• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hệ thống công cụ trong công tác quản lý thu, chi tài chính trong các Trường

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

1.2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI

1.2.4 Hệ thống công cụ trong công tác quản lý thu, chi tài chính trong các Trường

1.2.4.1 Hthống văn bản pháp lut của Nhà nước

Tất cả các hoạt động thu chi tài chính tại các Trường ĐHCL đều phải hoạt động trong khuôn khổ, chuẩn mực pháp lý do các văn bản phảp luật Nhà nước quy định. Cụthểhoạt động thu chi tài chính của các Trường ĐHCL được căn cứvào các văn bản pháp luật chính sau:

- Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014 của Bộ GD&ĐT về Quy chếtổchức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sởgiáo dục đại học thành viên.

- Thông tư liên tịch số21/2010; số163/2010 và số25/2013...

- Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về Chế độ kế toán hành chính sựnghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chế độthu, sửdụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Nghị định 86/2015/NĐ-CP thay thếNghị định 49 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2015

- Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềthực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/2/2015 thay thế Nghị định 43 có hiệu lực từ ngày 06 tháng 4 năm 2015. Tuy nhiên, chưa có thông tư hướng dẫn Nghị định 16 cho từng lĩnh vực cụthể nên hiện nay các ĐHCL vẫn còn áp dụng Nghị định 43.

- Thông tư 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Nghị định 43.

- Thông tư 113/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về Sửa đổi Thông tư 71/2006/TT-BTC.

- Thông tư 81/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về: Hướng dẫn kiểm soát chi đơn vịsựnghiệp.

- Thông tư 118/2004/BTCcủa BộTài chính về: Quy định chế độcông tác phí, chế độchi hội nghị.

- Quyết định 192/2004/TTg của Thủ tướng Chính phủ về: Ban hành Quy chếcông khai tài chính.

- Quyết định 67/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về: Ban hành quy chếtự kiểm tra tài chính.

- Thông tư 01/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về: Hướng dẫn thẩm định, xét duyệt quyết toán.

1.2.4.2 Công tác kếhoch tài chính

Theo Lê Chi Mai: “Kế hoạch gồm một tập hợp các mục tiêu, cơ cấu chương trình, nguồn thu, chi tiêu và các dự đoán vềkết quảthực hiện” [32, trang 104].

Công tác lập kế hoạch là một công cụ quan trọng trong quản lý thu chi tài chínhở các Trường ĐHCL, nó đảm bảo cho các khoản thu chi của nhà trường đáng

Trường Đại học Kinh tế Huế

tin cậy hơn. Công tác lập kế hoạch trong quản lý thu chi tài chính tại các trường ĐHCL là quá trìnhđưa ra kếhoạch (dự toán) ngân sách cho năm tài khóa và xác lập các giải pháp chủyếu để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đềra.

Việc lập kế hoạch dựa trên cơ sở đánh giá khả năng huy động các nguồn lực tài chính (thu), xác định và lựa chọn nhu cầu chi tiêu, dự kiến phân bổ nguồn lực cho các nhu cầu đó, đồng thời đảm bảo cân đối giữa thu và nhu cầu chi tiêu. Hàng năm, bộphận làm công tác kếhoạch tại các Trường ĐHCL căn cứ vào 2 cơ sở trong năm báo cáo đểlập kếhoạch: Thứnhất là quy mô đào tạo, cơ sởvật chất, hoạt động sựnghiệp và các hoạt động khác của trường; Thứhai là dựa vào sốliệu chi cho con người, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ bản của năm báo cáo.

1.2.4.3 Quy chếchi tiêu ni b

Thực hiện quyền tựchủ, tựchịu trách nhiệm vềtổchức bộ máy, biên chếvà tài chính, các TrườngĐHCLtiến hành xây dựng quy chếchi tiêu nội bộ làm căn cứ đểcán bộviên chức trong đơn vịthực hiện và cũng đểKho bạc nhà nước kiểm soát chi.

Đồng thời, Khoản 4 Điều 27 Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014 quy định: “Ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của đại học vùng để thống nhất các nguyên tắc phân bổ, điều tiết, sửdụng kinh phí và các tiêu chuẩn, định mức chi trong toàn Đại học vùng trên cơ sở quy định của pháp luật; thẩm định quy chếchi tiêu nội bộ đối với các cơ sởgiáo dục đại học thành viên, các đơn vịtrực thuộc” [1, Điều 27].

Đây là công cụ quan trọng trong quản lý thu, chi tài chính, nó đảm bảo các khoản thu chi tài chính của nhà trường được thực hiện theo quy định. Việc xây dựng quy chếchi tiêu nội bộnhằm quản lý và sửdụng có hiệu quảcác nguồn lực tài chính. Thông qua quy chếchi tiêu nội bộsẽthực hiện quản lý tập trung, thống nhất các nguồn thu, duy trì và khuyến khích mở rộng các nguồn thu, đảm bảo chi tiêu thống nhất trong toàn trường tiết kiệm và hợp lý.

1.2.4.4 Công tác kếtoán

Kế toán là công cụ ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sửdụng tài sản, quá trình và kết quảhoạt động sửdụng kinh phí của đơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

vị. Các Trường ĐHCL thực hiện công tác kế toán và quyết toán thu - chi theo quy định của mục lục NSNN và chế độ kếtoán hành chính sự nghiệp tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của BộTài chính [14].

1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn thu chi tài chính trong các Trường đại học công lập

Quản lý tài chính các Trường đại học công chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố trong nền kinh tế. Để quản lý tài chính phù hợp với quy mô và đặc thù của từng Trường đại học công, đứng dưới góc độ quản lý của Nhà nước, cần nhận biết tác động của các nhân tố để từ đó đưa ra những nguyên tắc phương thức, hình thức cũng như nội dung quản lý tài chính thích hợp nhất trong từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Với lập luận đó, luận án xin đề cập tới hai nhóm nhân tố ảnh hưởng sau:

1.2.5.1 Nhóm nhân tvĩ mô

Chính sách và pháp luật

Đâylà nhân tốquan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tài chính của các Trường đại học công. Quản lý tài chínhđối với đơn vị sự nghiệp nói chung và các Trường đại học công nói riêng là một bộphận của chính sách tài chính quốc gia, đó là căn cứ để các đơn vị sựnghiệp xây dựng cơ chế quản lý tài chính riêng. Vì vậy, nếu chính sách quản lý tài chính của nhà nước tạo điều kiện để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các trường thì đó sẽ là động lực nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính của mỗi trường.

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước quản lý gần như tất cả các dịch vụ xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Khi đó, các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo được cấp toàn bộ kinh phí từ NSNN và việc sử dụng nguồn kinh phí đó cũng hoàn toàn theo quy định của nhà nước. Trong điều kiện đó, mọi người dân trong xã hội đều có cơ hội học tập.Tuy nhiên, do nguồn NSNN còn hạn hẹp nên Nhà nước không đáp ứng được nhu cầu học tập của toàn xã hội, cả về quy mô lẫn chất lượng giáo dục.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tình hình kinh tếxã hội của quốc gia

Những thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội và chính sách chi tiêu công cho các đơn vịsựnghiệp là những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính trong các Trườngđại học công. Đứng trước mỗi sựbiến động của môi trường kinh tếxã hội, Nhà nước phải có những chính sách mới nhằm phát triển đất nước phù hợp với tình hình mới dẫn đến những thay đổi vềnhiều mặt, trong đó có phương thức quản lý, cơ chếhoạt động.

Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, sự tác động của tiến bộkhoa học và công nghệngày càng thểhiện rõ nét. Những nhân tố trước đây được xem là phù hợp với yêu cầu quản lý nay không còn thích hợp và đòi hỏi phải có những cải cách, đổi mới. Mục tiêu của đổi mới là nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính thích ứng và tính công bằng trong quá trình đào tạo.

Yếu tố lao động và việc làm cũng đang có những thay đổi và tác động quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trước yêu cầu phát triển của một nền kinh tếtri thức, nhu cầu vềlực lượng lao động của xã hội đang có những thay đổi vềchất. Bên cạnh đội ngũ lao động tay nghề cao được đào tạo trong các trường dạy nghề, nhu cầu vềlực lượng lao động được đào tạo qua trìnhđộ đại học và sau đại học, các nhà khoa học, các chuyên gia bậc cao ngày càng tăng lên.

Để đáp ứng yêu cầu học tập của xã hội, hệthống giáo dụcở hầu hết các nước đều phải mở rộng quy mô đểtiếp nhận ngày càng nhiều đối tượng vào học. Kết quả là số lượng các đơn vịsựnghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ngày càng tăng lên. Quy mô đào tạo tăng lên, số lượng các đơn vị đào tạo cũng tăng, nhưng nguồn lực công cũng như các nguồn lực khác cung cấp cho phát triển giáo dục nhiều khi không tăng một cách tương ứng. Điều này sẽ làm nảy sinh những bất cập và ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giáo dục. Nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm chất lượng giáo dục và đào tạo, nhiều giải pháp đổi mới cảvềtổchức và quản lý trong giáo dục đãđược triển khai áp dụng.

1.2.5.2 Nhóm nhân tvi mô

Chiến lược phát triển của Trườngđại học công lập

Chiến lược phát triển của mỗi trường khác nhau sẽ tác động đến phương cách quản lý tài chính thời điểm hiện tại, chi phối đến việc quản lý chi và thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

các khoản thu khác nhau. Cần vạch rõ chiến lược phát triển trong dài hạn để đưa ra quy trình quản lý tài chínhđạt hiệu quả cao hơn. Theo đuổi những mục tiêu, chiến lược khác nhau, mỗi trường sẽcó kếhoạch quản lý tài chính khác nhau.

Quy mô và lĩnh vực đào tạo của Trườngđại học công lập

Thông qua quản lý tài chính đối với các đơn vịsựnghiệp nói chung, các các Trường đại học công nói riêng sẽ tuân theo các quy định khác nhau căn cứ vào quy mô, cấp quản lý, từ đó quyết định đến việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Quy mô mỗi trường cũng ảnh hưởng tới các quan hệ tài chính khác nhau trong đơn vị như việc xác định hình thức và phương pháp huy động các nguồn tài chính cho giáo dục và đào tạo hay việc phân phối chênh lệch thu chi hàng năm của trường. Đối với các đơn vịcông lập, quy mô lớn hay nhỏsẽ ảnh hưởng tới mức chi tiêu của đơn vị và mức thu từ NSNN cấp. Chính vì vậy, khi có sự thay đổi của quy mô hoạt động và mô hình tổchức thìcác Trường ĐHCL cũng cần có sự điều chỉnh cơ chếquản lý tài chính cho phù hợp.

Với các TrườngĐHCL có quy mô lớn, lượng vốn lớn, họdễdàng trong việc đầu tư nâng cấp và sửdụng các thiết bị một cách tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao trình độ giáo viên, cải cách tiền lương, có điều kiện sử dụng nguồn nhân lực hiếm hoi ở trìnhđộcao, nâng cao kỹ năng giảng dạy bằng các trang thiết bịhiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, quy mô lớn và bộ máy quản lý cồng kềnh rất có thể dẫn tới việc kém linh hoạt và tốn kém trong thay đổi quản lý tài chính. Một số đơn vịsựnghiệp giáo dục và đào tạo có quy mô nhỏlại có lợi thế hơn trong việc dễ dàng thích ứng với những thay đổi về chính sách hoặc nhu cầu của thị trường lao động, nhưng khó có thể trang bị những trang thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ giáo viên… do đó, gặp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.

Đối với những Trường ĐHCL bao cấp của Nhà nước dành cho bậc học này rất lớn, trường đại học bán công hay dân lập không được sự bao cấp của Nhà nước,học phíởmỗi loại trường cũng khác nhau rất nhiều. Cách thức tổchức và hoạt động của các trường khác nhau bị ảnh hưởng rất lớn từyếu tốloại hình và từ đó tác động tới quản lý tài chính của đơn vị. Bên cạnh đó, lĩnh vực hoạt động của trường

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đại học công cũng tác động tới quản lý tài chính. Đối với các trường đại học, cao đẳng thuộc lĩnh vực tự nhiên, kỹ thuật, nông lâm, chi phí thực hành, thí nghiệm, trang thiết bị và cơ sở vật chất nhìn chung cao hơn so với các trường khác và định mức chi cho mỗi học viên từ đó cũng khác nhau.

Nhiệm vụ được giao hàng năm đối với Trườngđại học công lập

Mỗi Trường ĐHCL hàng năm đều phải thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, ngoài ra còn phải tận dụng cơ sở vật chất để mở rộng hoạt động sự nghiệp.

Các trường hàng năm phải chấp hành những chỉ tiêu đào tạo, cụthểlà chỉ tiêu tuyển sinh được giao. Bên cạnh đó, các trường còn phải thực hiện những hoạt động nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài và chương trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho,khối lượng nhiệm vụ được giao tác động trực tiếp đến mức chi của đơn vị. Bên cạnh đó, nhiệm vụ nhiều hay ít ảnh hưởng đến khả năng mở rộng thêm hoạt động sựnghiệp của đơn vị, dẫn đến sự thay đổi trong mức thu sựnghiệp.

Trìnhđộquản lý của lãnhđạo các Trường đại học công lập

Trình độ quản lý của lãnh đạo đơn vị mà cụ thể là Hiệu trưởng Trường ĐHCL tác động rất lớn tới cơ chếquản lý tài chính tại đơn vị đó. Thủ trưởng đơn vị là người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy chế thu- chi nội bộ, quyết định tới việc xây dựng dự toán, quy định mức tiền lương và trích lập quỹ của đơn vị. Do vậy, quản lý tài chính như thế nào, hiệu quả hoạt động ra sao cũng bị tác động rất lớn bởi quan điểm và trình độ quản lý của lãnh đạo đơn vị. Nhận thức của người đứng đầu trường đại học vềquản lý tài chính sẽ tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của trường.

Tổchức bộmáy quản lý tài chính

Quản lý tài chính bị ảnh hưởng khá lớn từ bộ máy quản lý các Trường ĐHCL. Các chính sách, quy chếtài chính nội bộtrong một các trường liên quan tới tất cả các bộ phận của bộ máy quản lý. Các bộ phận này hoạt động tương tác với nhau để cùng thực hiện chức năng quản lý, trong đó có quản lý tài chính. Bộ phận tài chính của một cơ sở thường quản lý hầu hết hoạt động thu chi, tuy nhiên, việc quản lý như thếnào nhiều khi lại do bộphận khác đảm nhiệm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngoài ra, các chính sách vềthu chi trong nội bộ đơn vịkhông chỉ do bộphận tài chính quyết định. Các bộ phận khác trong bộ máy quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn cho lãnhđạo đơn vịra các quyết sách thích hợp. Sựyếu kém của một bộ phận sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả thực hiện cơ chế quản lý tài chính của các bộphận khác. Thực trạng cho thấy, trong thời kỳ bao cấp tổchức bộ máy quản lý TrườngĐHCL thường cồng kềnh, do đó hiệu quảcủa các bộphận hoạt động kém. Tuy nhiên, cùng với sự đổi mới của cơ chế thị trường, khi các nước đang phát triển được học tập và tiếp nhận kiến thức từ các nước phát triển kéo theo việc sắp xếp, tổchức bộmáy quản lý tài chính tại các trường công cũng được cải tiến, sự tinh giản biên chế, khả năng phối hợp giữa các bộphận trong các trường công cũng được cải thiện, song hiệu quảtrong công tác quản lý tài chính vẫnở mức hạn chế.

Trìnhđộchuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng dạy

Chất lượng đào tạo quyết định khả năng mở rộng hoạt động sự nghiệp của các Trường ĐHCL. Với một đội ngũ cán bộgiảng dạy có trình độchuyên môn giỏi, các Trường ĐHCL sẽ có sức cạnh tranh hơn so với các trường đại học dân lập hay bán công đào tạo cùng lĩnh vực. Từ đó, các Trường ĐHCL có khả năng mở rộng quy mô hoạt động và huy động nguồn thu sự nghiệp tốt hơn. Đối với những đơn vị như vậy, khả năngtựchủtài chính sẽ cao hơn.

1.3 THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH