• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá chung về thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng VPBank

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại VPBank Bố Trạch giai đoạn 2014-2016

2.2.5. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng VPBank

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng KHCN ngân hàng VPBank BốTrạch)

Năm 2014 vòng quay vốn tín dụng đạt 1,67 vòng, năm 2015 là 1,29 vòng và năm 2016 là 1,22 vòng.Vòng quay vốn tín dụng giảm là do tỷ lệ tăng của doanh số thu nợ và dư nợbình quân khôngđều nhau, dư nợbình quân tăng trưởng khá nhanh trong khi doanh số thu nợ lại tăng trưởng chậm, điều này thể hiện tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng ngày càng chậm qua 3 năm, thời gian thu hồi nợ cũng theo đó kéo dài làm cho rủi ro tăng cao.Ngân hàng cần xem xét lại và có biện pháp phù hợp để vòng quay vốn nhanh và ổn định hơn bằng việc đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn và tăng tốc độthu hồi nợ qua đó giảm thiểu rủi ro và đạt hiệu quả cao hơn.

2.2.5. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng VPBank Bố Trạch giai đoạn 2014-2016

2.2.5.1. Những thành tưu đạt được

Trong gian đoạn 2014-2016, tình hình kinh tế đang dần dần hồi phục, ngành ngân hàng cũng đang lấy lại hình ảnh, như thời kỳ hoàng kim trước đó. Ngân hàng VPBank nói chung và VPBank Bố Trạch nói riêng cũng đã tìm ra hướng đi mới khác

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2014

Năm 2015

Năm 2016

Doanh sốthu nợ Triệu đồng 21529 25798 35908

Dư nợbình quân Triệu đồng 12887 20039 29451

Vòng quay vốn tín dụng vòng 1,67 1,29 1,22

Trường Đại học Kinh tế Huế

hoàn toàn so với các ngân hàng khác tại Việt Nam, đó là việc VPBank phê duyệt tập trung, người quyết định cho khách hàng vay không phải là cán bộ nhân viên tại chi nhánh, mà chính là các chuyên viên thẩm định, chuyên gia phê duyệt tại Hội sở. Điều này sẽ hạn chếrủi ro hơn, nhưng thời gian phê duyệt hồ sơ sẽ chậm hơn những ngân hàng khác. Nhưng với hình ảnh và vị trí của mình trong ngành ngân hàng ,VPBank Bố Trạch nói riêng và VPBank nói chung đang phát triển mạnh. Tại VPBank Bố Trạch ,chi nhánh cũng hoàn thành nhiều chỉ tiêu đề ra và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng, biểu hiện cụthể:

- Tổng dư nợ cho vay tăng trưởngổn định qua các năm.

- Các công cụ sử dụng để kiểm soát chất lượng tín dụng được tăng cường và hiện đại hoá.

- Công tác quản lý và kiểm soát tình hình nợ xấu ngày càng được chú trọng cụ thểtình hình nợxấu qua các nămvẫn giữ ởmức chấp nhận được.

- Đảm bảo kênh cung cấp vốn kịp thời và hiệu quảcho các cá nhân, hộ gia đình trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao cả về trình độ chuyên môn lẫn phong cách, thái độphục vụ.

- Hệsốthu nợ cao và không ngừng tăng qua 3 năm thểhiện sựan toàn trong cho vay KHCN của ngân hàng.

2.2.5.2. Những mặt hạn chế còn tồn tại Những hạn chế:

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng vẫn còn tồn tại một sốhạn chế như sau:

Hoạt động Marketing của ngân hàng còn yếu. Công tác Marketing cho các sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng chưa tốt, chưa thực hiệnđược một chương trình Maketing rầm rộliên kết các sản phẩm tín dụng cá nhân với nhau. Điều này làm giảm hiệu quảcủa các sản phẩm đang có cũng như các sản phẩm mới tung ra.

Quy mô hoạt động cho vay KHCN còn hạn chế,tuy chiếm tỷtrọng tương đối cao, nhưngchủyếu là các khoản vay cá nhân kinh doanh, các khoản vay này rủi ro cao hơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

so với những khoản vay thếtiêu dùng .

Qua phân tích cơ cấu dư nợ cho thấy, hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, đối với hình thức cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, điều đó cho thấy ngân hàng chưa thật sự chú trọng đến hình thức cho vay này.

Khâu kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân không được đảm bảo. Quy trình cho vay của Ngân hàng có quy định: chậm nhất trong vòng 15 ngày kể từ ngày giải ngân CBTD phải kiểm tra việc sửdụng vốn vay và tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng.

Cơ bản thì quy định này chỉ mang tính lý thuyết, vì thực chất, CBTD không có thời gian để làm công việc đó vì số lượng khách hàng cá nhân là rất lớn nên khó kiểm tra cụthể đối với khoản vay của từng khách hàng.

Quy trình phê duyệt và giải ngân của ngân hàng VPBank Bố Trạch có thời gian lâu hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn.

Trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm và còn nhiều lúng túng trong xửlý công việc đặc biệt là trong công tác xửlý nợ.

Chính sách tín dụng : thủtục, hồ sơ còn phức tạp, cần có sự điều chỉnh hợp lý để thuận tiện hơn cho khách hàng trong việc vay vốn.

Không gian của ngân hàng VPBank Bố Trạch chưa đáp ứng với lượng khách hiện tại của chi nhánh, cần phải có quy mô lớn hơn để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

VPBank BốTrạchchưa được nhiều khách hàng là hộkinh doanh biết đến nhiều, đây là nhóm khách hàng có thu nhập cao, cần có định hướng phát triển đối với nhóm khách hàng này.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân không phát triển tương xứng với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của toàn ngân hàng. Tỷ lệnợ quá hạn không sụt giảm theo thời gian mà biến động bất thường, thể hiện khả năng kiểm soát nợquá hạn trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng còn một số hạn chế

Nguyên nhân của các hạn chế

Do thiếu sựhợp tác của khách hàng nên khi phát sinh nợxấu việc xửlý nợgặp nhiều

Trường Đại học Kinh tế Huế

khó khăn, chủyếu là các khoản vay kinh doanh mà chủkinh doanh bịthua lổhoặc vì lí do gìđó không trả được nợ đúng hạn.

Trìnhđộnghiệp vụchuyên môn của cán bộtín dụng tuy đãđược quan tâm đào tạo nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng đòi hỏi của cơ chế thị trường, đặc biệt một số cán bộ tín dụng chưa đủ trình độ, kinh nghiệm để thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng và mức độrủi ro của các khoản vay, bên cạnh đó, một số ít cán bộ tín dụng cố ý làm trái, không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, quy định của ngành làm phát sinh các hiện tượng tiêu cực dẫn đến cho vay không thu hồi được nợ.

Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng thực sự chưa phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy vềhoạt động ngân hàng chủyếu được xây dựng trên các giao dịch thủcông với nhiều loại giấy tờ và quy trình xửlý phức tạp. Trong khi đó, tín dụng cá nhân đòi hỏi công nghệmới và quy trình nghiệp vụhiện đại, nhanh chóng. Với tốc độphát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý đã tỏra bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho ngân hàng khi triển khai dịch vụmới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH