• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh Bố Trạch

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ

2.1. Giới thiệu chung về Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank và chi nhánh

2.1.1. Tổng quan về Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank

2.1.2.5 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh Bố Trạch

Loại tiền vay: VND

Phươngthức trả nợ:cho vay theo món (lãi trả định kỳhàng tháng, gốc trả định kỳhàng tháng, 2 tháng hoặc 3 tháng).

Lợi ích :

Thời gian, thủtục nhanh chóng,đơngiản

Được sự tư vấn chuyên nghiệp của các chuyên viên quan hệ khách hàng về phươngán kinh doanh

2.1.2.5 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh

Về tài sản

Qua bảng 2.1 ta thấy tổng tài sản của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Tổng tài sản của ngân hàng trong năm 2014 là 50227 triệu đồng, năm 2015 là 70632 triệu đồng và năm 2016 là 95435 triệu đồng ; năm 2015 so với năm 2014 tăng 20405 triệu đồng hay tăng 40,63%; năm 2016 so với năm 2015 tăng 24803 triệu đồng hay tăng 35,12% .Sỡ dĩ tăng mạnh như vậy là nhờ chi nhánh hoạt động có hiệu quả, sức mạnh tài chính ngày càng tăng phù hợp với hoạt động ngày một lớn hơn của ngân hàng và nhu cầu của khách hàng.

Khoản mục cho vay các tổ chức kinh tế (TCKT) và cá nhân chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng và có xu hướng ngày càng tăng .Vì cho vay là hoạt động kinh doanh tạo ra nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Cho vay các TCKT và cá nhân năm 2014 là 27303 triệu đồng, năm 2015 là 30102 triệu đồng và năm 2016 là 40507 triệu đồng. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 2799 triệu đồng hay tăng 10,25%; năm 2016 so với năm 2015 tăng 10405 triệu đồng hay tăng 34,57%. Sỡ dĩ có sự tăng trưởng mạnh như vậy là do trong những năm gần đây chi nhánh đã vàđang mở rộng địa bàn và mở rộng cho vay các thành phần kinh tế nhất là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Khoản mục vốn điều chuyển trong hệ thống chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 trong tổng tài sản của ngân hàng .Vốn điều chuyển trong hệthống năm 2014 là 20402 triệu đồng, năm 2015 là 31305 triệu đồng và năm 2016 là 35705 triệu đồng . Năm 2015 so với năm 2014 tăng 10903 triệu đồng hay tăng 53,44%; năm 2016 so với năm 2015 tăng 4400 triệu đồng haytăng 14,06%. Việc định giá vốn điều chuyển chính xác rất quan trọng trong việc xác định đúng khả năng sinh lời của từng đơn vịkinh doanh, từng loại sản phẩm dịch vụ, theo từng khách hàng…Ngoài ra kết quảphân tích vốn điều chuyển có thể giúp xác định bộphận nào tạo ra nhiều lợi nhuận nhất trong báo cáo lỗ, lãi.

Bên cạnh đó vốn thanh khoản (vốn khảdụng) tại đơn vị cũng có xu hướng tăng dần về giá trị qua các năm. Năm 2014 vốn thanh khoản tại đơn vị là 1407 triệu đồng, năm 2015 là 5109 triệu đồng và năm 2016 là 12809 triệu đồng. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 3702 triệu đồng hay tăng 63,11%; năm 2016 so với năm 2015 tăng 7700 triệu đồng hay tăng 50,71%. Điều này cho thấy rằng vốn khả dụng của ngân hàng đã

Trường Đại học Kinh tế Huế

tăng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho khách hàng khi cần thiết, từ đó nâng cao được uy tín, vịthếvững chắc cho ngân hàng.

Tiền gửi tại các tổchức tín dụng cũng tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2014 là 109 triệu đồng, năm 2015 là 209 triệu đồng và năm 2016 là 408 triệu đồng. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 100 triệu đồng hay tăng 91,74%; năm 2016 so với năm 2015 tăng199 triệu đồng hay tăng95,22%.

Vốn thanh khoản cùng với tiền gửi tại các tổchức tín dụng có thểcoi hai chỉ tiêu này là dự trữ của ngân hàng .Tuy nhiên những khoản tiền này thường không sinh lời hoặc sinh lời thấp nhưng ngân hàng phải trả một khoản chi phí cho việc huy động lượng tiền này .Do vậy ngân hàng cần xem xét tỷ lệdự trữ phù hợp vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa tránh tình trạng lãng phí vốn.

Tài sản có khác bao gồm trang thiết bị và vật liệu như máy tính, lãi và phí phải thu từ hoạt động tín dụng…giá trị của tài sản này cũng tăng lên qua 3 năm. Cụ thể, năm 2014 là 502 triệu đồng, năm 2015 là 903 triệu đồng và năm 2016 là 1503 triệu đồng. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 401 triệu đồng hay tăng 79,88%; năm 2016 so với năm 2015tăng600 triệu đồng hay tăng66,45%.

Mặt khác, giá trị đầu tư tài sản cũng tăng lên qua 3 năm .Năm 2014 đầu tư tài sản là 504 triệu đồng, năm 2015 là 3004 triệu đồng và năm 2016 là 4503 triệu đồng.

Năm 2015 so với năm 2014 tăng 2500 triệu đồng hay tăng496,03%; năm 2016 so với năm 2015 tăng 1.499 triệu đồng hay tăng 49,90% .Điều đó cho thấy ngân hàng cũng rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sởvật chất, kỹthuật và đầu tư máy móc thiết bị.

Về nguồn vốn

Đối với bất kì đơn vị sản xuất kinh doanh nào thì vốn là một trong những điều kiên tiên quyết không thểthiếu, đặc biệt là đối với các tổchức tín dụng.

Nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng lên qua 3 năm. Năm 2014 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 50227 triệu đồng, năm 2015 là 70632 triêu đồng và năm 2016 là 95435 triệu đồng. Năm 2015 so với năm 2014tăng 20405 triệu đồng hay tăng 40,63%; năm 2016 so với năm 2015 tăng 24803 triệu đồng hay tăng 35,12%. Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh cũng tăng trưởng theo chiều hướng tốt đã làm cho uy tín, hìnhảnh cũng như chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tiền gửi của các tổchức kinh tế (TCKT) và cá nhân có xu hướng tăng dần vềgiá trịvà tỷtrọng qua cácnăm. Cụthể năm 2014 là 47209 triệu đồng, năm 2015 là 64808 triệu đồng và năm 2016 là 84409 triệu đồng. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 17599 triệu đồng hay tăng 37,28%; năm 2016 so với năm 2015 tăng 19601 triệu đồng hay tăng 30,24%. Sỡ dĩ có sự tăng trưởng mạnh như vậy là nhờvào sựlãnhđạo sáng suôt của cấp trên và sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên nên chi nhánh đã thu hút được một lượng lớn tiền gửi của các TCKT và cá nhân, đảm bảo an toàn và tạo được sự tin tưởng, sựphản hồi tốt từphía khách hàng.

Trong khi tiền gửi của các TCKT và cá nhân có xu hướng tăng thì khoản mục phát hành giấy tờ có giá lại có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2015 so với năm 2014 giảm 695 triệu đồng hay giảm 30,11%; năm 2016 so với năm 2015 giảm 292 triệu đồng hay giảm 18,10%.

Qua những sốliệu thực tếcho thấy rằng người dân đãđặt niềm tin vào ngân hàng nhiều hơn, không còn muốn nắm giữ tiền mặt nhiều và thể hiện được rằng công tác huy động vốn của ngân hàng đã có nhiều khởi sắc.

Bên cạnh đó tài sản nợ khác của ngân hàng bao gồm các khoản phải trảcho bên ngoài, các khoản phải trả nội bộ, lãi và phí phải trả...cũng tăng lên qua 3 năm .Năm 2014 tài sản nợ khác là 710 triệu đồng, năm 2015 là 4211 triệu đồng và năm 2016 là 9.705 triệu đồng. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 3501 triệu đồng hay tăng 493,10%;

năm 2016 so với năm 2015 tăng5494 triệu đồng hay tăng130,47% .Ngân hàng TMCP Quốc tế- Chi nhánh Huế đã tận dụng hiệu quảnguồn lực cũng như uy tín của mình để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nói tóm lại, tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng trong những năm qua có sự thay đổi theo chiều hướng hiệu quả và phát triển bền vững.

b, Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBank chi nhánh Bố Trạch giai đoạn 2014-2016

Trong nền kinh tế thị trường, các NHTM cũng như mọi doanh nghiệp khác luôn lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo hiệu quảkinh doanh của mình, đồng thời thông qua hoạt động của ngân hàng để đánh giá một cách khái quát tình hình phát triển kinh tếxã hội trên địa bàn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngân hàng VPBank–Chi nhánh Bố Trạch là một trong những ngân hàng TMCP có kết quả hoạt động kinh doanh tốt trong thời gian qua .Chi nhánh đã nhanh chóng quán triệt và thực hiên đúng đắn các chủ trương, chính sách của Nhà Nước, của Tỉnh.

Từ đó tiến hành các hoạt động tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội của đất nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng.

Tuy mới đi vào hoạt động nhưng ngân hàng đã có những nổ lực nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng do đó chi nhánh đã tạo lập được uy tín ngày càng vững chắc trong lòng khách hàng .Với kết quảkinh doanh không ngừng tăng lên trong thời gian qua .Chi nhánh đã và đang khẳng định hình ảnh, vị thếcủa mình so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Chúng ta đi vào phân tích bảng sốliệu đểcó thểthấy kết quảmà chi nhánh đạt được trong3 năm qua:

Bảng 2.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của NH VPBank chi nhánh Bố Trạch giai đoạn 2014-2016

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

2015/2014 2016/2015

(+/-) (%) (+/-) (%) 1. Tổng doanh thu

15.855 20.213 35.967 4.358 27,49 15.754 77,94 2. Tổng chi phí

14.784 16.469 28.845 1685 11,40 12.376 95,11 3. LN trước thuế

1.071 3.744 7.122 2.673 249,58 3.378 90,22 4. ThuếTNDN

290 1.010 2.957 720 248,28 1947 192,77

5. LN sau Thuế

781 2.734 4.165 1.953 250,06 2.431 52,34 (Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp NH VPBank chi nhánh BốTrạch)

Về doanh thu

Qua số liệu trên ta thấy tổng thu nhập của chi nhánh tăng lên qua 3 năm. Năm 2014 tổng thu nhập là 15.855 triệu đồng, năm 2015 là 20.213 triệu đồng và năm 2016

Trường Đại học Kinh tế Huế

là 35.967 triệu đồng. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 4.358 triệu đồng hay tăng 27,49%; năm 2016 so với năm 2015 tăng 15.754 triệu đồng hay tăng 77,94%. Có thể nói thu nhập của chi nhánh tăng lên đáng kể qua các năm chứng tỏ chi nhánh đã có những chính sách hoạt động và quản lý rất có hiệu quả.

Về chi phí

Ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ nên đểcó vốn cho vay thì ngân hàng cũng phải tiến hành huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế .Bên cạnh việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả thu nhập cao thì việc giảm thiểu tới mức thấp nhất chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh luôn được chú trọng .Hoạt động chủyếu của ngân hàng là “đi vay để cho vay” nên chi phí chủ yếu là số tiền phải trả cho hoạt động huy động vốn, tức là trả lãi tiền gửi, tiền vay .Khoản mục này luôn chiếm tỷtrọng lớn nhất trong tổng chi phí.

Tổng chi phí năm 2014 là 14.784 triệu đồng, năm 2015 là 16.469 triệu đồng và năm 2016 là 28.845 triệu đồng. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 1685 triệu đồng hay tăng 11,40%; năm 2016 so với năm 2015 tăng12.376 triệu đồng hay tăng95,11%. Qua đó có thểnhận thấy rằng chi nhánh đã có nhiều cốgắng trong việc thu hút nguồn tiền gửi từcác cá nhân, tổchức, doanh nghiệp bằng các chính sách lãi suất phù hợp.

Về lợi nhuận

Lợi nhuận là sốtiền thu được từchênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí, mức chênh lệch càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn. Trong 3 năm qua cùng với sự gia tăng vềthu nhập thì lợi nhuận của chi nhánh cũng liên tục tăng lên.

Thời gian đầu do mới thành lập nên chi nhánh chưa có nhiều khách hàng, đến năm 2015 lượng khách hàng đến với chi nhánh nhiều hơn do vậy lợi nhuận trước thuế cũng tăng lên nhanh, cụ thể năm 2014 là 1.071 triệu đồng, năm 2015 là 3.744 triệu đồng và năm 2016 là 7.122 triệu đồng. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 2.673 triệu đồng hay tăng 249,58%; năm 2016 so với năm 2015 tăng 3.378 triệu đồng hay tăng 90,22%.

Thị trường tiền tệ năm 2016khá sôi động với những diễn biến mạnh và phức tạp vềlãi suất, tỷgiá ngoại tệ, giá vàng và thanh khoản cuối năm. Trong bối cảnh đó, ngay từ đầu năm 2016 VPBank BốTrạch đã chủ động triển khai các chương trình, dựán và

Trường Đại học Kinh tế Huế

giải pháp cho việc triển khai chiến lược kinh doanh như mô hình bán hàng và dịch vụ mới, diện mạo công sở mới, sản phẩm và dịch vụ được nâng cấp, quy trìnhđược thiết kếhợp lý hơn, tinh thần và thái độ phục vụkhách hàng của cán bộcông nhân viên(CB CNV) được nâng cao…nhờ vậy mà lợi nhuận trước thuế năm 2016 của VPBank ở mức khá cao.

Lợi nhuận sau thuếcủa chi nhánh năm 2014 là 781 triệu đồng, năm 2015 là 2.734 triệu đồng và năm 2016 là 4.165 triệu đồng. Năm 2015 so với năm 2014 tăng 1.953 triệu đồng hay tăng 250,06%; năm 2016 so với năm 2015 tăng 2.431 triệu đồng hay tăng 52,34% .Đối với một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ cũng như ngân hàng thì mức chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu lợi nhuận .Nắm bắt rõ vấn đề này nên trong thời gian qua chi nhánh luôn chú trọng đến việc điều chỉnh và đưa ra các chính sách lãi suất phù hợp với từng giai đoạn, từng trường hợp cụ thể. Do vậy sự gia tăng về lợi nhuận của chi nhánh trong 3 năm qua là rất hợp lý.

Nhìn chung Ngân hàng VPBank BốTrạchđã vàđang khẳng định được uy tín của mình bằng những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh. Đó là kết quảcủa sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh trong thời gian qua.

c, Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Bố Trạch giai đoạn 2014-2016

Trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều, các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh ngày càng được mở rộng và phát triển vì thế nhu cầu về vốn cho vay ngày càng tăng. Để có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân đòi hỏi các ngân hàng phải có nguồn vốn tương xứng có thể đủ cho vay. Qua hơn 3 năm hoạt động, ngân hàng VPBank BốTrạch đã mở rộng công tác huy động tiền gửi từ các đối tượng khác nhau để đảm bảo nhu cầu kinh doanh của chi nhánh. Mặc dù trong thời gian qua tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động do tác động của nền kinh tếthế giới nhưng công tác huy động vốn tại chi nhánh vẫn khá ổn định, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn tăng trưởng qua từng năm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng .

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.3 : Tình hình huy động vốn tại VPBank Bố Trạch giai đoạn 2014-2016 Đvt:triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2014

Năm 2015

Năm 2016

So sánh 2015/2014

So sánh 2016/2015 Tuyệt

đối

Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) Tổng nguồn vốn

huy động 49517 66421 85730 16904 34,14 19309 29,07

Tiền gửi của dân

cư 34.012 60.87

5 75.327 26863 78,98 14452 23,74

Tiền gửi của các

TCKT 13197 3933 9082 -9264 -70,20 5149 130,92

Phát hành giấy tờ

có giá 2308 1613 1321 -695 -30,11 -292 -18,10

(Nguồn: Phòng Dịch vụkhách hàng Ngân hàng VPBank chi nhánh BốTrạch) Năm 2014 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh là 49517 triệu đồng, năm 2015 là 66421 triệu đồng và năm 2016 là 85730 triệu đồng. Năm 2015 so với năm 2014tăng 16904 triệu đồng hay tăng 34,14%; năm 2016 so với năm 2015 tăng 19309 triệu đồnghay tăng 29,07%.

Qua bảng sốliệu 2.3 ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thì tỷ trọng vốn huy động từ dân cư là khá lớn và có tốc độ tăng trưởngổn định qua các năm.

Năm 2014 tiền gửi của dân cư là 34.012 triệu đồng, năm 2015 là 60.875 triệu đồng và năm 2016 là 75.327 triệu đồng;năm 2015 so với năm 2014 tăng26863 triệu đồng hay tăng78,98%; năm 2016 so với năm 2015 tăng14452 triệu đồng hay tăng23,74%. Qua 3 năm ta thấy xu hướng tiết kiệm trong dân cư đang ngày càng gia tăng, nguyên nhân là do trong tình hình kinh tế khó khăn, người dân có xu hướng tiết kiệm đề phòng những rủi ro trong cuộc sống hơn là chi tiêu nhiều. Thêm vào đó, ngân hàng VPBank Bố Trạch cũng đã có những chính sách phù hợp nhằm phát huy công tác huy động tiền gửi trong khu vực dân cư nên lượng vốn trong khu vực này đang có chiều hướng gia tăng rõ rệt.

Năm 2014 là một năm đầy biến động của nền kinh tế trong nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh nói riêng. Lạm phát tăng cao trong năm 2014 cộng với giá vàng,

Trường Đại học Kinh tế Huế

giá ngoại tệ liên tục tăng cao đã gây tâm lý hoang mang cho người dân.Vì thế lượng tiền gửi tiết kiệm trong dân chúng không cao, người dân ít gửi tiền vào ngân hàng mà dùng tiền mua vàng, ngoại tệ để đầu cơ. Ngoài ra, cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng lớn trên cùng địa bàn trong năm 2014 đã thu hút một lượng khách hàng đáng kể của chi nhánh. Năm 2015 tình hình kinh tế có phần ổn định hơn, lạm phát đã được kiểm soát, cơn sốt tỷ giá và giá vàng cũng dần hạ nhiệt. Tuy nhiên từ tháng 7 đến tháng 11, các ngân hàng thương mại trên địa bàn liên tục tăng lãi suất huy động VND, tập trung từcác kỳhạn dài và dồn ép các kỳhạn ngắn. Mức lãi suất cao nhất lần lượt tạo các “đỉnh 9%, 10% và đỉnh điểm lên đến 10,5%/năm.Khái niệm “đường cong lãi suất” bị xóa nhòa khi nhiều thành viên áp thống nhất một mức cao cho hầu hết các kỳ hạn. Trước tình hìnhđó, ngân hàngVPBank BốTrạch đã có những phương án đối phó hiệu quả như tăng cường các công tác chăm sóc khách hàng nhằm giữchân các khách hàng truyền thống, mặt khác tăng lãi suất huy động để thu hút thêm khách hàng mới.

Kết quả là tổng vốn huy động trong dân cư tại chi nhánh tăng lên đáng kể trong năm 2015.

Nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế biến động thất thường qua 3 năm.Việc phát hành giấy tờ có giá (GTCG) được thực hiện vào các thời điểm chi nhánh cần vốn để bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Với hình thức này, chi nhánh có thể linh hoạt huy động vốn giải quyết mọi nhu cầu vốn tức thời. Phát hành GTCG tại chi nhánh bao gồm: phát hành kỳ phiếu, phát hành trái phiếu và phát hành các GTCG khác (chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi).Công tác huy động vốn thông qua việc phát hành giấy tờ có giá tại chi nhánh có xu hướng giảm qua 3 năm. Cụ thể năm 2014 chi nhánh huy động được 2308 triệu đồng từ phát hành GTCG, năm 2015 lượng huyđộng được là 1613 triệu đồng giảm 695 triêu đồng, tương ứng giảm 30,11%. Qua năm 2016 lượng huy động là 1321 triệu đồng giảm 292 triệu đồng, tươngứng giảm 18,10%. Nguyên nhân là do trong năm 2014 chi nhánh mới thành lập chưa lâu nên tình hình huy động vốn vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tín dụng tại chi nhánh, mặt khác do tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao .Sang năm 2015 và năm 2016 do tình hình huy động vốn bằng các phương thức khác đã cải thiện hơn và tình hình kinh tếkháổn định nên lượng huy động vốn từphát hành GTCG có xu hướng giảm.Mặt khác vào năm 2016các GTCG đã phát hành trong các năm trước đáo hạn nên có sựsuy giảm vềmặt giá trị.

Trường Đại học Kinh tế Huế