• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

2.2. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình

2.2.2. Thực trạng việc chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước

+ Chi đầu tư XDCB: Nhìn chung nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách trên địa bàn chủ yếu là nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của chính phủ, đây là khoản chi lớn nhất với 2.020.700 triệu đồng chiếm35,1% chi đầu tư XDCB. (Xem bảng 2.5)

Bảng 2.5: Dự toán chi đầu tư XDCB tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung chi 2014 2015 2016

Chi đầu tư xây dựng cơ bản 1.712.289 1.800.315 2.242.746 1. Nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung 269.681 303.194 556.513 2. Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của CP 482.671 759.538 778.491 3. Nguồn vốn trái phiếu chính phủ 661.000 428.000 584.272

4. Nguồnvốn chương trình MTQG 81.309 53.711 15.512

5. Các nguồn vốn khác 217.628 255.872 307.958

(Nguồn: Sở Tài chính, KBNN Quảng Bình)

KBNN Quảng Bình kiểm soát và cấp cho đơn vị thu hưởng theo số tài khoản ghi trên lệnh chi tiền hoặc tài khoản tạiKBNN hoặc tại Ngân hàng thương mại.

Tổng chi NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 phân theo cấp ngân sách là 40.061.888 triệu đồng. Chi ngân sách tăng dần qua từng năm; năm 2014 đạt 130,17%, năm 2015 đạt 131,39%, năm 2016 đạt 131,39%so vớidự toán được giao.

Chi ngân sách tỉnh tăng mạnh hơn so với cấp huyện và xã do ngân sách tỉnh phải chịu trách nhiệm cân đối, điều tiết và bổ sung cho ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã; ngân sách tỉnh chịu trách nhiệm đầu mối đảm bảo nhiệm vụ chi của 3 cấp ngân sách trên địa bàn. (Xem bảng 2.6)

Bảng 2.6: Chi NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 phân theo cấp ngân sách

Đơn vị tính: Triệu đồng

Cấp ngân sách 2014 2015 2016

Tổng chi 12.344.212 13.483.979 14.233.697

1. Chi NS tỉnh 7.037.760 7.853.296 8.515.638

2. Chi NS cấp huyện 4.179.188 4.395.422 4.474.455

3. Chi NS cấp xã 1.127.264 1.235.261 1.243.604

(Nguồn: Sở Tài chính, KBNN Quảng Bình) Chi NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 theo nội dung kinh tế và kết cấu nguồn chi, thì chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất, tổng chi 15.312.640 triệu đồng, chiếm 38,22% trên tổng nguồn chi và tăng dần qua từng năm, đặc biệt tăng mạnh năm 2016 tăng 5,75% so với năm 2015 và tăng 0,09 lần so với năm 2014. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới chiếm vị trí thứ hai, nhằm bổ sung cân đối ngân sách cho cấp huyện và cấp xã để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao trong từng thời kỳ khi nguồn thu ngân sách tại địa phương không cân đối được, tổng chi 12.519.561 triệu đồng, chiếm 31,25% trên tổng nguồn chi, mặc dù năm 2016 chi thấp hơn so với năm 2015 nhưng vẫn cao hơn so với năm 2014, tăng 0,02 lần. Chi đầu tư phát triển chiếm vị trí thứ ba, tổng chi 7.139.798 triệu đồng, chiếm 17,82% trên tổng nguồn chi, năm 2016 tăng 29,26% so với năm 2015 và tăng

Trường Đại học Kinh tế Huế

0,34 lần so với năm 2014. Chi chuyển nguồn sang năm sau rất lớn với tổng chi 3.896.812 triệu đồng, chiếm 9,73% trên tổng nguồn chi, đặc biệt tăng mạnh năm 2015 so với năm 2014, tăng 54,6%. (Xem bảng 2.7)

Nhìn chung chi ngân sách giai đoạn 2014-2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tăng đều là phù hợp với nhu cầu chi và tiến trình phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên khoản chi chuyển nguồn sang năm sau còn quá lớn, đặc biệt là năm 2015 trên địa bàn tỉnh thực hiện cắt giảm chi tiêu, đầu tư công kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau chủ yếu do cấp phát chậm, cấp phát vào cuối năm không giải ngân kịp trong năm.

Bảng 2.7: Chi NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 theo nội dung kinh tế và kết cấu nguồn chi

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung kinh tế 2014 2015 2016

Tổng số (I+II+III+IV) 12.344.212 13.483.979 14.233.697 I. Chi cân đối ngân sách 8.050.933 8.967.833 9.836.570 1. Chi đầu tư phát triển 2.119.259 2.189.881 2.830.658 2. Chi trả nợ gốc, lãi vay, phí 70.165 223.455 209.466

3. Chi thường xuyên 4.896.133 5.062.569 5.353.938

4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1.000 1.000 1.000

5. Chi chuyển nguồn sang năm sau 964.376 1.490.928 1.441.508 II. Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi

QL qua NSNN 177.914 167.711 181.834

III. Chi bổ sung cho NS cấp dưới 4.076.052 4.292.971 4.150.538

IV. Chi nộp NS cấp trên 39.313 55.464 64.755

(Nguồn: Sở Tài chính, KBNN Quảng Bình) 2.2.2.1. Chấp hành dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản

Chi đầu tư XDCB là khoản chi mang tính chất tích lũy, mức độ đầu tư phụ thuộc vào nguồn thu nhập quốc dân trên địa bàn tỉnh; ảnh hưởng đến năng suất xã hội và các quan hệ cân đối lớn trong phát triển kinh tế của tỉnh; được thực hiện bằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

cấp phát không hoàn trả từ NSNN. Chi đầu tư XDCB nhằm phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Tổng số vốn đầu tư XDCB từ ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2014-2016 thanh toán 4.905.900 triệu đồng; trong đó vốn trái phiếu Chính phủ 1.607.376 triệu đồng đạt85,73% so với dự toán, trong đó; nguồnvốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ 1.571.225 triệu đồng đạt 77,76% so với dự toán, nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung là 996.866 triệu đồng đạt88,27% so với dự toán, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia 137.152 triệu đồng đạt 91,11% so với dự toán. Nhìn chung nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách trên địa bàn nguồn chủyếu từ Trung ương. (Xem bảng 2.8)

Bảng 2.8: Thanh toán, tạm ứng vốn đầu tư qua KBNN giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn vốn, chương trình 2014 2015 2016

Tổng số 1.583.866 1.455.976 1.866.058 1. Nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung 248.543 261.740 486.583 2. Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của chính phủ 433.250 542.837 595.138 3. Nguồn vốn trái phiếu chính phủ 645.690 427.528 512.428 4. Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia 72.203 51.813 13.136

5. Các nguồn vốn khác 184.180 172.058 258.773

(Nguồn: Sở Tài chính, KBNN Quảng Bình) UBND tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính, KBNN định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư, nhà thầu tham gia dự án về tình hình sử dụng vốn tạm ứng, vốn thanh toán khối lượng hoàn thành và việc chấp hành các chính sách, chế độ tài chính về đầu tư XDCB của nhà nước.

Tuy nhiên việc chấp hành dự toán chi đầu tư XDCB thời gian qua vẫn còn một số tồn tại: Hầu hết các công trìnhđều điều chỉnh tăng so với phê duyệt dự toán ban đầu và được chấp nhận khá dễ dàng, chưa có những ràng buộc hạn chế phát sinh trong chi đầu tư XDCB; chi đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh vẫn còn xu hướng chạy theo thành tích và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bố trí vốn cho các dự án mới, chưa quan tâm giải quyết dứt điểm nợ đọng trong đầu tư XDCB, đến cuối năm 2016

Trường Đại học Kinh tế Huế

nợ đọng XDCB trong chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án thuộc NSNN trên địa bàn tỉnh là 587.648 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh:

306.105 triệu đồng; ngân sách huyện, xã: 281.543 triệu đồng.

2.2.2.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên

Tổng chi thường xuyên NSNN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2016 là 15.312.640 triệu đồng,đạt112,89% so với dự toán; trong đó chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề là khoản chi lớn nhất với 5.999.898 triệu đồng đạt 100,48% so với dự toán và tăng dần qua các năm, năm 2016 tăng 3,67% so với năm 2015 và tăng 0,05 lần so với năm 2014; chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể là khoản chi lớn thứ hai với 3.628.836 triệu đồng đạt 120,29% so với dự toán, mặc dù năm 2016 chi thấp hơn so với năm 2015 nhưng vẫn cao hơn so với năm 2014, tăng 0,08 lần;

chi sự nghiệp kinh tế là khoản chi lớn thứ ba với 1.930.622 triệu đồng đạt 108,32%

so với dự toán và tăng dần qua các năm, năm 2016 tăng 14,30% so với năm 2015 và tăng 0,18 lần so với năm 2014. Ngoài ra, một số nội dung khác trong chi thường xuyên cũng tăng dần, phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cải cách tiền lương, nâng cao sức khỏe, đảm bảo ổn định KT-CT, an ninh quốc phòng và tiến trình phát triểnKT-XH của tỉnh.(Xem bảng 2.9)

Bảng 2.9: Chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung chi 2014 2015 2016

Chi thường xuyên ngân sách 4.896.133 5.062.569 5.353.938

1. Quốc phòng an ninh 136.911 145.985 150.697

2. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề 1.958.081 1.984.534 2.057.283

3. Sự nghiệp y tế 306.357 330.813 416.755

4. Sự nghiệp khoa học công nghệ 20.809 17.832 17.536

5. Sự nghiệp văn hoá thông tin 53.791 46.364 41.910

6. Sự nghiệp phát thanh truyền hình 34.507 31.637 32.700

7. Sự nghiệp thể dụcthể thao 20.957 16.169 16.378

8. Sự nghiệp đảm bảo xã hội 390.628 415.344 490.874

9. Sự nghiệp kinh tế 601.021 620.445 709.156

10. QLHC, Đảng, đoàn thể 1.147.202 1.243.387 1.238.247

11. Trợ giá mặt hàng chính sách 62.693 19.424 22.705

12. Sự nghiệp môi trường 92.637 65.663 92.743

13. Chi khác ngân sách 70.539 124.972 66.954

(Nguồn: Sở Tài chính, KBNN Quảng Bình)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tổng chi thường xuyên ngân sách tỉnh tăng hàng năm so với dự toán được giao. Như vậy dự toán chi thường xuyên NSNN Quảng Bình được lập chưa sát với thực tế. Nguyên nhân chính do các chính sách, chế độ Nhà nước mới ban hành trong năm như: Tăng mức lương cơ sở theo chủ trương cải cách tiền lương; quy định một số phụ cấp ưu đãi nghề, công tác Đảng, thâm niên nghề, phụ cấp thu hút, phụ cấp công vụ; quy định kinh phí thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập;

kinh phí hỗ trợ các đối tượng xã hội, hỗ trợ hộ nghèo, hỗ trợ tiền điện, mua thẻ bảo hiểm y tế; kinh phí thực hiện Luật Dân quân tự vệ, tuyển quân, trang phục cho công an xã; kinh phí phòng chống bão lụt, tăng thêm biên chế và định mức chi tiêu tăng.

2.2.2.3. Kết quả đạt được từ công tác chấp hành dự toán chi ngân sách

- Việc thực hiện dự toán chi ngân sách tỉnh Quảng Bình được triển khai đúng quy định, có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Sở Tài chính và KBNN Quảng Bình.

Thực hiện chương trình đổi mới cơ chế quản lý các cơ quan hành chính nhà nước, nhằm mở rộng quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các cơ quan hành chính trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao.Góp phần thúc đẩy các cơ quan, đơn vị chủ động, sáng tạo trong việc sắp xếplại tổ chức bộ máy, bố trí và sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị cũng như tiết kiệm kinh phí, tăng cường cơ sở vật chất và thu nhập cho cán bộ, công chức. Các cơ quan trên địa bàn tỉnh hầu hết đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công nên có điều kiện để quản lý, sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm; quy định phân bổ thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ... tạo động lực cho cán bộ công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tính đến cuối năm 2016, rà soát lại tình hình thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theoNghị định số: 117/2013/NĐ-CP ngày 7/10/2013 của Chính phủtại Quảng Bình có68 đơn vị.

Năm 2016 đã tiết kiệm được 9.725 triệu đồng, đạt 4,41% so với kinh phí tự chủ được giao, tăng1,61% so với năm 2015, gồm: tiết kiệm từ quỹ lương: 2.112 triệu đồng;

tiết kiệm từ các khoản chi thường xuyên khác: 7.613 triệu đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đơn vị có tỷ lệ tiết kiệmso với kinh phí được giao cao nhất đạt 1,51% số kinh phí tự chủ được giao (Sở xây dựng Quảng Bình).

Số đơn vị thực hiện tiết kiệm được kinh phí với mức thu nhập tăng thêm bình là 451.000 đồng/người/tháng, tăng 67.000 đồng/người/tháng so với năm 2015. (Xem bảng 2.10)

Bảng 2.10: Kinh phí tiết kiệm và thu nhập bình quân tăng thêm từ việc thực hiện chế độ tự chủ

Năm

KP được giao (Tr.đồng)

KP thực hiện (Tr.đồng)

KP Tiết kiệm (Tr.đồng)

TN BQ tăng thêm(đồng/người/tháng)

2014 198.275 190.146 8.129 387.300

2015 200.768 194.728 6.040 384.000

2016 220.037 210.312 9.725 451.000

(Nguồn Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình)