• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá công tác quản lý về thực hiện dự toán Thu tài chính tại TrườngĐại

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU- CHI TÀI CHÍNH Ở

2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU-CHI TÀI CHÍNH

2.2.3 Đánh giá công tác quản lý về thực hiện dự toán Thu tài chính tại TrườngĐại

2.2.3.1 Tng Thu tài chính của Trường

Quản lý thu tài chính được Nhà trưởng hết sức quan tâm, vìđây khi có nhiều nguồn thu, nguồn thu đa dạng thì mới có cơ sở để thực hiện chi tốt. Trên phương hướng là tạo hết sức mọi thuận lợi, đáp ứng mọi điều kiện để có thể tạo ra nhiều nguồn thu nhất. Số liệu tổng thu của Trường ĐHNL Huế giai đoạn 2013-2017 thể

Trường Đại học Kinh tế Huế

hiện ở bảng 2.5. Qua đó có thể thấy nguồn thu của Trường bao gồm : Kinh phí NSNN cấp, Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, Nguồn thu khác. Cụ thể qua các năm như sau:

Tổng thu của Trường ĐHNL Huế giai đoạn 2013-2017 có xu hướng tăng lên, trong đó NSNN chiếm trên 25% nguồn thu, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp chiếm trên 55% nguồn thu. Tổng nguồn thu năm 2013 là 77.300 triệu đồng, năm 2014 là 85.996 triệu đồng tăng 8.694 triệu đồng tương đương tăng 11,25%, sang năm 2015 là 96.531 triệu đồng tăng 10.535 triệu đồng tương đương tăng 12,25%.

Đến năm2016 là 108.510 triệu đồng tăng 11.979 triệu đồng tương ứng tăng 12,41%

so với năm 2015, qua năm 2017 tổng thu của Trường là 108.822 triệu đồng.

Bảng 2.5: Tổng thu tài chính của Trường ĐHNLHuế,giai đoạn 2013-2017

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016

+/- % +/- % +/- % +/- %

Kinh phí NSNN cấp26.703 24.254 28.052 27.166 29.282 -2.449 -9,17 3.798 15,66 -886 -3,16 2.116 7,79 Thu hoạt động SN 42.312 50.452 59.021 71.991 69.242 8.140 19,24 8.569 16,98 12.970 21,98 -2.749 -3,82 Thu khác 8.285 11.290 9.458 9.353 10.298 3.005 36,27 -1.832 -16,23 -105 -1,11 945 10,10 Tổng Thu 77.300 85.996 96.531 108.510 108.822 8.696 11,25 10.535 12,25 11.979 12,41 312 0,29

Nguồn : Phòng KHTC của Trường

35% 28% 29% 25% 27%

55% 59% 61% 66% 64%

11% 13% 10% 9% 9%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

2013 2014 2015 2016 2017

Kinh phí NSNN cấp Thu hoạt động SN Thu khác

Biểu đồ2.1: Biểu đồ Cơ cấu tổng nguồn thu tạiTrường ĐHNL Huế2013-2017 Nhìn chung, trong tổng nguồn thu tài chính của Trường ĐHNL Huế thì nguồn thu từhoạt động sựnghiệp chiếm tỷtrọng cao trong tổng nguồn thu, điều này thể hiện khả năng tự chủ kinh phí hoạt động của trường rất tốt. Trong xu thế các

Trường Đại học Kinh tế Huế

trường đại học hướng đến tựchủ tài chính, thì qua sốliệu nguồn thu đó có thể thấy được việc tiến đến tựchủcủa trường là rất thuận lợi.

Mặt khác, ngoài 2 nguồn thu chính thì nguồn thu khác của Trường ĐHNL cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trên 9%, điều này cũng thể hiện được nguồn thu của nhà trường đa dạng, không quá lệthuộc vào nguồn thu ngân sách cấp.

Trong lộtrình tựchủtài chính sắp tới thì nguồn thu ngoài NSNN cấp có thể tăng cao hơn, ngoài khả năng tự đảm bảo thu chi tài chính Nhà trường còn có thể nâng cao nguồn thu nhập của cán bộ, giáo viên.

2.2.3.2 Đánh giá công tác qun lý ngun thu từ ngân sách Nhà nước

Nguồn kinh phí NSNN cấp là nguồn tài chính quan trọng và chủyếu đểphát triển kinh tế, chiến lược phát triển giáo dục trong thời gian tới cũng đặt ra mục tiêu tăng cường nguồn tài chính cho giáo dục nhằm tăng tốc độ phát triển, rút ngắn khoản cách tụt hậu so với các nước trong khu vực.

Ngân sách nhà nước cấp cho Trường ĐHNL Huếbao gồm các khoản mục sau : - Nguồn kinh phí chi thường xuyên : Bao gồm kinh phí cấp chi đào tạo đại học và kinh phí cấp chi đào tạo sau đại học

Kinh phí đào tạo đại học :Nguồn kinh phí NSNN cấp cho chi thường xuyên cho trường ĐHNL Huếchủyếu dựa vào chi tiêu sinh viên của Trường. Việc tổchức quản lý và sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp được thực hiện theo quy định của nhà nước : Lập dựtoán, chấp hành dựtoán và quyết toán ngân sách.

Căn cứ trên kế hoạch ngân sách của các đơn vị xây dựng và tổng dự toán NSNNđược Bộ GD&ĐT cấp cho Đại học Huế hàng năm, sau khi cân đối đảm bảo cấp đủ 60% kinh phí chi lương biên chế, chi học bổng và kinh phí điều hành chung, Đại học Huế tiến hành phân bổ kinh phí cho đơn vị dựa trên tổng quy mô đào tạo theo hệ số quy đổi. Công thức phân bổ dự toán NSNN cho các đơn vị cấp 3 nói chung, trong đó có Trường ĐHNL Huếlà:

Kinh phí chi thường

xuyên phân bổ =

Tổng KP NSNN t/xuyên

của ĐH Huế

-60% KP chi lương biên chếthực có

-KP chi học bổng (8%)

KP điều hành chung

(3-5%)

-Quy mô đào tạo quy đổi x của

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kinh phí đào tạo sau đại học: Phân bổ theo quy mô đãđược quy đổi tương ứng với từng bậc học và phân cấp các nhiệm vụgiữa Đại học Huế và các đơn vịtrực thuộc.

- Ngun kinh phí không thường xuyên :Bao gồm kinh phí cấp chi NCKH, đào tạo sinh viên Lào học bổng của Bộ, cửtuyển, đào tạo NCS đề án 911,…

Phân bổNSNN cho hoạt động khoa học và công nghệcủa các trường đại học ở Việt Nam chủ yếu phân bổ qua các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ.

Nghiên cứu này chủyếu tập trung phân tích và đánh giá phương pháp, cách thức và định mức phân bổ NSNN cho các chương trình,đềtài khoa học và công nghệ.

Hằng năm căn cứ vào kinh phí NCKH của sinh viên và giáo viên được cấp, ĐHH sẽ phân bổsinh phí lại cho Trường sau khi đã trừ đi phần quản lý. Các đề tài này đãđược Hội đồng NCKH của ĐHH và Bộphê duyệt, kinh phí khi được giao về cũng đãđược phân tương đối là chi tiết. Trên số kinh phí được cấp, Trường cho các chủ đềtàiứng 50% kinh phí đểtiến hành thực hiện đềtài.

Để quản lý và sử dụng tốt NSNN, ngoài công tác kế hoạch tốt thì Trường ĐHNL Huế còn phải sử dụng công cụ kế toán. Bởi vì, NSNN đòi hỏi phải hoạch toán đúng từng chương, loại, khoản vì mỗi nguồn kinh phí có tính chất khác nhau (được hay không được chuyển sốdự năm sau). Đồng thời, NSNN đòi hỏi phải có sự đối chiếu thường xuyên giữa đơn vị sử dụng với kho bạc Nhà nước, nhằmtránh trường hợp nhầm lẫn, sai sót, thiếu đối chiếu thì có thểdẫn đến việc trảlại NSNN.

Qua bảng 2.6, có thể dễ dàng thấy được sự biến động của NSNN cấp cho Trường ĐHNL Huế biến động tăng, giảm theo từng năm. Năm 2014, tổng thu NSNN là 24.254 triệu đồng thì trong đó có 20.427 triệu đồng là chi cho đào tạo đại học giảm so với năm 2013 là 2.009 triệu đồng tương ứng giảm 8,95%, 1.758 triệu đồng chi cho sau đại học giảm 47 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng giảm 2,6%. Hoạt động NCKH cũng giảm nhẹ393 triệu đồng tương ứng giảm 16% so với năm 2013. Năm này sinh viên tuyển vào giảm so với năm trước nên NSNN chi cho các mục cũng giảm tương đối.

Sang năm 2015, NSNN cấp là 28.052 triệu đồng tăng 15,66% so với năm 2014, kết quả này là do NS cấp cho chi đào tạo đại học tăng mạnh cụ thể là tăng 2.996 triệu đồng tương ứng tăng 14,67%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các nguồn khác thì tăng nhẹ với NSNN chi đào tạo sau đại học tăng 555 triệu đồng, NSNN chi NCKH tăng 247 triệu đồng.Đến năm 2016, tổng NSNN cấp là 27.166 triệu đồng giảm so với năm 2015 là 886 triệu đồng tương đương giảm 3,16%. Do NSNN cấp cho chi ĐTĐH và SĐH giảm nhiều nguyên nhân là do số lương sinh viên giảm nên cũng ảnh hưởng đến NSNN cấp. Nhưng NSNN cấp cho NCKH vẫn tăng so với năm 2015 là 1.356 triệu đồng.

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp tình hình NSNN cấp cho Trường ĐHNLHuế,giai đoạn 2013-2017 ĐVT: triệu đồng

Nội dung 2013 2014 2015 2016 2017 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016

+/- % +/- % +/- % +/- %

NSNN cấp chi ĐTĐH 22.436 20.427 23.423 21.734 26.125 -2.009 -8,95 2.996 14,67 -1.689 -7,21 4.391 20,2 NSNN cấp chi SĐH 1.805 1.758 2.313 1.760 491 -47 -2,6 555 31,57 -553 -23,9 -1.269 -72,1 NSNN cấp chi NCKH 2.462 2.069 2.316 3.672 2.666 -393 -16 247 11,94 1.356 58,55 -1.006 -27,4 Tổng cộng 26.703 24.254 28.052 27.166 29.282 -2.449 -9,17 3.798 15,66 -886 -3,16 2.116 7,789

( Nguồn : Báo cáo quyết toán Trường ĐHNL Huế năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017)

84% 84% 83% 80%

89%

7% 7% 8% 6%

9% 9% 8% 14% 2%

9%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2013 2014 2015 2016 2017

NSNN cấp chi ĐTĐH NSNN cấp chi SĐH NSNN cấp chi NCKH

Biểu đồ2.2 : Biểu đồ cơ cấu NSNN cấp cho Trường ĐHNL Huế giai đoạn 2013-2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

Năm 2017, tổng NSNN cấp là 29.282 triệu đồng tăng so với năm 2016 là 2.116 triệu đồng tương ứng tăng 7,8%. Năm này NSNN cấp cho chi ĐTĐH tăng rất nhiều là 20,2% cụthểlà 4.391 triệu đồng đây là mức tăng tương đối cao so với các năm trước, nguyên nhân là số lương sinh viên tăng cao, mức chi lương cơ bản của cá nhân cũng tăng,… Trong khi NSNN chi SĐH và NCKH lại giảm thứtựgiảm là 1.269 triệu đồng và 1.006 triệu đồng nên làm tổng NSNN cấp cũng chỉ tăng không nhiều.

Xét vềmặt cơ cấu, có thểnhận thấy rõ nguồn NSNN cấp cho chi ĐTĐH chiểm tỷtrọng rất lớn trong tổng NSNN cấp của các năm trong giai đoạn 2013-2017. Cụthể là NSNN cấp chi ĐTĐH chiếm trên 80% tổng NSNN, còn lại chi cho SĐH và NCKH chiếm tỷtrọng thấp. Điều này phù hợp với đặc thù của trường là đào tạo Đại học là chính với số lượng sinh viên đại học chiếm tỷlệ cao trong toàn trường.

2.2.3.3 Đánh giá công tác qun lý ngun thu thoạt động snghip

Thu hoạt động sự nghiệp là hoạt động chính của nhà trường, rất được nhà trường chú trọng và quan tâm. Để quản lý tốt nguồn thu tài chính này, Trường ĐHNL Huế sửdụng công cụ chủ yếu thông qua các văn bản pháp luật quy định về các khoản thu và mức thu của Nhà nước, của ĐHH và quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường.

- Thu học phí: Về định mức thu, căn cứ theo mức trần quy định của Nhà nước Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu. Đơn vị tính toán mức thu trình Đại học Huếxem xét và duyệt mức thu cho theo nhóm ngành của đơn vị mình. Trường sẽ trực tiếp thu, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí thu từhọc phí này. Sau khi thu được sẽtiến hành trích nộp điều hành ĐHH một phần kinh phí, cụ thểlà : học phí chính quy: 6%, học phí không chính quy : 3%, học phí sau đại học : 6% ; học phí đào tạo từxa : 14%.

Nhằm quản lý nguồn thu được tốt, nhà trường đã sửdụng phần mềm thu học phí, sửdụng in biên lai, tổchức từng đợt thu cụthểvà nhờngân hàng trực tiếp vào thu tại trường. Đây được xem là những biện pháp tích cực và hiệu quả để tăng nguồn thu sớm, nhanh cho đơn vị. Ưu điểm của các biện pháp trên là tiết kiệm thời

Trường Đại học Kinh tế Huế

gian, công sức cho cán bộ thu (trước đây là viết biên lai bằng tay); tránh trường hợp sai sót trong khâu theo dõi; hạn chếrủi ro cho cán bộthu trong khâu kiểm đếm tiền;

thời gian thu sẽ diễn ra nhanh hơn, thu được số lượng học phí nhiều nhưng trong thời gian ngắn; phần mềm liên thông các phòng chức năng nên dễ theo dõi, đối chiếu thông tin…

Số liệu nguồn thu qua các năm, từ năm 2013 đến năm 2017 có thể dễ dành nhận thấy thu từ học phí luôn luôn chiếm tỷlệrất cao trong tổng nguồn thu từhoạt động sự nghiệp. Năm 2013 từthu học phí chỉ đạt 40.871 triệu đồng, con số này đã tăng lên 65.595 triệu đồng ở năm 2017 tương ứng tăng 60,49%. Qua đây thấy được nguồn thu từhọc phí rất quan trọng, nó phản ánh được số lương học sinh ngày càng tăng lên, chứng tỏ sức hút của Trường mạnh, đáp ứng nguồn nhân lực về kỹ sư nông nghiệp cho miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung.

- Thu lệphí:Đại học Huếchỉ giao cho Trường tổchức tuyển sinh hệkhông chính quy, liên thông, tuyển dụng viên chức, với mức thu lệ phí tuyển sinh các hệ được triển khai theo Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDĐT và được sửa đổi, điều chỉnh một số khoản mục theo Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-Bộ GD&ĐT. Việc thu lệ phí này thường theo nguyên tắc lấy thu bù chi, trường hợp nếu không đủ bù đắp mới lấy nguồn thu sựnghiệp cân đối vào.

Năm 2013 thu lệphí là 212 triệu đồng, năm 2014 chỉ có 12 triệu đồng, sang năm 2015 lại tăng lên 156 triệu đồng, qua năm 2016 lại giảm còn 25 triệu đồng, năm 2017 so với năm 2013 giảm 196 triệu tương đương giảm 92,45%. Sở dĩ như vậy là do việc tuyển sinh hệ không chính quy cứ 2,3 năm mới tuyển sinh, hệ này cũng có xu hướng giảm mạnh qua các năm

- Thu từ hoạt động dịch vụ: Bao gồm thu từ hợp đồng giao khoán giữ nhà xe, cho thuê cơ sở vật chất, thu từhoạt động mua bán sản phẩm NCKH, lãi tiền gửi ngân hàng,….trường triển khai theo đúng quy định của Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ.

Thu hoạt động dịch vụ có xu hướng tăng mạnh qua các năm, năm 2013 chỉlà 828 triệu đồng, sang năm 2014 tăng lên gấp đôi là 1.931 triệu đồng, đến năm 2015

Trường Đại học Kinh tế Huế

lại tăng lên cao hơn nhiều là 3.838 triệu đồng, năm 2016 là năm cao nhất với sốtiền là 4.149 triệu đồng, năm 2017 có xu hướng giảm chỉlà 3.539 triệu đồng. Năm 2014 nhà trường cho Công ty thực phẩm CP thuê cơ sở vật chất ở Trại Hương Vân được xem là hoạt động làm cho nguồn thu từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh. Đây được xem là bước đi đúng hướng khi tự nhà trường tạo ra nguồn thu lớn trong xu thế tự chủ tài chính mà Nhà nước ta hướng đến. Ngoài ra, nhà trường cũng chú trọng phát triển các dịch vụ như nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,… đã có một số sản phẩm khoa học được các doanh nghiệp ký hợp đồng sản xuất, được nhiều đơn vị ký kết học tập chuyển giao. Đặc biệt, năm 2016 đã ký kết sản xuất chế phẩm khoa học với công ty Mekong với số lượng lớn và thu về hơn 1 tỷ đồng, đólà thành quảtrong việc đầu tư vào nghiên cứu khoa học của nhà trường.

- Thu sự nghiệp khác: bao gồm thu từ việc thu hồi tài sản, bán cây, hoạt động sự nghiệp khác…. Hoạt động này có xu hương giảm mạnh từ năm 2015, từ 539 triệu đồng ở năm 2014 nhưng sang năm 2015 chỉlà 32 triệu đồng, năm 2016 là 28 triệu đồng, năm 2017 là 92 triệu đồng.

Như vậy, có thể thấy rằng các nguồn thu của hoạt động sự nghiệp có xu hương tăng đáng kể qua các năm. Ngoài nguồn thu chính từ học phí thì nguồn thu từ hoạt động dịch vụ có xu hướng tăng cao, đây là điều đáng mừng thể hiện công tác quản lý nguồn thu tài chính của Trường ĐHNL Huếrất tốt.

Bảng 2.7. Tình hình thu sựnghiệp của Trường ĐHNL Huế, giai đoạn 2013-2017

ĐVT: triệu đồng

Nội dung 2013 2014 2015 2016 2017 2017/2013

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) +/- % Thu học phí 40.871 96,59 47.970 95,08 54.995 93,18 67.789 94,16 65.595 95,51 24.724 60,49

Thu lệ phí 212 0,50 12 0,02 156 0,26 25 0,03 16 0,02 -196 -92,45

Thu từ hoạt động DV 828 1,96 1.931 3,83 3.838 6,50 4.149 5,76 3.539 4,34 2.711 327,4 Thu sự nghiệp khác 401 0,95 539 1,07 32 0,05 28 0,04 92 0,12 -309 -77,06 Tổng cộng 42.312 100 50.452 100 59.021 100 71.991 100 69.242 100 26.930 218

( Nguồn : Báo cáo quyết toán Trường ĐHNL Huế năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nguồn thu từ hoạt động này cũng cho thấy rõ, độ tin cậy và uy tín của nhà trường. Năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên về mặt chuyên môn, về hoạt động khoa học, về các nghiên cứu mang tính ứng dụng và cả về mặt quản lý tài chính.

Nhìn chung, tuy nguồn thu từhoạt động liên kết, dựán là nguồn thu bù trừ, sẽthực hiện chi ra hoàn toàn, nhà trường chỉ được hưởng từ 2% đến 10% tổng dự án sẽ được nộp vào quỹ phúc lợi, làm cơ sở để chi các khoản lương tăng thêm cho nhà trường. Nhưng nó cũng thểhiện đây là nguồn thu quan trọng, là cơ sở đểphát triển các dự án, đềtài liên kết sau này đồng thời nó cũng góp phần làm tiền đềvững chắc cho nhà trường trong xu thếtựchủtài chính sau này.

2.2.3.4 Đánh giá công tác qun lý ngun thu khác

Nguồn thu khác của Trường ĐHNL Huế bao gồm: các khoản thu từ các dự án, các đềtài liên kết…..của Nhà trường với các đơn vị trong và ngoài nước.

Năm 2013, tổng nguồn thu khác của Trường là 8.285 triệu đồng trong đó thu từ đềtài liên kết là 3.954 triệu đồng và thu từdựán là 4.331 triệu đồng. Sang năm 2014 được xem là năm có nguồn thu từdựán lớn nhất trong giai đoạn 2013-2017 với thu từ hoạt động dựán là 9.172 triệu đồng làm cho tổng nguồn thu khác của Trường là 11.290 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 3.005 triệu đồng tương ứng tăng 65,34%.

Năm 2015, tổng nguồn thu khác là 9.458 triệu đồng, giảm 1.832 triệu đồng tương ứng giảm 32%. Việc giảm mạnh là do thu từhoạt động dựán giảm 3.266 triệu đồng tương ứng giảm 35,61%. Năm 2017, nguồn thu từ hoạt động này có xu hướng tăng nhẹvới tổng nguồn thu khác là 10.298 triệu đồng tăng 945 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 10,1% trong đó hoạt động liên kết tăng 1.414 triệu đồng tương ứng tăng 30,45%, hoạt động dựán giảm 469 triệu đồng tương ứng giảm 9,96%.

Xét về cơ cấu nguồn thu khác, qua biểu đồ 2.3 ta thấy nguồn thu khác được hình thành từhoạt động dựán chiếm tỷtrọng cao và có năm 2014 chiếm trên 80%

toàn bộnguồn thu khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.8. Tình hình thu khác của Trường ĐHNL Huế,giai đoạn 2013-2017

ĐVT: triệu đồng

Nội dung 2013 2014 2015 2016 2017 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016

+/- % +/- % +/- % +/- %

Đề tài liên kết 3.954 2.118 3.552 4.644 6.058 -1.836 -46,43 1.434 67,71 1.092 30,74 1.414 30,45 Dự án nguồn khác 4.331 9.172 5.906 4.709 4.240 4.841 111,78 -3.266 -35,61 -1.197 -20,3 -469 -9,96 Tổng cộng 8.285 11.290 9.458 9.353 10.298 3.005 36,27 -1.832 -16,23 -105 -1,11 945 10,10

( Nguồn : Báo cáo quyết toán Trường ĐHNL Huế năm 2013, 2014, 2015,2016, 2017)

48%

19%

38%

50%

52% 59%

81%

62%

50%

41%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

2013 2014 2015 2016 2017

Đề tài liên kết Dự án nguồn khác

Biểu đồ2.3 : Biểu đồ cơ cấu thu khác Trường ĐHNL Huế giai đoạn 2013-2017 2.2.4 Đánh giá công tác quản lý vềthực hiện dựtoán Chi tài chính tại Trường