• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Mường Thanh Huế

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

2.1.7. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn Mường Thanh Huế

Các dịch vụbổsung:

Bể bơi ngoài trời: Thư giãn và cảm nhận làn nước trong xanh ngay trong lòng thành phốHuếsẽlà một trải nghiệm thú vị khi đến đây.Giờmởcửa: 06h00–20h00.

Phòng tập thể dục: Rộng 16m2 cung cấp đầy đủ dụng cụ nhằm phục vụ nhu cầu luyện tập, nâng cao sức khỏe của quý khách. Phòng được trang bị hầu hết các máy móc, dụng cụcho việc tập thểdục của du khách như máy chạy bộ, dụng cụthể hình, tạ, vòng, xeđạp...Giờ mởcửa: 06h00–20h00.

Dịch vụ Internet được trang bị máy tính để bàn kết nối mạng, wifi miễn phí cho khách tốc độnhanh phục vụnhu cầu tìm kiếm thông tin cho du khách.

Dịch vụgiặt là: Được trang bị máy giặt, máy vắt, bàn là… chuyên giặt áo quần cho khách một cách nhanh chóng và sạch sẽnhất.

Spa: Với nhiều phòng massage trị liệu như xông hơi, tắm thủy lực và các trị liệu thiên nhiên…Nam Phương Spa & Massage đem lại cho quý khách nhiều lựa chọn khác nhau nhằm có những phút giây thư giãn, thoải mái, trút bỏ hết áp lực ở bên ngoài, tăng cường hiệu quả về cải thiện sức khỏe giúp tinh thần du khách thư giãn và sảng khoái.Giờ mở cửa: 14h00- 22h00

Ngoài ra khách sạn còn phục vụcác dịch vụ khác như: Dịch vụ đưa đón khách tham quan Huế, dịch vụ quy đổi ngoại tệ, dịch vụphòng 24/24, dịch vụ đặt vé máy bay, dịch vụgiặt ủi đồ cho khách, Photocopy và dịch vụ thư ký… cũng được trang bị máy móc và dụng cụ chuyên ngành hiện đại và đồng bộ, đảm bảo phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của du khách.

Tóm lại cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn luôn được chú ý đầu tư khá đồng bộ, đầy đủ và hiện đại. Việc bố trí các bộ phận là phù hợp cho nhân viên thực hiện các quy trình dịch vụ, là cơ sở cho sự hình thành sự chuyên môn hóa cao, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của du khách và mang lạihiệu quả kinh doanhcao.

2.1.7. Tình hình hoạt động kinh doanh ca khách sạn Mường Thanh Huế

Bảng 2.5: Tình hình lượt khách đến khách sạn giai đoạn 2017–2019 ĐVT: Lượt khách

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

SL % SL % SL % +/- % +/- %

Tồng 48.754 100 53.359 100 59.901 100 4.605 9,45 6.542 12,26 Quốc tế 29.813 61,15 32.016 60,01 37234 62,15 2.203 7,39 5.218 16,29 Nội địa 18.941 38,85 21.343 39,99 22.667 37,84 2.402 12,68 1.324 6,2

(Nguồn:Phòng Kinh doanh khách sạn Mường Thanh Huế) Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng lượng khách đến khách sạn có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Cụthể, năm 2017 tổng lượt khách là 48.754 LK; năm 2018 là 53.359 LK tăng 9,54% so với năm 2017 tương đương với 4.605 LK; năm 2019 tổng lượt khách là 59.901 LK tăng 12,26% so với năm 2018 tương đương với 6.542 LK.

Đối với khách quốc tế:Khách quốc tế là thị trường chủ yếu của khách sạn nên bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu khách đến khách sạn. Tổng lượt khách quốc tế qua 3 năm nhìn chung tăng đồng đều. Cụ thể, năm 2017, tổng lượt khách quốc tế là 29.813 LK; năm 2018 là 32.016 LK tăng 7,39% so với năm 2017 tương đương với 2.203 LK; đến năm 2019, khách sạn đẩy mạnh chiến lược kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá hìnhảnh khách sạn nên đã thu hút rất nhiều khách quốc tế đến với khách sạn, biểu hiện là năm 2019 số lượt khách quốc tế là 37.234 LK tăng 16,29% so với năm 2018 tương đương với 5.218 LK.

Đối với khách nội địa: Tổng lượt khách trong nước có xu hướng tăng chậm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2017 tổng lượt khách trong nước là 18.941 LK; năm 2018 là 21.343 LK tăng 12,68% so với năm 2017 tương đương với 2.402 LK; đến năm 2019 là 22.667 LK chỉ tăng 6,2% so với năm 2018 tương đương với 1.324 LK.

Qua phân tích tình hình khách đến khách sạn trong 3 năm (2017 –2019) thì ta

Trường Đại học Kinh tế Huế

thấy lượng khách chủ yếu của khách sạn là khách quốc tế nhờ khách sạn nằm ở vị trí thuận lợi, với chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lý so với các khách sạn cùng hạng. Điều này chứng tỏ khách sạn đang ngày càng được du khách quốc tế biết đến rộng rãi và tin tưởng lựa chọn. Lượng khách nội địa chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng số lượng khách đến khách sạn. Mặc dù tập trung khai thác thị trường quốc tế nhưng khách sạn cũng không nên bỏ qua thị trường khách nội địa bởi vì đây là thị trường không thể thiếu của bất kỳ khách sạn nào và trong trường hợp thị trường khách quốc tế có nhiều biến động. Do đó, ban lãnh đạo khách sạn cần đề ra các chính sách phù hợp, đúng đắn, không ngừng đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng, vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới trang thiết bị để thu hút lượng khách quốc tế cũng như lượng khách nội địa quay trở lại sử dụng dịch vụ của khách sạn, đồng thời khách sạn nên tìm kiếm nguồn khách mới thông qua các tour du lịch trong và ngoài nước. Với từng loại khách khác nhau sẽ đòi hỏi, mong đợi và có mức độ cảm nhận khác nhau về chất lượng cácdịch vụ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thị trường khách sẽ là cơ sở cho khách sạn nỗ lực tìm mọi giải pháp để thu hút cũng như kéo dài thời gian lưu trú của khách.

2.1.7.2. Kết quảhoạt động kinh doanh của khách sạn giai đoạn 2017–2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.6: Kết quảhoạt động kinh doanh của khách sạn giai đoạn 2017–2019

ĐVT:Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %

1. Tổng doanh thu 33,396 46,133 56,389 12,737 38,14 10,256 22,23

- Lưu trú 24,802 25,867 30,507 1,065 4,3 4,64 17,93

- Nhà hàng 7,357 19,157 24,195 11,800 160,4 5,038 26,3

- Khác 1,237 1,109 1,687 -0,128 -10,35 0,578 52,12

2. Tổng chi phí 17,572 25,501 27,355 7,929 45,12 1,854 7,27

3. LNTT 15,824 20,632 29,034 4,808 30,38 8,402 40,72

4. Chi phí thuế TNDN 6,679 9,227 11,278 2,548 38,15 2,051 22,23

5. LNST 9,145 11,405 17,756 2,26 24,71 6,351 55,69

(Nguồn:Phòng Kinh doanh khách sạn Mường Thanh Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng doanh thu của khách sạn tăng lên qua các năm. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho thấy khả năng kinh doanh của khách sạn không bị suy giảm trong điều kiện thị trường mang tính cạnh tranh cao như hiện nay.

Giai đoạn 2017 –2018:

+ Tổng doanh thu năm 2017 là 33,396 tỷ đồng, tăng lên thành 46,133 tỷ đồngvào năm 2018 (tức là tăng 38,14% tương đương với 12,737 tỷ đồng). Trong đó, doanh thu lưu trú năm 2017 là 24,802 triệu đồng, tăng lên thành 25,867 tỷ đồng vào năm 2018 (tức là tăng 4,3% tương đương với 1,065 tỷ đồng); doanhthu nhà hàng năm 2017 là 7,357 tỷ đồng, tăng lên thành 19,157 tỷ đồng vào năm 2018 (tức là tăng 160,4% tương đương với 11,800 tỷ đồng);doanh thu khác năm 2017 là 1,237 tỷ đồng,giảm xuống thành 1,109 tỷ đồng vào năm 2018 (tức là giảm 10,35% tương đương với128 triệu đồng).

+ Tổng chi phí trong giai đoạn này tăng vọt từ 17,572 tỷ đồng (năm 2017) lên thành 25,501 tỷ đồng (năm 2018), tức là tăng 45,12% tương đương với 7,929 tỷ đồng.

+ Do tổng doanh thu và tổng chi phí đều tăng lên nên kéo theo các khoản LNTT, TNDN, LNST của khách sạn có xu hướng tăng theo. Cụ thể, LNTT năm 2017 là 15,824 tỷ đồng, tăng lên thành 20,632 tỷ đồng vào năm 2018 (tức là tăng 30,38% tương đương với 4,808 tỷ đồng); TNDN năm 2017 là 6,679 tỷ đồng, tăng lên thành 9,227 tỷ đồng vào năm 2018 (tức là tăng 38,15% tương đương với 2,548 tỷ đồng); LNST năm 2017 là 9,145 tỷ đồng, tăng lên thành 11,405 tỷ đồng vào năm 2018 (tức là tăng 24,71% tương đương với 2,26 tỷ đồng).

Giai đoạn 20182019:

+ Tổng doanh thu năm 2018 là 46,133 tỷ đồng, tăng lên thành 56,389 tỷ đồng vào năm 2019 (tức là tăng 22,23% tương đương với 10,256 tỷ đồng). Trong đó, doanh thu lưu trú năm 2018 là 25,867 tỷ đồng, tăng lên thành 30,507 triệu đồng vào năm 2019 (tức là tăng 17,93% tương đương với 4,64 tỷ đồng); doanh thunhà hàng năm 2018 là 19,157 tỷ đồng, tăng lên thành 24,195 tỷ đồng vào năm 2019 (tức là tăng 26,3% tương đương với 5,038 tỷ đồng); doanh thu khác năm 2018 là 1,109 tỷ

Trường Đại học Kinh tế Huế

đồng, tăng lên thành 1,687 tỷ đồng vào năm 2019 (tức là tăng 52,12% tương đương với578 triệu đồng).

+ Tổng chí phí trong giai đoạn này tăng vừa phải từ 25,501 tỷ đồng (năm 2018) lên thành 27,355 tỷ đồng (năm 2019), tức là tăng 7,27% tương đương với 1,854 tỷ đồng.

+ Do tổng doanh thu và tổng chi phí đều tăng lên nên kéo theo các khoản LNTT, TNDN, LNST của khách sạn có xu hướng tăng theo. Cụ thể, LNTT năm 2018 là 20,632 tỷ đồng, tăng lên thành 29,034 tỷ đồng vào năm 2019 (tức là tăng 40,72% tương đương với 8,402 tỷ đồng); TNDN năm 2018 là 9,227 tỷ đồng, tăng lên thành 11,278 tỷ đồng vào năm 2019 (tức là tăng 22,23% tương đương với 2,051 tỷ đồng); LNST năm 2018 là 11,405 tỷ đồng, tăng lên thành 17,756 tỷ đồng vào năm 2019(tức là tăng 55,69% tương đương với 6,351 tỷ đồng).

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Mường Thanh Huế giai đoạn 2017 – 2019 tương đối tối và phát triển. Có được kết quả này chứng tỏ khách sạn đã có nhiều nỗ lực trong việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh công tác makerting nhằm liên kết với các công ty lữ hành, trang web du lịch tạo nên nguồn khách và doanh thuổn định cho khách sạn. Với những kế hoạch kinh doanh và chính sách đúng đắn, trong thời gian tới khách sạn sẽ còn phát triển theo hướng tích cực, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế chung về mặt xã hội, góp phần khẳng định vị thế của mình trên thị trường kinh doanh khách sạn tại Huế.

2.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn Mường Thanh