài chính, Kho bạc, Thuế trong việc cập nhật và phân tích thông tin để cung cấp kịp thời cho các cấp lãnh đạo địa phương trong quản lý điều hành ngân sách. Bên cạnh đó việc không thống nhất hệ thống kế toán cũng như sự khác biệt của các phần mềm ứng dụng giữa các cơ quan nói trên làm cho cơ chếphối hợp kém hiệu quả.

Hệ thống tiêu chuẩn, định mức, đơn giá chi NSNN ban hành chưa đầy đủ, thiếu đồng bộvà thống nhất.

Phân cấp ngân sách cấp tỉnh và cấp Trung ương chưa rõ ràng, có trường hợp còn phải dùng ngân sách tỉnh chi hộ cho ngân sách Trung ương. Một số chính sách Trung ương ban hành nhưng chỉ bốtrí 70% vốn, còn lại ngân sách tỉnh phải lo như chương trình Thuỷ lợi phí và chương trình bảo vệ rừng tư nhiên gây khó khăn về nguồn vốn cho ngân sách tỉnh.

Qua phân tích những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế; xuất phát từ thực tiễn quản lý, điều hành chi NSNN tại tỉnh Quảng Bình, có thể rút ra một số công tác cần phải thực hiện tốt là:

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chi ngân sách

- Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan tài chính trên địa bàn tỉnh

- Nâng cao chất lượng công tác lậpdựtoán chingân sách nhà nước - Nâng cao chất lượng công tác chấp hành quản lý chi NSNN - Chú trọng chất lượng công tác quyết toán chi NSNN

- Tăng cường công tác thanh tra quản lý chi NSNN

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN