• Không có kết quả nào được tìm thấy

Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

2.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Huế

2.2.4. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

từng đối tượng. Khách sạn chủ yếu đào tạo theo 2 phương pháp chính đó là đào tạo trong công việc vàđào tạongoài công việc.

Đào tạo trong công việc: Hầu hết các nhân viên khi được tuyển dụng vào khách sạn thì đều tham gia đào tạo theo phương thứcnày bởinó dễ dàng thực hiện.

Hình thức chủ yếu là mở lớp đào tạo tập trung bao gồm cả lý thuyết lẫn thực hành với nhiều chương trình, nội dung trọng điểm.

+ Đào tạo trên công việc thực tế: Đối với những nhân viên có trìnhđộ chuyên môn còn yếu hoặc có sự thuyên chuyển, nâng cấp nhân viên trong nội bộ thì trưởng bộ phận chịu trách nhiệm đào tạo hoặc cử người có đủ khả năng để theo dõi, hướng dẫn những công việc mà họ sẽ đảm nhận. Kết quả của đào tạo trên công việc thực tế thể hiện qua khả năng đápứng, mức độ hoàn thành công việc của nhân viên.

+ Đối với những nhân viên mới vào nhận việc, chưa có kinh nghiệm thì các trưởng bộ phận tiến hành tập hợp danh sách và tự cử các cán bộ, nhân viên có chuyên môn cao, có kinh nghiệm làm việc kèm cặp, hướng dẫn để giúp họ nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc mới và dễ dàng thực hiện công việc hơn.

+ Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ: Đối với nhân viên bộ phận lễ tân thì nội dung học là quy trìnhđón, tiễn, làm thủ tục và thực hiện các yêu cầu của khách. Đối với nhân viên bộ phận buồng phòng thì được đào tạo và nâng cao về phương pháp thực hiện các thao tác dọn dẹp, sắp xếp trong buồng một cách nhanh chóng và khoa học nhất. Còn với nhân viên bộ phận bếp thì sẽ được học các cách chế biến và trang trí món ăn ngày càng đa dạng kết hợp với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhân viên bộ phận nhà hàng chú trọng vào cách phục vụ, sự chuyên nghiệp để khách hàng hài lòng khi dùng bữa tại khách sạn…

+ Đào tạo ngoại ngữ và tin học: Nhân viên các bộ phận có tiếp xúc với khách hàng thì sẽ được đào tạo để trau dồi, nâng cao vốn tiếng Anh. Nội dung bài giảng chuyên về tiếng Anh giao tiếp trong khách sạn, khóa học kéo dài 2 đợt, mỗi đợt 15 buổi sẽ giúp nhân viên tăng cường khả năng tự tin giao tiếp với khách quốc tế. Còn vớinhững nhân viên làm việc ở bộ phận văn phòng, giấy tờ, sổ sách thì nênđào tạo thêm về kỹ năng sử dụng thành tạo máy tính.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Đào tạo văn hóa doanh nghiệp: Tập trung vào các nội dung giá trị quan điểm, lối ứng xử và phong tục, các quy định, quy tắc nội bộ... để nhân viên làm quen và thích nghi với môi trường làm việc. Các buổi học được diễn ra theo hình thức họp, nói chuyện giữa các bộphận chủchốt và nhân viên.

Đào tạo ngoài công việc:Để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như theo kịp năng lực cạnh tranh của nguồn lực đối thủ, khách sạn luôn tổchức đào tạo ngoài công việc như cử cán bộ quản lý hoặc các nhân viên giỏi đi tham gia các khóa học tại các trung tâm, trường chính quy nhằm nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ.

Bảng 2.8: Các phương pháp đào tạo phổ biến tại khách sạn giai đoạn 2017 – 2019

Các phương pháp đào tạo

Đối tượng Nơi thực hiện

Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ

Nhân viên nghiệp

vụ

Nhân viên mới

Nơi làm việc

Ngoài nơi làm việc

Kèm cặp chỉ bảo X X X X

Mở lớp cạnh doanh

nghiệp X X

Cử đi học tại các

trường chính quy X X X

Đào tạo theo kiểu học

nghề X X X

Hội nghị, hội thảo X X X

Luân phiên, thuyên

chuyển công việc X X

Tu nghiệp nước ngoài X X

(Nguồn: Phòng Nhân sựkhách sạn Mường Thanh Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua đây ta có thể thấy nội dung đào tạo nguồn nhân lực thì rất rộng nhưngcác phương pháp khách sạn đang áp dụng cho công tác đào tạo còn rất hạn chế, không đa dạng, chủ yếu là những hình thức truyền thống mà khách sạn đã áp dụng qua nhiều năm, không có sự đổi mới hay áp dụng các phương pháp hiện đại. Bởi vậy, các phương pháp đào tạo của khách sạn chưa thật sự kích thích được người lao động tham gia tích cực vào các khóa đào tạo.

Có thểnói việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của khách sạn Mường Thanh Huế cũng đã có những thành công nhất định, tuy nhiên vẫn còn gặp phải những khó khăn hạn chế đã làm cho hiệu quả của công tác này chưa được cao và cần phải có những biện pháp khắc phục cho phù hợp và giúp cho việc nâng cao trìnhđộ, năng lực, kỹ năng, nghiệp vụcủa nhân viên được tốt hơn trong quá trình làm việc.