• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá chung việc sử dụng các công cụ thúc đẩy động lực làm việc của nhân

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

2.3 Thực trạng thúc đẩy động lực làm việc tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng

2.3.2 Đánh giá chung việc sử dụng các công cụ thúc đẩy động lực làm việc của nhân

2.3.2.1 Những ưu điểm

Sau khi nghiên cứu về tạo động lực tại công ty TNHH MTV ToyotaĐà Nẵng, ta có thể thấy được rằng công ty đã có những quan tâm tới vấn đề tạo động lực lao

Trường Đại học Kinh tế Huế

động, cụ thể là:

- Cách tính tiền lương đơn giản, dễ hiểu, và chi tiết khuyến khích người lao động làm việc hăng say hơn do có tính đến năng suất lao động, năng suất càng cao thì lương càng cao.

- Các loại thưởng của công ty khá phong phú, kết hợp cả thưởng vật chất lẫn tinh thần nên đã kích thích người lao động làm việc để đạt được các mức thưởng.

- Công tác phúc lợi đã được công ty thực hiện khá tốt, người lao động đã nhận được những quyền lợi chính đáng mà họ có quyền được hưởng, ngoài việc qui định của nhà nước, công ty đã có những chính sách hợp lý, quan tâm sâu sắc tới đời sống của nhân viên và người nhà của họbằng một số động viên vềtài chính và tinh thần, số tiền tuy không nhiều nhưng cũng đã thểhiện được tấm lòng của ban lãnh đạo công ty đối với nhân viên của mình.

- Mối quan hệ giữa người lao động trong tổ chức thân thiện và cởi mở, tạo tâm lý thoải mái cho mọi người trong quá trình làm việc, phối hợp với nhau hoàn thành công việc được nhịp nhàng.

- Văn hóa doanh nghiệp đã tạo cho công ty có một môi trường làm việc lành mạnh, giúp người lao động có điều kiện để cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho tổ chức một cách tốt nhất.

- Những phong trào thể thao, văn nghệ, những cuộc vui chơi tập thể do công ty tổchức phát động đã giúp cho các nhân viên gần gũi nhau hơn, đoàn kết nhất trí và hợp tác chặt chẽvới nhau đểhoàn thành công việc được giao.

Những khuyến khích vềvật chất cũng như những khuyến khích vềtinh thần đã giúp cho công ty giữ lại được những người lao động giỏi, có thâm niên công tác lâu năm và có tay nghề vững vàng. Người lao động công ty không phải không có sự so sánh công ty với các công ty khác, nhưng những gì mà công ty mang đến cho họ đã gắn kết, giữchân họlại với công ty.

Những ưu điểm nổi bật trên đã tạo ra một hình ảnh tốt về công ty TNHH MTV ToyotaĐà Nẵng, góp phần làm tăng uy tín của công ty trong lĩnh vực dịch vụ.

2.3.2.2 Những hạn chế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bên cạnh những ưu điểm, công tác tạo động lực cho người lao động của công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng cũng bộc lộmột sốhạn chếsau:

Thứnhất,đối với hình thức trả lương theo thời gian được căn cứchủ yếu vào số ngày công đi làm của nhân viên, việc chấm công đôi khi chỉlà hình thức chứ chưa thực sự đánh giá được hiệu quả làm việc của nhân viên. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều nhân viên chỉ đi làm đủ số ngày công chứ chưa thật sự nhiệt tình, tích cực trong công việc.

Thứ hai, đi đôi với các hình thức trả lương của công ty thì chế độ phụ cấp của công ty chỉ mới đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về: phụcấp di chuyển, phụcấp ăn uống,... Để kích thích, tác động được cán bộcông nhân viên trong công ty làm việc tốt hơn thì công ty cần phải biết đáp ứng nhu cầu mới phát sinh của nhân viên và đi chuyên sâu hơn nữa vềcác chế độphụcấp này. Bên cạnh đó cần bổsung thêm các chế độkhác nữa để tăng sự kích thích không những về mặt tinh thần mà cả về vật chất của cán bộ công nhân viên công ty. Công ty đặc biệt nghiêm túc thực hiện chế độ bảo hiểm vì vậy nhân viên trong công ty đều được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như: trợ cấp ốm đau bệnh tật, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp thai sản, trợ cấp thôi việc, trợ cấp hưu trí…, bảo hiểm y tế bao gồm: viện phí, chi phí phẫu thuật…và các chi phí y tế khác.

Thứba, các hình thức kỹluật của công ty:

Những hành vi vi phạm sau đây sẽ bị xử lý kỷ luật:

+ Thường xuyên đến nơi làm việc trễ hoặc tự ý nghỉ việc sớm so với giờ làm việc quyđịnh.

+ Vắng mặt không xin phép.

+ Cưxửkhông đúng mực với đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới.

+ Làm việc không tập trung gây thiệt hại cho công ty.

+ Cốý gây thiệt hại đến tài sản của công ty.

+ Lấy cắp hàng hóa, tài sản của công ty.

+ Không sử dụng hoặc sử dụng không thường xuyên các dụng cụ bảo vệ cá

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhân và bảođảm an toàn khi vận hành các loại máy móc thiết bịtheo quyđịnh.

+ Tổchức hoặc xúi giục người khác quấy rối, làm mất trật tựtrong công ty.

+ Có hành vi quấy rối tình dục hoặc sỉnhụcđồng nghiệp hay cấp dưới.

+ Các hành vi vi phạm nội quy lao động và kỷ luật khác theo quy định của luật laođộng.

Các hình thức kỷ luật được công ty áp dụng:

+ Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản

+ Khiển trách bằng miệng được áp dụng đối với những trường hợp lỗi nhỏ, vi phạm lầnđầu.

+ Khiển trách bằng văn bản được áp dụng đối với những trường hợp vi phạm lại các lỗi cũ(lần 1, lần 2) hoặc mứcđộlỗi nặng hơn.

+ Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn hoặc cách chức được áp dụng đối với người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm được quy định trong nội quy lao động.

+ Hình thức sa thải được áp dụng đối với người lao đông vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 điều 85 của Bộ Luật Lao động và được cụ thể hóa trong Nội quy lao động: Nếu có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh, có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của công ty hoặc người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm không có lý do chính đáng thì sẽáp dụng hình thức sa thải ngay không cần phải khiển trách hay kiểmđiểm…

Thứ tư, việc thuyên chuyển đội ngũ nhân viên mới chỉ xét trên phương diện năng lực và nhu cầu công việc nhưng chưa xét đến điều kiện khó khăn, cuộc sống của nhân viên.

Thứ năm, bên cạnh những mặt mạnh của công ty như tổ chức các hoạt động vui chơi, văn hóa thể thao,… trong các ngày nghỉ lễ, nghỉ phép đểtạo môi trường làm việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

tốt hơn thì hoạt động công đoàn của công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng còn những hạn chếsau:

+ Nhìn chung các hoạt động đó vẫn còn ít, chưa được đa dạng và chưa phát triển mạnh. Còn thiếu sựhấp dẫn đểcuốn hút nhân viên tham gia.

+ Chưa nắm bắt kịp thời tình hình thu nhập, nhàở cho cán bộcông nhân viên ở huyện ngoại thành .

+ Tham gia với chuyên môn vềcông tác quản lý, tìm kiếm việc làm, sản phẩm,…

xây dựng các quy chếvẫn còn hạn chế, hoạt động công đoàn vẫn chưa được rõ nét.

Thứ sáu, chính sách phản hồi, công ty luôn khuyến khích tất cả người lao động đóng góp ý, phản hồi thông tin lên cấp điều hành và Ban Giám đốc c ông ty hoặc thông qua tổ chức công đoàn. Qua đó Ban Giám đốc sẽ xem xét và đưa ra hướng giải quyết thích hợp. Người lao động đóng góp ý kiến và phản hồi các thông tin của mình thông qua các hình thức sau: thông qua hộp thư góp ý (viết ra giấy và bỏvào hộp thư), thông qua cấpđiều hành trực tiếp, thông qua cấp phòng, ban,...(cấp điều hành trực thuộc công ty), thông qua tổchức Công đoàn..

Qua thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng có thể thấy rằng việc sử dụng các công cụ tạo động lực làm việc cho nhân viên trong công ty quan tâm chưa cao, đang tồn tại những mặt trái gây ra những khó khăn, cản trở đi chệch hướng mong đợi, hy vọng của ban lãnhđạo công ty.Vì thế công ty cần có những giải pháp thiết thực và khả thi để công tác tạo động lực cho người lao động là một công tác thiết thực cần thiết.

2.3.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế mà công ty đang gặp phải

Bản mô tả phân tích công việc, yêu cầu công việc, thiết kế chưa rõ ràng. Khối lượng công việc của mỗi nhân viên đang đảm nhận hàng ngày bị chồng chéo, không hợp lý, ảnh hưởng đến tâm lý nhân viên không được phân công công việc đúng chuyên môn.

Bản đánh giá thực hiện công việc chưa cụ thể còn chung chung nên việc đánh giá để chia lương xét thưởng còn mang tính bình quân. Nên việc đánh giá thành tích của từng cá nhân là chưa chính xác, cán bộ quản lý đôi lúc truyền tải nhiệm vụ cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhân viên không được chi tiết, cụ thể.

Bên cạnh những nguyên nhân đã kể trên còn một số nguyên nhân khách quan, do tác động của thị trường và các quy định của chính phủ nên nhiều lúc môi trường tạo động lực của công ty hoạt động còn chưa được tốt và nhất là gần đây do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khiến công ty mất đi nhiều hợp đồng, công việc làm trở nên khó khăn vì thế công cụ tài chính- kinh tế (công cụ chính) ít nhiều bị ảnh hưởng và hoạt động kém hiệu quả hơn.

Các công ty cạnh tranh luôn tìm cách thu hút nhân tài của công ty bằng nhiều phương pháp khác nhau nên các công cụ khó phát huy tác dụng.

Tóm lại:Để kích thích động viên nhân viên tại công tyTNHH MTV Toyota Đà Nẵng không ngừng nâng cao trìnhđộ lành nghề, tích cực hăng say, hăng hái làm việc, tận tuỵ, trung thành, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp thì công ty cần phải có nhiều công tác tích cực hơn trong công tác công đoàn để công tác này ngày càng được hoàn thiện hơn, từ đó thúc đẩy động lực người lao động làm việc, để họ được làm việc có năng suất, có chất lượng và hiệu quảtốt hơn trong công ty.

2.4 Kết quả các tiêu chí khảo sát nhằm đưa ra biện pháp thúc đẩy động lực