• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU- CHI TÀI CHÍNH Ở

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU -CHI TÀI CHÍNH TẠI

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế

2.4.2.1 Hn chếvCông cqun lý và lp dtoán

- Nguồn kinh phí NSNN cấp chưa kịp thời, còn chậm trễcũng là những nguyên nhân gâyảnh hưởng tới quá trình hoạt động và phát triển của đơn vị

- Nhiều phòng ban xây dựng dựtoán còn mang tính hình thức, chưa căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn và chế độ đểlập nênảnh hưởng đến quá trìnhđiều hành kinh phí thu, chi

- Quy chế chi tiêu nội bộcòn bị thiếu sót, một sốnội dung phải ban hành bổ sung, nhiều nội dung còn chưa bám sát thực tế.

- Phần mềm quản lý tài chính sử dụng chung ĐHH chưa cập nhập thường xuyên các văn bản của Nhà nước nên cũng ảnh hướng đến công tác kế toán. Chưa thực hiện được trực tuyến hoặc phân cấp quản lý nên việc quản trị chưa thực sựtốt so với các phần mềm hiện đại ngày nay.

- Mỗi năm Nhà trường phát sinh rất nhiều chứng từ khác nhau, nhưng việc lưu trữ và hệ thống quản lý vẫn chưa được chặt chẽ. Việc lưu trữ còn mang nặng cách lưu trữtruyền thống là viết tay trên sổ và lưu trữ đơn giản.

-Hiện tại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp đã thay đổi, Nhà nước ban hành chế độ theo thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hầu hết các tài khoản và cách hạch toán điều khác với chế độ cũ. Kế toán của Trường cũng mới được phổ biến vào cuối năm 2017 nên đang còn nhiều bở ngỡ, Đại học Huế cũng đang còn nhiều lúng túng trong khâu chỉ đạo chung. Những tháng đầu năm, kếtoán vẫn sử dụng các biểu mẫu và hạch toán như chế độ cũ, Đại học Huế chưa thống nhất sử dụng phần mềm kế toán cho toàn bộ các thành viên đây được xem là hạn chế và khó khăn của phòng Kếhoạch tài chính trong thời gian tới.

2.4.2.2 Hn chếvqun lý ngun thu - Nguồn thu từ ngân sách nhà nước:

Nguồn NSNN của Trường Đại học Nông lâm Huế phải qua trung gian là Đại học Huế nên mất nhiều thời gian trong khâu lập và giao dự toán, dẫn đến việc cấp NSNN chậm trễ, ảnh hưởng đến hoạt động chung của Nhà trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Định mức cho 1 sinh viên từ ngân sách còn quá thấp, hàng năm tăng không nhiều nên dẫn đến chưa tương xứng với sự tăng lên của quy mô sinh viên.

Thực hiện chính sách tự chủ tài chính cùng với đó nhà nước sẽtrao quyền tự chủ tài chính cho nhà trường điều này đồng nghĩa với việc nhà nước sẽgiảm ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên cho nhà trường để nhà trường tựtìm nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên việc này gây nên khó khăn cho nhà trường trong việc đảm bảo nguồn tài chính đểduy trì hoạt động và phát triển đào tạo.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước còn hạn chếnên hàng năm phải cân đối một khoản tiền lớn đề đầu tư do đó chi thường xuyên gặp khó khăn và khó cân đối.

- Nguồn thu từ hoạt động sựnghiệp:

Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và 74/NĐ/2013/CP quy định miễn giảm học phí, hỗtrợchi phí học tập và cơ chếthu sửdụng học phí đối với cơ sởgiáo dục thuộc hệthống giáo dục quốc dân. Mặc dù học phí có tăng,nhưng tỷlệ tăng còn thấp trong khi đó tỷlệlạm phát cùng với mức tăng lương tối thiểu đã tănggấp nhiều lần.

Quy mô sinh viên hệ không chính quy, cao đẳng và liên thông lại càng ngày càng giảm nên cũng ảnh hưởng đến nguồn thu của Nhà trường.

Tuy Nhà trường đã tổ chức nhiều đợt thu học phí khác nhau trong năm nhưng kinh phí từ thu học phí chỉ thu được vào cuối kỳhọc do sinh viên đến khi thi mới nộp. Nhà trường chưa chủ động được kinh phí để thực hiện các hoạt động chi và kế hoạch dài hạn.

- Nguồn thu khác:

Việc khai thác nguồn viện trợ và thu khác như dịch vụ đào tạo (chứng chỉ, bồi dưỡng….) còn nhiều bất cập, chưa khai thác các nguồn này cho GDĐT mà chủyếu là lấy thu bù chi.

2.4.2.3 Hn chếvqun lý ngun chi

- Kinh phí Nhà trường còn hạn chế nên việc đầu tư cho XDCB, mua sắm trang thiết bị cho giảng dạy không được đầu tư mạnh. Nhưng muốn đẩy mạnh kỹ năng cho sinh viên ra trường được tốt và thực hiện các chiến lược khác của Nhà trường thì lại bắt buộc phải đầu tư. Chính vì vậy việc cân đối kinh phí để thực hiện việc đầu tư gặp trởngại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tỉ lệ sinh viên miễn giảm học phí của Nhà trường tương đối cao nhưng kinh phí được cấp bù lại thấp, trong khi đó chi học bổng cho sinh viên lại chiếm tỉlệ cao(8% tổng thu học phí)

- Chi thanh toán giờ giảng vẫn còn chậm do phải dựa vào các định mức, các giờ NCKH và giờ khác đểthanh toán. Vẫn còn nhiều giáo viên vượt trên 200 giờtrái với quy định của Nhà nước, vấn đề này cơ quan cấp trên và các đoàn thanh tra kiểm toánđã kiến nghịnhiều lần nhưng đơn vịvẫn chưa xửlý triệt đểtrong quá trình giảng dạy

- Các khoản chi trong NCKH, đề tài cấp Bộ, cấp ĐHH vẫn còn tình trạng chưa đầy đủ hồ sơ về thanh lý, nghiệm thu đề tài chưa giao nộp sản phẩm báo cáo cũng phải giải ngân kịp thời với Kho bạc Nhà nước trước 31 tháng 12 hàng năm.

- Công tác quản lý tài sản đang còn tồn tại nhiều bất cập, vẫn còn tình trạng một số tài sản chưa được kế toán vào sổ sách do một số dự án tuy đã bàn giao nhưng chưa có văn bản, chứng từ để kế toán phảnảnh vào số sách. Khối lương tài sản rất lớn nhưng toàn bộviệc quản lý, theo dõi, tính toánđều thửhiện thủcông nên việc sai sót là không thểtránh khỏi.

- Công tác khai báo các chế độ bảo hiểm vẫn còn tình trạng : cách khai báo khá phức tạp, việc đối chiếu sốliệu đang còn khó khăn chỉcó tính kiểm tra một phía nên khi phát hiện sai sót điều chỉnh Nhà trường lại bị xửphát hành chính, nộp phạt lãi tiền đóng các khoản bảo hiểm này ; một số chế độ bảo hiểm vẫn chưa thực hiện đúng với quy định của bảo hiểm xã hội ( chế độthai sản, chế độ dưỡng sức, ký hợp đồng với một sốcán bộdự án….)

2.4.2.4 Hn chếvcông tác quyết toán, thanh kim tra

- Công tác quyết toán của Đại học Huếdiễn ra trong thời gian ngắn, kiểm tra trên cơ sở kiểm tra xác suất nên có thể không phát hiện ra sai sót. Việc kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụphát sinh tại đơn vị được giám sát và duyệt chứng từcủa kế toán trưởng và Hiệu trưởng. Chưa có một bộ phận kiểm soát, kiểm tra độc lập các phân hành kế toán như một đơn vịkiểm toán nội bộ.

- Ban TTND của Nhà trường còn thiếu cán bộ có kinh nghiệp, chuyên môn về kế toán, tài chính nên công tác tự kiểm tra nội bộ đối với quản lý thu - chi tài chính chưa hiệu quả.

- Chưa có một quy trình, quy chếtựkiểm tra cụ thể để làm cơ sởcho các bộ phận kiểm tra nội bộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN