• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tăng cường công tác thanh tra quản lý chi NSNN

CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính

3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra quản lý chi NSNN

Trong những năm qua công tác thanh tra tài chính ngân sách đã được quan tâm chú trọng, bộ máy thanh tra Tài chính các năm qua đã được tăng cường cũng cố, nănglực chuyên môn, trìnhđộ nghiệp vụ của cán bộ thanh tra đã nâng lên cả số lượng lẫn chất lượng. Tuy vậy, cần chú ý phối hợp và thực hiện thanh tra, kiểm tra từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN.

Xem xét việc lập dự toán có thực hiện từ cơ sở đi lên hay không; có xuất phát từ nhu cầu thực tế của đơn vị dự toán ngân sáchchưa; có cơ sở khoa học dựa trên những phân tích, dự báo tình hình phát triểnKT-XH của địa phương, của ngành hay không.

Dự toán thu cho từng đơn vị, từng cấp ngân sách có sát với khả năng nguồn thu của đơn vị, địa phương chưa; mục tiêu của đơn vị trong khai thác nguồn thu, nuôi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn thu. Bên cạnh đó chú trọng thanh tra rà soát các nguồn thu, các khoản thuế nợ đọng, biện pháp xử lý, cưỡng chế thuế quá hạn khó thu; tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp có số thu nộp NSNN lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có dấu hiệu chuyển giá (lỗ nhưng vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, có sổ hoàn thuế giá trị gia tăng lớn), doanh nghiệp hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế, doanh nghiệp hoạt động tạm nhập tái xuất; biện pháp và các giải pháp để thực hiện chỉ tiêu huy động ngân sách được giao trong từng thời kỳ.

Dự toán chi phải chú trọng việc phân bổ, sử dụng NSNN; việc phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư, vốn chương trình mục tiêu, vốn trái phiếu Chính phủ, chú ý lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục.

Đồng thời thanh tra, kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá trong chi ngân sách của các đơn vị dự toán, có chấp hành đúng theo quy định của pháp luật; ràng buộc trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị chuẩn chingân sách và chế tài xử

Trường Đại học Kinh tế Huế

lý khi bị sai phạm; việc phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản phát sinh chi thường xuyên không có định mức phân bổ dự toán, các khoản chi cho an sinh xã hội.

3.2.6. Nhóm giải pháp khác - Môi trường pháp lý

+ Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và không khoan nhượng.

Luật tài chính đặt nền móng pháp lý cho quá trình phân phối các nguồn tài chính.

Do đó, hoàn thiện luật tài chính được xem là điều kiện cần đểsử dụng hiệu quả các công cụ tài chính trong quản lý kinh tế vĩ mô. Hoàn thiện luật tài chính được xem xét dưới hai góc độ: xây dựng đồng bộ hệ thống luật tài chính và tăng cường pháp chế tài chính trong đời sống KT-XH.

+ Tăng cường khâu thi hành luật. Cần phải hình thành thái độ không khoan nhượng trong việc bảo vệ luật pháp nói chung và pháp luật chuyên ngành nói riêng.

+ Một trong những khó khăn khiến luật chậm đi vào đời sống KT-XH là các văn bản dưới luật còn thiếu đồng bộ, thể hiện ở những điểm: thời gian, quy định hướng dẫn,… Vì vậy, hoàn thiện môi trường pháp lý còn bao gồm nâng cao năng lực ban hành văn bản pháp lý của bộ máy hành pháp

- Cải cách hành chính công

+ Về quan điểm, Chính phủ không nên đảm đương mọi việc của xã hội mà cần chuyển bớt chocác doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức xã hội thực hiện một số dịch vụ hành chính, phân định rõ ràng các nhiệm vụ

+ Phối hợp giữa các cơ quan thuộc chính quyền quản lý với các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý và điều hành mọi mặt của xã hội, trong đó có điều hành và quản lý kinh tế nơi sáng tạo ra của cải vật chất.

+ Tách bạch cơ quan hành chính với tổ chức sự nghiệp, phân định loại tổ chức sự nghiệp. Có thê xem xét giao một số đơn vị sự nghiệp cho dân chúng quản lý.

+ Chuyên nghiệp hoá và tiêu chuẩn hoá cán bộ hành chính. Cán bộ cấp xã phải có bằng trung cấp quản lý nhà nước. Cán bộ cấp huyện trở lên phải có bằng đại học quản lý nhà nước.

- Cải cách tài chính công

Tài chính công mà chủ đạo là NSNN bảo đảm nguồn vật chất để duy trì hoạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

động của bộ máy nhà nước. Nó vừa là công cụ vừa là mục tiêu của cải cách, nâng cao hiệu quả chi hành chính. Tuy nhiên đây là một lĩnh vực rộng lớn và mang tính chuyên môn cao nên cần được nghiên cứu chi tiết hơn trong một đề tài khác. Trong phạm vi đề tài này tác giả chỉ xem xét đến như một công cụ mang tính hỗ trợ.

+ Mọi khoản thu chi của mọi cấp chính quyền, tất cả cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp phải được thể hiện tập trung trong hệ thống NSNN.

+ NS chi thường xuyên và NS đầu tư phải được phối hợp trong một NS thống nhất và duy nhất.

+ Chuyển từ NS hàng năm sang NS trung hạn. Điều này tạo ra một số điểm tích cực như: củng cố khả năng phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô trung hạn, tiết kiệm thời gian và công sức cho khâu soạn lập NS, cho phép đơn vị thụ hưởng chủ động bố trí NS mà vẫn đạt hiệu quả.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN

Cán bộ luôn là khâu trọng yếu trong mọi chủ trương, chính sách. Vấn đề không phải làở số lượng mà chính là chất lượng cán bộ. Chất lượng cán bộ thể hiện trên một số phương diện: Tư cách (thái độ trong công việc, quan hệ với đồng nghiệp, hành xử với công dân), Năng lực (trình độ chuyên môn, thời gian công tác, kinh nghiệm, quá trình rèn luyện, tự bồi dưỡng,…) và Hiệu suất (mức độ hoàn thành công việc được gia, thời gian thực hiện, những sai sót và khả năng hoàn thiện sai sót, tác động ra bên ngoài của việc hoàn thành công việc được giao,…)

+ Phân loại cán bộ nhà nước: cán bộ hành chính, cán bộ sự nghiệp và chuyên viên để có chính sách sử dụng phù hợp.

+ Xây dựng chỉ tiêu kiểm soát và đánh giá hoạt động của từng bộ phận, từng công chức trong mối đơn vị. Việc đánh giá hoạt động nói trên phải tiến hành thường xuyên, định kỳ và phải gắn với chế độ khen thưởng, kỷ luật hoặc đề bạt.

+ Tăng cường hiệu lực giám sát của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức xã hội và người dân đối với công chức. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để mọi hành vi của công chúc đều được giám sát hiệu quả.

+ Thường xuyên củng cố hoạt động quy hoạch cán bộ. Xây dựng kế hoạch khả thi đào tạo đội ngũ kế cận ở trong và ngoài nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế