• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá hiệu quả tuyển dụng thông qua chỉ số KPI tuyển dụng

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG

2.2. Đánh giá công tác tuyển dụng nhân lực của Công ty TNHH thương mại tổng hợp

2.2.4. Đánh giá hiệu quả tuyển dụng thông qua chỉ số KPI tuyển dụng

Tuy nhiên cách thức tuyển chọn của Công ty vẫn chưa được hoàn chỉnh, Công ty mới chỉ tuyển chọn ứng viên qua hình thức phỏng vấn mà chưa có hình thức kiểm tra trắc nghiệm để kiểm tra chi tiết hơn nữa. Đôi khi quá trình phỏng vấn không phản ánh hết trình độ của ứng viên mà làm khảo sát trắc nghiệm lại phản ánh khách quan hơn về ứng viên thì chưa được Công ty sử dụng. Các bước tuyển dụng dừng lại ngay sau khi ứng viên được nhận vào làm việc mà Công ty lại không cho họ cơ hội hội nhập vào môi trường làm việc mới dẫn đến nhiều sai sót xảy ra trong quá trình làm việc.

những yếu tố này đã góp phần tạo thêm sự hấp dẫn cho các công việc tại Công ty, thu hút lượng hồ sơ nộp vào để ứng tuyển.

Tỷ lệ hoàn thành số lƣợng ứng viên

Bảng 2. 11. Bảng thể hiện tỷ lệ hoàn thành số lượng ứng viên Năm Tổng số hồ sơ

mong muốn (bộ)

Tổng số hồ sơ nhận đƣợc (bộ)

Tỷ lệ hoàn thành số lƣợng ứng viên (%)

2017 100 123 123

2018 130 177 136,2

2019 153 233 152,3

(Nguồn: Phòng Nhân sự của Công ty) Trong 3 năm vừa qua, tổng số hồ sơ nhận được và tổng số hồ sơ mong muốn đều tăng lên. Tổng số hồ sơ nhận được đều cao hơn tổng hồ sơ mong muốn nên tỷ lệ hoàn thành số lượng ứng viên đều trên 100%. Cụ thể năm 2017, tổng hồ sơ nhận được là 123 bộ trong khi đó tổng số hồ sơ mong muốn là 100 bộ, có nghĩa là số hồ sơ nhận được nhiều hơn 23 bộ và có tỷ lệ hoàn thành số lượng ứng viên là 123%. Năm 2018, tổng hồ sơ nhận được là 177 bộ, tổng số hồ sơ mong muốn là 130 bộ, tức là hồ sơ nhận được nhiều hơn 47 bộ và tỷ lệ hoàn thành số lượng ứng viên là 136,2%. Đến năm 2019, tổng số hồ sơ nhận được là 233 bộ trong khi đó tổng số hồ sơ mong muốn chỉ có 153 bộ, tức hồ sơ nhận được nhiều hơn 80 bộ và tỷ lệ hoàn thành ứng viên là 152,3%.

Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu

Bảng 2. 12. Bảng tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu Năm Tổng số hồ sơ

nhận đƣợc (bộ)

Số lƣợng ứng viên đạt yêu cầu (bộ)

Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu (%)

2017 123 50 40,7

2018 177 65 36,7

2019 233 68 29,2

(Nguồn: Phòng Nhân sự của Công ty)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng trên thì ta nhận thấy, số lượng ứng viên đạt yêu cầu tăng đều qua các năm.

Cụ thể năm 2017, tổng số hồ sơ nhận được là 123 bộ nhưng số lượng ứng viên đạt yêu cầu có 50 bộ tương ứng với tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu là 40,7%. Qua năm 2018, tổng số hồ sơ nhận được là 177 bộ, số lượng ứng viên đạt yêu cầu là 65 bộ, tương ứng với tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu là 36,7%, giảm 4,5 % so với tỷ lệ của năm 2017. Đến năm 2019, tổng số hồ sơ nhận được là 233 bộ, nhưng tỷ lệ đạt yêu cầu chỉ có 68 bộ, tương ứng với tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu là 29,2%, giảm 7,5% so với tỷ lệ của năm 2018.

Tổng số hồ sơ nhận được thì tăng qua mỗi năm, tuy nhiên tỷ lệ số lượng ứng viên đạt yêu cầu thì lại có xu hướng giảm so với tổng số hồ sơ nhận được qua các năm, cho nên dẫn đến tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu giảm. Cụ thể trong năm 2017, tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu cao nhất so với 2 năm tiếp theo, do năm nay Công ty đang trong quá trình đi lên mở rộng quy mô của mình, bắt buộc cần nhiều lao động nên công tác tuyển dụng chưa được thắt chặt, thêm nữa cán bộ tuyển dụng lúc này chưa có nhiều kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót. Đến năm 2019, tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu là thấp nhất, có thể do cán bộ tuyển dụng đã có nhiều kinh nghiệm và tuyển dụng một cách chặt chẽ nghiêm túc hơn, tìm kiếm nhiều nhân viên giỏi hơn cho Công ty mình.

Nhưng ứng viên đạt yêu cầu quá ít so với tổng số hồ sơ nhận được, điều này cho thấy số hồ sơ tuyển dụng vào Công ty hiện nay chưa đạt hiệu quả tốt nhất, Công ty vẫn chưa thu hút được những người có trình độ và khả năng cao hoặc thông báo tuyển dụng chưa nêu rõ yêu cầu của công việc, dẫn đến việc hồ sơ nộp vào thì nhiều mà tỷ lệ đạt yêu cầu lại thấp. Vì vậy Công ty cần phải chú ý hơn nữa trong công tác truyền thông tuyển dụng của mình, để hiệu quả tuyển dụng đạt được mức cao nhất.

Chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng

Bảng 2. 13. Chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng Năm Thời gian tuyển

dụng thực tế (ngày)

Thời gian tuyển dụng mong muốn (ngày)

Chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng

2017 19 14 1,3

2018 16 12 1,3

2019 14 10 1,4

(Nguồn: Phòng Nhân sự của Công ty)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhà tuyển dụng nào cũng luôn muốn rút ngắn thời gian tuyển dụng để tiết kiếm thời gian và tiết kiệm chi phí cho Công ty. Nhưng trong thực tế thì luôn có những yếu tố khách quan và chủ quan tác động làm cho thời gian bị kéo dài ra. Qua 3 năm vừa qua thì thời gian tuyển dụng thực tế của Công ty luôn cao hơn so với thời gian tuyển dụng mong muốn. Chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng qua 3 năm có tăng lên nhưng tăng không đáng kể, thể hiện được là các nhà tuyển dụng đã biết cách rút ngắn được thời gian tuyển dụng.

Trong năm 2017, thời gian tuyển dụng thực tế là 19 ngày trong khi đó thời gian tuyển dụng mong muốn là 14 ngày nên chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng là 1,3.

Qua năm 2018, thời gian tuyển dụng thực tế là 16 ngày, trong khi thời gian tuyển dụng mong muốn là 12 ngày nên chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng ở mức 1,3 không có thay đổi gì so với năm 2017. Đến năm 2019, thời gian tuyển dụng thực tế là 14 ngày trong khi thời gian tuyển dụng mong muốn là 10 ngày, nên chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng là 1,4 tỷ lệ cao hơn 0,1 so với các năm còn lại. Đến nay thì các chuyên viên tuyển dụng của Công ty đã có kinh nghiệm và rút ra được các bài học từ những năm trước cho nên thời gian tuyển dụng thực tế không quá cao so với thời gian tuyển dụng mong muốn.

Chi phí tuyển dụng bình quân cho một ứng viên

Bảng 2. 14. Chi phí tuyển dụng bình quân cho một ứng viên Năm Ngân sách tuyển

dụng ( Triệu đồng)

Số nhân viên mới vào làm việc (người)

Chi phí tuyển dụng bình quân cho 1 nhân viên mới

(Triệu đồng/ người)

2017 3 30 0,1

2018 4 45 0,09

2019 5 68 0,07

(Nguồn: Phòng Nhân sự của Công ty) Ngân sách tuyển dụng hay tổng chi phí tuyển dụng trong năm là tổng số tiền được dùng để phục vụ cho tất cả các đợt tuyển dụng trong năm. Ngân sách tuyển dụng bao gồm chi phí quảng cáo trên các kênh tuyển dụng, chi phí cho hội đồng tuyển dụng, chi phí đi lại, điện thoại, văn phòng phẩm, in ấn…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngân sách dành cho hoạt động tuyển dụng mỗi năm tại Công ty rất thấp, vì một phần chi phí tuyển dụng đã nằm trong quy định về bảng lương thưởng trước đó nên cũng đã giảm đi một lượng chi phí đáng kể, một phần cũng nhờ có các kế hoạch tuyển dụng, các hoạch định chi tiết và kỹ lưỡng mà hiệu quả sử dụng ngân sách dành cho công tác tuyển dụng mỗi năm đều có những thay đổi theo chiều hướng tốt.

Trong năm 2017, Công ty sử dụng 3 triệu đồng cho hoạt động tuyển dụng và tuyển dụng 30 nhân viên vào làm việc, chi phí tuyển dụng trung bình cho 1 nhân viên mới vào khoảng 0,1 triệu đồng/người. Qua năm 2018, ngân sách tuyển dụng tăng lên mức 4 triệu đồng, số nhân viên tuyển được là 45 người tăng 15 người so với năm 2017, chi phí trung bình để tuyển một nhân viên mới lúc này là 0,09 triệu đồng/người.

Đến năm 2019, ngân sách tuyển dụng lên tới 5 triệu đồng, số nhân viên được tuyển là 68 người, tăng lên 23 người so với năm 2018. Chi phí tuyển dụng bình quân cho 1 nhân viên mới của năm này là 0,07 triệu đồng/người.

Từ bảng số liệu trên cho thấy rằng, ngân sách tuyển dụng của Công ty đang sử dụng ngày một hợp lý và hiệu quả hơn. Chi phí tuyển dụng bình quân cho một người đang có xu hướng giảm dần, thể hiện được chi phí tuyển dụng của Công ty đã được hoạch định và sử dụng hiệu quả. Những chi phí không cần thiết được xem xét và hạn chế, giảm chi phí tuyển dụng của Công ty.

Mức độ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng

Bảng 2. 15. Bảng thể hiện mức độ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng Năm Tổng số nhân viên ký hợp

đồng chính thức (người)

Nhu cầu tuyển dụng (người)

Mức độ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng (%)

2017 25 35 71,4

2018 40 50 80

2019 60 60 100

(Nguồn: Phòng Nhân sự của Công ty) Qua bảng 2.15 có thể thấy rằng, trong năm 2017 số nhân viên được chính thức ký hợp đồng là 25 người vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu tuyển dụng của Công ty, thấp hơn 10 người so với nhu cầu là 35 người, tương ứng với mức độ đáp ứng nhu cầu

Trường Đại học Kinh tế Huế

tuyển dụng là 71,4%. Qua năm 2018, tổng số nhân viên ký hợp đồng chính thức là 40 người, vẫn thấp hơn 10 người so với nhu cầu tuyển dụng của Công ty, lúc này mức độ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng là 80 %. Đến năm 2019 thì tổng số nhân viên ký hợp đồng chính thức là 60 người, năm nay đã đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của Công ty và mức độ đáp ứng là 100%.

Công ty đã đảm bảo được nhu cầu tuyển dụng qua các năm, một phần là do Công ty đang trên đà phát triển quy mô kinh doanh cần lực lượng lao động tốt và đủ lao động để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty, tránh tình trạng thiếu hụt nhân lực.

Đối với Công ty thì nhân viên chính thức ký hợp đồng là nhân viên mới vào biên chế của Công ty sau quá trình thử việc, sẽ được hưởng lương cơ bản và các quyền lợi như nhân viên cũ tại Công ty. Công ty luôn sát cánh cùng nhân viên, nắm bắt nhu cầu tâm lý của nhân viên, tôn trọng mọi quyết định của nhân viên mình.

Trong 3 năm vừa qua Công ty tuyển dụng đa số để bù đắp lượng nhân viên nghỉ việc và lao động được chủ yếu là lao động trẻ, có tính năng động phù hợp với yêu cầu công việc của Công ty.

Tỷ lệ nghỉ việc trong ứng viên mới tuyển

Bảng 2. 16. Bảng thể hiện tỷ lệ nghỉ việc trong ứng viên mới Năm Tổng số nhân viên mới

tuyển nghỉ việc (người)

Tổng số nhân viên mới tuyển (người)

Tỷ lệ nghỉ việc trong nhân viên mới tuyển

(%)

2017 5 30 16,7

2018 5 45 11,1

2019 8 68 11,8

(Nguồn: Phòng Nhân sự của Công ty) Từ bảng 2.16 ta thấy tỷ lệ nghĩ việc của những ứng viên tuyển tương đối thấp.

Nghỉ việc do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Một số nhân viên là do không đạt yêu cầu trong quá trình thử việc và bị yêu cầu nghĩ việc hoặc là do trong quá trình thử việc họ cảm thấy công việc có nhiều áp lực và cảm thấy không phù hợp với bản thân nên đã bỏ việc và đi tìm công việc khác thích hợp hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Năm 2017 số ứng viên mới tuyển nghỉ việc là 5 người, chiếm tỷ lệ 16,7% trong tổng số nhân viên mới tuyển. Qua năm 2018, số ứng viên mới tuyển nghỉ việc cũng là 5 người, chiếm 11,1% trong tổng số nhân viên mới tuyển. Đến năm 2019, số ứng viên mới tuyển nghỉ việc là 8 người tăng 3 người so với hai năm trước, chiếm 11,8% trong tổng số nhân viên mới tuyển.

Đánh giá chung: Dựa trên các chỉ tiêu KPI ta rút ra được kết luận là:

- Hiệu quả tuyển dụng của Công ty đã đạt được kết quả tốt lên qua các năm, số lượng hồ sơ nhận được luôn tăng lên. Tổng số hồ sơ nhận được luôn cao hơn tổng số ứng viên đạt yêu cầu, thể hiện rằng công tác truyền thông của Công ty đang thực hiện có hiệu quả nhưng chưa thực sự ở mức tốt mà chỉ ở mức vừa phải, truyền tải vừa đủ đến cho mọi người biết rằng Công ty đang cần tuyển dụng, nhưng chưa làm cho mọi người hiểu rõ hết về công việc mà mình phải làm khi được tuyển. Điều này là một trở ngại cho cả nhà tuyển dụng lẫn ứng viên, vì ứng viên phải mất thời gian tìm hiểu công việc và nhà tuyển dụng sẽ mất thời gian để sàng lọc hồ sơ.

- Về mặt sử dụng chi phí thì các khoản chi phí dành cho tuyển dụng đã được Công ty sắp xếp và lên kế hoạch cụ thể, chính xác. Nhờ vậy mà chi phí sử dụng ra rất hiệu quả và bình quân chi phí sử dụng cho công tác tuyển dụng thì giảm dần qua các năm. Mặc dù chi phí tuyển dụng cũng được tăng lên qua các năm nhưng do kết quả thu được lại theo chiều hướng tốt. Nên có thể nói rằng chi phí của hoạt động tuyển dụng của Công ty đã được sử dụng 1 cách có hiệu quả và hợp lý.

- Về thời gian hoàn thành tuyển dụng, phòng Nhân sự và các bộ phận tuyển dụng đã cùng nhau nổ lực rất nhiều để đạt được kết quả tốt như những năm vừa qua. Thời gian trung bình để hoàn thành hoạt động tuyển dụng đạt ở mức mong muốn và thời gian hoàn thành tuyển dụng thì đã giảm dần, đáp ứng được yêu cầu của Công ty.

 Hiệu quả tuyển dụng tại Công ty TNHH thương mại tổng hợp Tuấn Việt- Chi nhánh Huế khi đánh giá qua chỉ số KPI tuyển dụng ở mức khá tốt và đang ngày càng được chú trọng, ngày càng tốt hơn. Việc quảng cáo, kiểm soát chi phí, thực hiện quy trình tuyển dụng, mức độ đáp ứng thời gian hoàn thành tuyển dụng… đều được thực hiện ở mức độ tốt. Mặt cần phải cải thiện và đáng quan tâm hiện nay của Công ty đó là marketing hơn nữa cho công tác tuyển dụng; sàng lọc hồ sơ một cách cẩn thận và

Trường Đại học Kinh tế Huế

tuyển chọn những những ứng viên đáp ứng tốt các yêu cầu của Công ty; cần có ràng buộc cụ thể đối với những nhân viên muốn nghỉ việc; cần điều chỉnh lại một số nội quy tránh trường hợp rập khuôn theo quy mẫu… khiến nhân viên hạn chế trong cách sáng tạo, nêu ra những ý kiến của bản thân.