• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU –

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU –

3.2.1 Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1Tăng cường tchtài chính tại Nhà trường

Tự chủ có nghĩa là thu đủ bù đắp chi tương ứng chất lượng đào tạo, hướng đến bền vững tài chính. Để tăng khả năng tựchủ tài chính tại Nhà trường thì Chính phủ cho phép Nhà trường thỏa mãn những điều kiện sau :

+ Tựchủvề đào tạo : Nhà trường được phép chủ động trong đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội, sựphát triển của đất nước. Nhà trường được phép xây dựng chương trình : nội dung giảng dạy, số lượng môn học, lộtrình giảng dạy…

+ Tự chủ về tuyển sinh, tuyển dụng: Cho phép Nhà trường được quyền quyết định số lượng tuyển đầu vào tương ứng với khả năng của Nhà trường( cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, khả năng hợp tác với các đơn vịquốc tế..)Nhưng không có nghĩ đầu vào tuyển sinh dễ dàng mà đầu ra cũng dễ dàng, nên đào tạo theo mô hình chóp như các nước tiên tiến. Đầu ra phải thắt chặt và sinh viên ra trường phải đạt những chuẩn yêu cầu của Nhà nước đặt ra.

Đồng thời cho phép Nhà trường quyết định số lượng tuyển dụng vào Nhà trường tương ứng với khả năng tài chính của đơn vị đảm bảo lương chi trả, các chế độphúc lợi kèm theo.

+ Tự chủ vềnguồn thu: Nhà trường có thể xác định tổng chi phí cho 1 học sinh từkhi bắt đầu vào học cho đến khi ra trường, trên cơ sở đó xác định mức học phí mà học sinh đó phải trả. Với cách thu này thì khi tựchủtài chính, nó sẽphù hợp với từng chương trình học, từng hệ đào tạo nó phù hợp với chuẩn đầu ra hơn.

3.2.1.2 Hoàn thin hthng chính sách, pháp lut của Nhà nước

+ Khi tiến tới tựchủ tài chính, Nhà nước nên giao cho các Trường vềchi trả lương cho cán bộ lao động. Khi đã tựchủ, trên cở sở nguồn tài chính của đơn vịthì Nhà trường có thể quy định về việc chi trả lương, lương tăng thêm và các chế độ phúc lợi khác phù hợp với đơn vị nhưng căn cứtrên hiệu quả công việc mà cán bộ đó mang lại. Vừa phù hợp với tình hình tài chính của Nhà trường vừa tạo động lực cho cán bộphát huy mọi tiềm lực của bản thân.

+ Các cán bộdựán nên chuyển vềcác trung tâm ký hợp đồng bởi các trung tâm đã có con dấu riêng và tư cách pháp nhân rõ ràngđể tránh sai phạm không đáng có về chế độ lao động, vấn đề này đãđược nhắc nhở trong đợt bảo hiểm xã hội vềthanh tra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.2 Nhóm giải pháp cụthểvềhoàn thiện quản lý thu chi tài chính 3.2.2.1 Nâng cao chất lượng đào tạo

+Chất lượng đàotạo phụthuộc nhiều vào rất nhiều yếu tố, trong thời gian tới nhà trường cần : tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ; hoàn thiện hơn nội dung chương trình đào tạo; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học; đổi mới phương pháp quản lý vàđánh giá kết quảhọc tập của sinh viên.

+ Yếu tốquan trọng tạo nên chất lượng giáo dục đào tạo đó là chương trình đào tạo, cần có một khung đào tạo chuẩn phù hợp với sinh viên và doanh nghiệp.

Khi xây dựng khung chương trìnhđào tạo thì cần thao khảo nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, cũng nên lắng nghe ý kiến của sinh viên bởi họ chính là người tiếp nhận giáo trìnhđào tạo đó.

3.2.2.2. Hoàn thin công tác kếtoán

+ Tạo mọi điều kiện cho đội ngũ cán bộkế toán được nâng cao nghiệp vụvềkế toán tài chính, kếtoán quản trị nhằm giúp có cái nhìn tổng thể hơn về tài chính. Để từ việc nắm và hiểu sẽthực hiện việc quản lý thu chi tài chínhđúng và đạt hiệu quảtốt nhất.

+ Công tác phân tích tài chính cần được đẩy mạnh để nâng cao chất lượng quản lý thu, chi tài chính thông qua nội dung phân tích. Không chỉ dừng lại ở phân tích tình hình thực hiện dựtoán mà còn cần phân tích hiệu sửdụng nguồn kinh phí để tìm ra hạn chế và giải pháp. Song song với đó là chú trọng đến việc lập bản thuyết minh báo cáo tài chính đểthấy được tình hình biến động tài chính của đơn vị và đềra các giải pháp tham mưu cho lãnhđạo ra quyết định.

+ Phòng kếhoạch tài chính cần ban hành một quy trình kếtoán vừa bám sát quy trìnhđểthực hiện vừa làm cơ sởkiểm tra công tác quản lý thu chi tài chính của đơn vị.

+ Đơn vị nên tạo ra các buổi tham luận, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn giữa các kế toán để giải tháo gỡ những thắc mắc, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý thu, chi tài chính tại đơn vị.

+ Chủ động cập nhập các biểu mẫu kếtoán mới theo thông tư 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2017 để sử dụng rộng rãi trong toàn trường. Có những buổi tập huấn nghiệp vụ về chế độ kế toán mới để mọi kế toán trong phòng có thể nắm rõ, tránh tính trạng saisót không đáng có khi vận dụng thông tư. Những tháng đầu năm nên định khoản song song các nghiệp vụ phát sinh để khi sử dụng phần mềm mới thì sẽthuận lợi và không bởngởtrong công tác nhập dữliệu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.2.3 Hoàn thin công tác lp dtoán

+ Đối với công tác lập dự toán thì cần lưu ý đến: quy mô số lượng sinh viên năm sau so với năm trước; các quy định vềtiền lương và các khoản phụcấp cho cán bộ tăng theo quy định cùa Nhà nước; giá cả các loại hàng hóa có thể biện động;

chênh lệch giữa thực tếvà dựtoán hàng năm; thực tếchi của năm trước;….

+ Tư vấn các khoa lập dự toán trên cơ sởvạch ra các hoạt động và công việc cụthể cùng chí phí dự toán cho từng đầu việc, mỗi công việc nên có quy định thời gian hoàn thành cụthể khi đó mới tránh được những sai sót

+ Cần quan tâm đến công tác xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm phân tích các yếu tố tác động đến tài chính đểkiểm soát rủi ro.

+ Khi đã đủ các nguồn lực, Nhà trường nên tiến tới lập kế hoạch, dự toán theo kết quả đầu ra, đặt làm trọng tâm việc cải tạo hoạt động của đơn vị nhằm bảo đảm đạt được các mục tiêu mong muốn.

3.2.2.4 Hoàn thin qun lý thu tài chính

Đối với nguồn thu từ NSNN : Nguồn thu này chiếm 30% tổng kinh phí của Nhà trường. Cần tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các Bộ, ngành ở Trung ương và Đại học Huế đểkhai thác tốt nguồn thu NSNN nhằm thực hiện tốt sựnghiệp GDĐT của Trường Đại học Nông lâm.

Đối với nguồn thu từ phí, lệ phí : Nguồn thu này chiếm 60% tổng kinh phí của Nhà trường, là nguồn tài chính quan trọng nhất củaNhà trường

+ Tiến tới tựchủtài chính thì Trường Đại học Nông lâm Huếphải tính toán, xác định chi phí đào tạo để hướng đến thu mức học phí căn cứ vào chi phí đào tạo, ngành học. Việc tính toán phải có cơ sở, minh chứng, nguyên tắc rõ ràng và được công khai thì sẽ được sự đồng thuận của người học.

+ Hệ sau đại học là hệcó nhiều tiềm năng, tiềm lực chính vì vậy Nhà trường cần đẩy mạnh tuyển sinh nhiều hơn cho hệ này. Nên có định hướng và phát triển các lớp chất lượng cao, liên kết đào tạo quốc tế

+ Tăng cường khuyến khích bán các sản phẩm đi từ các đềtài NCKH có tính ứng dụng cao, chuyển giao công nghệ, các liên kết với các đơn vị nước ngoài đểtạo ra các nguồn thu phong phú.

+ Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, phù hợp với xu thếngày nay ngoài các hệ chính quy, tại chức, liên thông, cao đẳng, cao học, tiến sĩ thì có thểxây dựng đào tạo tín chỉ, đào tạo liên kết với các công ty, đào tạo liên kết với các trường đại học quốc tế….

+ Có những chính sách thu tích cực tránh tình trạng thu học phí kéo dài vừa

Trường Đại học Kinh tế Huế

không tận dụng được nguồn kinh phí tài chính vừa mất thời gian cụthểlà : khi sinh viên nộp học phí đúng hạn thì sẽ được giảm học phí, cộng điểm thành tích xét học bổng ; nộp học phí từ10 sinh viên trởlên sẽ được trích cho sinh viên một sốtiền nhất định; liên kết với ngân hàng cho sinh viên đạt thành tích học tập tốt vay tiền để đóng học phí;…

+ Mở rộng đa dạng các loại hình hoạt động ở các trung tâm từ đó tạo điều kiện thành lập và hỗ trợ hoạt động đào tạo cho các trung tâm và nghiên cứu khoa học để đóng góp nguồn thu cho trường.

3.2.2.5 Hoàn thin qun lý chi tài chính

+ Đầu tư có trọng điểm các mục tiêu đặt ra, ưu tiên các giải pháp tạo bước đột phá về chất lượng đào tạo, NCKH. Ngoài ra, nhà trường cần chi tiêu tiết kiệm, chống lãng phí bằng các biện pháp thiết thực;

+ Cần có chính sách, quy định đểthống nhất chi một sốnội dung như: thanh toán giờ giảng, tiền lương tăng thêm; chi phúc lợi các ngày lễ, tết; hỗ trợ kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, chế độ làm ngoài giờ… tránh tình trạng chênh lệch thu nhập khá lớn của cán bộgiữa các đơn vịtrực thuộc Đại học Huế như hiện nay;

Nên chi lương tăng thêm theo đánh giá phân loại lao động theo A,B,C để thúc đẩy hiệu quảtrong công việc đối với cán bộ, giáo viên

Việc phân bổ giờ giảng nên có những chính sách cứng rắn : cân bằng giờ giảng giữa các giáo viên trong cùng 1 môn học, quy trách nhiệm việc chênh lệch giờ giảng lên người phân công giờ giảng, không tuyển dụng giáo viên ở những ngành học mà giáo viên hiện tại đang thiếu giờ,…

+ Khi tiến đến tự chủ thì cũng có nghĩ nên hướng đến giao khoán và giao quyền tự chủ cho các khoa, các phòng ban, trung tâm dưới sự giám sát của phòng KHTC và ban giám hiệu. Việc giao quyền này sẽ tạo cho trưởng khoa có trách nhiệm hơn, chủ động tiếp cận nguồn tài chính một cách nhanh chống và dễdàng chi tiêu phù hợp. Các khoa lập

+ Nêu đối chiếu số liệu giữa kế toán và Bảo hiểm xã hội hàng quý, năm về các hệ số đóng BHXH, BHYT, BHTN để nhằm phát hiện kịp thời và điều chỉnh chênh lệch tránh tình trạng đểquá lâu dẫn đến khó xử lý trong điều chỉnh. Cuối năm Bảo hiểm xã hội cần gửi danh sách cán bộ đóng bảo hiểm xã hội để Nhà trường vừa quản lý dễdàng vừa làm cởsở đối chiếu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.2.6 Hoàn thin công tác thanh tra, kim tra vthu chi tài chính

+ Nhà trường nên thành lập một bộ phận với chức năng kiểm tra nhưng phải là người có trình độ, chuyên môn tài chính cũng như đạo đức nghề nghiệp chịu sự quản lý của ban giám hiệu. Bộphận này có chức năng và nhiệm vụ như là bộphẩm kiểm toán nội bộ trong các đơn vị khác để phát hiện sai sót nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán hiện nay. Hoặc kế toán trưởng nên phân công 1 kế toán có kinh nghiệm lâu năm đảm nhiệm mảng kiểm soát, kiểm tra các kếtoán phần hành khác.

+Nhà trường nên xây dựng quy chếtự kiểm tra cụ thểvà phổbiến đến toàn bộ cán bộ, nhân viên trong nhà trường. Ngoài việc quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của bộphận kiểm tra nội bộcòn phải quy định trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân đối với hoạt động kiểm tra nội bộ.

+ Công tác tựkiểm tra tài chính phải gắn liền với công tác duyệt quyết toán hàng quý nhằm nâng cao chất lượng của kết quảduyệt quyết toán quý.

+ Định kỳphải báo cáo và công khai kết quảkiểm tra, quá trình kiểm tra nếu phát hiện có sai sót cần phải đềxuất biện pháp đểsửa chữa và điều chỉnh kịp thời.

3.2.2.7 Tăng cường qun lý tài sn

+Số lượng tài sản của Trường rất lớn bao gồm nguồn hình thành tài sản của trường, của dự án, biếu tặng và các trung tâm,… mặt khác hàng năm số lượng tài sản phát sinh cũng tương đối nhiều. Vì vậy nhất thiết cần có 1 phần mềm theo dõi tài sản đểtránh những sai sót không đáng có, giúp kếtoán trong khâu quản lý và tiết kiệm được thời gian.

+ Cần đưa đến thống nhất một quy trình quản lý tài sản từkhi hình thành tài sản đến khâu thanh lý tài sản. Các phòng chức năng nên đưara các góp ýđểhoàn thiện quy trìnhđể các đơn vịkhác dễdàng thực hiện và cấp trên dễdàng kiểm soát được công tác này. Cần phân cấp, phân quyền và các chếtài gắn liền với quá trình quản lý tài sản.

+ Nên mã hóa tài sản đặc biệt là tài sản cố định, mỗi tài sản cần có một mã vạch, mã tài sản nhất định để vừa giúp dễ quản lý tài sản vừa thuận lợi cho khâu kiểm kê cuối năm. Các mã vạch này sẽ được kếtoán tài sảnin ra và được dán trực tiếp lên tài sản đó khi mới mua bàn giao cho đơn vịsửdụng.

Trường Đại học Kinh tế Huế