• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giới thiệu khái quát về Sở Tài chính tỉnh quảng Bình

CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

2.1. Giới thiệu khái quát về Sở Tài chính tỉnh quảng Bình

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

Vềquản lý tổchức bộmáy, biên chếcông chức, cơ cấu ngạch công chức, vịtrí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghềnghiệp và số lượng người làm việc;

thực hiện chế độtiền lương và chính sách chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, điều động, bổnhiệm, luân chuyển, nghỉ hưu…đối với công chức, viên chức của Sở Tài chính theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật, cụthể như sau:

- Lãnh đạo Sở:

+ Lãnhđạo Sở Tài chính có Giám đốc và 04 Phó Giám đốc;

+ Giám đốc Sở Tài chính là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định;

+ Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;

- Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Tài chính: gồm có 7 phòng với tổng số cán bộ, công chức, viên chức gồm có 57 biên chế.

- Văn phòng Sở, gồm có 10 biên chế;

- Phòng Thanh tra, gồm có 10 biên chế;

- Phòng Quản lý giá công sản, gồm có 06 biên chế.;

- Phòng Tài chính Hành chính sựnghiệp, gồm có 07 biên chế;

- Phòng Quản lý nhân sách, gồm có 10 biên chế;

- Phòng Tài chính doanh nghiệp, gồm có 06 biên chế;

- Phòng Tài chínhđầu tư, gồm có 08 biên chế.

- Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở: Trung tâm Tin học và dịch vụ tài chính công; 1 biên chế

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 2 Thông tư liên tịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

số220/2015/TTLT-BTC-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc UBND cấp tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương vàPhòng Tài chính -Kếhoạch thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh, gồm:

a) TrìnhỦy ban nhân dân tỉnh:

- Dựthảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành củaUBNDtỉnh vềlĩnh vực tài chính;

- Dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương; các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết đểhoàn thành nhiệm vụthu, chi ngân sách được giao để trìnhHĐND tỉnh quyết định theo thẩm quyền;

b) Trình ChủtịchỦy ban nhân dân tỉnh:

- Dựthảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủtịch UBND tỉnh vềlĩnh vực quản lý nhà nước của Sở.

c) Giúp Chủ tịch UBND tỉnh quản lý nhà nước về tài chính đối với doanh nghiệp, tổchức kinh tếtập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổchức phi chính phủ thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.

d) Giúp Chủ tịchUBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổbiến giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật vềlĩnh vực tài chính.

đ)Vềquản lý NSNN, thuế, phí, lệphí và thu khác của NSNN

- Tổng hợp dựtoán thu NSNNtrên địa bàn, dựtoán thu, chiNSĐP, phương án phân bổngân sách tỉnh báo cáoUBNDtỉnh đểtrìnhHĐNDtỉnh quyếtđịnh;

Hướng dẫn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh và cơ quan tài chính cấp dưới xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật.

Thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dựtoán ngân sách của cấpdưới.

- Vềquản lý tài chính đối với đất đai

Chủ trì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định bảng giá đất tổ chức thẩm định bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh; chủtrì báo cáo Chủtịch Hội đồng thẩm định giá đất cụthểtổchức thẩm định giá đất cụthểtrìnhUBNDtỉnh phê duyệt;

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệphí và các khoản thu khác trên địa bàn;

- Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sửdụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách; yêu cầu KBNN tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vượt dự toán, chi sai chính sách chế độhoặc không chấp hành chế độbáo cáo của Nhà nước;

- Thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố, quyết toán thu, chi ngân sách huyện, thị xã, thành phố; thẩm định hoặc duyệt và thông báo quyết toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổchức khác có sửdụng ngânsách cấp tỉnhtheo quy định;

Tổng hợp tình hình thu, chi NSNN, lập tổng quyết toán ngân sách hàng năm của địa phương trìnhUBNDtỉnh báo cáo HĐNDtỉnh phê duyệt, báo cáo BộTài chính.

- Quản lý vốn đầu tư phát triển

Tham gia với SởKế hoạchvà Đầu tư, các cơ quan có liên quan để tham mưu choUBND tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước;

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổdự toán chi đầu tư phát triển hàng năm;

Phối hợp với SởKếhoạchvà Đầu tư trìnhUBNDtỉnh quyết định phân bổvốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư có sửdụng vốn ngân sách; kếhoạch điều chỉnh phân bổvốn đầu tư trong trường hợp cần thiết.

Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thuộc NSĐPcủa chủ đầu tư và cơ quan tài chính cấp huyện, cấp xã; tình hình kiểm soát thanh toán vốnđầu tưcủa KBNN.

Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình Chủ tịchUBND tỉnh phê duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịchUBND tỉnh. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sựnghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương theo quy định.

- Quản lý quỹdựtrữtài chính của địa phương theo quy định của pháp luật;

- Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ dành cho địa phương theo quy

Trường Đại học Kinh tế Huế

định của pháp luật; quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ nước ngoài trực tiếp cho địa phương thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của cácđơn vịsự nghiệp công lập và chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính ngân sách của nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Tổng hợp kết quảthực hiện kiến nghịcủa thanh tra, kiểm toán vềlĩnh vực tài chính ngân sách báo cáoUBNDtỉnh;

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sửdụng ngân sách, tài chính công theo quy định của pháp luật.

e) Vềquản lý tài chính doanh nghiệp

- Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp của các loại hình doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tếtập thể; chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, cổ phần hóađơn vị sự nghiệp công lập, chế độquản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

ê) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực tài chính thuộc phạm vi quản lý của Sở đối với Phòng Tài chính - Kếhoạch thuộc UBND cấp huyện.

2.2. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình