• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng công tác thanh tra quyết toán chi ngân sách nhà nước

CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

2.2. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình

2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra quyết toán chi ngân sách nhà nước

Như vậy dự toán chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 201-2016 được lập chưa sát với thực tế. Chênh lệch chi thường xuyên quyết toán lớn hơn dự toán ngoài nguyên nhân chính do các chính sách, chế độ Nhà nước mới ban hành trong năm và định mức chi tiêu tăng, còn do có sự điều chỉnh mục lục quyết toán chi NSNN so với dự toán. Quyết toán điều chỉnh một số mục chi như:

Kinh phí bù thủy lợi phí dự toán lập chi sự nghiệp kinh tế nhưng quyết toán chi trợ giá mặt hàng chính sách; kinh phí tổ chức lễ hội du lịch, kỷ niệm di sản văn hóa quyết toán vào sự nghiệp văn hóa trong khi dự toán lập ở khoản chi chung;

kinh phí chi cho hoạt động sự nghiệp truyền thông, thông tấn, báo chí quyết toán vào sự nghiệp phát thanh truyền hình; một số nội dung chi trong dự toán sự nghiệp môi trường quyết toán vào sự nghiệp kinh tế. Qua đó có thể nhận thấy việc lập dự toán ngân sách trong lĩnh vực chi thường xuyên còn nhiều bất cập, chưa nắm bắt hết được nhu cầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, chưa dựa vào những căn cứ khoa học để lập dự toán chi, do vậy mà kế hoạch không sát với thực tiễn hoạt động của từng cấp ngân sách, từng đơn vị dự toán. Trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong điều hành NSNN, gây khó khăn cho KBNN trong việc kiểm soát và chi trả các khoản chiNSNN, nhất là vào thời điểm cuối năm.

2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra quyết toán chi ngân sách nhà nước

NSNN tại Quảng Bình giaiđoạn 2014-2016 là: Việc phân bổ, sử dụng NSNN; việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư, vốn CTMT, vốn trái phiếu Chính phủ, chú ý lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục; phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản phát sinh, chi thường xuyên không cố định mức phân bổ dự toán, các khoản chi cho an sinh xã hội. Tăng cường công tác kiểm soát thanh toán qua KBNN và an toàn kho quỹ.

Trong quá trình thanh tra nếu phát hiện các khoản chi sai chế độ, sai nguồn, sai đối tượng, sai mục đích sử dụng ngân sách thì tùy theo mức độ vi phạm mà kiến nghị xử lý tương ứng; những khoản chi chưa đủ điều kiện quyết toán nhưng đúng nhiệm vụ chi sẽ đề nghị chuyển sang năm sau quyết toán; những khoản kinh phí được cấp thừa đề nghị thu hồi hoặc giảm trừ vào dự toán năm sau.

Giai đoạn 2014-2016, công tác thanh tra chi ngân sách tỉnh Quảng Bình từng bước được cải thiện đáng kể. Đội ngũ cán bộ công tác tại Phòng Thanh tra thường xuyên tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện về tư tưởng đạo đức, được trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết nhằm phục vụ tốt trong công tác thanh tra. Số lượng đơn vị sử dụng NSNN được thanh tra tăng lên qua từng năm, sai phạm cũng được phát hiện kịp thời, tránh những thất thoát đáng kể. Các đơn vị dự toán có số kinh phí NSNN cấp lớn như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Đài Phát thanh và Truyền hình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Giao thông vận tải, thị xã Ba Đồn, huyện Minh Hoá, huyện Lệ Thuỷ … thì được thanh tra hàng năm, do đó tình hình sử dụng ngân sách tại các đơn vị này ngày càng tiến bộ.

Tuy nhiên, số lượng cán bộ thực hiện công tác thanh tra còn khá ít so với nhiệm vụ phải thực hiện, trình độ năng lực chuyên môn cũng còn yếu kém, ít kinh nghiệm. Vì vậy, còn tình trạng nhiều đơn vị đã trải qua 5 năm thực hiện chi ngân sách nhưng vẫn chưa được thanh kiểm tra, từ đó xảy ra hiện tượng sai lại càng sai vì không biết mình sai hoặc ỷ lại vì không ai kiểm tra, đến khi có dấu hiệu sai phạm hoặc có đơn kiện thì cơ quan thanh tra mới vào cuộc. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều sai phạm lớn đang tiềm ẩn, chưa được phát hiện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.4.2. Kết quả đạt được qua công tác thanh tra quyết toán chi NSNN

Qua thanh tra đã phát hiện các sai phạm của đối tượng được thanh tra với các nội dung vi phạm chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực thuế, phí, lệ phí, nguồn kinh phí:

- Việc chi trả chưa đúng đối tượng, chưa đầy đủ thủ tục chi trả, việc trích lập các quỹ không đúng tỷ lệ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; trích thiếu nguồn dự phòng tiền lương theo quy định của Chính phủ nhằm đảm bảo nguồn thực hiện lộ trình cải cách tiền lương; phản ánh không đầy đủ TSCĐ.

- Phản ánh doanh thu, chi phí không đầy đủ, chưa đúng quy định; nhiều khoản thu, chi không đúng các chế độ quy định; hóa đơn, chứng từ chưa đầy đủ các nội dung, sai niên độ.

Qua 3 năm: từ năm 2014-2016, Thanh tra Sở Tài chính hoàn thành 22 cuộc thanh tra trên các lĩnh vực tài chính, ngân sách, chuyên đề, cụ thể:

+ Năm 2014: đã thực hiện thanh tra 7 cuộc, + Năm 2015: đã thực hiện thanh tra 8 cuộc, + Năm 2016: đã thực hiện thanh tra 7 cuộc.

- Tổng số sai phạm về kinh tế xử lý theo thẩm quyền thu vào tài khoản tạm giữ hoặc hoàn trả ngân sách và một số sai phạm khác liên quan đến kinh tế như hạch toán sai tài khoản khoản, không đúng mục lục ngân sách, điều chỉnh hạch toán tài khoản kế toán, số tiền: 17.073 triệu đồng.

+ Năm 2014: Thanh tra tài chính đã kiến nghị thực hiện điều chỉnh nguồn kinh phí tài sản; xử lý thu hồi vào tài khoản tạm giữ, hoàn trả ngân sách các khoản chi chưa đúng chế độ, chínhsách của Nhà nước số tiền: 6.369 triệu đồng, trong đó:kiến nghị điều chỉnh: 6.075 triệu đồng; kiến nghị thu hồi vào tài khoản tạm giữ: 294 triệu đồng; kiến nghị hoàn trả và thu hồi vào ngân sách huyện: 0 đồng.

+ Năm 2015: Thanh tra tài chính đã kiến nghị thực hiện điều chỉnh nguồn kinh phí tài sản; xử lý thu hồi vào tài khoản tạm giữ, hoàn trả ngân sách các khoản chi chưa đúng chế độ, chính sách của Nhà nước số tiền:6.232 triệu đồng, trong đó: kiến nghị điều chỉnh: 5.038 triệu đồng; kiến nghị thu hồi vào tài khoản tạm giữ: 1.115 triệu đồng; kiến nghị hoàn trả và thu hồi vào ngân sách huyện:79 triệu đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Năm 2016: Thanh tra tài chính đã kiến nghị thực hiện điều chỉnh nguồn kinh phí tài sản; xử lý thu hồi vào tài khoản tạm giữ, hoàn trả ngân sách các khoản chi chưa đúng chế độ, chính sách của Nhà nước số tiền:4.603 triệu đồng, trong đó: kiến nghị điều chỉnh: 2.954 triệu đồng; kiến nghị thu hồi vào tài khoản tạm giữ:201 triệu đồng; kiến nghị hoàn trả và thu hồi vào ngân sách huyện: 1.448 triệu đồng. (xem bảng 2.14):

Bảng 2.14: Số tiền chi sai theo kết quả thanh tra quản lý chi NSNN tại tỉnh Quảng Bình

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tổng số sai phạm

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số sai phạm

Trong đó

Số sai phạm

Trong đó

Số sai phạm

Trong đó Sai

phạm về kinh

tế

Sai phạm

khác

Sai phạm về kinh

tế

Sai phạm

khác

Sai phạm

về kinh tế

Sai phạm

khác

17.073 6.369 326 6.043 6.232 1.093 5.139 4.603 201 4.402 (Nguồn: Báo cáo Thanh tra Sở Tài chính Quảng Bình) - Việc xử lý sau thanh tra đã thực hiện đúng nội dung, trình tự, thời gian quy định, Thanh tra Sở đã kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện hoàn trả NSNN, nộp vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính theo quy định tại Quyết định số 33/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ.

Về cơ bản các đơn vị kịp thời khắc phục, sửa chữa các khuyết điểm; Thực hiện đúng đầy đủ chế độ, chính sách, định mức do Nhà nước quy định; Tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các cá nhân có liên quan; Chấn chỉnh công tác quản lý tài chính; Tăng cường công tác kiểm tra trong thu, chi, sử dụng các nguồn kinh phí của các cấp có thẩm quyền.

Việc xử lý hoàn trả ngân sách, thu vào tài khoản tạm giữ sau thanh tra đã thực hiện đúng nội dung, trình tự, thời gian quy định

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3. Khảo sát đánh giá của các đối tượng điều tra về quản lý chi NSNN tại Sở