• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá công tác quản lý về thực hiện dự toán Chi tài chính tại Trường Đại

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU- CHI TÀI CHÍNH Ở

2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU-CHI TÀI CHÍNH

2.2.4 Đánh giá công tác quản lý về thực hiện dự toán Chi tài chính tại Trường Đại

Bảng 2.8. Tình hình thu khác của Trường ĐHNL Huế,giai đoạn 2013-2017

ĐVT: triệu đồng

Nội dung 2013 2014 2015 2016 2017 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016

+/- % +/- % +/- % +/- %

Đề tài liên kết 3.954 2.118 3.552 4.644 6.058 -1.836 -46,43 1.434 67,71 1.092 30,74 1.414 30,45 Dự án nguồn khác 4.331 9.172 5.906 4.709 4.240 4.841 111,78 -3.266 -35,61 -1.197 -20,3 -469 -9,96 Tổng cộng 8.285 11.290 9.458 9.353 10.298 3.005 36,27 -1.832 -16,23 -105 -1,11 945 10,10

( Nguồn : Báo cáo quyết toán Trường ĐHNL Huế năm 2013, 2014, 2015,2016, 2017)

48%

19%

38%

50%

52% 59%

81%

62%

50%

41%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

2013 2014 2015 2016 2017

Đề tài liên kết Dự án nguồn khác

Biểu đồ2.3 : Biểu đồ cơ cấu thu khác Trường ĐHNL Huế giai đoạn 2013-2017 2.2.4 Đánh giá công tác quản lý vềthực hiện dựtoán Chi tài chính tại Trường

2.2.4.1 Công tác qun lý chi thường xuyên

Tùy thuộc vào đặc điểm cảtừng trường mà sẽcó nhiều khoản chi khác nhau, nhưng chung quy lại kinh phí chi thường xuyên sẽ gồm 4 nhóm chi: chi thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụchuyên môn, chi mua sắm sửa chữa tài sản, chi khác.

- Nhóm chi 1: Chi thanh toán cá nhân

Bao gồm: Lương, phụ cấp lương, phúc lợi và các khoản bảo hiểm xã hội, chi học bổng cho sinh viên….

+ Đối với tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương:Đây là các khoản chi bù đắp hao phí lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên của Trường. Hàng năm trường lập báo cáo đăng ký quỹ tiền lương rồi nộp lên ĐHH phê duyệt, sau đó sẽ gửi cho kho bạc để làm cơ sởtheo dõi và kiểm soát các khoản chi lương của đơn vịmình.

+ Đối với chi lương tăng thêm:Tuy kinh phí của nhà trường từng năm, sau khi cân đối thu chi hoạt động sự nghiệp, Hiệu trưởng quyết định mức lương chi thêm cho các cán bộ, giáo viên. Hằng năm trường ĐHNL Huế trích một phần kinh phí hằng năm để tổ chức khen thưởng, đánh giá cán bộ, giáo viên cũng như sinh viên nhằm động viên các cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng và phát triển của nhà trường.

+ Chi học bổng sinh viên: Nhà trường đã ban hành các văn bản quy định về chế độ chi học bổng cho sinh viên và được công bố rộng rãi trên trang mạng của nhà trường để sinh viên nắm được. Học bổng của sinh viên được chia theo từng mức khác nhau căn cứvào kết quảhọc tập của sinh viên, được chia thành khá, giỏi, xuất sắc. Quỹhọc bổng khuyến khích được trích tối thiểu là 8% học phí chính quy tại đơn vị.

+ Các khoản bảo hiểm:Đây là khoản đơn vị phải nộp đóng cho bảo hiểm xã hội, căn cứvào sốtiền lương cơ bản của cán bộ, giáo viên. Số % đóng là: 17% bảo hiểm xã hội, 3% bảo hiểm y tế, 2% bảo hiểm thất nghiệp. Các khoản này được đơn vị chú trọng, luôn luôn đóng theo tháng không có tình trạng nợ bảo hiểm xã hội nhằm đáp ứng mọi quyền lợi của cán bộ, giáo viên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Nhóm chi 2: Chi phí nghip vchuyên môn

Bao gồm: Thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng phẩm, thông tin liên lạc tuyên truyền, hội nghị, công tác phí, chi phí thuê mướn, chi đoàn ra, chi đoàn vào, chi phí chuyên môn của từng ngành.

+ Đối với các khoản chi mua hàng hóa dịch vụ: Đơn vị không để cho các bộ phận tự mua hàng hóa mà quy định một trình tựkiểm soát rất chặt chẽ. Trong đó, bộ phận quản trị cơ sở vật chất thực hiện nhiệm vụ đặt hàng, lập hợp đồng mua hàng, kiểm tra hàng hoá (chất lượng, quy cách, giá cảvận chuyển bốc xếp...) đến việc bàn giao nghiệm thu hàng hoá vật tư vào kho hoặc giao trực tiếp cho bộphận yêu cầu. Bộ phận kếtoán thực hiện kiểm tra thủtục, chứng từmua hàng, xuất nhập kho, ghi chép các nghiệp vụvào sổsách kếtoán, theo dõi công nợvà thanh toán cho bên bán hàng.

+ Chi nghiệp vụ chuyên môn: Chủ yếu là chi hợp đồng giảng dạy giữa các đơn vị, thuê giảng viên, thanh toán vượt giờ… Các khoản này thường được chi theo hợp đồng thoảthuận giữa hai bên.

- Nhóm chi 3: Chi mua sm - sa cha tài sn.

Bao gồm: Chi mua tài sản cố định vô hình, tài sản cố định hữu hình; sửa chữa tài sản phục vụchuyên môn và các công trình; chiđầu tư XDCB.

Theo phân cấp của ĐH Huế, các đơn vị thành viên chỉ thực hiện mua sắm TSCĐ và sửa chữa các hạng mục có quy mô nhỏ dưới 100 triệu đồng. Đối với các hợp đồng mua sắm TSCĐ và hạng mục công trình lớn hơn 100 triệu đồng tuỳ vào nguồn kinh phí sử dụng mà đơn vị phải trình cấp trên phê duyệt (ĐH Huế, Bộ GD&ĐT) hoặc chuyển lên cho ĐH Huế làm chủ đầu tư thực hiện.

+ Công tác mua sắm TSCĐ tại Trường hiện nay phần lớn mang tính chất nhỏ lẻ, không có kế hoạch, giá trị các lô mua sắm thường dưới 100 triệu. Khi lựa chọn nhà cungứng đã thực hiện đúng quy trình, trên 15 triệu đồng đã gồm 3 biên bản báo giáo, đã thành lập hội đồng xét chọn giá, ngoài ra đã có căn cứ cơ sở dựa trên thẩm định giá của trung tâm thẩm định. Quy trình mua sắm đã rất hoàn thiện vàđúng quy định của ĐH Huế nói riêng và nhà nước nói chung

+ Đối với công tác xây dựng sửa chữa, phần lớn các đơn vị thực hiện các hạng mục nhỏ, quy trình xây dựng sửa chữa thực hiện theo quy định của Nhà nước và của Đạihọc Huế. Công tác XDCB, sửa chữa lớn được thực hiện chủ yếu ở Đại học Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

qua ban Quản lý dự án. Quy trình thanh toánđược quy định khá chặt chẽ và được Nhà trường thực hiện đúng quy định: Nhà trường đã phải tiến hành thuê đơn vị tư vấn lập thiết kế kỹ thuật và dự toán, sau đó tiến hành thẩm định thiết kế và dự toán. Căn cứ vào thẩm định thiết kế và dự toán, đơn vị thực hiện các thủ tục chỉ định thầu hoặc đấu thầu theo quy định, ký hợp đồng với nhà thầu. Trong quá trình thi công, Nhà trường đã phải có cán bộ kỹ thuật giám sát. Sau khi công trình hoàn thành, tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng và làm thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán cho bên thi công.

Sự phân cấp quản lý về mua sắm và XDCB của Đại học Huế mặc dù theo văn bản của nhà nước quy định nhưngcũng tạo một số khó khăn, bất lợi cho các đơn vị:

Số tiền 100 triệu đồng khá nhỏ, khi khảo sát giá mua sắm, sữa chữa ban đầu thì dưới 100 triệu đồng nhưng khi đi vào làm thủ tục mua sắm có thể do giá cả thị trường thay đổi, có thể do có phát sinh thêm làm giá trị hợp đồng vượt quá 100 triệu đồng.Trong trường hợp đó phải trình lại ĐHH phê duyệt, thủ tục rườm rà mất thời gian.

- Nhóm 4: Chi khác.

Bao gồm: Các khoản chi hỗ trợ, chi viện trợ, chi công tác Đảng, chi trả lãi vay,các khoản chi khác,

Các khoản chi khác thông thường không được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ.Vì vậy, khi phát sinh phải lập dự toán ký duyệt kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị, sau đó mới làm thủtục thanh toán.

Sốliệu chi thường xuyên của Trường ĐHNL Huế giai đoạn 2013-2017 được thểhiện bảng 2.9. Qua bảng sốliệu, ta thấy được tổng chi thường xuyên của trường ĐHNL Huế giai đoạn 2013-2017 có xu hướng tăng và không đều qua các năm, cụ thể như sau:

Chi thanh toán cá nhân: Hầu hết các khoản đều tăng, đặc biệt là khoản chi học bổngsinh viên tăng cao. Năm 2017 là 5.649 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 2.807 triệu đồng tương đương tăng 98,77%, bởi lẽ quy định tăng mức chi học bổng của Nhà nước cho sinh viên. Số lượng sinh viên của Nhà trường cũng tăng đáng kể qua các năm nên tăng chi cho học bổng là điều hợp lý, ngoài ra số liệu tăng này còn thể hiện sinh viên Trường ĐHNL Huế đã có ý thức học tập hơn và có nhiều nổ lực trong học tập để đạt được học bổng do Nhà trường trao tặng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.9: Chi thường xuyên tại Trường ĐHNLHuế, giaiđoạn 2013-2017

2013 2014 2015 2016 2017 2017/2013

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1 Chi thanh toán cá nhân 37.486 57,75 40.034 61,19 42.165 54,07 46.279 56,26 49.879 58,48 12.393 33,06 1.1 Tiền lương và các khoản phụ cấp 27.896 42,98 30.561 46,71 30.287 38,84 32.470 39,47 35.256 41,34 7.360 26,38

1.2 Lương chia thêm 6.415 9,88 6.572 10,05 8.033 10,30 9.180 11,16 8.847 10,37 2.432 37,91

1.3 Phúc lợi khen thưởng 333 0,51 312 0,48 248 0,32 205 0,25 127 0,15 -206 -61,84

1.4 Học bổng sinh viên 2.842 4,38 2.589 3,96 3.597 4,61 4.424 5,38 5.649 6,62 2.807 98,77

2 Chi nghiệp vụ chuyên môn 15.145 23,33 18.834 28,79 18.486 23,71 21.969 26,71 23.611 27,68 8.466 55,90

2.1 Chi NCKH 672 1,04 733 1,12 899 1,15 871 1,06 1.553 1,82 881 131,10

2.2 Chi đào tạo 10.260 15,81 13.323 20,36 13.204 16,93 16.303 19,82 15.645 18,34 5.385 52,49

2.3 Chi hành chính (điện nước, dịch 4.213 6,49 4.778 7,30 4.383 5,62 4.795 5,83 6.413 7,52 2.200 52,22 vụ, VPP, công tác phí, hội nghị...)

3 Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 4.381 6,75 5.574 8,52 4.416 5,66 2.705 3,29 6.177 7,24 1.796 41,00

4 Chi khác 7.896 12,16 981 1,50 12.915 16,56 11.302 13,74 5.626 6,60 -2.270 -28,75

Tổng cộng 64.908 100 65.423 100 77.982 100 82.255 100 85.293 100 20.385 31,41 ( Nguồn: Báo cáo quyết toán các năm 2013,2014,2015,2016,2017)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối với chi lương tăng thêm, đây được xem là khoản chi có mức tăng cao thứ 2 trong mục chi cho cá nhân. Năm 2017 là 8.847 triệu đồng, năm 2013 chỉ là 6.415 triệu đồng tương ứng tăng 2.432 triệu đồng và tăng 37,91%. Nhà trường đã rất chú trọng đến các khoản chi thêm cho cá nhân, đây là khoản chi thể hiện phúc lợi chia thêm. Khi các khoản thu tăng lên, cân đối thu chi qua các năm tăng, Nhà trường đã rất quan tâm đến con người bằng các chính sách hỗ trợ lương tăng thêm cho cán bộ như: hỗ trợ các bộ có mức lương dưới 2,55; tăng các khoản chi theo kết quả làm việc theo phân loại đánh giá A,B,C,D; các khoản chi lễ tết tăng qua các năm; …

Tuy trên đây là 2 khoản chi có mức tăng lớn nhưng xét về mặt cơ cấu qua từng năm thì chỉ có tỷ trọng chỉ trong chi thanh toán cá nhân. Ngược lại thì chi lương, các khoản phụ cấp lương lại chiếm tỷ trọng cao trên 38% trong suốt giai đoạn 2013-2016, đặt biệt năm 2014 tỷ trọng chiếm 42%. Tiền lương và các khoản phụ cấp năm 2017 đạt đến 35.256 triệu đồng, tăng 7.360 triệu đồng, tương ứng 26,38%, so với năm 2013.

- Chi nghiệp vụ chuyên môntrong giai đoạn 2013-2017 thì chi cho NCKH có sự biến động lớn. Năm 2017 là 1.553 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 881 triệu đồng tương ứng tăng 131,1%, qua đó ta có thể thấy được Nhà trường đã đi theo hướng đầu tư phát triển cho NCKH. Đây được xem là hướng đi đúng và phù hợp với Nhà trường trong bối cảnh tự chủ tài chính.Với đặc thù Nhà trường là đào tạo các ngành Nông nghiệp, Nhà trường tạo mọi điều kiện để thúc đẩy tạo ra những sản phẩm mới, những đề tài khoa học có tính ứng dụng cao, một mặt sẽ tạo uy tín cho nhà trường mặt khác có thể từ các sản phẩm khoa học này tạo ra các nguồn thu khác cho Nhà trường: các đề tài liên kết, các dự án hợp tác, chuyển giao công nghệ…

Trong tổng chi thường xuyên của Trường ĐHNL Huế ngoài chi lương và các phụ cấp thì chi đào tạo chiếm tỷ trọng cao thứ hai, cụ thể là qua các năm trong giai đoạn 2013-2017 đều chiếm tỉ lệ trên 15% điều này là rất phù hợp với đặc thù của Nhà trường. Chi đào tạo năm 2017 đạt đến 15.645 triệu đồng, tăng 5.385 triệu đồng, tương ứng 52,49%, so với năm 2013. Nhà trường đào tạo các ngành học về Nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,… nên chi cho thực hành thực tập là rất lớn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngoài ra chi đào tạo có bao gồm chi thanh toán vượt giờ, đây được xem là chi phí thanh toán tiền giảng dạy cho cán bộ trong trường. Theo quy định của Nhà nước thì giáo viên mỗi năm sau khi trừ các định mức giờ về giảngdạy, giờ NCKH, giờ khác thì khôngđược dạy quá 200 giờ, nhưng trên thực tế lại khác: Tình trạng phân bổ giờ không hợp lý cho các giáo viên không điều nhau, có nhiều giáo viên thừa số giờ giảng rất lớn trong khi có nhiều giáo viên lại thiếu giờ; Số lượng sinh viên có năm lớn, giáo viên buộc phải vượt giờ nhiều để đảm bảo chất lượng giảng dạy của Nhà trường. Việc xem xét giữa tuyển giáo viên mới hoặc để các giáo viên vượt giờ nhiều cũng đã được đưa ra bàn luận trong nhiều cuộc họp để vừa đảm bảo chất lượng giảng dạy vừa đảm bảo quyền lợi của giáo viên.

- Chi mua sắm và sữa chữa TSCĐ:TSCĐ là điều kiện cơ bản trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo, nhất đối với những ngành đào tạo mang tính đặc thù và nhiều thực hành như Nông lâm. Do đó chi đầu tư TSCĐ là điều tất yếu và đáng quan tâm trong quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường. Trong giai đoạn 2013-2017 này có xu hướng tăng lên, năm 2017 là 6.177 triệu đồng, năm 2013 là 4.381 tăng1.796 triệu đồng tương ứng tăng41%. Nhà trường đã xác định và lên kế hoạch vụ thề về việc mua sắm TSCĐ, nhất là chú trọng đầu tư TSCĐ tiên tiến, có chất lương cao, ít hư hỏng trong suốt quá trình vận hành. Chính điều này đã tạo mọi thuận lợi cho sinh viên có thể học tập, thực hành thực tập tốt và cán bộ giáo viên có điều kiện nghiên cứu khoa học.

- Chi khác có sự thay đổi qua các năm trong giai đoạn 2013-2017, đặc biệt có sự biến động dễ thấy nhất là năm 2014. Năm 2014 chi khác chỉ có 981triệu đồng, trong khi năm 2013 là 7.896triệu đồng, năm 2015 là 12.915 triệu đồng, năm 2016 là 11.302 triệu đồng, năm 2017 là 5.626triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2014 kế toán không thực hiện trích lập quỹ. Hàng năm sau khi cân đối các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi, đơn vị được sử dụng kinh phí đó để chi lương tăng thêm cho người lao động và thực hiện trích lập các quỹ theo quy định Nhà nước theo nghị định 43/2006/NĐ-CP.

Đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động:

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định;

+ Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòngổn định thu nhập. Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm;

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trong đó, đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Cuối năm 2014 là thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ mới từ 2010-2014 sang nhiệm kỳ 2015-2019 có nhiều việc phải thực hiện, kế toán đã quên phải thực hiện trích lập quỹ. Đây được xem là điểm thiếu sót trong năm này dẫn đến tổng chi khác của năm này rất thấp.

2.2.4.2 Công tác qun lý chi không thường xuyên

Chi không thường xuyên của Nhà trường chiếm tỷtrọng thấp so với tổng chi của trường. Khác với chi thường xuyên, chi không thường xuyên không phải theo nhóm mục mà quản lý theo nội dung hoạt động.

- Chi nghiên cu khoa hc:Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động hết sức quan trọng và là hoạt động không thể thiếu đối với trường Đại học, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học sẽtạo điều kiện cho trường khẳng định được uy tín với xã hội. Đối với trường thì nghiên cứu khoa học là nền tảng, là cơ sở cho các hoạt động liên kết, các dự án sau này nên nghiên cứu khoa học luôn luôn được nhà trường coi trọng và tạo mọi điều kiện thuận tiện nhất.

Trong giai đoạn 2013-2017 NCKH của Trường ĐHNL Huếcó nhiều biến động tăng giảm khác nhau. Năm2014 là 2.940 triệu đồng tương đương giảm 33,81% so với năm 2013, năm 2016 là 3.404 triệu đồng tương đương tăng 24,69% so với năm 2015

Trường Đại học Kinh tế Huế

và năm 2017 là2.832 triệu đồng. Kinh phí NCKH được cấp phụ thuộc phần lớn các đề tài NCKH của sinh viên và giáo viên được cấp trên là ĐH Huế, Bộ duyệt kinh phí.

Hàng năm, sau khi giữ lại 2% quản lý thì ĐH Huế sẽ cấp kinh phí NCKH cho nhà trường, trên cơ sở kinh phí được cấp đó Nhà trường cho các chủ trì đề tài ứng 50%

kinh phí để tiến hành nghiên cứu, phần còn lại sẽ được thanh toán khi chủ trì để tài nghiệm thu và làm thủtục rút kho bạc. Trên thực tế, khi thanh toán các đềtài NCKH có gặp một sốtrở ngại như là các đề tài NCKH thường kéo dài hơn năm tài chính, sang tháng 2,3 sang năm mới nghiệm thu sản phẩm được. Nhưng nếu không thanh toán trong năm tại tháng 12 thì kinh phí sẽbịthu hồi, đểtạo mọi điều kiện cho cán bộphòng KHTC đã linh hoạt trong khâu thanh toán, chấp nhận làm thanh toán trước cho chủtrì đềtài rồi sau khi nghiệm thu sẽbổng sung chứng từ, biên bản sau.

Với đặc thù của nhà trường là khối nông lâm thủy sản nên các đề tài NCKH của nhà trường tương đối lớn, việc thanh toán sẽdiễn ra vào cuối năm tài chính nên Trưởng phòng KHTCđã phân công từng kếtoán sẽ đảm nhiệm từng khoa cụthể để công việc diễn ra nhanh hơn, tránh ùn tắt vào dịp cuối năm và không tập trung vào 1 kế toán như trước nữa. Đây cũng được xem là điểm khác so với những năm trước đây, là cách cải tiến dùng người của trưởng phòng.

Ngoài ra, một phần nhỏkinh phí NCKH còn lại là đểchi cho hoạt động khoa học công nghệkhác : inấn tạp chí, tổchức hội nghị, hội thảo, …

- Chi đề tài liên kết, d án:Hàng năm Nhà trường liên kết với nhiều đơn vị, nhiều đối tác nước ngoài để thực hiện các đề tài liên kết, đề tài chuyển giao công nghệ, các dự án…. Chi cho hai hoạt động này trong giai đoạn 2013-2017 có nhiều biến động, có xu hướng tăng đối với đềtài liên kết nhưng lại có xu hướng giảm đối với các dự án hợp tác nước ngoài. Trong giai đoạn này thì năm 2014 là năm có chi cho dựán hợp tác nước ngoài cao nhất là 8.953 triệu đồng, năm 2017 chi cho đề tài liên kết cao nhất là 6.058 triệu đồng góp phần làm cho tổng không thường xuyên tại Trường ĐHNL Huế tương đối lớn. Kinh phí đề tài được chuyển vào tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản kho bạc Nhà nước, được thực hiện trong 1 năm hoặc nhiều năm tùy theo từng đề tài cụ thể. Hầu như các đề tài đã có thuyết minh tài chính và chỉ cần bám vào thuyết minh đó đểthực hiện.Các đềtài liên kết, các dựán thểhiện khả

Trường Đại học Kinh tế Huế