• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

2.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn Mường Thanh Huế

2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo

đồng, tăng lên thành 1,687 tỷ đồng vào năm 2019 (tức là tăng 52,12% tương đương với578 triệu đồng).

+ Tổng chí phí trong giai đoạn này tăng vừa phải từ 25,501 tỷ đồng (năm 2018) lên thành 27,355 tỷ đồng (năm 2019), tức là tăng 7,27% tương đương với 1,854 tỷ đồng.

+ Do tổng doanh thu và tổng chi phí đều tăng lên nên kéo theo các khoản LNTT, TNDN, LNST của khách sạn có xu hướng tăng theo. Cụ thể, LNTT năm 2018 là 20,632 tỷ đồng, tăng lên thành 29,034 tỷ đồng vào năm 2019 (tức là tăng 40,72% tương đương với 8,402 tỷ đồng); TNDN năm 2018 là 9,227 tỷ đồng, tăng lên thành 11,278 tỷ đồng vào năm 2019 (tức là tăng 22,23% tương đương với 2,051 tỷ đồng); LNST năm 2018 là 11,405 tỷ đồng, tăng lên thành 17,756 tỷ đồng vào năm 2019(tức là tăng 55,69% tương đương với 6,351 tỷ đồng).

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Mường Thanh Huế giai đoạn 2017 – 2019 tương đối tối và phát triển. Có được kết quả này chứng tỏ khách sạn đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh công tác makerting nhằm liên kết với các công ty lữ hành, trang web du lịch tạo nên nguồn khách và doanh thuổn định cho khách sạn. Với những kế hoạch kinh doanh và chính sách đúng đắn, trong thời gian tới khách sạn sẽ còn phát triển theo hướng tích cực, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế chung về mặt xã hội, góp phần khẳng định vị thế của mình trên thị trường kinh doanh khách sạn tại Huế.

2.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn Mường Thanh

Để có thể xác định được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực một cách chính xác, khách sạn Mường Thanh Huế đã căn cứ vào các yếu tố sau:

+ Định hướng đào tạo hằng năm của khách sạn: Đào tạo cho nhân viên mới;

đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các nhân viên còn yếu kém; đào tạo cho các cán bộ quản lý để nâng cấp bậc…

+ Kế hoạch hoạt động kinh doanh của khách sạn.

+ Căn cứ vào kết quả đánh giá thực hiện công việc.

+ Căn cứ vào tình hình thực tế về số lượng và chất lượng lao động, vào tình hình vốn, cạnh tranh thị trường…

+ Căn cứ vào lời đề nghị của các trưởng bộ phận, phòng ban.

+ Căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, nhân viên.

Khi đã xác định được nhu cầu đào tạo, khách sạn sẽ gửi thông báo và quyết định xuống phòng tổ chức hành chính và phòng tổ chức hành chính dựa vào quy chế đó để tổ chức thực hiện.

Có thể nói rằng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực thì ở lĩnh vực nào cũng cần thiết và rất quan trọng. Ở khách sạn Mường Thanh Huế cũng thế, khách sạn đã có những bước xác định nhu cầu một cách nhanh chóng để đảm bảo được yêu cầu công việc và đảm bảo sự phát triển hơn nữa của khách sạn trong quy mô cũng như đa dạng hơn nữa chất lượng phục vụ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.7: Nhu cầu đàotạo của nhân viên khách sạn giai đoạn 2017–2019

STT Lĩnh vực đào tạo Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019 1

Đào tạo cán bộquản lý 4 6 6

- Quản trị khách sạn 2 2 3

- Kỹ năng lãnhđạo và giải quyết vấn đề 2 4 3

2

Đào tạo nghiệp vụbuồng phòng 8 7 10

- Quy trình dọn phòng khách 5 4 4

- Quy trình vệ sinh nơi công cộng 1 2 3

- Quy trình giao nhận giặt ủi 2 1 3

3

Đào tạo nghiệp vụbếp 6 9 8

- Bồi dưỡng bếp trưởng điểu hành 1 2 2

-Đạo tạo phụbếp 2 4 3

- Nâng cao vệsinh an toàn thực phẩm 3 3 3

4

Đào tạo nghiệp vụlễtân 11 9 10

- Quy trình làm thủtục nhận và trảphòng 3 3 3

- Thủtục thanh toán và tiễn khách 3 2 1

- Tâm lý khách hàng 5 4 6

5

Lĩnh vực tài chính–kếtoán 2 2 3

- Bồi dưỡng kế toán trưởng 1 1 2

- Hệthống pháp luật liên quan 1 1 1

6 Đào tạo kỹ năng giao tiếp với khách hàng 40 37 25

7 Đào tạo ngoại ngữvà tin học 16 13 18

8 Đào tạo văn hóa doanh nghiệp 1 2 1

9 Đào tạo nghiệp vụkỹthuật 2 2 1

- Kỹthuật điện nước, âm thanh, ánh sáng 2 2 1

10

Đào tạo nghiệp vụnhà hàng 4 3 2

- Kỹ năng phục vụ 2 2 1

-Đào tạo Bartender 2 1 1

Tổng 94 90 84

(Nguồn: Phòng Nhân sựkhách sạn Mường Thanh Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhận biết được nhu cầu đào tạo của nhân viên và tầm quan trọng của vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, khách sạn đã tổchức các khóa đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhân viên và khách sạn hằng năm cụ thể, phong phú, nội dung đào tạo được phân chia rõ ràng, phù hợp với nhân viên. Tuy nhiên, cần căn cứ vào nhu cầu, phản hồi của các nhân viên về chương trình đào tạo đó, xem xét nhu cầu nguyện vọng của họ, tạo động lực cho họ tham gia các chương trìnhđào tạo.

Qua bảng trên, ta có thể thấy khách sạn rất chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuy nhiên thì nhu cầu lại giảm dần qua các năm. Điều này có thể được lý giải là do những người có thâm niên trong nghề thì không có nhu cầu đào tạo hoặc là những người sau khi được đào tạo thì đào tạo lại những người khác dẫn đến việc họ không có nhu cầu tham gia các lớp đào tạo thêm; ở các bộ phận sẽchỉ cửnhững người còn yếu kém, hạn chế về kỹ năng để đi đào tạo hoặc là cử những người có trình độ chuyên môn cao đứng đầu các bộ phận đi tham gia các lớp đào tạo, sau đó về đào tạo, truyền đạt lại cho những nhân viên cấp dưới của mình. Số nhân viên cần đào tạo giảm chứng tỏ chất lượng của NNL khách sạn đã có sự tiến bộ, phát triển qua các năm. Sốnhân viên yếu kém giảm, các kỹ năng được nâng cao, nhân viên đã cóđủ năng lực đểthực hiện tốt công việc được giao. Cụthể, năm 2017 nhu cầu đào tạo là 94 người, năm 2018 giảm còn 90 người tương đương với giảm 4,26% so với năm 2017, đến năm 2019 chỉcòn lại 84 người tương đương với giảm 6,67% so với năm 2018.

Qua bảng trên, ta thấy ngoài nhân viên thuộc khối tác nghiệpở các bộphận thì ban lãnh đạo, các trưởng phòng ban đều có nhu cầu đào tạo rất cao. Khách sạn đặt mục tiêu trởthành khách sạn 5 sao nên những người đứng đầu phải luôn bổsung, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực để đưa ra các chính sách, chiến lược, định hướng cho khách sạn ngày càng phát triển. Việc đào tạo là rất cần thiết đối với cả lao động trực tiếp và gián tiếp. Bên cạnh đó, khách sạn rất chú trọng đến việc nâng cao trìnhđộ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp với khách hàng, nhu cầu vềhai kỹ năng này chiếm đa số. Vìđặc thù của ngành dịch vụdu lịch là tiếp xúc với nhiều du khách nước ngoài nên việc nói tốt ngoại ngữlà một lợi thếrất quan trọng.

Trường Đại học Kinh tế Huế