• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH

2.2. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình

2.2.3. Thực trạng quyết toán chi NSNN

Đơn vị có tỷ lệ tiết kiệmso với kinh phí được giao cao nhất đạt 1,51% số kinh phí tự chủ được giao (Sở xây dựng Quảng Bình).

Số đơn vị thực hiện tiết kiệm được kinh phí với mức thu nhập tăng thêm bình là 451.000 đồng/người/tháng, tăng 67.000 đồng/người/tháng so với năm 2015. (Xem bảng 2.10)

Bảng 2.10: Kinh phí tiết kiệm và thu nhập bình quân tăng thêm từ việc thực hiện chế độ tự chủ

Năm

KP được giao (Tr.đồng)

KP thực hiện (Tr.đồng)

KP Tiết kiệm (Tr.đồng)

TN BQ tăng thêm(đồng/người/tháng)

2014 198.275 190.146 8.129 387.300

2015 200.768 194.728 6.040 384.000

2016 220.037 210.312 9.725 451.000

(Nguồn Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình)

Sở Tài chính thực hiện công tác thẩm định báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng dự toán. Công tác thẩm định báo cáo quyết toán xong trước ngày 18 tháng 8 đối với đơn vị cấp tỉnh và trước ngày 15 tháng 9 đối với báo cáo quyết toán của các huyện, thị xã, thành phố. Sau đó, tiến hành tổng hợp, lập báo cáo quyết toán chi toàn tỉnh và đối chiếu số liệu với KBNN Quảng Bình trước khi báo cáo UBND tỉnh trìnhHĐND tỉnh thông qua và báo cáo Bộ Tài chính.

a) Quyết toán chi đầu tư XDCB

Quyết toán vốn đầu tư kịp thời, chính xác sẽ phát huy hiệu quả vốn đầu tư cho công trình, dự án, hạn chế thấp nhất mức thâm hụt ngân sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bản tỉnh. Các năm qua công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB được UBND tỉnh Quảng Bình, các cấp chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo; cơ bản các công trình quyết toán vốn đầu tư kịp thời.

Qua quyết toán vốn đầu tư 2.010 công trình hoàn thành giai đoạn 2014-2016 giá trị công trình hoàn thành chủ đầu tư đề nghị quyết toán là 9.885.762 triệu đồng, giá trị chấp nhận quyết toán là 9.864.251 triệu đồng, giảm chi 21.511 triệu đồng.

Việc giảm chi qua quyết toán ngân sách chủ yếu do chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu thanh toán cho các nhà thầu nhưng áp dụng sai định mức, đơn giá, áp dụng không đúng phương pháp lập dự toán, khối lượng nghiệm thu không đúng (Xem bảng 2.11).

Bảng 2.11: Quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành giai đoạn năm 2014-2016

Năm

Số công trình hoàn thành đề

nghị QT

Số tiền Chủ đầu tư đề nghị

quyết toán (Tr.đồng)

Số tiền chấp nhận quyết

toán CT (Tr.đồng)

Chênh lệch (Tr.đồng)

2014 324 3.048.510 3.042.757 5.753

2015 634 2.996.564 2.992.034 4.530

2016 1.052 3.840.688 3.829.460 11.228

(Nguồn: Sở Tài chính Quảng Bình)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tổng chênh lệch quyết toán chiđầu tư XDCB giai đoạn 2014-2016 là 849.450 triệu đồng đạt85,24% so với dự toán đầu tư XDCB.Tỷ lệ quyết toán thấp so với dự toán. Nguyên nhân do công tác lập kế hoạch chưa được tốt, vì thế kế hoạch luôn có sự rà soát, điều chỉnh, bổsung vào những tháng cuối năm ảnh hưởng đến khau thanh toán chậm. Các nhà thầu quan tâm đến tạm ứng vốn, nhưng ít quan tâm đến quyết toán công trình,đặc biệt là công tác quyết toán vốn đầu tư cấp huyện; tỷ lệ giải ngân một số công trình, dự án thấp, tạo áp lực cho cơ quan KBNN và cơ quan tài chính vào những tháng cuối năm.(Xem bảng 2.12)

Bảng 2.12: Chênh lệch quyết toán và dự toán vốn đầu tư XDCB NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung 2014 2015 2016

128.423 344.339 376.688 1. Nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung 21.138 41.454 69.930 2. Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của chính phủ 49.421 216.701 183.353

3. Nguồn vốn trái phiếu chính phủ 15.310 472 71.844

4. Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia 9.106 1.898 2.376

5. Các nguồn vốn khác 33.448 83.814 49.185

(Nguồn: Sở Tài chính, KBNN Quảng Bình) b) Quyết toán chi thường xuyên

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách kinh tế: Đổi mới chính sách tiền lương; tăng chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, tăng chi cho phát triển khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội… trong những năm gần đây quy mô chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Bình tăng lên đáng kể.

Việc lập dự toán chi thường xuyên từ các cấp ngân sách, đơn vị thụ hưởng ngân sách có cơ sở khoa học, sát thực tế sẽ tăng hiệu quả sử dụng vốn NSNN; tạo thuận lợi cho các cấp chính quyền trong quản lý điều hành NSNN, cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tổng quyết toán chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2014-2016 là 15.312.640 triệu đồng, vượt 1.748.251 triệu đồng, vượt 12.89% so với dự toán được giao. Hầu hết ở các nội dung chi thường xuyên quyết toán đều vượt so với dự toán được giao: Chi quốc phòng an ninh vượt 138.155 triệu đồng, vượt 67,13%, chi sự nghiệp phát thanh truyền hình vượt 34.446 triệu đồng, vượt 53,47%, chi sự nghiệp thể dục thể thao vượt 53.504 triệu đồng, vượt 100%, chi sự nghiệp đảm bảo xã hội vượt 679.183 triệu đồng, vượt 109,96%, chi sự nghiệp kinh tế vượt 148.346 triệu đồng, vượt 11,69%, chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể vượt 612.066 triệu đồng, vượt 20,28%, chi trợ giá mặt hàng chính sách vượt 55.317 triệu đồng, vượt 111,74%. (Xem bảng 2.13)

Bảng 2.13: Chênh lệch quyết toán và dự toán chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung chi 2014 2015 2016

Chi thường xuyên ngân sách 558.934 526.910 662.407

1. Quốc phòng an ninh 39.175 48.249 50.731

2. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề -2.444 -19.824 51.028

3. Sự nghiệp y tế -9.788 15.881 98.090

4. Sự nghiệp khoa học công nghệ -2.382 -6.400 -6.855

5. Sự nghiệp văn hoá thông tin 12.298 -3 -3.823

6. Sựnghiệp phát thanh truyền hình 15.319 10.530 8.596

7. Sự nghiệp thể dục thể thao 20.957 16.169 16.378

8. Sự nghiệp đảm bảo xã hội 186.183 231.432 261.568

9. Sự nghiệp kinh tế 46.236 73.945 28.165

10. QLHC, Đảng, đoàn thể 180.246 203.297 228.523

11. Trợ giá mặt hàng chính sách 47.989 4.494 2.834

12. Sự nghiệp môi trường 24.454 -1.243 26.631

13. Chi khác ngân sách 691 -49.617 -99.459

(Nguồn: Sở Tài chính, KBNN Quảng Bình)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Như vậy dự toán chi thường xuyên NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 201-2016 được lập chưa sát với thực tế. Chênh lệch chi thường xuyên quyết toán lớn hơn dự toán ngoài nguyên nhân chính do các chính sách, chế độ Nhà nước mới ban hành trong năm và định mức chi tiêu tăng, còn do có sự điều chỉnh mục lục quyết toán chi NSNN so với dự toán. Quyết toán điều chỉnh một số mục chi như:

Kinh phí bù thủy lợi phí dự toán lập chi sự nghiệp kinh tế nhưng quyết toán chi trợ giá mặt hàng chính sách; kinh phí tổ chức lễ hội du lịch, kỷ niệm di sản văn hóa quyết toán vào sự nghiệp văn hóa trong khi dự toán lập ở khoản chi chung;

kinh phí chi cho hoạt động sự nghiệp truyền thông, thông tấn, báo chí quyết toán vào sự nghiệp phát thanh truyền hình; một số nội dung chi trong dự toán sự nghiệp môi trường quyết toán vào sự nghiệp kinh tế. Qua đó có thể nhận thấy việc lập dự toán ngân sách trong lĩnh vực chi thường xuyên còn nhiều bất cập, chưa nắm bắt hết được nhu cầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, chưa dựa vào những căn cứ khoa học để lập dự toán chi, do vậy mà kế hoạch không sát với thực tiễn hoạt động của từng cấp ngân sách, từng đơn vị dự toán. Trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong điều hành NSNN, gây khó khăn cho KBNN trong việc kiểm soát và chi trả các khoản chiNSNN, nhất là vào thời điểm cuối năm.

2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra quyết toán chi ngân sách nhà nước