• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá chung về thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

2.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn

12,79%

87,21%

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

Không hài lòng Hài lòng

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4.1. Nhng kết quả đạt được

Thành côngtrong công tác đào tạo nguồn nhân lực đòi hỏi sựcốgắng và nỗlực của không chỉ riêng ban lãnhđạo khách sạn mà còn của tất cả các nhân viên đang làm việc tại khách sạn. Từphân tích thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Huế giai đoạn 2017 - 2019 đạt được những kết quả như sau:

Cách thức tổ chức các lớp họcngày càng khoa học, chỉnchu và bài bản hơn, chính vì thế đội ngũnhân viên trong khách sạn đãđược rèn luyện, trau dồi và tích lũy được những kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ và tin học, khả năng làm việc cá nhân hay làm việc nhóm đều có hiệu quả cao. Đến nay, chất lượng đội ngũ lao động tăng lên đáng kể, hầu hết các nhân viên đều nắm được một cách cơ bản các nghiệp vụ của bộ phận mình, tác phong nhanh nhẹn và tinh thần làm việc có hiệu quả, cống hiến hết mình cho khách sạn.

Có thể thấy trong những năm qua, đào tạo nguồn nhân lực đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ chuyên môn và năng lực của đội ngũ CBCNV, kéo theo đó là chất lượng dịch vụ cũng được nâng cao.

Về quản lý đào tạo nguồn nhân lực: Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong việc triển khai công tác đào tạo, chương trìnhđào tạo nhân lực được tiến hành đúng kếhoạch đề ra, thời gian đào tạo và bồi dưỡng cũng được tăng lên đáng kể nên đã xây dựng được một hệthống quy trìnhđào tạo và các văn bản, chính sách phục vụcho việc đào tạo một cách chi tiết, cụthể, ngày càng hoàn thiện.

Trong hoạt động xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực thì đã có sự kết hợp giữa nhu cầu muốn được đào tạo của đội ngũ nhân viên và chiến lược kinh doanh của khách sạn. Bên cạnh đó, việc xây dựng chươngtrình đào tạo đã có quan tâm đến ý kiến và đóng góp của nhân viên từng qua đào tạo, sự kết hợp này giúp tăng hiệu quả tương tác của các chương trình đào tạo với nhân viên. Chính vì vậy mà công tác đào tạo nguồn nhân lực của khách sạn được thực hiện đạt hiệu quả, giúp cho việc kinh doanh khách sạn ngày càng thành công và phát triển, tạo được sự gắn bó giữa nhân viên và khách sạn hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Quá trình đào tạo nguồn nhân lực cùng với đội ngũ nhân viên có sức trẻ, có trình độ cao, có tinh thần học hỏi, dễ dàng trong việc tiếp thu các kiến thức và kỹ năng mới, nhân viên làm việc với thái độ tự tin, độc lập và chủ động hơn nên hiệu quảlàm việc của họ được cải thiện rõ rệt. Nhân viên có trách nhiệm hơn trong công việc cũng như hoàn thành đúng chỉ tiêu đềra của ban lãnhđạo khách sạn.

Kinh phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực tăng lên hàng năm, cho thấy khách sạn đã có sự quan tâm hơn, tạo điều kiện để việc đào tạo được tốt hơn, các phương pháp và hình thức đào tạo mà khách sạn áp dụng với sự giảng dạy của những giáo viên bên trong và bên ngoài khách sạn có nội dung khá sát với tình hình kinh doanh của khách sạn, yêu cầu của công việc, đã đảm bảo cho nhân viên nâng cao kiến thức và những kỹ năng còn yếu nhưng không làm ảnh hưởng tới sự thực hiện công việc của họ cũng như hoạt động kinh doanh của khách sạn. Bên cạnh đó khách sạn cũng chú trọng nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, địa điểm phục vụ đào tạo, tạo cho nhân viên sựthoải mái, hào hứng khi tham gia học tập.

2.4.2. Nhng tn ti và hn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Huếvẫn còn bộc lộnhững hạn chế như:

Trong việc xác định nhu cầu đào tạo thì khách sạn mới chỉ dựa trên kế hoạch kinh doanh hàng năm để lên kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực là chủ yếu. Nguồn kinh phí đào tạo hằng năm phải dựa vào khả năng kinh doanh của khách sạn, do đó nếu tình hình kinh doanh của khách sạn có những thay đổi bất ngờ thì cũng làm cho công tác đào tạo bị thay đổi theo, nhiều khi kế hoạch đào tạo đã được lập nhưng không đủ kinh phí để thực hiện. Vì vậy công tác đào tạo của khách sạn vẫn còn bị động và đôi khi chưa theo kịp sự thay đổi tình hình kinh doanh của khách sạn. Và nếu điều này kéo dài thì sẽ có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với cả nhân viên và khách sạn.

Có thểthấy rằng, mục tiêu của công tác đào tạo nguồn nhân lực mà khách sạn đưa ra chưa thực sự cụ thể, không đưa ra được căn cứ rõ ràng để có thể đo lường

Trường Đại học Kinh tế Huế

chính xác giữa mục tiêu đặt ra và kết quảthực hiện công tác đào tạo.

Khách sạn đang thực hiện việc xác định nhu cầu và đối tương đào tạo của mình thông qua người quản lý ở các bộphận và dựa vào việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của người lao động mà người quản lý thực hiện hàng kỳ để xác định nhu cầu đào tạo nhưng công tác đánh giá ở khách sạn còn mang nặng tính chủquan của người quản lý bộphận. Vì vậy sẽlàm cho việc xác định nhu cầu và lựa chọn đối tượng đào tạo không còn chính xác. Ngoài ra, việc thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc của người lao động trong khách sạn mới chỉ có một chiều đó là các lãnh đạo cấp cao đánh giá người lao động cấp thấp hơn. Do đó sẽ không có các thông tin phản hồi từ người lao đông.

Các chương trình đào tạo diễn ra còn chồng chéo, chưa có nhiều sự đổi mới. Các phương pháp đào tạo chưa phong phú, đa dạng, còn mang tính rập khuôn và truyền thống, chưa áp dụng những phương pháp tiên tiến, chủyếu theo kiểu người dạy truyền thụ kiến thức còn người học thụ động tiếp thu. Chưa có sựphối hợp giữa các phương pháp nhằm tạo nên hứng thú cho học viên. Do đó, cần phải mở rông hơn nữa những phương pháp mới đểnâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên trong khách sạn.

Quá trình đào tạo hướng dẫn kèm cặp cũng chưa được tập trung và còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như thiếu về nghiệp vụ sư phạm. Bản thân những người hướng dẫn kèm cặp nhân viên mới cũng là những nhân viên có thời gian làm việc lâu hơn và cũng chỉ được những người có kinh nghiệm chỉ bảo, họ không hề được học vềnghiệp vụ sư phạm để có thểtruyền đạt kiến thức mà chỉ là truyền đạt kinh nghiệm bản thân học được trong quá trình làm việc. Điều này gây khó khăn trong việc thayđổi tư tưởng và nhận thức của nhân viên trong công việc, và việc đào tạo sẽphải mất một khoảng thời gian dài hơn.

Công tác đào tạo đôi khi chưa thực sự hiệu quả do một số nhân viên vừa phải thực hiện công việc vừa tham gia đào tạo nên hoạt động đào tạo nhiều khi là quá sức. Bên cạnh đó, đa sốnhân viên tại khách sạn là nữnên việc bố trí công việc cho họlàm việc theo ca và vừa phải tham gia các lớp học còn gặp nhiều khó khăn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kết quả đào tạo chưa cao như mong đợi một phần là do phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên không sáng tạo, gây nên sự nhàm chán cho học viên, một phần là do học viên chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo cho chính bản thân họ, gây lãng phí nhân tài, thời gian, tiền bạc của khách sạn.

Khách sạn chưa có quan tâm thực sự đến những chính sách và chế độ đãi ngộ người lao động sau khi tham gia đào tạo. Việc đưa ra các chính sách và chế độ hỗ trợ sẽ là động lực thúc đẩy người lao động nhiệt huyết hơn khi tham gia đào tạo và có ý thức hơn trong việc hoàn thành tốt công việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế