• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nâng cao hiệu quả cho vay nói chung và cho vay đối với KHCN nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường, nó không chỉ là vấn đề sống còn của NHTM mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Việc củng cốvà hoàn thiện nâng cao hiệu quảhoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân là một vấn đề đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc.

Với mục tiêu trở thành một trong năm ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong ba ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017 ,Ngân hàng VPBank không ngừng nâng cao hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, công nghệhiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghềnghiệp và chuyên môn cao .VPBank BốTrạch vẫn đang từng bước hoàn thiện mình, định hướng tiếp tục giữvịthếdẫn đầu trong hệthống NHTMCP tại Việt Nam, rút ngắn khoảng cách vềquy mô với các NHTMNN. VPBank BốTrạchđang xây dựng kếhoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao vềtổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng... gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành. Bên cạnh yếu tố tăng trưởng,VPBank cũng rất chú trọng vấn đề ổn định, an toàn và hiệu quảtrong hoạt động. Ngân hàng đang hướng dần công tác quản trị và điều hành theo các chuẩn mực quốc tế. Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng hoàn toàn phù hợp vớiđịnh hướng của toàn ngành ngân hàng, sẵn sàng cho thời kỳhội nhập kinh tếkhu vực và thếgiới.

2. Kiến nghị.

Kiến nghị đối với Nhà nước

Để đẩy mạnh phát triển hoạt động của Ngân hàng thì không chỉ có cố gắng nỗ lực của riêng phía Ngân hàng mà cần có sựhỗ trợ tích cực của Nhà nước. Đặc biệt là trong hoạt động cho vay tiêu dùng bởi nếu hoạt động này phát triển thì Nhà nước cũng là đối tượng nhận được nhiều lợi ích từsựphát triển đó, vì vậy Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi đểhoạt động này ngày càng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

- Nhà nước cần thực hiện các biện pháp nhằm ổn định môi trường vĩ mô (kinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

tế –chính trị –xã hội) thông qua việc thực hiện các biện pháp nhằm ổn định chính trị, xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, tăng cường đầu tư, chuyển đổi cơ cấu kinh tếmột cách hợp lý nhằm mục tiêuổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức có lợi cho nền kinh tế. Việc Nhà nước tạo ra một môi trường kinh tế – chính trị – xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư, khiến cho khả năng tích lũy và tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng lên, thúc đẩy mạnh mẽ tăng cầu vềtiêu dùng. Bên cạnh đó, sự ổn định giúp cho các thành phần kinh tế yên tâm sản xuất kinh doanh tạo ra hàng hóa, dịch vụcho xã hội.

- Nhà nước cần thực hiện các biện pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷtrọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷtrọng nông nghiệp trong GDP. Chuyển dịch phân bố dân cư theo hướng tăng tỷlệ dân cư ởthành thịgiảm tỷlệnàyởnông thôn.

Chuyển lao độngởnhững ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao, giảm tỷlệthất nghiệp tăng mức sống dân cư, từ đó tạo ra cầu hàng hóa, dịch vụ.

- Nhà nước cần có văn bản quy định hướng tới các Bộ, Ngành, Tổng Công ty, các Doanh nghiệp vềviệc xác nhận cho cán bộcông nhân viên thuộc đơn vịmình vay vốn tín dụngở các Ngân hàng thương mại. Tránh tình trạng gây khó dễcho CBCNV hoặc quá dễ dãiđểhọxin xác nhận nhiều lần đi vay ởnhiều nơi, gây rủi ro cho Ngân hàng.

- Nhà nước cần phối hợp với các Ngân hàng trong việc đào tạo nguồn nhân lực.

Ngành Ngân hàng đòi hỏi CBCNV có trình độcao, luôn luôn cập nhật và bổsung kiến thức cho mình thì mới có thểtheo kịp với sự thay đổi của công nghệ.Công nghệ, nghiệp vụ Ngân hàng thường là sự ứng dụng của nước ngoài vào hoạt động, vì vậy Nhà nước cần chú trọng tới việc đầu tư công nghệ cho các Ngân hàng thông qua việc cấp Ngân sách Nhà nước cử cán bộ Ngân hàng đi học tập ở nước ngoài. Đồng thời, đầu tư cho giáo dục trong nước thông qua việc đầu tư cho các trường có đào tạo chuyên ngành Ngân hàng, tạo điều kiện nâng cao trìnhđộcủa cán bộNgân hàng nói chung.

Kiến nghị đối với ngân hàng Việt Nam thịnh vượng VPBank Việt Nam - Tích cực tham gia thị trường liên ngân hàng, tìm kiếm các nguồn vốn rẻ, đặc biệt là vốn ngoại tệ đểhỗtrợ và điều hòa vốn cho các ngân hàng cơ sở.

- Khuyến khích các chi nhánh tìm kiếm các nguồn vốn ngoại tệtừcác dự án đầu

Trường Đại học Kinh tế Huế

tư nước ngoài.

- Thực hiện tổng kết công tác tín dụng qua các năm, đúc rút kinh nghiệm qua - thực tiễn và tổng hợp lại thành những bài học, phổ biến trong toàn ngành để hoạt động tín dụng thực sự có bài bản, từ đó nâng cao cả về số lượng và chất lượng của công tác này trong thời gian tới.

- Có các văn bản, chế độ hướng dẫn đầy đủ, kịp thời và chính xác nghiệp vụ tín dụng để làm cơ sở và căn cứ cho các chi nhánh thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tín dụng. Đồng thời quy trình tín dụng phải được giảm bớt, thuận tiện cho cả ngân hàng và khách hàng.

- Các chương trình đào tạo đôi ngũ cán bộtín dụng cần được tổchức hàng năm vềkiến thức pháp luật, kỹthuật thẩm định, marketing…

- Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ Ngân hàng, đặc biệt là cán bộtín dụng để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng hoạt động cho vay nói riêng.

Kiến nghị đối vi ngân hàng VPBank BTrch

- Mởrộng tín dụng có hiệu quảvà phù hợp với quy định của pháp luật, áp dụng lãi suất hợp lý, xửlý các vướng mắc vềtrảnợ vay và tiếp cận tín dụng ngân hàng của các tổchức, cá nhân. Rà soát và sửa đổi cho phù hợp thực tiễn về các cơ chế cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay..., tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

- Tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

Việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng giúp nâng cao lợi nhuận trong tương lai bằng cách triển khai những sản phẩm và dịch vụ mới, xâm nhập những thị trường mới và đa dạnh hoá hơn những thị trường và dịch vụ mới bằng cách nắm những sản phẩm gì có thể bán ra thị trường, những sản phẩm gì NH đang có và cảnhững sản phẩm gì NH chưa có nhưng có khả năng làm được để có thểtham gia vào thị trường.

- Sốkhách hàng vay tiêu dùng rất lớn, không ít trường hợp người vay không trả được nợ vì những lý do như gặp thiên tai, bệnh tật hoặc nghỉ việc. Vì thế, để tránh những rủi ro bất khảkháng NH nên mua bảo hiểm đối với các khoản vay có rủi ro cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- NH nên kết hợp với ban lãnh đạo, công đoàn các cơ quan, các doanh nghiệp để có thông tin qua lại về hoạt động của người vay, qua đó quản lý chặt chẽtình hình thanh toán nợcủa KH.

- Giám sát và đánh giá khách hàng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; thực hiện giám sát diễn biến các khoản tín dụng trong những điều kiện kinh tếbình thường, cũng như các tình huống xấu nhất để phát hiện sớm và xửlý các khoản nợ có vấn đề;

đo lường rủi ro đối với các khoản tín dụng cũng như của toàn bộ danh mục tín dụng đồng thời cũng thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Thực hiện đúng quy trình, nghiệp vụ từ khi xét duyệt cho vay tới khi thu hồi nợ, xửlý nợ. Luôn coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát tại các tổtín dụng, thậm chí nội bộ chi nhánh nên tổ chức các đoàn kiểm tra chéo, thực tế việc tổ chức kiểm tra chéođã cho kết quảtích cực.

- Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố góp phần giúp cho NH ra quyết định có cho vay hoặc đầu tư hay không. Các thông tin từ phía KH cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy CBTD không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp mà cần phải nắm bắt, xửlý các thông tin về mọi vấn đề liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn vềkhách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độxửlý, ra quyết định cho vay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1. PGS-TS. Phan Thị Cúc. 2008. Giáo trình tín dụng ngân hàng. TPHCM: NXB Thống Kê.

2. GS-TS Lê Văn Tư. 2005. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài Chính.

3. TS. Nguyễn Thị Phương Liên, Nguyễn Văn Thanh, PGS-TS Đinh Văn Sơn.

2003. Tiền tệvà ngân hàng. TPHCM: NXB Thống Kê.

4. EDWard W.Reed PH.D, EDWard K.Gill PH.D. 2004. Ngân hàng thương mại.

TPHCM: NXB Thống Kê.

5. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/20005 về phân loại nợ, trích lập và sửdụng dựphòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổchức tín dụng do NHNN ban hành, định nghĩa: “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộnợgốc và/ hoặc lãiđã quá hạn”.

6. Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh-TP Hồ Chí Minh” – Tác giảHuỳnh Nguyễn Đức Huy –Khoa Kinh TếTài chính-Ngân hàng – Trường Đại học Kinh TếTP.HồChí Minh

7. Đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hà Nội” – Tác giả Nguyễn Hoàng Tùng Sơn – Đại học Công nghệ Thành phốHồChí Minh.

8. Đềtài:“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa”–Tác giả Đoàn ThịHồng Dung–Khoa Tài chính-Ngân hàng– Trường Đại học Lạc Hồng.

9. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2014-2015-2016 của NH VPBank BốTrạch

10. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thống kê 11. Nguyễn Minh Kiều, 2005, Nghiệp vụngân hàng, Nhà xuất bản thống kê 12. Kotler,P,(2000), Marketing Managament, International Edition, Prentice – Hall

13. Yi,Y,(1990), A critical review of consumer satisfaction, Review of Marketing 1990

14. Một sốtài liệu liên quan khác.

Trường Đại học Kinh tế Huế