• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017-2019

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH thương mại tổng hợp Tuấn Việt- Chi nhánh Huế

2.1.6. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017-2019

2.1.6. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017-2019

Chi phí khác (đào tạo nhân viên, hỗ trợ nhân viên đi công tác,...)

5 7 12 2 40 5 71,4

Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế 6.975 5.890 5.438 -1.085 -15,55 -452 -7,68 Thuế thu nhập doanh

nghiệp 1.254 954 842 -300 -23,92 -112 -11,74

Lợi nhuận sau thuế 5.721 4.936 4.596 -785 -13,72 -340 -6,9 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty) Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong ba năm 2017-2019, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đã có những biến động. Cụ thể là:

Về doanh thu:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2017 doanh thu là 159.324 triệu đồng. Qua năm 2018 là 168.236 triệu đồng tăng 8.912 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng tăng 5,59 %. Đến năm 2019 là 172.022 triệu đồng tăng 3.786 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng mức tăng là 2,25%. Tốc độ trung bình là tăng 8% ở giai đoạn này. Việc doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cho thấy rằng sản phẩm của Công ty đang ngày một phát triển và hiệu quả bán hàng đang thu được kết quả tốt.

Doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2017 là 37 triệu đồng. Qua năm 2018 là 38 triệu đồng tăng 1 triệu đồng với mức tăng là 2,7% so với năm 2017. Đến năm 2019 là 39 triệu đồng tăng 1 triệu đồng so với năm 2018 tương ứng mức tăng 2,6%.

Từ kết quả trên ta thấy được doanh thu sản phẩm Công ty tăng nhanh và liên tục qua các năm. Mặc dù trong giai đoạn này nền kinh tế gặp nhiều khó khăn với sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng nhưng Tuấn Việt luôn nổ

Trường Đại học Kinh tế Huế

lực kinh doanh để đạt kết quả cao nhất cũng như thấy được sự ủng hộ, tin tưởng từ phía khách hàng khi sử dụng các sản phẩm của Công ty.

Về chi phí:

Giá vốn hàng bán đều tăng qua các năm. Năm 2017 giá vốn hàng bán của Công ty là 140.024 triệu đồng. Qua năm 2018 là 142.389 triệu đồng tăng 2.365 triệu đồng, tương ứng tăng 1,69% so với năm 2017. Đến năm 2019 là 145.621 triệu đồng tăng 3.232 triệu đồng tương ứng tăng 2,27% so với năm 2018. Tốc độ tăng trung bình của giá vốn hàng bán giai đoạn 2017-2019 là 4% trong khi đó tốc độ tăng trung bình của doanh thu là 8%. Như vậy, ta thấy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán vẫn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu. Đây cũng là một trong những nhân tố giúp cho Công ty có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành.

Chi phí quản lí doanh nghiệp lại tăng qua các năm, nguyên nhân là Công ty tuyển thêm nhiều nhân viên song việc tổ chức quản lí của doanh nghiệp vả cơ cấu lại bộ máy quản lí còn chưa tốt, điều này dẫn đến chi phí tăng lên như vậy. Công ty cần chú trọng hơn về công tác quản lí cũng như củng cố lại bộ máy quản trị để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Những chi phí khác của Công ty đều tăng dần qua các năm. Cụ thể là năm 2017 là 5 triệu đồng. Qua năm 2018 các chi phí năm tăng lên 7 triệu đồng, tăng 2 triệu so với năm 2017 với mức tăng là 40%. Đến năm 2019 là 12 triệu đồng, tăng 5 triệu so với năm 2018, với mức tăng là 74,4%. Các chi phí qua các năm đều tăng lên một cách đáng kể, điều này cho thấy các dấu hiệu của việc tổ chức bộ máy lỏng lẻo dẫn đến việc đẩy các chi phí tăng lên.

Về lợi nhuận:

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng. Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2017-2019 là 38,3%.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm trong các năm vừa qua. Cụ thể năm 2017 là 6.543 triệu đồng. Qua năm 2018 là 5.428 triệu đồng giảm 1.115 triệu đồng với mức giảm tương ứng là 17,04% so với năm 2017. Đến năm 2019 là 4.821 triệu đồng giảm 607 triệu so với năm 2018 với mức giảm là 11,19%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Lợi nhuận sau thuế giảm dần qua các năm. Năm 2017 là 5.721 triệu đồng. Qua năm 2018 là 4.936 triệu đồng, giảm 785 triệu đồng so với năm 2017 với mức giảm là 13,72%. Đến năm 2019 là 4.596 triệu đồng, giảm 340 triệu đồng so với 2018 với mức giảm là 6,9%.

Lợi nhuận của Công ty trong 3 năm vừa qua ngày một giảm nhưng không giảm mạnh, và tốc độ giảm không đáng kể. Tuy nhiên qua điều này cho thấy Tuấn Việt đang thực hiện kinh doanh chưa hiệu quả lắm trên thị trường Huế, vì vậy Tuấn Việt cần phải có những chính sách bán hàng chiến lược kinh doanh đúng đắn để đấy mạnh hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh doanh và vị thế trên thương trường.

 Qua những số liệu đã phân tích ở trên và dựa vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2017-2019 của Công ty TNHH thương mại Tuấn Việt- Chi nhánh Huế ta có thể nhận thấy được rằng kết quả kinh doanh trong ba năm vừa qua chưa được tốt, nhưng hoạt đông kinh doanh của Công ty vẫn tương đối ổn định mặc dù đôi lúc Công ty còn gặp nhiều bất cập do đội ngũ nhân viên làm việc chưa hiệu quả và tình hình biến động của kinh tế thị trường. Công ty cần có sự nổ lực hơn nữa và thay đổi chiến lược kinh doanh để phát triển ngày một hiệu quả, toàn diện hơn.

2.1.6.2. Tình hình nguồn tài chính của Công ty

Bảng 2. 3. Tình hình tài chính của Công ty giai đoạn 2017-2019

(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tiền mặt 656 706 864

Tiền gửi ngân hàng 6 7 6

Phải thu khách hàng 767 844 971

Phải thu khác 117 18 8

Tạm ứng 68 151 80

Công cụ, dụng cụ 322 354 370

Hàng hóa 2.244 2.246 2.555

Tài sản ngắn hạn 4.181 4.326 4.854

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tài sản cố định hữu hình 146 158 160

Hao mòn tài sản cố định (82) (85) (90)

Chi phí trả trước dài hạn 110 108 104

Tài sản dài hạn 174 182 175

TỔNG TÀI SẢN 4.355 4.508 5.029

Phải trả cho người bán (2,9) (2,8) (2,7)

Thuế và các khoản nộp khác 65 68 70

Phải trả người lao động 998 1.012 1.112

Phải trả nội bộ 1.646 1.892 2.013

Phải trả, phải nộp khác 654 784 854

Nợ phải trả 3.360 3.754 4.047

Lợi nhuận chưa phân phối 995 754 978

Nguồn vốn chủ sở hữu 2.124 4.508 5.025

NGUỒN VỐN 4.355 4.508 5.029

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán của Công ty)

* Về tài sản:

Từ năm 2017- 2019 tổng tài sản của Công ty Tuấn Việt đều tăng qua mỗi năm.

Tài sản ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trên 90% gấp 10-20 lần tài sản dài hạn.

Tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua các năm, trong khi tài sản dài hạn lại giảm.

Bởi vì Công ty thuộc lĩnh vực phân phối, chuyển giao hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay khách hàng nên không cần nhiều tài sản cố định (các tài sản cố định chỉ là kho bãi, xe tải và được khấu hao theo từng năm). Và Công ty cần có tài sản ngắn hạn lớn, trong đó giá vốn hàng bán (hàng hóa) chiếm hơn một nữa tổng tài sản.

Nhân viên giao hàng xong sẽ nhận ngay tiền mặt, bởi Công ty chỉ cho phép khách hàng trả trong vòng 24h (trừ một số khách hàng lớn và các trường hợp đặc biệt khác). Lượng tiền mặt hàng ngày luôn chiếm tỷ trọng lớn, số tiền này sẽ được dùng để mua các loại hàng hóa, trang bị công cụ, dụng cụ nên lượng tiền gửi ngân hàng sẽ có số lượng nhỏ. Tiền gửi ngân hàng dùng để chi trả lương cho công nhân hàng tháng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong quá trình bán hàng, không phải khách hàng nào cũng phải trả tiền ngay, nhất là những người mua với số lượng hàng hóa lớn, nên khoản “Phải thu khách hàng”

cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trên 10% qua các năm và tăng mạnh từ 767 triệu đồng (năm 2017) lên 971 triệu đồng (năm 2019) tăng 204 triệu đồng với mức độ tăng 26,6%. Khoản này tăng lên chủ yếu là do Công ty nới lỏng chính sách bán chịu cho khách hàng hoặc khi cần đạt được mục tiêu lượng bán ra.

* Về nguồn vốn

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn, “Nợ phải trả” luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, buộc Công ty phải lấy lợi nhuận chưa phân phối bù vào nợ phải trả. “Phải trả nội bộ” chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoản nợ phải trả, trung bình trên 60% tổng nguồn vốn của Công ty.