• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7

1.1.5. Các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực

Là hình thức đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc trong đó người học sẽtrực tiếp

Trường Đại học Kinh tế Huế

thu được những kiến thức và kỹ năng cần thiết thông qua thực tế thực hiện công việcdưới sự hướng dẫn trực tiếp của những người lao động lành nghề hơn.

Nhóm phương pháp đào tạo trong công việc bao gồm các phương pháp sau:

Đào tạo theo kiểu chỉdẫn công việc:

Đây là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho hầu hết các công nhân sản xuất và kể cả một số công việc quản lý. Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giảithích của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ, theo từng bước về cách quan sát, trao đổi, học hỏi, sau đó người học sẽ thực hành cùng người hướng dẫn và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặtchẽ của người dạy. Ưu điểm của phương pháp này làgiúp người lao động có thể học tập nhanh chóng vì trong quá trình học tập người lao động có thể trực tiếp làm việc với công việc ngay và nhờ làm việc trực tiếp sẽ góp phần tăng thu nhập cho người lao động.Bên cạnh đó vẫn tồn tại những nhược điểm nhưchỉ thiên về thực hành, người lao động không được học lý thuyết một cách bài bản, học viên học theo các thao tác của người chỉ dẫn do vậy có khi họ học tập những thao tác không cần thiết từ họ; chỉ đào tạo đươc số lượng ít học viên, giáo viên đào tạo chủ yếu là những người lao động lành nghề, không có kỹ năng sư phạm.

Kèm cặp và chỉbảo:

Phương pháp này dùng để giúp cho cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc trong tương lai thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của người quản lý giỏi hơn. Có 3 cách để kèm cặp là: Kèm cặp bởi người lãnhđạo trực tiếp; Kèm cặp bởi một cố vấn;

Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn. Phương pháp này có ưu điểm là giúp cho học viên có thể học tập nhanh, có thể trực tiếp học tập được những kinh nghiệm của những người lao động giỏi và tiết kiệm chi phí đào tạo. Tuy nhiên nhược điểm là phương pháp này chỉ thiên về thực hành nên người lao động không được học lý thuyết một cách bài bản, có hệ thống và những người được đào tạo có thể học những khuyết điểm của người dạy.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Luân chuyển và thuyên chuyển công việc:

Là hình thức bố trí các nhân viên đảm trách lần lượt các nhiệm vụ khác nhau trong một luồng công việc nhằm cung cấp cho họ nhưng kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức, từ đó giúp họ có khả năng thực hiện những công việc cao hơn trong tương lai. Có thể thực hiện theo 3 cách: Luân chuyển đối tượng đào tạo đến một bộ phận khác với một cương vị không thay đổi; Người quản lý được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ;

Luân chuyển người học viên trong nội bộ một lĩnh vực chuyên môn. Ưu điểm của phương pháp này làhọc viên được học tập thật sự, làm nhiều công việc và mở rộng kỹ năng làm việc. Phương pháp có nhược điểm là người lao động không có sự hiểu biết đầy đủ về công việc, mỗi công việc chỉ làm trong thời gian ngắn.

Đào tạo theo kiểu học nghề:

Trong phương pháp này, chương trìnhđào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết ở trên lớp, sau đó các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành nghề trong một vài năm; được thực hiện các công việc thuộc nghề cần học cho tới khi thành thạo tất cảcác kỹ năng của nghề.Ưu điểm của phương pháp này làdùng để chỉ dạy một nghềhoàn chỉnh cho nhân viên cảvềlỹthuyết lẫn thực hành. Tuy nhiên lại có nhược điểm là mất nhiều thời gian cho học nghề, chi phí đắt, có thểkhông liên quan trực tiếp tới công việc.

1.1.5.2.Phương pháp đào tạo ngoài công việc

Đào tạo ngoài công việc là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách khỏi sựthực hiện công việc thực tế.

Đào tạo ngoài công việc bao gồm các phương pháp sau:

Tổchức các lớp cạnh doanh nghiệp:

Là hình thức đào tạo dựa trên cơ sở vật chất sẵn có của đơn vị. Chương trình giảng dạy thường gồm 2 phần: phần lý thuyết được giảng trên lớp bởi các kỹ sư, cán bộ hay công nhân lành nghề, còn phần thực hành diễn ra tại xưởng thực tập hay

Trường Đại học Kinh tế Huế

xưởng sản xuất. Ưu điểm của phương pháp này là học viên được trang bị hóa đầy đủ và có hệ thống các kiến thức lý thuyết và thực hành. Nhược điểm của phương pháp là kinh phí tốn kém và doang nghiệp phải có khu đào tạo riêng biệt.

Các bài giảng, các hội nghịhoặc các hội thảo:

Phương pháp này dùng chủ yếu để đào tạo kỹ năng, cung cấp kiến thức cần thiết chủ yếu cho cán bộ quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp. Các buổi giảng bài hay hội nghị có thể được tổ chức tại doanh nghiệp hoặc ở một hội nghị bên ngoài, có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình đào tạo khác. Trong các buổi thảo luận, học viên sẽ thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm và qua đó học được các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết.

Phương pháp này có ưu điểm là các kiến thức, kỹ năng được đưa ra thảo luận là những kiến thức cần thiết cho công việc hiện tại của người lao động. Nhược điểm của phương pháp là tốn kém chi phí và để buổi thảo luận thành công thì cần bố trí thời gian phù hợp để nhiều lãnhđạo có thể tham gia.

Cử đi họcở các trường chính quy:

Các doanh nghiệp cũng có thểcử người lao động đến học tậpở các trường dạy nghề hoặc quản lý do các Bộ, ngành hoặc do Trung ương tổ chức. Ưu điểm của phương pháp này là người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là khá tốn kém vềchi phí và mất nhiều thời gian.

Đào tạo theo phương pháp từxa:

Đây là phương thức đào tạo mà giữa người học và người dạy không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm và cùng thời gian mà thông qua phương tiện nghe nhìn trung gian. Phương tiện trung gian này có thể là sách, CD, VCD, Internet. Phương thức đào tạo này có ưu điểm nổi bật là người học chủ động bốtrí thời gian học tập cho phù hợp với kế hoạch cá nhân, người học ở xa trung tâm vẫn có thể tham gia.

Tuy nhiên hình thức đào tạo này đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải có tính chuyên môn hóa cao, chuẩn bịbài giảng và chương trìnhđào tạo phải có sự đầu tư lớn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm:

Phương pháp này bao gồm các cuộc hội thảo học tập trong đó sử dụng các kỹ thuật như bài tập tình huống, mô phỏng trên máy tính, trò chơi quản lý, đây là cách đào tạo hiện đại ngày nay nhằm giúp cho người học thực tập giải quyết các tình huống giống như trên thực tế. Ưu điểm của phương pháp là tạo được sự hăng say hứng thú cho học viên, phát huy những sáng tạo trong học tập. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhược điểm là việc xây dựng tình huống rất khó và đòi hỏi tốn nhiều chi phí.

1.1.6. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo

Có thể đánh giá hiệu quả đào tạo theo 4 cách cơ bản sau:

+ Đánh giá dựa trên phản hồi của học viên: Làm bảng khảo sát phản ứng của học viên đối với chương trình đào tạo. Họ có thích chương trình không, họ có cảm thấy chương trình này hiệu quả, họcó cảm thấy kết quảxứng đáng với thời gian họ bỏ ra đểhọc…

+ Đánh giá kiến thức của học viên: Doanh nghiệp có thể kiểm tra xem học viên đã tiếp thu, học hỏi được gì sau khóađào tạo, có nắm vững các nguyên tắc, kỹ năng, các yếu tốcần phải họchay chưa…bằng các bài test hoặc phỏng vấn kiểm tra kiến thức.

+ Đánh giá sự thay đổi vềkỹ năng- năng lực thông qua hành vi của học viên:

Sau khoảng 3 tháng, đánh giá kỹ năng của nhân viên xem có sự tiến bộ hay không, nhân viên áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học hỏi được vào trong công việc như thếnào?

+ Đánh giá hiệu quả đào tạo dựa trên sự thay đổi kết quả công việc của học viên: Ðây là vấn đềquan trọng nhất. Kết quảcuối cùng có cho thấy việc đào tạo đạt được mục tiêu không? Có làm giảm tỷlệthuyên chuyển không? Số lượng phàn nàn của khách hàng có giảm không?

1.2.Cơ sởthực tiễn về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong khách sạn