• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các nguồn lực chủ yếu của khách sạn Mường Thanh Huế

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

2.1.5. Các nguồn lực chủ yếu của khách sạn Mường Thanh Huế

Bảng 2.1: Tình hình laođộng tại khách sạn giai đoạn 2017–2019

ĐVT: Người

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

SL % SL % SL % +/- % +/- %

Tổng số lao động 130 100 136 100 145 100 6 4,62 9 6,62

Phân theo giới tính

Lao động nam 60 46,15 63 46,32 61 42,07 3 5 -2 -3,17 Lao động nữ 70 53,85 73 53,68 84 57,93 3 4,29 11 15,07

Trường Đại học Kinh tế Huế

Phân theo tính chất công việc

Lao động trực tiếp 102 78,46 108 79,41 117 80,69 6 5,88 9 8,33 Lao động gián tiếp 28 21,54 28 20,59 28 19,31 0 0 0 0

Phân theo trìnhđộ học vấn

THPT 15 11,54 13 9,56 11 7,59 -2 -13,33 -2 -15,38

Cao đẳng –

Trung cấp 81 62,31 86 63,24 90 62,07 5 6,17 4 4,65

Đại học 33 25,38 35 25,73 42 28,96 2 6,06 7 20

Sau đại học 1 0,77 2 1,47 2 1,38 1 100 0 0

(Nguồn: Phòng Nhân sự khách sạn Mường ThanhHuế) Qua bảng số liệu trên, ta thấy số lượng lao động của khách sạn có xu hướng tăng dần qua 3 năm (2017 – 2019) nhưng không đáng kể. Cụ thể, năm 2017 số lượng lao động là 130 người, năm 2018 là 136 người (tức là tăng 4,62% tương đương với 6 người), năm 2019 là 145 người (tức là tăng 6,62% tương đương với 9 người). Điều này chứng minh tình hình laođộng tại khách sạn là khá ổn định và ít có sự thay đổi.

Để có một cách nhìn đúng đắn và hiểu biết sâu hơn về cơ cấu lao động tại khách sạn Mường Thanh Huế chúng ta có thể xem xét trên các khía cạnh như:

Phân theo giới tính: Dựa vào bảng trên, ta thấy số lượng lao động giữa nam và nữ không có sự chênh lệch nhiều trong 3 năm (2017 – 2019) nhưng nhìn chung nữ vẫn nhiều hơn nam. Cụ thể, năm 2017 số lượng lao động nữ là 70 người tương đương với 53,85% và số lượng lao động nam là 60 người tương đương với 46,15%; năm 2018 số lượng lao động nữ tăng thành 73 người tương đương với 53,68% và số lượng lao động nam tăng thành 63 người tương đương với 46,32%; năm 2019 số lượng lao động nữ tăng thành 84 người tương đương với 57,93% và số lượng lao động nam giảm còn 61 người tương đương với 42,07%. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, khách sạn thìđòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, trẻ trung, giao tiếptốt như bộ phận lễ tân, nhà hàng, buồng phòng nên lao động nữ chiếm ưu thế hơn. Còn lao động nam chủ yếu làm những việc mang tính kỹ thuật cao như bảo trì, bảo vệ, chăm

Trường Đại học Kinh tế Huế

sóc cây cảnh… những công việc đòi hỏi sự khỏe mạnh và cẩn thận.

Phân theo tính chất công việc: Dựa vào bảng trên, ta thấy số lượng lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng cao hơn số lượng lao động gián tiếp. Số lượng lao động trực tiếp có xu hướng tăng dần qua 3 năm (2017 –2019). Cụ thể, năm 2017 số lượng lao động trực tiếp là 102 người chiếm 78,46%; năm 2018 là 108 người chiếm 79,41%. Trong khi đó, số lao động gián tiếp giữ nguyên qua 3 năm với mức 28 người. Bởi do tính chất của hoạt động kinh doanh khách sạn là kinh doanh lưu trú, nhà hàng nên số lượng lao động trực tiếp tham gia công việc nhiều hơn.

Phân theo trình độ học vấn: Dựa vào bảngtrên, ta thấy số lượng lao động của khách sạn có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên và chiếm đa số là cao đẳng – trung cấp. Số lượng lao động được đào tạo ngang đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ không cao và tập trung ở bộ phận quản lý, ban lãnhđạo là chủ yếu. Sự bố trí này khá là hợp lý do tính chất công việc đòi hỏi bộ phận này phải có trìnhđộ học vấn cao. Cụ thể: Trìnhđộ THPT giảm dần qua 3 năm từ 15 người (năm 2017) xuống còn 13 người (năm 2018) và còn lại 11 người (năm 2019); trình độ cao đẳng –trung cấp tăng dần qua các năm từ 81 người (năm 2017) lên thành 86 người (năm 2018) và tiếp tục tăng thành 90 người (năm 2019); trìnhđộ đại học cũng có chiều hướng tăng nhưng không đáng kể từ 33 người (năm 2017) thành 35 người (năm 2018) và tăng lên thành 42 người (năm 2019); trìnhđộ sau đại học cũng có tăng nhưng rất ít chỉ tăng từ 1 người (năm 2017) thành 2 người (năm 2018) và giữ nguyên số lượng đó đến năm 2019. Tuy với số lượng lao động có trình độ đại học và sau đại học không nhiều nhưng tất cả các lao động tại khách sạn đều được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách một cách tốt nhất.

Nhìn chung, chất lượng lao động của khách sạn Mường Thanh Huế ngày càng được nâng cao về cả năng lực và phẩm chất. Cơ cấu lao động tại khách sạn khá hợp lý, đội ngũ lao động trẻ trung, nhanh nhẹn và rất năng động, có khả năng làm việc, giao tiếp tốt, đáp ứng nhu cầu của khách nhanh chóng. Qua đó, giúp nâng cao vị thế, hìnhảnh của khách sạn, thu hút lượng khách đến với khách sạn ngày một nhiều hơn.

2.1.5.2. Tình hình vốn và nguồn vốn của khách sạnMường Thanh Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.2: Tình hình vốn và nguồn vốn của khách sạn giai đoạn 2017–2019

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

Tổng nguồn vốn 70,4 100 75,6 100 76,9 100 5,2 7,39 1,3 1,72

Phân theo tính chất

Vốn cố định 50,2 71,31 57,4 75,93 60,2 78,28 7,2 14,34 2,8 4,88

Vốn lưu động 20,2 28,69 18,2 24,07 16,7 21,72 -2,0 -9,9 -1,5 -8,24

Phân theo nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu 70,4 100 75,6 100 76,9 100 5,2 7,39 1,3 1,72

Vốn vay 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng Kế toán khách sạn Mường Thanh Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối với tất cả các doanh nghiệp, vốn là một yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp.

Lượng vốn này nhiều hay ít phụ thuộc vào loại hình của doanh nghiệp đó. Theo bảng số liệu trên, ta thấy tình hình vốn và tài sản của khách sạn Mường Thanh Huế qua 3 năm (2017 – 2019) có tăng đều qua các năm nhưng không cao. Cụ thể, năm 2017 tổng nguồn vốn của khách sạn là 70,4 tỷ đồng, năm 2018 tổng nguồn vốn của khách sạn là 75,6 tỷ đồng, năm 2019 tăng lên thành 76,9 tỷ đồng. Để thấy rõ cơ cấu thay đổi nguồn vốn của khách sạn, ta xét trên từng góc độ:

Xét theo tính chất:Vốn cố địnhlà khoản vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn kinh doanh của khách sạn, chiếm khoảng 75%. Điều này rất hợp lý do đặc trưng của hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi phải đầu tư rất lớn vào hệ thống buồng phòng, máy móc, trang thiết bị. Cụ thể, năm 2017 lượng vốn cố định của khách sạn là 50,2 tỷ đồng tương ứng với 71,31%, đến năm 2018 lượng vốn cố định của khách sạn là 57,4 tỷ đồng và năm 2019 tăng thành 60,2 tỷ đồng. Còn vốn lưu độngchỉ chiếm khoảng 25% trong tổng nguồn vốn của khách sạn nhưng vẫn cóvai trò quan trọng. Lượng vốn lưu động có sự thay đổi không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2017 lượng vốn lưu động của khách sạn là 20,2 tỷ đồng tương ứng với 28,69%, đến năm 2018 giảm còn 18,2 tỷ đồng tương ứng với 24,07% và năm 2019 giảm còn 16,7 tỷ đồng tương ứng với 21,72%.

Xét theo nguồn vốn: Khách sạn Mường Thanh Huế kinh doanh bằng 100%

vốn chủ sở hữu, không có vốn vay. Vì thế, lượng vốn chủ sở hữu của khách sạn chính bằng tổng nguồn vốn của khách sạn. Điều đó cho thấy khả năng tự chủ trong kinh doanh khách sạn. Cụ thể, năm 2017 lượng vốn chủ sở hữu của khách sạn là 70,4 tỷ đồng, năm 2018 lượng vốn chủ sở hữu của khách sạn là 75,6 tỷ đồng, tăng 7,39% tương đương với 5,2 tỷ đồng so với năm 2017. Đến năm 2019, lượng vốn này tăng thành 76,9 tỷ đồng. Qua đây ta thấy rằng với quy mô là khách sạn 4 sao nên lượng vốn như này là phù hợp với khách sạn Mường Thanh Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong môi trường kinh doanh gay gắt như hiện nay, ngày càng có nhiều khách sạn hiện đại mọc lên thì tất cả các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nói chung và riêng khách sạn Mường Thanh Huế nói riêng cần có các chính sách quản lý, biện pháp khoa học hiệu quả, đúng đắn, sử dụng tiết kiệm nguồn vốn, mở rộng đầu tư một cách hợp lý, mở rộng đầu tư một cách hợp lý, mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, chú trọng nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng dịch vụ sao cho đạt hiệu quả tốt nhất việc sử dụng nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và thu hút được nhiều hơn nữa lượng khách đến với khách sạn.