• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá về công tác tổ chức và công cụ quản lý tài chính tại Trường Đại học

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU- CHI TÀI CHÍNH Ở

2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU-CHI TÀI CHÍNH

2.2.1 Đánh giá về công tác tổ chức và công cụ quản lý tài chính tại Trường Đại học

9.734triệu đồng tương ứng tăng 22% và thiết bị dụng cụ quản lý tăng 53 triệu đồng, tương ứng tăng 13%. Nguyên nhân tài sản tăng mạnh là do nhà trường có kếhoạch xây dựng thêm một sốcông trình, mua sắm tài sản, đầu tư trang thiết bịthực hành thực tập nhằm đáp ứng cho sinh viên học tập và giáo viên nghiên cứu, ngoài ra một sốdựán có cấp kinh phí để cho trường mua sắm tài sản.

Nhìn chung trong 5 năm qua, cơ sởvật chất, trang thiết bịcủa Trường ĐHNL Huế được đầu tư đáng kể, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên.

2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU-CHI TÀI

- Ngoài ra đơn vị còn sử dụng một số văn bản liên quan khác để quy định định mức thu chi các hoạt động.

2.2.1.2 Các ngun tài chính của Trường

Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế (ĐHNL Huế) là đơn vị dự toán cấp 3, là đơn vịtrực tiếp lập dựtoán thu chi tài chính nộp lên Đại học Huế.Trường ĐHNL Huế là đơn vị sử dụng trực tiếp nguồn ngân sách được đơn vị Đại học Huế giao, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình; Là đơn vị được giao quyền tự chủ về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, có quy chếchi tiêu nội bộriêng có sựphê duyệt củaGiám đốcĐại học Huế.

Trường cũng như các đơn vị thành viên trong Đại học Huế được phân cấp quản lý các nguồn tài chính sau:

+ Vềnguồn NSNN cấp: Một phần kinh phí đào tạo đại học, cao đẳng, đào tạo sau đại học và hoạt động khoa học công nghệ, kinh phí đào tạo lưu sinh viên Lào...

+ Vềnguồn thu sựnghiệp: Học phí chính quy và không chính quy; lệphí tuyển sinh các hệkhác tại đơn vị; thu dịch vụvà các khoản thu sựnghiệp khác tại đơn vị.

+ Vềnguồn kinh phí khác: Nguồn viện trợ ODA; và dựán nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

Ngoài ra, trên cơ sởnguồn tài chính được phân cấp, tại đơn vịthành viên còn thực hiện phân cấp QLTC cho đơn vị trực thuộc Trung tâm phát triển nông thôn Miền Trung, Viện Nghiên cứu phát triển

2.2.1.3 Tchc công tác kếtoán của Trường - Hệthống tài khoản kếtoán:

Hiện nay, hệ thống tài khoản được sử dụng đã được ban hành theo Quyết định số19/2006/QĐ-BTC, thực tế thực hiện có điều chỉnh bổ sung thêm một sốtài khoản chi tiết để đáp ứng cho yêu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát và cung cấp thông tin cho đơn vị, danh mục tài khoản này được quy định thống nhất chung trong toàn ĐHH. Đối với công tác thu - chi, tùy theo đặc điểm và tính chất các khoản thu - chi phát sinh mà đơn vị sử dụng các tài khoản để hạch toán, các tài khoản này được chi tiết theo từng nguồn thu - chi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.1.4 - Chng từ và ghi chép ban đầu:

Thực tế quy trình tổ chức chứng từ ban đầu tại Trường cơ bản thực hiện tương đối đầy đủ, hợp lý, phù hợp theo quy định của chế độ kếtoán hiện hành, góp phần đảm bảo quản lý tài chính được thông suốt, giảm thiểu các tiêu cực xảy ra trong quá trình quản lý sửdụng tài sản, vật tư, bảo vệan toàn tài sản của đơn vị, sử dụng hiệu quảcác nguồn lực tài chính, cung cấp các thông tin hữu ích đáng tin cậy.

Hình thức kếtoán và hệ thống sổ kếtoán: Hiện nay, Trường đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung thống nhất trong toàn hệ thống của ĐHH. Hình thức kếtoán này phù hợp với mô hình tổchức, quản lý chung của ĐHH và phù hợp với điều kiện có ứng dụng CNTT vào công tác kế toán, đồng thời cũng tuân thủ theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC.

-Hệthống báo cáo, phân tích báo cáo tài chính, công khai tài chính:

+ Hệthống báo cáo tài chính:

Hệthống báo cáo tài chính tuân thủ theo quy định chung của BộTài chính ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC. Ngoài hệthống báo cáo tài chính bắt buộc trên, đơn vịcòn lập các báo cáo mang tính chất quản trịphục vụcho lãnhđạo và các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý của đơn vị, phục vụcho công tác kiểm tra, kiểm soát như:

Báo cáo tồn quỹ, báo cáo kiểm kê tài sản, vật tư, công cụ, dụng cụ...

+ Phân tích báo cáo tài chính:Đánh giá tình hình thực hiện dựtoán, tình hình sử dụng tài sản, công cụ lâu bền, chấp hành các mức chi tiêu, chính sách, chế độ quy định, đưa ra được các giải pháp tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí.

+ Công khai tài chính: Công tác công khai tài chính theo quy định tại Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/5/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính với hình thức công khai tại hội nghị giao ban, đại hội công nhân viên chức hoặc niêm yết trên bảng thông báo của đơn vị.

- Công tác tựkiểm tra tài chính, kếtoán:

Theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ

Trường Đại học Kinh tế Huế

quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN, Nhà trường đã thực hiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra tài chính khá đầy đủ, nhằm thực hiện các khoản chi theo đúng chế độ, đúng định mức, đúng mục đích, đúng dự toán được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Tuy nhiên, công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán còn chưa thật sựsâu sát, mang nặng tính hình thức. Thời gian tựkiểm tra ngắn, chủyếu là mời cán bộban KH-TC và cán bộ công đoàn, thanh tra nhân dân của đơn vị nên chưa khách quan; lãnhđạo đơn vịcoi nhẹcông tác này nên nội dung kiểm tra còn sơ sài, đơn giản. Do đó, tựkiểm tra tài chính, kếtoán chưa thật sự đóng góp cho đơn vịvềcông tác quản lý và minh bạch báo cáo quyết toán.

- Ứng dụng CNTT vào tổchức công tác kếtoán:

TrườngĐHNL Huế đãứng dụng công nghệthông tin vào công tác kếtoán, sử dụng một phần mềm kế toán thống nhất chung trong toàn ĐHH, phần mềm kế toán đã giải quyết khá tốt tất cảcác khâu kếtoán từ khâu lập chứng từ, ghi sổchi tiết, sổtổng hợp, xửlý hạch toán và đưa ra báo cáo tài chính theo một hệthống biểu mẫu thống nhất.

Tuy nhiên, phần mềm kế toán đang áp dụng hiện nay còn có nhiều nhược điểm do phần mềm được lập trình từ năm 1996, qua quá trình sử dụng có bổ sung nâng cấp, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và các văn bản quy định hiện hành, chính vì vậy còn có nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được hoàn toàn công tác kếtoán của đơn vị.

Nhập sốliệu hàng ngày Đối chiếu, kiểm tra

In sổ, báo cáo cuối tháng/quý

Sơ đồ2.3 : Trình tựghi sổkếtoán tại Trường ĐHNL Chứng từkếtoán

Phần mềm kế toán trên máy

vi tính

Sốkếtoán:

Sổchi tiết Sổtổng hợp

Bảng tổng hợp chứng từcùng

loại

Báo cáo tài chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngoài ra đơn vị còn sửdụng một sốphần mềm khác ở các phân hành công việc khác nhau như: phần mềm thu học phí, phần mềm lương, phần mềm thuế thu nhập cá nhân, phần mềm kho bạc….. Điều này tạo cho công việc diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn phù hợp với quy mô lớn của đơn vị. Giúp ích nhiều trong khâu quản lý tài chính nói chung, công việc của từng phân hành nói riêng.

2.2.1.5 Xây dng và thc hin Quy chếchi tiêu ni b

Do cơ cấu tổ chức nhiều cấp của một Đại học vùng, việc phân cấp quản lý của Trường ĐHNL Huế cũng có những khác biệt so với mô hình các Trường Đại học công lập khác. Trường ĐHNL Huế là đơn vị thành viên trực thuộc Đại học Huế: Là đơn vịdự toán cấp 3, được giao quyền tựchủ về tài chính có quy chế chi tiêu nội bộriêng.

Quy chếchi tiêu nội bộcủa Trường ĐHNL được thực hiện theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và theo hướng dẫn tại Thông tư số71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộtài chính. Quy chếchi tiêu nội bộ thường được lập mỗi năm một lần, được Đại học Huế thẩm định và phê duyệt trước khi được ban hành. Trình tựtiến hành qua cácbước cụthểsau :

Bước 1: Hiệu trưởng thành lập, tổchức lấy ý kiến rộng rãi từcác phòng chức năng, các đơn vị có liên quan. Các phòng chức năng sẽ xây dựng, góp ý, bổ sung quy chếvà phòng KHTCđược xem là đầu mối tập hợp mọi ý kiến => trình lên Hiệu trưởng phê duyệt. Qua xét họp, cân nhắc kinh phí, thống nhất lại các nội dung cụ thể đểsoạn thảo ra quy chếchi tiêu nội bộchung.

Bước 2: Trường nộp quy chế chi tiêu lên Đại học Huế (Ban KHTC) thẩm định trước khi ra quyết định. Trường hợp thấy phù hợp sẽ trình lên Giámđốc ĐHH phê duyệt, trường hợp không phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành, Ban KHTC sẽyêu cầu đơn vị điều chính lại cho phù hợp. Trường ĐHNL và Ban KHTC sẽlàm việc và điều chỉnh sao cho phù hợp, đi đến thống nhất chung, thì Ban KHTC sẽtrình lại Giám đốc ĐHH đểphê duyệt chính thức.

Bước 3: Hiệu trường căn cứ vào phê duyệt của Giám đốc ĐHH sẽ ra quyết định ban hành quy chếchi tiêu nội bộ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Quy chế chi tiêu nội bộ sau khi được phê duyệt thì Phòng KHTC sẽ thông báo cho các đơn vị đồng thời gửi các đơn vị 1 bản để làm cơ sở thanh toán và thực hiện. Đồng thời gửi lại ĐHH 1 bản để theo dõi, giám sát thực hiện ; gửi 1 bản cho kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế để làm căn cứ kiểm soát chi. Quy chế chi tiêu nội bộ được xem là cơ sởquan trọng trong khâu thực hiện và kiểm soát chi của đơn vị, là văn bản mang tính pháp lý đối với đơn vị.