• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình cho vay KHCN theo kì h ạn tại VPBank Bố Trạch giai đoạn 2014-2016

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại VPBank Bố Trạch giai đoạn 2014-2016

2.2.1 Tình hình cho vay KHCN theo kì h ạn tại VPBank Bố Trạch giai đoạn 2014-2016

2.2.1.1 Doanh số cho vay KHCN theo kì hạn

Bảng 2.4 Doanh số cho vay KHCN theo kì hạn của NH VPBank Bố Trạch giai đoạn 2014-2016

Đvt:triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Giá

trị

(%) Giá trị

(%) Giá trị

(%) (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng số 27303 100,00 30102 100,00 40507 100,00 2799 10,25 10405 34,57

Ngắn hạn

17059 62,48 18500 61,46 24066 59,41 1441 8,45 5566 30,09 Trung

và dài hạn

10244 37,52 11602 38,54 16441 40,59 1358 13,26 4839 41,71

(Nguồn: Phòng KHCN Ngân hàng VPBank BốTrạch)

Biểu đồ 1 : Doanh số cho vay KHCN theo thời hạn tín dụng (triệu đồng)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng số liệu ta thấy xu hướng chung là khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn hết và tăng lên về giá trị qua các năm. Cụ thể, năm 2014 doanh số cho vay ngắn hạn là 17059 triệu đồng chiếm 62,48%, năm 2015 là 18500 triệu đồng chiếm 61,46%

và năm 2016 là 24066 triệu đồng chiếm 59,41%. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 1441 triệu đồng hay tăng8,45%; năm 2016 so với năm 2015tăng5566 triệu đồng hay tăng 30,09%. Bên cạnh đó thì doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn và cũng tăng lên qua các năm. Năm 2014 là 10244 triệu đồng chiếm 37,52%, năm 2015 là 11602 triệu đồng chiếm 38,54% và năm 2016 là 16441 triệu đồng chiếm 40,59%. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 1358 triệu đồng hay tăng 13,26%; năm 2016 so với năm 2015tăng4839 triệu đồng hay tăng41,71%.

Ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng của khoản vay ngắn hạn tăng nhanh hơn trong năm 2015so với khoản vay dài hạn. Tình hình chung là trong năm 2015 khả năng huy động vốn dài hạn của ngân hàng là rất khó khăn mặc dù lãi suất có tăng. Trong khi đó lãi suất huy động ngắn hạn tăng cao và thu hút được nguồn vốn ngắn hạn trong dân chúng do tâm lý người dân không muốn đểtiền quá lâu trong ngân hàng. Tuy nhiên trong năm 2016 thì tốc độ tăng trưởng của khoản vay dài hạn lại tăng nhanh hơn khoản vay ngắn hạn. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã tập trung và chú trọng hơn vào khoản mục vay trung và dài hạn vì nóđem lại lợi nhuận cao, nhưng bên cạnh đó đây cũng là khoản mục mang lại nhiều rủi ro nhất. Do đó ngân hàng cần phải có chính sách, biện pháp giảm thiểu rủi ro và siết chặt việc thu hồi nợ đúng thời hạn để vốn quay vòng của ngân hàng không bị ảnh hưởng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.1.2 Doanh số thu nợ KHCN theo kì hạn

Bảng 2.5 Doanh số thu nợ KHCN theo kì hạn của NH VPBank Bố Trạch giai đoạn 2014-2016

ĐVT: Triệu đồng Chỉ

tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Giá

trị

(%) Giá

trị

(%) Giá trị (%) (+/-) (%) (+/-) (%)

Tổng số

21529 100,00 25798 100,00 35908 100,00 4269 19,83 10110 39,19

-Ngắn hạn

14183 65,88 16623 64,44 22540 62,77 2440 17,20 5917 35,60

- Trung và dài

hạn

7346 34,12 9175 35,56 13368 37,23 1829 24,90 4193 45,70

(Nguồn: Phòng KHCN Ngân hàng VPBank BốTrạch)

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Trung và dài hạn Ngắn hạn

Biểu đồ 2: Doanh số thu nợ KHCN theo kì hạn của NH VPBank Bố Trạch giai đoạn 2014-2016 (triệu đồng)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Doanh số thu nợ (DSTN) phụ thuộc vào cách thức thu hồi lãi và gốc của ngân hàng. Cũng như đa phần các ngân hàng, trong phần lớn hợp đồng tín dụng thì ngân hàng VPBank BốTrạch thực hiện thu một phần lãi và gốc.

Qua bảng số liệu cho ta thấy xu hướng chung là doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao hơn hết và tăng lên qua 3 năm. Năm 2014 DSTN ngắn hạn là 14183 triệu đồng chiếm 65,88%, năm 2015 là 16623 triệu đồng chiếm 64,44% và năm 2016 là 22540 triệu đồng chiếm 62,77%. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 2440 triệu đồng hay tăng17,20%; năm 2016 so với năm 2015 tăng5917 triệu đồng hay tăng35,60%.

DSTN năm 2014 là khá thấp điều này có thểlí giải là do đầu năm 2014 chi nhánh đã nhận chỉthị từ ngân hàng nhà nước vềviệc hạn chếcho vay do tình hình lạm phát tăng cao, nhiều hợp đồng ngắn hạn thực hiện vào 6 tháng cuối năm chưa đến hạn trảnợ nên DSTN năm 2014 không cao.Bên cạnh đó, chi nhánh còn thực hiện cơ cấu lại thời gian trảnợcho một sốkhách hàng gặp khó khăn tạm thời.

Thông thường thì ngân hàng chú trọng vào khoản mục cho vay ngắn hạn nhiều hơn vì nó hạn chế được rủi ro, vì thế mà tỉ trọng thu nợ trung và dài hạn thấp hơn so với ngắn hạn. Một nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với doanh số thu nợ ngắn hạn là do thời hạn cho vay kéo dài nên trong khoản thời gian này chưa đến hạn thu hồi.

Năm 2014 doanh số thu nợ trung và dài hạn là 7346 triệu đồng, năm 2015 là 9175 triệu đồng và năm 2016 là 13368 triệu đồng. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 1829 triệu đồng hay tăng 24,90%; năm 2016 so với năm 2015 tăng 4193 triệu đồng hay tăng45,70%.

2.2.1.3 Dư nợ cho vay KHCN theo kì hạn

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay KHCN theo kì hạn của NH VPBank Bố Trạch giai đoạn 2014-2016

ĐVT: Triệu đồng Chỉ

tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng

số

15774 100,00 24304 100,00 34599 100,00 8530 54,08 10295 42,36 Ngắn

hạn

7876 49,93 11877 48,87 16526 47,76 4001 50,80 4649 39,14 Trung

và dài hạn

7898 50,17 12427 51,13 18073 52,24 4529 57,34 5646 45,43

(Nguồn: Phòng KHCN Ngân hàng VPBank BốTrạch)

Trường Đại học Kinh tế Huế

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Trung và dài hạn Ngắn hạn

Biểu đồ 3: Dư nợ cho vay KHCN theo kì hạn của NH VPBank Bố Trạch giai đoạn 2014-2016 (triệu đồng)

Dư nợcho vay(DNCV) là kết quả để đánh giá sự tăng trưởng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy xu hướng chung là dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn chiếm một tỷtrọng lớn hơn và tăng mạnhqua các năm. Dư nợcho vay ngắn hạn năm 2014 là 7876 triệu đồng, năm 2015 là 11877 triệu đồng và năm 2016 là 16526 triệu đồng. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 8530 triệu đồng hay 54,08%; năm 2016 so với năm 2015 tăng 10295triệu đồng haytăng42,36%.

Dư nợ trung và dài hạn năm 2014 là 7898 triệu đồng chiếm 50,17%, năm 2015 là 12427 triệu đồng chiếm 51,13% và năm 2016 là 18073 triệu đồng chiếm 52,24%. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 4529 triệu đồng hay tăng 57,34%; năm 2016 so với năm 2015tăng5646 triệu đồng hay tăng45,43%. Dư nợcho vay trung, dài hạn cũng rất lớn vì các khoản vay trung, dài hạn có kì hạn kéo dài trên 1 năm nên khách hàng trả một phần nợ gốc và lãi khiến cho thời gian trảnợ được kéo dài ra vì vậy mà dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng lên qua các năm. Với phong cách năng động, nhạy bén và biết cách điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh chi nhánh đã thu được nhiều kết quảkhảquan, nâng cao mức cạnh tranh so với các ngân hàng quốc doanh trên địa bàn. Dư nợchính là nguồn thu lợi nhuận của ngân hàng chính do đó dư

Trường Đại học Kinh tế Huế

nợ càng cao thì qui mô tín dụng của chi nhánh càng lớn. Tuy nhiên chi nhánh cũng cần quan tâm đến chất lượng tín dụng để đảm bảo mức dư nợ cao nhưng vẫn thu hồi được và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

2.2.2 Tình hình cho vay KHCN theo đối tượng tại VPBank Bố Trạch giai